intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu về Sỏi túi mật

Chia sẻ: Secrets_1 Secrets_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

94
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sỏi túi mật là những tinh thể rắn được tạo thành từ dịch mật bên trong túi mật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu về Sỏi túi mật

  1. Sỏi túi mật
  2. Sỏi túi mật là những tinh thể rắn được tạo thành từ dịch mật bên trong túi mật.  Túi mật là một cấu trúc dạng túi nhỏ nằm ở 1/4 trên bên phải của bụng. Túi mật nằm phía dưới gan, ngay phía dưới bờ sườn trước ở bên phải cơ thể.  Túi mật là một phần của hệ thống mật, trong đó bao gồm cả gan và tụy.  Hệ thống mật có nhiều chức năng khác nhau, trong đó có chức năng sản xuất ra mật và các enzyme tiêu hóa. Mật là dịch được gan sản xuất ra để giúp tiêu hóa các chất béo.  Nó có chứa một số chất khác nhau, trong đó bao gồm cholesterol và bilirubin, là một sản phẩm thải ra từ những tế bào máu bình thường bị phân hủy ở gan.  Mật được dự trữ bên trong túi mật để sử dụng khi cần thiết.  Khi chúng ta ăn những thức ăn có chất béo cao hoặc nồng độ cholesterol cao, túi mật sẽ co bóp và phóng thích mật vào trong ruột non qua một ống nhỏ được gọi là ống mật chủ. Sau đó, mật sẽ hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa thức ăn.  Có hai loại sỏi túi mật: 1) Sỏi cholesterol và 2) Sỏi sắc tố.  Trong hai loại thì sỏi cholesterol là loại sỏi được gặp nhiều hơn ở Hoa Kỳ, chiếm xấp xỉ 80% trong tất cả các loại sỏi mật. Chúng được tạo thành khi có quá nhiều cholesterol trong mật (Ngày nay, do mức sống tăng cao nên lượng chất béo được tiêu thụ trong mỗi bữa ăn của
  3. người dân cũng tăng nên sỏi cholesterol cũng chiếm tỷ lệ ngày càng nhiều hơn ở VN -Y học NET).  Sỏi sắc tố hình thành khi dư thừa lượng bilirubin trong dịch mật. Sỏi túi mật có thể có nhiều kích thước khác nhau, chúng có thể nhỏ như hạt cát cho đến lớn như một trái banh golf.  Mặc dù những trường hợp có nhiều sỏi nhỏ bên trong túi mật hay gặp hơn, nhưng các bác sĩ cũng có thể gặp những bệnh nhân chỉ có 1 viên sỏi lớn duy nhất bên trong túi mật hoặc có thể là nhiều viên sỏi có kích thước to nhỏ khác nhau.  Nếu sỏi rất nhỏ, chúng có thể tạo thành cặn lắng.  Mặc dù những triệu chứng của sỏi túi mật gây ra phụ thuộc một phần vào kích thước và số lượng của chúng nhưng số lượng và kích thước của sỏi không thể giúp tiên đoán được trước là có xảy ra triệu chứng hay không hoặc độ nặng của triệu chứng như thế nào. Sỏi túi mật nếu vẫn còn nằm bên trong túi mật thì thường không gây ra vấn đề gì. Nếu chúng có quá nhiều hoặc có kích thước lớn, chúng có thể gây đau khi túi mật co bóp để đáp ứng với một bữa ăn có nhiều chất béo. Chúng cũng có thể gây ra vấn đề khi di chuyển khỏi túi mật.  Nếu sự di chuyển của chúng làm tắc nghẽn một trong những ống nối túi mật, gan, hoặc tụy với ruột non thì sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng.  Sự tắc nghẽn của các ống này có thể làm cho dịch mật và các enzyme tiêu hóa bị giữ lại bên trong ống.
  4.  Điều này có thể gây viêm và cuối cùng gây đau nặng nề, nhiễm trùng và tổn thương cơ quan.  Nếu những tình trạng này vẫn không được điều trị, chúng thậm chí có thể gây ra tử vong. Trên 20% người trưởng thành ở Hoa Kỳ có thể có sỏi túi mật, tuy nhiên cho đến nay thì chỉ có 1 - 3% gây ra triệu chứng.  Sỏi túi mật thường gặp nhất ở những phụ nữ trung niên, thừa cân, nhưng những người lớn tuổi hơn và nam giới thì lại dễ gặp những biến chứng nặng nề của sỏi túi mật nhiều hơn.  Những phụ nữ đang mang thai dễ bị sỏi túi mật nhiều hơn. Những phụ nữ dùng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormon/estrogen cũng gặp tình trạng tương tự do nồng độ hormon trong cơ thể của họ cũng tương tự như ở những phụ nữ đang mang thai. NGUYÊN NHÂN Sỏi túi mật xuất hiện khi dịch mật hình thành những tinh thể rắn bên trong túi mật.  Sỏi hình thành khi lượng cholesterol hoặc bilirubin bên trong mật tăng cao.  Những chất khác bên trong mật cũng góp phần trong việc hình thành sỏi.  Sỏi sắc tố thường gặp nhất ở những người đang bị bệnh về gan hoặc bệnh về máu, là những người có nồng độ bilirubin cao.
  5.  Cơ quanh túi mật kém rắn chắc cũng làm cho túi mật không thể tống xuất hoàn toàn dịch mật ra ống mật chủ khi co bóp. Sự dư thừa của mật cũng có thể góp phần trong sự hình thành sỏi mật. Những yếu tố nguy cơ của sự hình thành sỏi cholesterol túi mật bao gồm:  Giới tính nữ  Thừa cân  Giảm cân quá nhanh do chế độ ăn kiêng quá nghiêm ngặt hoặc do nhịn đói, hoặc  Sử dụng một số loại thuốc chẳng hạn như thuốc tránh thai hoặc những loại thuốc làm giảm nồng độ cholesterol (một số loại thuốc như clofibrate có thể làm giảm nồng độ cholesterol trong máu nhưng ngược lại làm tăng cholesterol trong dịch mật - Y học NET). Sỏi túi mật là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra bệnh của túi mật.  Do sỏi túi mật nằm bên trong dịch mật nên nó có thể gây tắc nghẽn dòng chảy của dịch mật từ túi mật ra ngoài. Nó cũng có thể làm tắc nghẽn dòng chảy của các enzyme tiêu hóa được tiết ra từ tụy.  Nếu sự tắc nghẽn kéo dài, những cơ quan này sẽ trở nên viêm gây ra tình trạng viêm túi mật và viêm tụy.  Túi mật bị tắc nghẽn tiếp tục co bóp sẽ làm gia tăng áp lực bên trong lòng của nó, phù nề và cuối cùng là nhiễm trùng túi mật. Vai trò của chế độ ăn đối với sự hình thành sỏi túi mật hiện nay chưa được rõ ràng.
  6.  Chúng ta đã biết rằng bất kỳ những thứ gì làm tăng nồng độ cholesterol trong máu đều có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi túi mật cho bệnh nhân.  Do đó cũng là điều hợp lý nếu như quy kết rằng một bữa ăn có nồng độ cholesterol và những chất béo khác cao có thể làm gia tăng nguy cơ bị sỏi mật. Khi sỏi túi mật hoặc ống dẫn mật trở nên viêm hoặc nhiễm trùng do sỏi, thông thường thì tụy cũng sẽ trở nên viêm đồng thời.  Tình trạng viêm này có thể gây hủy hoại tụy và tạo ra những cơn đau bụng dữ dội.  Sỏi túi mật không được điều trị có thể gây đe dọa mạng sống, đặc biệt là khi túi mật bị nhiễm trùng hoặc tụy bị viêm nặng. TRIỆU CHỨNG Hầu hết bệnh nhân bị sỏi mật (60-80%) đều không có triệu chứng. Trong thực tế, họ thường không biết được là mình bị sỏi mật trừ phi có triệu chứng xảy ra. Những "sỏi mật im lặng" này thường không cần phải được điều trị. Những triệu chứng thường xảy ra khi có biến chứng. Triệu chứng thường gặp nhất là đau ở 1/4 trên bên phải của ổ bụng. Do cơn đau diễn ra theo từng giai đoạn nên chúng thường được gọi là những đợt cấp.  Một đợt đau như vậy có thể kéo dài vài ngày, vài tuần, hoặc vài tháng; chúng thậm chí có thể xảy ra cách nhau hằng năm trời.  Cơn đau thường bắt đầu trong vòng 30 phút sau một bữa ăn có nhiều chất béo.
  7.  Cơn đau thường nặng nề, âm ỉ, liên tục, và có thể kéo dài từ 1 cho đến 5 giờ.  Chúng có thể lan lên vai phải hoặc ra sau lưng.  Chúng thường xảy ra vào ban đêm và có thể đánh thức bệnh nhân dậy lúc nửa đêm. Một số triệu chứng khác của sỏi mật bao gồm:  Buồn nôn và nôn  Sốt  Ăn không tiêu, ợ, đầy bụng.  Không dung nạp với những thức ăn có chất béo, và  Vàng da, vàng mắt. Triệu chứng báo động bệnh nhân đang ở vào tình huống nghiêm trọng là sốt, vàng da và đau liên tục. KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM BỆNH Nếu bệnh nhân gặp một cơn đau bụng hoặc gặp nhiều cơn tái đi tái lại nhiều lần từ 30 phút đến 1 giờ sau bữa ăn, hãy đến phòng mạch bác sĩ để được khám bệnh. Đến phòng cấp cứu ở bệnh viên nếu bệnh nhân bị đau bụng kèm theo một trong những tình trạng sau:  Đau bụng không thể kiểm soát được với thuốc giảm đau thông thường;  Bệnh nhân bắt đầu nôn hoặc sốt, run rẩy, hoặc vã mồ hôi, hoặc
  8.  Bệnh nhân bị vàng da. KHÁM VÀ CÁC XÉT NGHIỆM Nhờ lắng nghe những triệu chứng của bệnh nhân, bác sĩ có thể sẽ nghi ngờ đến sỏi mật. Do những triệu chứng của bệnh túi mật có thể tương tự với những tình trạng nghiêm trọng khác, bác sĩ có thể hỏi bệnh nhân vài câu hỏi và khám để xác định chẩn đoán và loại trừ khả năng bị những bệnh khác. Không có một xét nghiệm nào có thể xác định được sỏi túi mật.  Bệnh nhân sẽ được lấy máu để xét nghiệm giúp xác định xem túi mật có bị tắc nghẽn hay không, xem gan hoặc tụy có bị viêm hoặc không hoạt động tốt hay không, hoặc bệnh nhân có đang bị nhiễm trùng hay không.  Nếu bệnh nhân là nữ, các bác sĩ cũng có thể lấy máu để kiểm tra xem có đang mang thai hay không.  Nước tiểu cũng được kiểm tra để loại trừ trường hợp nhiễm trùng thận. Nhiễm trùng thận có thể gây ra một cơn đau bụng tương tự cơn đau của sỏi mật. Siêu âm là phương tiện giúp chẩn đoán sỏi túi mật tốt nhất.  Siêu âm dùng sóng âm để tạo ra hình ảnh của các cơ quan bên trong cơ thể và không gây đau đớn.  Siêu âm rất tốt để tìm những bất thường bên trong hệ mật bao gồm sỏi, hoặc những dấu hiệu viêm hoặc nhiễm trùng.
  9.  Tìm ra sỏi bằng siêu âm không thể chẩn đoán được bệnh túi mật. Bác sĩ cần phải liên kết những dấu hiệu tìm thấy được trên siêu âm với những triệu chứng của bệnh nhân để đưa ra được chẩn đoán chính xác. Một phương tiện khảo sát khác thay thế cho siêu âm là chụp đường mật có thuốc cản quang đường uống (OCG - Oral Cholecystogram).  Bệnh nhân sẽ được chụp X quang túi mật sau khi uống thuốc có chứa chất cản quang.  Chất cản quang sẽ giúp cho hình ảnh của túi mật và sỏi mật hiện ra rõ ràng hơn trên phim X quang. Cả siêu âm lẫn chụp đường mật cản quang đều có thể phát hiện ra sỏi mật bên trong túi mật trong khoảng 95% trường hợp.  Siêu âm thường là lựa chọn đầu tiên vì nó hoàn toàn không xâm lấn và không tiếp xúc với phóng xạ.  Nếu một trong hai phương pháp không cho kết quả chắc chắn thì các bác sĩ thường sẽ sử dụng thêm phương pháp còn lại. Có những phương pháp khảo sát khác dùng để thay thế siêu âm và chụp đường mật cản quang. Chúng là lựa chọn tốt hơn nếu sỏi mật rời khỏi túi mật và đi vào các ống dẫn mật.  HIDA scan (Cholescintigraphy): các bác sĩ sẽ tiêm vào tĩnh mạch ở tay bệnh nhân một loại dung dịch. Nó sẽ được gan hấp thụ rồi di chuyển vào túi mật (tương tự như đường đi của mật). Dung dịch này có chứa chất đánh dấu phóng xạ không gây hại cho bệnh nhân, chất này có thể nhìn thấy được bởi một loại camera đặc biệt. Nếu túi mật bị
  10. viêm hoặc bị tắc nghẽn bởi túi mật, sẽ không nhìn thấy được chất đánh dấu nào bên trong lòng túi mật.  CT scan: tương tự như chụp X quang nhưng chi tiết hơn. Nó cho thấy hình ảnh của túi mật và hệ thống dẫn mật và có thể phát hiện ra sỏi mật, chỗ bít tắc và những biến chứng khác.  Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP): Một ống nội soi mỏng và dẻo được sử dụng để quan sát một phần hệ mật của bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ được cho dùng thuốc an thần, rồi sau đó ống nội soi sẽ được đưa xuyên qua miệng, vào dạ dày và đi vào ruột non. Sau đó thiết bị sẽ tiêm một loại thuốc cản quang tạm thời vào các ống mật. Thuốc cản quan sẽ giúp nhìn thấy sỏi bên trong ống mật dễ dàng hơn trên phim X quang. Đôi khi có thể lấy sỏi mật ra ngoài bằng thủ thuật này. Đôi khi có thể chụp X quang ngực để bảo đảm cơn đau bụng của bệnh nhân không có một nguyên nhân nào khác.  Đôi khi một bệnh ở ngực (chẳng hạn như viêm phổi) có thể gây ra đau ở phần bụng trên.  Đôi khi X quang ngực cũng có thể cho thấy sỏi ở bên trong túi mật. Do hầu hết sỏi túi mật không gây ra triệu chứng nên có nhiều trường hợp bệnh nhân được phát hiện ra bị sỏi túi mật khi đi kiểm tra vì một lý do khác. ĐIỀU TRỊ Có nhiều phương pháp có thể thực hiện loại bỏ viên sỏi hoặc làm giảm triệu chứng nhưng chúng chỉ là tạm thời. Nếu bệnh nhân bị sỏi túi mật có triệu chứng thì phẫu thuật để cắt bỏ túi mật là phương pháp điều trị tốt nhất. Sỏi
  11. túi mật không triệu chứng thường không cần phải điều trị. Tại nhà Sau khi được chẩn đoán là sỏi túi mật, bệnh nhân có thể chọn lựa cách không cần phẫu thuật hoặc có thể bệnh nhân không thể phẫu thuật được vào thời điểm đó. Có những cách mà bệnh nhân có thể thực hiện được để làm giảm triệu chứng, bao gồm:  Uống nước tinh khiết để cho túi mật được nghỉ ngơi.  Tránh những bữa ăn béo  Uống acetaminophen (Paracetamol v.v...) để giảm đau. Gọi cho bác sĩ nếu những triệu chứng của bạn trở nên xấu đi hoặc nếu có triệu chứng mới xuất hiện. Đau bụng kèm theo nôn ói, sốt, hoặc vàng da là những dấu hiệu báo động rằng bạn cần phải đến phòng mạch bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu ngay lập tức. Nội khoa Có nhiều cách điều trị nội khoa đối với sỏi mật, nhưng không cách nào hiệu quả bằng phẫu thuật. Tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL - Extracorporeal shockwave lithotripsy): Là thiết bị tạo ra những sóng dao động dùng để làm vỡ sỏi ra thành những mảnh nhỏ.  Những mảnh vỡ nhỏ này có thể trôi dọc theo đường mật mà không gây ra sự tắc nghẽn nào.  Phương pháp này thường được kết hợp với ERCP để loại bỏ một số loại sỏi.
  12.  Nhiều bệnh nhân được điều trị bằng cách này cảm thấy một cơn đau dữ dội ở 1/4 trên bụng bên phải sau khi điều trị.  Hiệu quả của ESWL trong điều trị sỏi mật hiện nay vẫn chưa được bảo đảm đầy đủ. Thuốc làm tan sỏi: Những loại thuốc được làm từ acid mật có thể làm tan sỏi.  Có thể phải mất hàng tháng, thậm chí hàng năm để có thể làm viên sỏi tan hoàn toàn.  Sỏi thường sẽ xuất hiện trở lại sau khi điều trị.  Những loại thuốc này có hiệu quả cao nhất đối với những loại sỏi cholesterol.  Chúng có thể gây tiêu chảy nhẹ ở một số người  Cách điều trị này thường chỉ áp dụng cho những người không thể phẫu thuật được. Nếu một bệnh nhân được đưa đến phòng cấp cứu, bệnh nhân sẽ được lập đường truyền tĩnh mạch, thuốc giảm đau và kháng sinh sẽ được tiêm qua đường tĩnh mạch. Nếu sức khỏe bệnh nhân cho phép, bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân phẫu thuật để cắt bỏ túi mật. Phẫu thuật cắt bỏ túi mật giúp ngăn ngừa bị những cơn đau bụng trong tương lai và những biến chứng nguy hiểm hơn chẳng hạn như viêm tụy và nhiễm trùng túi mật và gan.  Nếu không có nhiễm trùng hoặc viêm tụy, phẫu thuật cắt bỏ túi mật có thể được thực hiện ngay lập tức hoặc trong vòng vài ngày sau đó.  Nếu có hiện tương viêm của tụy hoặc nhiễm trùng túi mật, bệnh nhân thường sẽ được nhập viện để được truyền dịch qua tĩnh mạch và có
  13. thể truyền kháng sinh qua tĩnh mạch trong vòng vài ngày trước phẫu thuật. Phẫu thuật Phương pháp điều trị thường được sử dụng nhất đối với sỏi túi mật có triệu chứng hoặc có biến chứng là phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Như vậy, sẽ có nhiều bệnh nhân cảm thấy lo lắng một cách chính đáng là cơ thể của họ sẽ hoạt động ra sao nếu thiếu túi mật.  Có một điều thật may mắn là chúng ta có thể sống mà không cần đến túi mật.  Cuộc sống không cần túi mật không cần phải có sự thay đổi trong khẩu phần ăn.  Khi túi mật bị cắt bỏ, dịch mật sẽ chảy trực tiếp từ gan vào ruột non.  Do mật không có nơi dự trữ nên đôi khi mật sẽ chảy vào ruột non ngay cả khi không cần thiết. Hiện tượng này không gây ra vấn đề nào cả đối với hầu hết mọi người nhưng cũng có thể gây tiêu chảy nhẹ cho khoảng 1% bệnh nhân. Cắt bỏ túi mật qua nội soi: Hầu hết những phẫu thuật cắt bỏ túi mật đều được thực hiện qua nội soi. Túi mật sẽ được lấy ra ngoài qua một đường rạch nhỏ trên bụng bằng các dụng cụ hình ống nhỏ.  Những dụng cụ hình ống này có một camera và những dụng cụ phẫu thuật được gắn ở một đầu, chúng được dùng để lấy túi mật kèm với sỏi bên trong ra ngoài.  Thủ thuật này gây ra sự đau đớn ít hơn là phẫu thuật hở.
  14.  Chúng cũng ít gây ra các biến chứng hơn và có thời gian phục hồi nhanh hơn.  Nội soi ổ bụng vẫn ưu tiên được chọn hơn nếu nó thích hợp với bệnh nhân.  Thủ thuật này được thực hiện trong phòng mổ và bệnh nhân được gây mê toàn bộ.  Mất chừng 20 phút đến 1 giờ để hoàn thành.  Được thực hiện bởi một bác sĩ ngoại khoa tổng quát.  Trong một số trường hợp có thể ban đầu là mổ nội soi nhưng sau đó lại chuyển sang mổ hở (xem chi tiết ở bên dưới). Cắt bỏ túi mật qua mổ hở: Đôi khi túi mật được cắt bỏ thông qua một đường rạch từ 3 đến 6 inch (7,5 đến 15 cm) ở phần trên bên phải ổ bụng.  Mổ hở thường chỉ được sử dụng khi bệnh nhân không thích hợp với mổ nội soi.  Những lý do thường gặp để tiến hành mổ hở là nhiễm trùng đường mật và bệnh nhân có sẹo từ những lần phẫu thuật trước đó.  Khoảng 5% trường hợp cắt túi mật tại Hoa Kỳ mỗi năm là thông qua mổ hở dưới gây mê toàn bộ.  Thường phải mất từ 45 đến 90 phút.  Người thực hiện thường là một bác sĩ ngoại tổng quát. Đôi khi có thể thực hiện ERCP ngay trước hoặc trong khi phẫu thuật để xác định được vị trí của những viên sỏi đã thoát ra ngoài túi mật để nằm ở đâu đó bên trong đường dẫn mật. Những viên sỏi này có thể được lấy ra cùng thời điểm với cuộc phẫu thuật để loại bỏ nguy cơ chúng có thể gây ra những
  15. biến chứng trong tương lai. ERCP cũng có thể được thực hiện sau phẫu thuật nếu sỏi túi mật được tìm thấy sau đó bên trong đường mật. Đôi khi ERCP có thể được thực hiện mà không có phẫu thuật, chẳng hạn như trong trường hợp bệnh nhân quá gầy yếu để có thể trải qua được một cuộc phẫu thuật. NHỮNG BƯỚC TIẾP THEO Theo dõi Nếu túi mật đã được cắt bỏ, bệnh nhân cần phải được tái khám với bác sĩ phẫu thuật từ một đến ba lần sau thời điểm phẫu thuật. Ngoài ra không cần phải theo dõi nhiều hơn nữa hoặc theo dõi lâu dài. Phòng ngừa Ăn theo chế độ ít chất béo, ít cholesterol có thể phòng ngừa những triệu chứng gây ra do sỏi mật nhưng không thể phòng ngừa được sự hình thành sỏi. Người ta vẫn chưa biết được nguyên nhân vì sao một số người lại dễ hình thành sỏi còn một số người thì không. Tiên lượng Nếu sỏi mật gây tắc nghẽn một trong số các ống dẫn mật sẽ dẫn đến viêm và phù nề những cơ quan ở "thượng lưu" của vị trí bít tắc.  Chỉ có biến chứng này thôi cũng đủ để gây ra triệu chứng một mình và cần phải được điều trị, có thể là phẫu thuật.  Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến những tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như nhiễm trùng và tổn thương túi mật, gan, và tụy.
  16.  Nếu những cơ quan này chịu tổn thương đủ dài, chúng sẽ không còn đảm nhận được chức năng bình thường của mình được nữa. Đây là một biến chứng gây đe dọa mạng sống. Nếu cần phải trải qua phẫu thuật, dưới đây là những thông tin mà bạn cần biết:  Nếu được mổ nội soi để cắt bỏ túi mật, bệnh nhân sẽ rời khỏi bệnh viện trong vòng 12 - 48 giờ sau phẫu thuật vày quay lại sinh hoạt hoàn toàn bình thường trong vòng 3 tuần lễ.  Nếu cần thiết phải mổ hở để cắt bỏ túi mật, thời gian phục hồi sẽ kéo dài hơi lâu hơn 1 chút. Bệnh nhân sẽ xuất việc trong vòng từ 3 đến 7 ngày và có thể quay lại sinh hoạt bình thường sau 6 tuần lễ phục hồi.  Biến chứng thường gặp nhất của phẫu thuật là làm tổn thương các ống dẫn mật. nếu mật bị thoát ra khỏi hệ mật, chúng có thể gây nhiễm trùng. Nếu chọn phương án không cắt bỏ túi mật, sẽ có rất nhiều khả năng bệnh nhân sẽ bị đau bụng trở lại và có thể là sẽ gặp các biến chứng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2