
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu đối mặt với suy giảm tài nguyên, ô nhiễm môi
trường và biến đổi khí hậu, mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) được xem là xu
hướng tất yếu để hướng tới phát triển bền vững. KTTH giúp giảm khai thác tài
nguyên, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Nhiều quốc gia như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Singapore đã đạt
được những kết quả tích cực thông qua các chiến lược KTTH và cam kết quốc tế.
Tại Việt Nam, mặc dù đã có cam kết mạnh mẽ như tham gia Thỏa
thuận Paris, đặt mục tiêu trung hòa carbon năm 2050 và ban hành Luật Bảo vệ
Môi trường 2020, nhưng việc triển khai KTTH còn gặp nhiều khó khăn do thiếu
hệ thống đánh giá, mô hình thực tiễn và các nghiên cứu toàn diện.
Do đó, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế là cần thiết để Việt Nam học
hỏi cách tiếp cận hệ thống, tránh lặp lại sai lầm và định hình chính sách phù hợp.
Từ đó, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài "Kinh tế tuần hoàn ở một số quốc gia và
hàm ý chính sách cho Việt Nam" nhằm rút ra các bài học thực tiễn, đóng góp vào
quá trình chuyển đổi xanh hiệu quả và phát triển bền vững tại Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là phân tích kinh nghiệm thực hiện KTTH tại một số
quốc gia tiêu biểu (Đức, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore) từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm và đề xuât một sô hàm ý chính sách phù hợp, hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi
sang mô hình KTTH, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án hệ thống hóa và làm sâu sắc thêm cơ sở lý luận toàn diện về
KTTH, bao gồm các khía cạnh cốt lõi như khái niệm, bản chất, nguyên tắc, đặc
điểm, nội hàm, vai trò, tiêu chí và chính sách, cùng các yếu tố tác động đến quá
trình thực hiện KTTH. Đồng thời, luận án phân tích kinh nghiệm triển khai
KTTH tại các quốc gia tiên phong như Đức, Trung Quốc, Nhật Bản và Singapore
để rút ra những bài học giá trị cho bối cảnh Việt Nam. Tiếp theo, luận án đánh giá
thực trạng KTTH ở Việt Nam, tập trung vào hệ thống chính sách, mức độ triển khai
trong các ngành trọng điểm và phân tích SWOT. Cuối cùng, dựa trên những phân
tích sâu sắc, luận án đề xuất các hàm ý chính sách mang tính chiến lược nhằm thúc
đẩy quá trình chuyển đổi sang mô hình KTTH ở Việt Nam, hướng đến mục tiêu
phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu các mô hình và chính sách kinh tế tuần
hoàn (KTTH) đang được triển khai tại một số quốc gia tiêu biểu như Đức,
Trung Quốc, Nhật Bản và Singapore, đồng thời phân tích bài học kinh nghiệm
và đề xuất hàm ý chính sách phù hợp với bối cảnh thực tiễn của Việt Nam. Về