intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TÀI LIỆU TẬP HUẤN PHÂN TÍCH KINH TẾ TRANG TRẠI

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

220
lượt xem
63
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết thúc chủ đề này, các học viên có thể: - Hiểu và phân biệt được hộ, nông hộ và trang trại. - Hiểu và phân biệt được kinh tế hộ và kinh tế trang trại. Những điểm giống và khác nhau giữa kinh tế hộ và kinh tế trang trại. Phương pháp thực hiện: - Các khái niệm, giảng viên gợi ý, đặt câu hỏi để học viên trả lời, sau đó giảng viên kết luận. - Các nội dung khác được thực hiện bằng cách làm bài tập và thảo luận nhóm, sau đó đại diện nhóm báo cáo kết quả và lớp thảo luận, giảng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TÀI LIỆU TẬP HUẤN PHÂN TÍCH KINH TẾ TRANG TRẠI

  1. DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP CHƯƠNG TRÌNH CARD TRƯỜNG ĐH KINH TẾ HUẾ TÀI LIỆU TẬP HUẤN PHÂN TÍCH KINH TẾ TRANG TRẠI 1
  2. DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP PHÂN TÍCH SẢN XUẤT KINH DOANH NÔNG HỘ VÀ TRANG TRẠI NỘI DUNG CHỦ ĐỀ NỘI DUNG CHỦ ĐỀ 1.1 Hộ và kinh tế hộ Chủ đề 1. Hộ/trang trại 1.2 Trang trại và kinh tế trang trại và mục tiêu của hộ/trang 1.3 Phân biệt kinh tế hộ và kinh tế trang trại trại trong sản xuất kinh 1.4 Mục tiêu của hộ/trang trại trong sản xuất kinh doanh doanh 2.1 Nguồn lực của hộ/trang trại là gì? Chủ đề 2. Nguồn lực của 2.2 Các loại nguồn lực của hộ/trang trại? hộ/trang trại 2.3 Tại sao phải phân tích nguồn lực của hộ/trang trại? 2.4 Nội dung phân tích nguồn lực 2.4.1 Phân tích nguồn lao động 2.4.2 Phân tích nguồn đất đai 2.4.3 Phân tích nguồn vốn và tư liệu sản xuất 3.1 Phân tích sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại là gì? Chủ đề 3. Phân tích sản 3.2 Tại sao phải phân tích sản xuất kinh doanh của hộ/trang xuất kinh doanh của trại? trang trại 3.3 Nội dung phân tích: 3.3.1 Phân tích chi phí 3.3.2 Phân tích kết quả 3.3.3 Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại 4.1. Phân tích rủi ro Chủ đề 4. Phân tích rủi 4.1.1 Rủi ro trong sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại là ro và cách thức cải thiện thu nhập và hiệu quả gì? 4.1.2 Tại sao phải phân tích rủi ro? của trang trại 4.1.3 Các loại rủi ro thường gặp 4.1.4 Biện pháp phòng tránh và khắc phục rủi ro 4.2. Biện pháp nâng cao thu nhập và hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại 2
  3. DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP MỤC LỤC CHỦ ĐỀ 1: HỘ, TRANG TRẠI VÀ MỤC TIÊU CỦA HỘ, TRANG TRẠI ........ 4 CHỦ ĐỀ 2: NGUỒN LỰC CỦA HỘ/TRANG TRẠI .............................................. 6 CHỦ ĐỀ 3: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA HỘ/TRANG TRẠI .................................................................................................... 17 CHỦ ĐỀ 4: PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CẢI THIỆN THU NHẬP, NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA HỘ/TRANG TRẠI ........................................................................................................................... 26 3
  4. DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP CHỦ ĐỀ 1: HỘ, TRANG TRẠI VÀ MỤC TIÊU CỦA HỘ, TRANG TRẠI Mục tiêu của chủ đề: Kết thúc chủ đề này, các học viên có thể: Hiểu và phân biệt được hộ, nông hộ và trang trại. Hiểu và phân biệt được kinh tế hộ và kinh tế trang trại. Những điểm giống và khác nhau giữa kinh tế hộ và kinh tế trang trại. Phương pháp thực hiện: Các khái niệm, giảng viên gợi ý, đặt câu hỏi để học viên trả lời, sau đó giảng viên kết luận. Các nội dung khác được thực hiện bằng cách làm bài tập và thảo luận nhóm, sau đó đại diện nhóm báo cáo kết quả và lớp thảo luận, giảng viên kết luận. Nội dung kiến thức thực hiện: 1.1 Hộ và kinh tế hộ Giảng viên giới thiệu và đặt câu hỏi để học viên trả lời: Thế nào là hộ (hay hộ gia đình)? Thế nào là nông hộ (hay hộ nông dân)? Thế nào là kinh tế hộ? Giảng viên tổng hợp ý kiến trả lời, giải thích để đi đến kết luận: Hộ (hay hộ gia đình) là đơn vị tập hợp những người: có quan hệ vợ chồng hay họ hàng huyết thống, cùng chung nơi ở và sinh hoạt chung, cùng làm việc và cùng chung lợi ích. Trong thực tế có một số trường hợp ở một số hộ gia đình, một số thành viên của hộ không có quan hệ vợ chồng hay họ hàng huyết thống, nhưng những đặc trưng khác như cùng chung nơi ở, cùng làm việc, sinh hoạt chung và cùng chung lợi ích. Hộ nông dân (hay nông hộ) là hộ gia đình nhưng hoạt động sản xuất chủ yếu của hộ là nông nghiệp. Trong thực tế, các hộ sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp đều được xem là hộ nông dân. Ngoài các hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp, nông hộ còn có thể tiến hành thêm các hoạt động khác như tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, tuy nhiên đó chỉ là các hoạt động phụ, thu nhập từ các hoạt động khác này chiếm tỷ lệ thấp trong tổng thu nhập của hộ. Kinh tế hộ là loại hình kinh tế mà các hoạt động sản xuất chủ yếu dựa vào: lao động gia đình là chính và mục đích sản xuất trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu của gia đình. Trong thực tế, hộ gia đình cũng có thể sản xuất để trao đổi, bán ra thị trường nhưng ở mức độ hạn chế, không đáng kể. Sản xuất của hộ không vì thị trường. 1.2. Trang trại và kinh tế trang trại Giảng viên giới thiệu và đặt câu hỏi để học viên trả lời: Thế nào là trang trại? Thế nào là kinh tế trang trại? Giảng viên giải thích để đi đến kết luận: Trang trại là thuật ngữ chỉ nông hộ làm kinh tế. Kinh tế trang trại là hình thức mà nông hộ: tăng đầu tư, thuê mướn đất đại, lao động và tiền vốn để mở rộng quy mô sản xuất, mục đích sản xuất hàng hoá, dịch vụ cung cấp ra thị trường để kiếm lợi nhuận. 1.3. Phân biệt kinh tế hộ và kinh tế trang trại 4
  5. DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Giảng viên đặt câu hỏi để học viên trả lời. Trọng tâm cần nêu bật các đặc trưng của kinh tế hộ và kinh tế trang trại: Quy mô đầu tư sản xuất của kinh tế hộ nhỏ hơn nhiều so kinh tế trang trại. Kinh tế hộ sử dụng đất đai, lao động, vốn và tư liệu sản xuất chủ yếu của gia đình, thuê mướn ít. Trong khi đó kinh tế trang trại thuê mướn đất đai, thuê mướn lao động và vay vốn từ bên ngoài. Tính chất sản xuất của kinh tế hộ chủ yếu phục vụ gia đình. Trong khi đó tính chất sản xuất của kinh tế trang trại phục vụ thị trường là chính. 1.4. Mục tiêu của hộ/trang trại Giảng viên gợi ý và đặt câu hỏi để học viên trả lời: Mục tiêu là gì? Giảng viên tổng hợp các ý trả lời của học viên và đi đến kết luận mục tiêu: Mục tiêu là cái đích mà hộ/trang trại phải đạt được sau một thời gian hoạt động. Phân biệt mục tiêu của hộ và mục tiêu của trang trại. Bài tập 2. Yêu cầu các nhóm sắp xếp mục tiêu của hộ và mục tiêu của trang trại. a. Sản xuất nhằm phục vụ đời sống của gia đình (ở, ăn, mặc, sinh hoạt, học hành,...). b. Sản xuất hàng hoá, dịch vụ bán ra thị trường nhằm thu lợi nhuận. c. Sản xuất là để sử dụng hết các yếu tố nguồn lực, cung cấp một phần hàng hoá, dịch vụ cho cộng đồng địa phương. d. Sản xuất nhằm tăng thu nhập để cải thiện đời sống của hộ. e. Mở rộng quy mô sản xuất ngày càng lớn nhằm chiếm lĩnh thị trường f. Sản xuất để trở thành nhà thương gia có vị thế trong xã hội. g. Sản xuất để con em trong gia đình có được điều kiện học tập tốt hơn h. Sản xuất nhằm giữ nét truyền thống, văn hoá của gia đình, dòng tộc... i. Sản xuất nhằm đủ thu nhập để chăm sóc gia đình Mục tiêu của hộ Mục tiêu của trang trại - - - - - - - - - - - - Kết thúc bài tập, để nhóm báo cáo và thảo luận. Giảng viên cần chú ý: do hộ, vừa là đơn vị sản xuất nhưng cũng vừa là đơn vị tiêu dùng, vì vậy hộ hoạt động nhằm vào nhiều mục tiêu khác nhau, nên sản xuất của họ không hoàn toàn vì mục tiêu lợi nhuận. Mà thay vào đó, hộ thường xác định cho mình mục tiêu nhu cầu gia đình của hộ hơn là mục tiêu lợi nhuận. Có 2 loại mục tiêu: • Mục tiêu gia đình: là mục tiêu mà hoạt động của hộ nhằm thoả mãn nhu cầu của chính bản thân gia đình hộ như hộ ngày càng tăng giá trị về bảo đảm an ninh, giáo dục, sức khoẻ, nhà ở… • Mục tiêu tài chính: là mục tiêu mà hoạt động của hộ/trang trại nhằm đạt được những kết quả cao về tài chính, mà đặc trưng là lợi nhuận và sự gia tăng về toàn bộ giá trị của hộ/trang trại Đối với hộ, thông thường sản xuất để đáp ứng mục tiêu gia đình là chủ yếu, mục tiêu tài chính là thứ yếu. Tuy nhiên, đối với trang trại thì ngược lại, mục tiêu tài chính là chính. Trong nhiều trường hợp, nhiều trang trại không có mục tiêu gia đình mà chỉ có mục tiêu tài chính là sản xuất nhằm thu lợi nhuận. Trên cơ sở lợi nhuận đạt được, họ chăm sóc để đạt 5
  6. DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP được mục tiêu gia đình. Như vậy, đạt được mục tiêu về tài chính là rất quan trọng, vì đạt được mục tiêu này giúp hộ đạt được mục tiêu gia đình. Đáp án bài tập 2: Mục tiêu của hộ: a, c, d, g. Mục tiêu của trang trại: b, e, f. Một vấn đề quyết định đến mức độ đạt các mục tiêu đề ra của hộ/trang trại là nguồn lực của hộ/trang trại. Tuỳ thuộc vào khối lượng nguồn lực của các hộ/trang trại nhiều hoặc ít mà hộ/trang trại đặt ra các mục tiêu khác nhau. Vì vậy, để đạt được các mục tiêu đặt ra, hộ/trang trại cần phải phân tích, đánh giá và sử dụng tốt các yếu tố nguồn lực của hộ/trang trại. CHỦ ĐỀ 2: NGUỒN LỰC CỦA HỘ/TRANG TRẠI Mục tiêu của chủ đề: Kết thúc chủ đề này, các học viên có thể hiểu: Nguồn lực của hộ/trang trại là gì? Hộ/trang trại có những loại nguồn lực gì? Tại sao phải phân tích nguồn lực của hộ/trang trại? Phân tích nguồn lực của hộ/trang trại là phân tích những nội dung gì? Phương pháp thực hiện: Khái niệm nguồn lực, giảng viên gợi ý, đặt câu hỏi để học viên trả lời, sau đó giảng viên kết luận. Các nội dung khác được thực hiện bằng cách làm bài tập và thảo luận nhóm, sau đó đại diện nhóm báo cáo kết quả và lớp thảo luận, giảng viên kết luận. Nội dung kiến thức thực hiện: 2.1 Nguồn lực của hộ/trang trại là gì? Giảng viên gợi ý và đặt câu hỏi để học viên trả lời: Thế nào là nguồn lực của hộ/trang trại? Giảng viên tổng hợp ý kiến trả lời, giải thích để đi đến kết luận: Nguồn lực của hộ/trang trại là những yếu tố sản xuất mà hộ/trang trại có và đang sử dụng làm đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại, bào gồm: Đất đai, toàn bộ diện tích đất mà hộ đang sử dụng để sản xuất kinh doanh. Lao động, toàn bộ lao động đang làm việc cho hộ/trang trại, kể cả lao động gia đình và lao động thuê. Vốn và tư liệu sản xuất, toàn bộ tiền vốn và tư liệu sản xuất mà hộ đang sử dụng để phục vụ sản xuất kinh doanh của hộ. 2.2 Các loại nguồn lực của hộ/trang trại? Dựa vào khái niệm nguồn lực của hộ/trang trại, giảng viên cần đặt câu hỏi: Nguồn lực của hộ/trang trại gồm những loại gì? Đất đai nào là nguồn lực của hộ/trang trại? đất đai nào không phải nguồn lực của hộ/trang trại? Lao động nào là nguồn lực của hộ/trang trại? lao động nào không phải nguồn lực của hộ/trang trại? Vốn, tư liệu sản xuất nào là nguồn lực của hộ/trang trại? vốn, tư liệu sản xuất nào không phải nguồn lực của hộ/trang trại? Một vài học viên trả lời, giảng viên kết luận và giải thích thêm: Nguồn lực của hộ/trang trại bao gồm nguồn đất đai, nguồn lao động và nguồn vốn, tư liệu sản xuất. Cụ thể: 6
  7. DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Đất đai của hộ/trang trại: là toàn bộ diện tích đất mà hộ/trang trại đang sở hữu hoặc đang sử dụng để sản xuất kinh doanh. Đất đai của hộ/trang trại có thể được hình thành từ đất do thừa kế, đất do nhà nước giao cấp, đất do mua sắm, đất đang thuê mướn, đất được chuyển nhượng hay đất khai hoang, phục hoá... Lao động của hộ/trang trại: là tất cả những người trong gia đình của hộ/trang trại có khả năng và sẵn sàng lao động và những người hộ/trang trại thuê làm việc cho hộ/trang trại, kể cả lao động thuê thời vụ và lao động thuê thường xuyên. Vốn sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại: là toàn bộ lượng tiền vốn mà hộ/trang trại bỏ vào sản xuất kinh doanh, bao gồm vốn tự có của nông hộ/trang trại và vốn vay mượn từ bên ngoài. Vốn tự có của hộ/trang trại có thể là vốn do hộ/trang trại tích luỹ. Vốn vay mượn của hộ/trang trại có thể là vốn vay từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng hoặc vốn vay mượn người ngoài, bà con họ hàng... Vốn sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại có thể nằm dưới dạng tiền mặt, tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị hoặc dụng cụ, phương tiện sản xuất...) hay nguyên nhiên vật liệu... Bài tập 3. Yêu cầu các nhóm xác định các yếu tố sau, yếu tố nào là yếu tố nguồn lực của hộ/trang trại, yếu tố nào không phải là yếu tố nguồn lực của hộ/trang trại? 1. Đất đấu thầu nhưng hết hạn sử dụng 2. Đất thuê mướn nhưng còn thời hạn sử dụng 1 năm. 3. Đất thuê mướn nhưng không được đào ao thả cá. 4. Con trai lớn học đại học năm 4 Trường Đại học Kinh tế Huế 5. Học bỗng của con trai lớn 2 triệu 6. Bà con nhờ giữ giúp 50 triệu và có thể lấy bất kỳ lúc nào 7. Chồng làm Chủ tịch UBND xã 8. Thôn có 50 thanh niên đang thất nghiệp Nguồn lực của hộ/trang trại Không phải nguồn lực của hộ/trang trại - - - - - - - - Kết thúc bài tập 3. Một nhóm đại diện báo cáo, các nhóm khác thảo luận. Đáp án bài tập 3: Các yếu tố nguồn lực của hộ/trang trại: 2, 3, 5, 7. Các yếu tố không phải hoặc chưa phải là nguồn lực của hộ/trang trại: 1, 4, 6, 8. 2.3. Tại sao phải phân tích nguồn lực của hộ/trang trại? Giảng viên đặt câu hỏi: Tại sao phải phân tích nguồn lực của hộ/trang trại? Phân tích nguồn lực của hộ/trang trại giúp gì cho hộ/trang trại? Giảng viên tổng hợp ý kiến trả lời và kết luận về tầm quan trọng của việc phân tích nguồn lực hộ/trang trại. Phân tích nguồn lực hộ/trang trại giúp hộ/trang trại: biết hộ có bao nhiêu nguồn lực đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất. Những nguồn lực đó sản xuất kinh doanh sản phẩm gì là phù hợp nhất và làm giàu từ những nguồn lực của họ. biết nguồn lực nào thiếu, nguồn lực nào dư thừa, tình trạng từng yếu tố nguồn lực, từ đó hộ/trang trại chủ động điều phối nguồn lực. biết quý trọng nguồn lực, tránh sử dụng lãng phí nguồn lực. tìm hiểu đưa ra nhiều ý tưởng sản xuất kinh doanh mới, phù hợp. 7
  8. DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP 2.4. Nội dung phân tích nguồn lực của hộ/trang trại Giảng viên cần đặt câu hỏi và gợi ý để học viên trả lời: Phân tích nguồn lực của hộ/trang trại là phân tích yếu tố gì? Trong từng yếu tố đó, phân tích những nội dung gì? Giảng viên tổng hợp ý kiến và kết luận. Thực chất phân tích nguồn lực của hộ/trang trại là việc chúng ta cần phân tích: Từng yếu tố nguồn lực của hộ/trang trại, đó là: Phân tích nguồn đất đai(thời tiết khí hậu sẽ được xem xét kết hợp với đất đai, đặc biệt là mưa lũ, rất quan trọng) Phân tích nguồn lao động. Phân tích nguồn vốn và tư liệu sản xuất. Trong từng yếu tố nguồn lực đó, chúng ta cần phân tích các nội dung sau: Phân tích hiện trạng của yếu tố nguồn lực. Phân tích tình hình sử dụng yếu tố nguồn lực hiện tại. Phân tích khả năng thay đổi để sử dụng hợp lý nhất yếu tố nguồn lực. 2.4.1. Phân tích nguồn lao động của hộ/trang trại Bài tập nhóm số 4: Yêu cầu các nhóm sắp xếp, liên kết các dữ kiện sau với nội dung phân tích nguồn lực. Ví dụ: Yếu tố nguồn lực Nội dung phân tích a) Số lao động thuê thời vụ 1) Tình hình sử dụng nguồn lao động b) Hiện đang trồng ngô 2) Hiện trạng nguồn lao động Trả lời: a) kết hợp với 2); b) kết hợp với 1). Bài tập: Yếu tố nguồn lực Nội dung phân tích a) Lao động thuê mướn nhưng không 1) Tình hình sử dụng nguồn lao động thường xuyên b) Lao động thuê đang chăm sóc cam 2) Hiện trạng nguồn lao động nhưng hiệu quả thấp 3) Khả năng thay đổi sử dụng lao động c) Nếu chăm sóc cà phê hiệu quả cao hơn hợp lý d) Nếu thuê thường xuyên chăm sóc tiêu - xuất khẩu hiệu quả cao e) Lao động thuê ở gần nhà, thuận lợi - f) Lao động gia đình hiện chỉ sử dụng một - nửa thời gian Đáp án bài tập 4: a và e kết hợp với 2 b và f kết hợp với 1 c và d kết hợp với 3 Nội dung phân tích nguồn lao động của hộ/trang trại: Phân tích thực trạng nguồn lao động của hộ/trang trại, tức là việc hộ/trang trại phải phân tích nguồn cung lao động (cả lao động gia đình và lao động thuê ngoài). Hộ/trang trại cần xác định và trả lời các câu hỏi: Hộ/trang trại có bao nhiêu lao động? bao nhiêu lao động có thể trực tiếp tham gia lao động? bao nhiêu lao động có thể huy động được khi cần thiết? số lao động trong độ tuổi là bao nhiêu? bao nhiêu lao động ngoài độ tuổi có thể tham gia lao động? Hộ/trang trại có thể thuê thêm bao nhiêu lao động bên ngoài thường xuyên hay thời vụ để phục vụ sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại khi cần thiết... 8
  9. DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Trình độ lao động hay tay nghề của từng lao động trong các lĩnh vực cụ thể như thế nào? cần phân tích thêm trong từng lao động: kiến thức được đào tạo, thời gian được đào tạo, lĩnh vực được đào tạo? năng lực lao động, lĩnh vực sở thích hoặc có khả năng? Kinh nghiệm lao động trong các lĩnh vực cụ thể của từng lao động? Sức khoẻ, thời gian và khả năng tham gia của từng lao động?... Phân tích tình hình sử dụng nguồn lao động của hộ/trang trại, tức là việc hộ/trang trại phải phân tích nhu cầu về lao động. Nhu cầu về lao động phải xuất phát từ nhu cầu cần lao động của gia đình và các hoạt động mang tính thời vụ. Vì vậy, hộ/trang trại cần trả lời các câu hỏi: Hiện tại có bao nhiêu người trong gia đình hộ/trang trại đang trực tiếp tham gia làm việc? bao nhiêu người không tham gia làm việc? Đối với người đang lao động: số giờ làm việc trong ngày, số ngày làm việc trong tháng? thời gian nhàn rỗi trong ngày hay trong tháng là bao nhiêu?... Đối với người không tham gia lao động (thất nghiệp): lý do tại sao không có việc làm hoặc không làm việc? lý do nào có thể khắc phục được, lý do nào không? cần bổ sung những điều kiện nào để có thể đưa lao động này vào làm việc? cần xem xét lại khả năng/ năng lực, kiến thức, kinh nghiệm, sở thích... của lao động này để bố trí vào các công đoạn hoặc công việc hợp lý. Tình trạng lao động của từng lao động: lao động có đúng chuyên môn, chuyên ngành được đào tạo không? lao động có phát huy hết năng lực và kinh nghiệm hay chưa?... Các khả năng, phương án thay đổi sử dụng hợp lý nguồn lao động, tức hộ/trang trại phải xác định phối hợp cả cung và cầu về lao động. Hộ/trang trại cần trả lời các câu hỏi: Trên cơ sở từng lao động của gia đình đang tham gia làm việc, cần xem xét lao động đó được sử dụng hợp lý chưa? lao động nào chưa hợp lý? nếu bố trí lại lao động thì lao động đó có thể làm được những công việc nào? công việc nào là công việc phù hợp nhất của lao động đó mà gia đình hoặc xã hội đang có nhu cầu? Cần xem xét xem kỹ năng, sở trường của từng lao động trong gia đình, hay loại hình ngành nghề dịch vụ mà từng lao động đã làm hoặc đã có kinh nghiệm... Kỹ năng lao động là rất quan trọng, đặc biệt là kỹ năng quản lý, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh nông nghiệp… Cần xem xét những ngành nghề dịch vụ nào mà xã hội đang cần hay đang hoạt động có hiệu quả mà lao động gia đình có thể tham gia được... Cần xem xét đến lao động thuê. Việc thuê lao động trước hết phải xuất phá từ nhu cầu lao động của gia đình. Trong nông nghiệp, nhu cầu lao động thuê phụ thuộc rất lớn vào mùa vụ. Với những công việc nhất định, hộ/trang trại cần thuê những lao động cụ thể để làm công việc đó. Không nên xuất phát từ lao động thuê mà bố trí công việc. Các bước xác định khă năng thay đổi sử dụng nguồn lao động hợp lý: Liệt kê tất cả các ngành nghề, dịch vụ mà lao động có thể tham gia được. Mục đích là để tìm ra tất cả các phương án để bố trí lao động đó. Sử dụng phương pháp loại trừ, loại trừ những công việc, ngành nghề không khả thi hoặc không có hiệu quả hoặc nếu làm sẽ không được tốt hoặc không phù hợp. 9
  10. DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Trên cơ sở những hoạt động mà lao động làm tốt và phù hợp còn lại, chọn ra một hoặc hai hoạt động mà lao động này có thể làm tốt nhất. Đó chính là hoạt động hợp lý nhất mà lao động cần làm. Tương tự lựa chọn hoạt động cho tất cả các lao động khác của gia đình, trên cơ sở đó xem xét nên thay đổi cho từng lao động với ngành nghề dịch vụ nào là hợp lý, là tốt nhất. 2.4.2. Phân tích nguồn đất đai của hộ/trang trại Giảng viên đặt câu hỏi, gợi ý học viên trả lời: Phân tích nguồn đất đai là hộ/trang trại phải phân tích những nội dung gì? Trong từng nội dung phân tích, hộ/trang trại phải trả lời các câu hỏi gì? Giảng viên tóm tắt các trả lời của học viên, cần làm rõ các nội dung phân tích nguồn đất đai của hộ/trang trại gồm: Phân tích hiện trạng nguồn đất đai của hộ/trang trại Phân tích tình hình sử dụng nguồn đất đai hiện tại của hộ/trang trại Phân tích các khă năng thay đổi nhằm sử dụng hợp lý đất đai Cụ thể từng nội dung: Phân tích hiện trạng nguồn đất đai của hộ/trang trại, tức là việc hộ/trang trại cần xác định và trả lời các câu hỏi: Trước hết là vấn đề sở hữu đất đai: hộ/trang trại cần xác định xem đất đai của hộ thuộc loại hình sở hữu nào? Đất do hộ sở hữu lâu dài (có sổ đỏ)? đất do nhà nước giao cấp có thời hạn? đất thuê mướn có thời hạn? đất mượn, đất khai hoang, phục hoá?... Sau đó cần xem xét cụ thể những vấn đề sau: Tổng diện tích đất đai của hộ/trang trại đang sở hữu là bao nhiêu và đang sử dụng là bao nhiêu? Tổng số thửa ruộng hoặc mảnh đất của hộ/trang trại? Điều kiện đất đai (thổ nhưỡng) như thế nào? tốt hay xấu? hạng mấy? điều này rất quan trọng, cần phải biết khả năng sản xuất của từng loại đất đai như độ màu mỡ, tươi xốp… Vị trí địa lý của từng mảnh đất: có gần nhà hay xa nhà? điều kiện tự nhiên thời tiết khí hậu hay môi trường sinh thái, môi trường xung quanh của vùng hoặc của thửa đất như thế nào? gò đồi, đồng bằng hay vùng trũng? Các điều kiện sử dụng từng thửa ruộng hoặc từng mảnh đất như thuỷ lợi (có chủ động tưới tiêu hoặc không? mức độ chủ động tưới, tiêu nước như thế nào?), giao thông hoặc hạ tầng cơ sở (có gần đường giao thông hay không? đi lại có thuận tiện không?) ... Phân tích tình hình sử dụng nguồn đất đai hiện tại của hộ/trang trại, tức là việc hộ/trang trại phải xác định và trả lời các câu hỏi: Diện tích đất đai của hộ/trang trại đang sử dụng là bao nhiêu? diện tích chưa đưa vào sử dụng là bao nhiêu? Đối với đất chưa đưa vào sử dụng: lý do tại sao chưa đưa vào sử dụng: do vị trí địa lý? do thổ nhưỡng đất quá xấu? do điều kiện giao thông, thuỷ lợi? do hộ/trang trại thiếu lao động, thiếu tiền vốn hay thiếu các nguồn lực khác?... Đối với đất đang sử dụng: tình trạng sử dụng của từng thửa như thế nào? hiện tại đang trồng gì? làm gì? mấy vụ? kết quả tốt hay xấu? các điều kiện sử dụng như giao thông thuỷ lợi như thế nào? có những thuận lợi, khó khăn gì trong việc sử dụng thửa ruộng hay mảnh đất đó? 10
  11. DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Các khă năng hay phương án thay đổi nhằm sử dụng hợp lý đất đai, tức là hộ/trang trại phải trả lời các câu hỏi sau: Căn cứ vào loại cây trồng hiện tại, hộ/trang trại xem xét mảnh đất/thửa ruộng hiện tại đã được sử dụng hợp lý chưa? Diện tích nào được sử dụng hợp lý, diện tích nào chưa được sử dụng hợp lý? Nếu chuyển sang trồng loại cây khác, nuôi con vật nuôi khác hoặc làm ngành nghề dịch vụ khác thì loại hình nào là loại hình hợp lý nhất, có lợi nhất? Nếu chuyển sang trồng, nuôi hoặc sản xuất kinh doanh sản phẩm khác thì điều kiện cần thiết phải đầu tư, bổ sung những gì? điều kiện nào có thể làm được, điều kiện nào không? Tất cả các phương án đặt ra ở trên, hộ/trang trại luôn luôn gắn sản phẩm đó với thị trường hoặc xuất phát từ nhu cầu của thị trường suy nghĩ xem sản phẩm đó có phù hợp với mảnh đất/ thửa ruộng của mình không? Các bước xác định khả năng. phương án sử dụng nguồn đất đai hợp lý: i. Liệt kê tất cả các công thức luân canh, con vật nuôi hay loại hình sản xuất mà thửa ruộng hoặc mảnh đất đó có thể bố trí được. Mục đích là để tìm ra tất cả các khả năng, phương án sản xuất được bố trí trên mảnh đất đó. ii. Sử dụng phương pháp loại trừ, loại trừ những công thức luân canh hoặc con vật nuôi không khả thi, không đáp ứng nhu cầu của thị trường hoặc không có hiệu quả kinh tế. iii. Trên cơ sở những công thức luân canh, con vật nuôi còn lại, chọn ra một hoặc hai hoạt động mà mảnh đất này có thể làm để cho kết quả và hiệu quả tốt nhất. Đó chính là hoạt động hợp lý mà mảnh đất đó cần được bố trí. Tương tự lựa chọn loại cây trồng, con vật nuôi hay ngành nghề sản xuất kinh doanh cho tất cả các mảnh đất khác của hộ/trang trại, trên cơ sở đó xem xét nên thay đổi hoặc lập kế hoạch sản xuất cây trồng cho từng mảnh đất cụ thể sao cho phù hợp và đạt kết quả cao. Bài tập nhóm số 5 phân tích nguồn đất đai. Yêu cầu mỗi nhóm chọn 1 thành viên trong nhóm sao cho gia đình thành viên này đang sử dụng diện tích đất đai lớn, tiêu biểu trong nhóm, nhiều hình thức đất đai, đa dạng cây trồng... để phân tích nguồn đất đai của hộ thành viên này. Thời gian làm bài 45 phút. Giảng viên có thể lựa chọn một nghiên cứu trường hợp (case study) để cho các nhóm phân tích nguồn đất đai. 2.4.3. Phân tích nguồn vốn và tư liệu sản xuất của hộ/trang trại Bài tập nhóm số 6. Yêu cầu nhóm thảo luận nội dung và các câu hỏi phân tích nguồn vốn và tư liệu sản xuất của hộ/trang trại. Giảng viên cần gợi ý thêm để các nhóm thảo luận, nên phân tích rõ về vốn cố định và vốn lưu động: - Phân tích vốn cố định như vốn đầu tư vào đất đai (nếu hộ/trang trại mua đất), vốn đầu tư vào tài sản cố định như nhà cửa, máy móc thiết bị, các công trình xây dựng, công trình thuỷ lợi, chuồng trại chăn nuôi… Cần phân tích nguồn hình thành vốn cố định (của chủ sở hữu, vay mượn…) - Phân tích vốn lưu động như vốn đầu tư giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vốn đầu tư thức ăn trong chăn nuôi… Cần phân tích nguồn hình thành vốn cố định (của chủ sở hữu, vay mượn…) Kết thúc bài tập nhóm số 6. Lớp thảo luận và giảng viên kết luận. Kết luận của giảng viên cần nêu rõ: 11
  12. DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Các nội dung phân tích nguồn vốn của hộ/trang trại gồm: Phân tích thực trạng nguồn vốn và tư liệu sản xuất của hộ/trang trại Phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn và tư liệu sản xuất Phân tích các khă năng thay đổi để sử dụng nguồn vốn và tư liệu sản xuất tốt hơn Các câu hỏi cụ thể cần trả lời trong từng nội dung: Phân tích thực trạng nguồn vốn và tư liệu sản xuất của hộ/trang trại: Hộ/trang trại có bao nhiêu tiền vốn? bao nhiêu tiền có thể đưa vào sản xuất kinh doanh? có thể huy động thêm bên ngoài tối đa là bao nhiêu? Vốn tiền mặt là bao nhiêu? vốn tiền gửi (đang gửi ngân hàng, các tổ chức tín dụng, nợ phải thu người khác hoặc khách hàng...) là bao nhiêu? Vốn dưới dạng tài sản hiện vật (giá trị đất đai, nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị, phương tiện, công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất...) là bao nhiêu? Vốn hiện đang bỏ vào sản xuất kinh doanh là bao nhiêu? Phân tích thực trạng nguồn vốn và tư liệu sản xuất của hộ/trang trại là rất quan trọng. Giảng viên cần nhấn mạnh nguồn vốn nào của hộ/trang trại là quan trọng và cần thiết, hạn chế của nó là gì? từ đó xác định xem hộ/trang trại có cần phải tăng thêm nguồn vốn để đầu tư? Phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn và tư liệu sản xuất Tổng lượng tiền vốn hiện có của hộ/trang trại là bao nhiêu? lượng tiền vốn đã bỏ vào sản xuất kinh doanh là bao nhiêu? lượng tiền vốn còn được cất giữ hay gửi ngân hàng, tổ chức tín dụng... chưa đưa vào sản xuất kinh doanh là bao nhiêu? Tình trạng vốn đang nằm dưới những hình thức nào là kém hiệu quả: tiền mặt, tiền gửi, máy móc thiết bị không sử dụng, hay phần vốn khách hàng, người khác đang chiếm dụng?... Tình trạng máy móc thiết bị hiện tại như thế nào? còn sử dụng tốt hay hư hỏng không sử dụng được? nếu hư hỏng, sửa chữa hết bao nhiêu? cần đầu tư thêm những gì? bao nhiêu? nếu đang còn sử dụng thì dự kiến sử dụng đến thời gian nào? để nâng cao kết quả và hiệu quả máy móc thiết bị hiện tại cần đầu tư cải tạo gì? hoặc thêm, bớt thiết bị nào? bao nhiêu tiền?... Máy móc thiết bị được sử dụng vào việc gì? hợp lý hay không? máy móc có được khấu hao hay không?... Phân tích các khă năng thay đổi để sử dụng nguồn vốn và tư liệu sản xuất tốt hơn Số vốn sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại hiện nay là bao nhiêu và đang ở chỗ nào, lĩnh vực nào là nhiều nhất? với số vốn đó nên sản xuất vào ngành nghề dịch vụ nào là có lãi nhất? Số vốn nằm dưới dạng máy móc, trang thiết bị là bao nhiêu? nhiều hay ít? tình hình hoạt động, sử dụng các máy móc, trang thiết bị đó như thế nào? liệt kê tất cả các hoạt động có thể có của từng máy móc, trang thiết bị... Thời gian sử dụng của máy móc, trang thiết bị: số giờ hoạt động/ngày, số ngày hoạt động/tháng, số giờ nghỉ/ngày, số ngày nghỉ/tháng?.. Các bước xác định khả năng, phương án sử dụng nguồn vốn và trang thiết bị hợp lý: Liệt kê tất cả các hoạt động mà từng máy móc, trang thiết bị có thể tham gia thực hiện, thời gian sử dụng và thời gian không sử dụng... Mục đích là để tìm ra tất cả các hoạt động mà máy móc, trang thiết bị đó có thể thực hiện được. Dùng phương pháp loại trừ, loại trừ những hoạt động mà máy móc, trang thiết bị đó thực hiện không khả thi, không có hiệu quả do không đúng kỹ thuật, không đúng chức năng hoặc không đủ điều kiện. 12
  13. DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Trên cơ sở những hoạt động còn lại mà máy móc, trang thiết bị thực hiện có hiệu quả, đúng chức năng, chọn ra một hoặc hai hoạt động mà móc máy, trang thiết bị thực hiện sẽ cho kết quả và hiệu quả nhất. Đó chính là hoạt động hợp lý mà máy móc trang thiết bị đó cần được bố trí. Tương tự lựa chọn hoạt động hợp lý cho tất cả các máy móc, trang thiết bị khác, trên cơ sở đó xem xét nên thay đổi như thế nào với ngành nghề dịch vụ gì, thời gian hoạt động ra sao, cần đầu tư thêm những gì là tốt nhất. Kết hợp phân tích tất cả các nguồn lực của hộ/trang trại: đất đai, lao động, vốn và tư liệu sản xuất sẽ giúp hộ/trang trại tìm ra các khả năng, phương án tốt nhất và hợp lý nhất sử dụng nguồn lực của hộ/trang trại. Khả năng hay phương án hợp lý nhất là khả năng hay phương án sử dụng tốt nhất đất đai, lao động và tiền vốn. Nếu một phương án sử dụng đất đai tốt nhất nhưng lao động và tiền vốn không đáp ứng được và không có biện pháp khắc phục thì đó chưa phải là phương án tốt. Tuy nhiên, việc lựa chọn khả năng, phương án tốt nhất của hộ/trang trại cần chú ý đến mức độ đáp ứng mục tiêu của hộ/trang trại và nhu cầu của thị trường. Vì vậy, một khả năng hay phương án tốt nhất là khả năng hay phương án đáp ứng được mục tiêu đề ra, sử dụng hợp lý và triệt để các yếu tố nguồn lực và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Báo cáo nghiên cứu trường hợp phân tích nguồn lực đất đai và lao động của hộ/trang trại. Trường hợp nghiên cứu là ông Đặng Thanh Thuỷ, thôn Tân Thịnh, xã Nghĩa Hiếu, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Mục tiêu của nông hộ: - Nâng cao thu nhập và làm giàu, trở thành một hộ khá giả trong xã. - Tạo điều kiện tốt để cho con ăn học đầy đủ, có thể theo học các trường chuyên nghiệp (đại học, cao đẳng), có nghề nghiệp ổn định sau này. Phân tích nguồn lực đất đai Đất đai của hộ anh Thuỷ được phản ánh ở bảng 1. Như vậy hộ anh Thuỷ có 70 sào1 đất nông nghiệp được sử dụng chủ yếu cho trồng cam, ngô. Toàn bộ diện tích này đều do công ty Cao su Cà phê Nghệ An (CTCSCPNA) quản lý và giao khoán cho hộ gia đình anh với thời hạn 50 năm, trong đó có 20 sào được mua lại quyền nhận khoán từ hộ nông dân khác, việc mua bán này không có trong quy định của công ty và được thực hiện một cách không chính thức. Bảng 1. Tình hình sử dụng đất của nông hộ Diện tích Tỷ lệ Chỉ tiêu Nguồn gốc đất và tình trạng quản lý (Sào) (%) Tổng diện tích 70,6 100 1. Diện tích vườn & nhà ở 0,6 0,8 Đã có sổ đỏ (đất mua lại từ hộ khác) 2. Diện tích trồng cây hàng năm 20,0 28,3 Đất công ty giao 50 năm (từ năm 1993) (ngô) 3. Đất trồng cây lâu năm (cam) 40,0 56,7 - Cam kinh doanh năm thứ 8 (12 năm 20,0 28,3 Đất công ty giao 50 năm từ năm 1993 tuổi) Mua lại từ hộ nông dân khác (thời gian - Cam kiến thiết cơ bản năm thứ 4 20,0 28,3 sử dụng 50 năm tính từ năm 1992) 4. Diện tích đất trống (chưa trồng Đất nông trường giao 50 năm (từ năm 10,0 14,2 trọt) 1993) 1 1 sào = 500m2. 13
  14. DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Nguồn: Số liệu điều tra năm 2006. Phân tích hiện trạng nguồn đất đai: Diện tích đất đai sản xuất của hộ anh Thuỷ là 70 sào gồm 4 thửa. Các thửa ruộng này được phân bố ở 2 địa điểm cách nhau chỉ 500m, đây là một sự thuận lợi cho việc quản lý chăm sóc. Hiện trạng đất đai của 2 thửa trồng cam (40 sào) là loại đất thịt gò đồi khá phù hợp với cây cam. Đối với thửa trồng ngô (20 sào) và thửa chưa sử dụng (10 sào) là loại đất thịt đồng bằng khá phù hợp với cây trồng hàng năm. Tuy nhiên, điều kiện thuỷ lợi 2 thửa này khá khó khăn, ít chủ động. Thửa trồng ngô, thuỷ lợi chỉ giải quyết được trong vòng 1-2 tháng. Thửa chưa sử dụng hoàn toàn không chủ động thuỷ lợi. Phân tích tình hình sử dụng nguồn đất đai: Hiện tại, 40 sào trồng cam, trong đó có 20 sào cho kết quả khá tốt, 20 sào đang còn trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. Kết quả trồng cam được thể hiện bảng sau: 14
  15. DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Bảng 2. Kết quả kinh doanh cam thời kỳ 1998 – 2005 theo phương pháp tính khấu hao vườn cây Chỉ tiêu ĐVT 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng I. Tổng chi phí 1000đ 11.269 11.669 12.045 13.505 14.745 14.195 15.015 16.165 108.609 1. Chi phí trực 1000đ 7.100 7.500 7.600 9.060 10.300 9.750 10.570 10.620 72.500 tiếp 2. Chi phí tài 1000đ 0 0 0 0 0 0 0 1.100 1.100 chính 3. Thuế và phí2 1000đ 700 700 976 976 976 976 976 976 7.256 4. Chi phí khấu 1000đ 3.469 3.469 3.469 3.469 3.469 3.469 3.469 3.469 27.753 hao II. Sản lượng tấn 6 10 15 18 18 21 24 10 122 III. Giá bán/tấn 1000đ 2.000 2.200 2.800 3.100 3.600 4.200 1.600 2.800 22.300 IV. Giá trị sản 1000đ 12.000 22.000 42.000 55.800 64.800 88.200 38.400 28.000 351.200 lượng V. Thu nhập 1000đ 4.200 13.800 33.424 45.764 53.524 77.474 26.854 15.304 270.344 hỗn hợp (GM) VI. Lợi nhuận 1000đ 731 10.331 29.955 42.295 50.055 74.005 23.385 11.835 242.591 VII. Lợi nhuận 1000đ 37 517 1.498 2.115 2.503 3.700 1.169 592 12.130 tính cho 1 sào Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra năm 2006. Đối với 20 sào đất trồng ngô. Do điều kiện thuỷ lợi không chủ động nên anh trồng ngô. Tuy nhiên, trồng ngô là giải pháp tình thế. Hiện tại trồng ngô lỗ.. Đối với 10 sào đất chưa sử dụng, do điều kiện không chủ động thuỷ lợi nên diện tích này chưa sử dụng. Bảng 3. Tổng hợp kết quả và hiệu quả sử dụng đất đai của hộ năm 2005 ĐVT: 1.000đ Diện tích Tổng thu Tổng chi phí Lợi nhuận Lợi nhuận/chi TT Ngành sản xuất (sào) (1.000đ) (1.000đ) (1.000đ) phí (đồng) 1 Cam kinh doanh 20 28.000 16.165 11.835 0,73 2 Ngô 20 3.150 3.500 -350 -0,10 3 Cam KTCB 20 0 11.310 -11.310 -1 4 Đất chưa sử dụng 10 0 0 0 0 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra năm 2006. Khả năng thay đổi của 20 sào đất hiện đang trồng ngô và 10 sào đất chưa sử dụng là trồng mía sẽ cho kết quả và hiệu quả cao vì hiện nay nguyên liệu mía cung cấp cho nhà máy đường NAT&L (nhà máy mía Nghệ An) đang thiếu. Tuy nhiên, cần giải quyết chủ động thuỷ lợi. Phân tích nguồn lực lao động Phân tích thực trạng nguồn lao động Số lượng lao động Lao động thường xuyên trong gia đình: 2 người (Anh và Chị, con anh đang trong độ tuổi đi học nên không tham gia lao động) Lao động thuê thời vụ chăm sóc và thu hái cam: tuỳ vào công việc cụ thể, khi thuê ít nhất là 2 người như bơm thuốc BVTV, khi thuê nhiều nhất là 25 người cho việc thu hoạch cam (chỉ 1-2 ngày) những công việc khác thông thường thuê 5 người. Chất lượng lao động - Trong gia đình có 2 lao động đều có trình độ văn hoá 12/12, có kiến thức kỹ thuật tốt, có kế hoạch làm việc khoa học, cẩn thận và cần cù chăm chỉ. - Cả 2 lao động đều có kinh nghiệm trồng cam và được tập huấn nhiều lần về kỹ thuật trồng cam, phòng trừ sâu bệnh, có kiến thức thị trường. 2 Bao gồm các khoản phải nộp cho công ty CSCPNA. 15
  16. DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Phân tích tình hình sử dụng lao động Tình hình sử dụng 2 lao động chính trong gia đình:- Trồng trọt: cam, ngô (cả 2 lao động chính của gia đình đều tham gia hoạt động này) - Buôn bán: bán thuốc bảo vệ thực vật trong vùng (chủ yếu là Chị) và buôn cam từ Nghĩa Đàn đi Nam Định (hoạt động này do Anh Thuỷ phụ trách) Tình hình sử dụng lao động thuê không thường xuyên: - Thuê bơm thuốc bảo vệ thực vật : 2 người - Thuê thu hái cam 25 người. Như vậy, lao động chính thứ nhất: Anh Thuỷ là cán bộ địa phương, tham gia nhiều lần tập huấn trồng cam và rất có kinh nghiệm trong việc trồng cam, thị trường cam nên anh là lao động chính chăm sóc, quản lý vườn cam và buôn cam đi Nam Định là rất phù hợp với kỹ năng, sở trường và kinh nghiệm của anh, nên hoạt động trồng cam, buôn cam của anh đạt kết quả khá cao. Đối với lao động chính thứ 2: Chị Huyền cũng là cán bộ địa phương, cùng với chồng, chị cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng cam. Bên cạnh đó, chị còn là người hiểu biết về thị trường thuốc bảo vệ thực vật nên có nhiều kinh nghiệm trong việc buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong vùng. Đối với các lao động thuê chăm sóc và thu hoạch cam chủ yếu là người dân địa phương, được anh chị thuê nhiều năm nên có nhiều kinh nghiệm trong các hoạt động này. Hạn chế và những thay đổi trong sử dụng lao động Hạn chế trong việc sử dụng lao động chính của gia đình (anh Thuỷ và chị Huyền): do anh Thuỷ là Bí thư chi bộ, vừa trồng và chăm sóc vườn cam, trồng ngô và buôn cam, chị Huyền là chủ tịch Hội nông dân xã, vừa trồng cam, ngô và bán thuốc bảo vệ thực vật, nội trợ và chăm sóc gia đình nên kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực kinh doanh của vợ chồng anh chị là không có. Cụ thể, trong việc làm đại lý buôn cam Nghĩa Đàn đi Nam Định, anh Thuỷ bức xúc nói: "Quả là kỳ quặc trong buôn bán vào thời buổi hiện nay, tôi mang cam tới cho họ, họ dùng cam của tôi để bán, khi nào bán hết thì mới trả tiền cho tôi, họ bán bao nhiêu tôi không được biết và họ trả cho tôi bao nhiêu tuỳ họ. Khi tôi đã đưa cam tới đó mặc dù không có những thoả thuận nào về giá cả từ trước như tôi không còn cách lựa chọn nào khác. Tôi không thể mang cam trở về. Họ đi buôn không bao giờ lỗ, đối với họ miễn sao là bán hết số hàng mà người buôn như chúng tôi mang tới. Rẻ hay đắt thì họ đều tự trích phần lãi cho mình". Điều đó cho thấy, do không chuyên sâu trong dây chuyền phân phối cam, hạn chế trong khâu thông tin thị trường và đặc tính của sản phẩm, nên anh Thuỷ hoàn toàn bị động trong buôn cam. Như vậy một vấn đề quan trọng đặt ra ở đây là cần cải thiện thông tin thị trường từ đại lý ở chợ đầu mối Nam Định tới anh Thuỷ buôn cam ở Nghĩa Đàn. Hạn chế trong việc sử dụng các lao động thuê không thường xuyên là tính ổn định của lao động thuê thấp, do thời gian thuê không dài (1-2 ngày) nên nhiều lao động không gắn bó với vườn cam của gia đình anh chị. Vì vậy, thay đổi lao động thuê của gia đình anh chị thường xuyên xảy ra, nên nhiều lao động thuê không đảm trách tốt công việc. Nếu anh thay đổi thuê 2 lao động thời vụ bơm thuốc bảo vệ thực vật bằng 1-2 lao động thường xuyên để chăm sóc vườn cam như cuốc cỏ thay cho sử dụng thuốc diệt cỏ, đồng thời tiến hành trồng các loại cây ngắn ngày hoặc kết hợp chăn nuôi bò theo hình thức bán chăn thả (vườn cam của anh chị sát với khu đồi) thì kết quả cao hơn. Như vậy, kế hoạch trồng cam kinh doanh, buôn cam và bán thuốc bảo vệ thực vật đã giúp vợ chồng anh Thuỷ bước đầu đạt được mục tiêu đề ra là nâng cao thu nhập và làm giàu, trở thành một hộ khá giả trong xã. Qua phân tích cũng cho thấy, cam là cây trồng phù hợp ở đất này, với diện tích ổn định 40 ha là hợp lý, nằm trong khả năng quản lý của anh. Nếu anh mua thêm hoặc thuê thêm đất để trồng cam có thể dẫn đến kém hiệu quả bỡi những lý do sau: 16
  17. DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP - Mua hoặc thuê thêm đất để trồng cam yêu cầu vị trí đất đó phải gần vườn cam của gia đình để dễ quản lý và chăm sóc. Điều đó thường rất khó do đất sản xuất của các hộ khác đã ổn định. - Phải bỏ ra lượng tiền ban đầu lớn để mua đất hoặc thuê đất - Vượt quá khả năng quản lý của anh và gia đình - Chi phí đầu tư thêm trong thời kỳ kiến thiết cơ bản tương đối dài, nếu không có phương án tốt về vốn có thể dẫn đến khó khăn về vốn. CHỦ ĐỀ 3: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA HỘ/TRANG TRẠI Mục tiêu của chủ đề: Kết thúc chủ đề này, các học viên có thể hiểu: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại là gì? Nội dung phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh? Cách xác định lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại (How to calculate the profitability of the farm enterprises?) Thế nào là chi phí, thế nào là kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại? Tính toán được chi phí và kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phân tích lợi nhuận, kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại, trên cơ sở đó, so sánh, lựa chọn hoạt động có kết quả và hiệu quả cao nhất. Phương pháp thực hiện: Phần lớn các nội dung được thực hiện bằng cách làm bài tập và thảo luận nhóm, sau đó đại diện nhóm báo cáo kết quả và lớp thảo luận, giảng viên kết luận. Một ít nội dung mang tính lý thuyết, giảng viên gợi ý, đặt câu hỏi để học viên trả lời, lớp thảo luận và giảng viên kết luận. Nội dung kiến thức thực hiện: 3.1 Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại là gì? Giảng viên gợi ý và đặt câu hỏi để học viên trả lời: Thế nào là phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại? Giảng viên tổng hợp ý kiến trả lời, giải thích để đi đến kết luận: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại là việc hộ/trang trại phải xác định, tính toán, phân tích và so sánh tất cả các khoản lợi nhuận, chi phí bỏ ra với kết quả thu được, trên cơ sở đó đánh giá, so sánh hiệu quả kinh tế giữa các hoạt động nhằm lựa chọn hoạt động có hiệu quả kinh tế cao nhất. 3.2. Tại sao phải phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại? Giảng viên gợi ý và đặt câu hỏi để học viên trả lời: Tại sao phải phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại? hay nói khác phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại có tầm quan trọng như thế nào trong sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại? Giảng viên tổng hợp ý kiến trả lời, giải thích để đi đến kết luận: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh giúp hộ/trang trại: Xác định và tính toán lợi nhuận thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó giúp hộ/trang trại lựa chọn hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh tốt hơn Xác định và tính toán các khoản chi phí phải bỏ ra. Từ đó cân đối và chủ động nguồn lực và như vậy hoạt động của hộ/trang trại hợp lý hơn. 17
  18. DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Xác định và tính toán kết quả thu được. Nhờ đó hộ/trang trại có thể biết mức độ đáp ứng được mục tiêu và nhu cầu của thị trường. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh giữa các hoạt động của hộ/trang trại. Từ đó giúp hộ/trang trại ra các quyết định chuẩn xác hơn trong các hoạt động của mình. Cụ thể hộ/trang trại có thể biết hoạt động nào là hoạt động đem lại hiệu quả cao nhất, đầu tư cho yếu tố nào sẽ cho kết quả cao nhất... Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại giúp hộ/trang trại xây dựng tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại. 3.3. Nội dung phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại Giảng viên gợi ý và đặt câu hỏi để học viên trả lời: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại là phân tích những nội dung nào? Giảng viên tổng hợp và đi đến kết luận: phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại được thực hiện qua 4 nội dung chính: Phân tích lợi nhuận, Phân tích chi phí sản xuất, Phân tích kết quả sản xuất, Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại. 3.3.1. Lợi nhuận Chênh lệch giữa kết quả tính bằng giá trị và chi phí sản xuất chính là lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại. Công thức tính lợi nhuận: Lợi nhuận (đồng) = Giá trị sản xuất (đồng) - Chi phí sản xuất (đồng) 3.3.2. Phân tích chi phí sản xuất Giảng viên gợi ý và đặt câu hỏi để học viên trả lời: Thế nào là chi phí? Giảng viên tổng hợp và đi đến kết luận: Chi phí là toàn bộ hao phí mà hộ/trang trại phải bỏ ra để sản xuất kinh doanh một sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nhất định nào đó. Có 2 loại chi phí là chi phí biến đổi và chi phí cố định. Chi phí biến đổi là những hao phí biến đổi theo quy mô sản xuất được sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất sản phẩm. Hay nói khác, chi phí biến đổi là những chi phí thay đổi khi khối lượng sản phẩm sản xuất ra thay đổi. Chi phí cố định là những chi phí cố định (không thay đổi) khi khối lượng sản phẩm sản xuất ra thay đổi. Ngoài chi phí sản xuất, việc tiêu thụ sản phẩm của hộ/trang trại cũng tiêu tốn các chi phí và những khoản chi phí này được gọi là chi phí tiêu thụ sản phẩm. Chi phí tiêu thụ sản phẩm là những khoản chi gắn liền với việc bán sản phẩm. Trong sản xuất kinh doanh, chi phí biến đổi được chia ra làm 2 loại: Chi phí biến đổi là lao động và 18
  19. DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Chí phí biến đổi không phải là lao động. Chi phí biến đổi không phải là lao động bao gồm chi phí vật chất và chi phí dịch vụ. Như vậy có thể hiểu chi phí sản xuất bao gồm các loại sau: Chi phí biến đổi không phải là lao động, gồm chi phí vật chất và dịch vụ; Chi phí biến đổi là lao động; Chi phí cố định. 19
  20. DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Bài tập nhóm số 7: Các nhóm sắp xếp các loại chi phí và hoàn thành sơ đồ chi phí: Ví dụ: Chi phí biến đổi Tổng chi phí Chi phí cố định 1. Tổng chi phí 2. Chi phí biến đổi 4. Chi phí cố định chi trả trực tiếp bằng 3. Chi phí cố định tiền 5. Chi phí biến đổi không phải là lao 6. Chi phí cố định không phải chi trả trực động chi trả trực tiếp bằng tiền tiếp bằng tiền 7. Chi phí lao động thuê ngoài chi trả 8. Chi phí biến đổi vật chất của gia đình bằng tiền 10. Chi phí biến đổi không phải là lao 9. Chi phí lao động gia đình động 11. Chi phí biến đổi là lao động Đáp án bài 7: 1=2+3 2=10+11 3=4+6 10=5+8 11=7+9 Kết thúc bài tập, 1 nhóm đại diện báo cáo kết quả các nhóm khác thảo luận. Giảng viên kết luận. Kết luận của giảng viên phải nêu bật các loại và nội dung của các loại chi phí. Cụ thể: 3.3.2.1. Chi phí biến đổi không phải là lao động Chi phí biến đổi không phải là lao động là những chi phí biến đổi của các yếu tố đầu vào là vật chất và dịch vụ bên ngoài không phải là lao động, bao gồm chi phí vật tư (giống, phân bón, thức ăn gia súc,...) và chi thuê dịch vụ bên ngoài (thuê máy làm đất, thuê máy bơm nước...). Bao gồm 2 loại: (1) chi phí biến đổi không phải là lao động chi trả trực tiếp bằng tiền và (2) chi phí biến đổi vật chất của gia đình. Chi phí biến đổi không phải là lao động chi trả trực tiếp bằng tiền Chi phí biến đổi không phải là lao động chi trả trực tiếp bằng tiền là những khoản chi phí biến đổi thuê ngoài mà hộ/trang trại phải chi trả trực tiếp bằng tiền, bao gồm chi mua vật tư sản xuất như giống, phân bón, thuốc diệt cỏ, thuốc phòng trừ dịch bệnh, thức ăn cho gia súc,...và các khoản chi trả dịch vụ thuê ngoài như thuê làm đất bằng máy, thuê máy bơm nước, thuỷ lợi phí, thuê máy tuốt lúa, thuê vận chuyển... Chi phí biến đổi không phải là lao động chi trả trực tiếp bằng tiền được xác định chính là lượng tiền bỏ ra để chi mua các yếu tố vật chất và chi thuê các dịch vụ bên ngoài, nó chính bằng khối lượng của yếu tố vật chất và dịch vụ đó nhân với giá đơn vị của yếu tố vật chất và dịch vụ đó. Chi phí biến đổi vật chất của gia đình Chi phí biến đổi vật chất của gia đình là những khoản chi mà gia đình bỏ ra nhưng không trả trực tiếp bằng tiền mà bằng hiện vật của gia đình. Ví dụ giống lúa để lại từ vụ sản xuất trước của hộ/trang trại; giống lợn con do lợn nái của hộ/trang trại đẻ ra không bán mà để lại nuôi thịt; phân xanh hộ/trang trại tự làm; cám, khoai, sắn, rau trong vườn do hộ/trang trại tự sản xuất dùng làm thức ăn gia súc của hộ/trang trại... Chi phí biến đổi vật chất của gia đình được hạch toán theo giá mua bán hiện tại trên thị trường. Nó chính bằng khối lượng của sản phẩm bằng hiện vật nhân với giá thị trường của sản phẩm hiện vật đó. Trong thực tế, hộ/trang trại ít hạch toán chi phí này trong chi phí sản 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0