Thể hiện khả năng lãnh đạo
lượt xem 67
download
Bạn thể hiện vai trò lãnh đạo thế nào khi được bổ nhiệm trưởng nhóm thực hiện dự án? Bạn ngồi đấy, trên một cái ghế da rất tiện nghi và hoành tráng ở đầu bàn, nhìn lướt qua khuôn mặt của các thuộc cấp trong nhóm dự án. Họ biết rằng bạn chưa từng bao giờ lãnh đạo nhóm này. Họ cũng biết bạn mới được bổ nhiệm vào vị trí quản lý dự án vài tiếng trước đấy. Tệ hơn nữa là họ lại còn biết bạn chưa từng đảm nhận bất kỳ vị trí lãnh đạo nào...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thể hiện khả năng lãnh đạo
- Thể hiện khả năng lãnh đạo Bạn thể hiện vai trò lãnh đạo thế nào khi được bổ nhiệm trưởng nhóm thực hiện dự án? Bạn ngồi đấy, trên một cái ghế da rất tiện nghi và hoành tráng ở đầu bàn, nhìn lướt qua khuôn mặt của các thuộc cấp trong nhóm dự án. Họ biết rằng bạn chưa từng bao giờ lãnh đạo nhóm này. Họ cũng biết bạn mới được bổ nhiệm vào vị trí quản lý dự án vài tiếng trước đấy. Tệ hơn nữa là họ lại còn biết bạn chưa từng đảm nhận bất kỳ vị trí lãnh đạo nào tương tự từ khi bạn rời bỏ vị trí trưởng đội bóng đá hồi còn học Đại học. Và do vậy cũng rất tự nhiên, bạn sẽ tự hỏi bản thân “Tôi sẽ làm thế nào đế thể hiện được vai trò lãnh đạo nhóm dự án này đạt được thành công như mong đợi khi cả nhóm nhìn tôi như nhìn ông “Thất-Bại-Là-Cái-Chắc?” Câu trả lời rất đơn giản: bạn phải đóng giả rằng bạn có khả năng lãnh đạo. Giả tưởng rằng mình có khả năng lãnh đạo thực sự là nghệ thuật và tự bản thân nó cũng là loại hình nghệ thuật. Loại hình nghệ thuật này được thực hành bởi bất kỳ nhà lãnh đạo mới nào, từ vua chúa xa xưa đến anh trưởng phòng dự án mới được bổ nhiệm, thậm chí đến các ông chủ tịch của các tập đoàn lớn hay các ông quan chức chính phủ điều hành nền kinh tế vĩ mô cũng không phải là ngoại lệ. Có vài cách thức chính thống để thể hiện vai trò vị trí lãnh đạo dự án, nhưng chung quy sẽ là làm cách nào bạn biết duy trì quyền lực lãnh đạo của mình mà không bày tỏ ra sự thật về sự hiểu biết có giới hạn của bạn về dự án cụ thể. Hầu
- như không thể là sai lầm khi quản lý cấp trên quyết định chọn một ai đó trở thành người lãnh đạo của nhóm thực hiện dự án mới, nhưng người lãnh đạo mới này phải chấp nhận sự thách thức cũng như phải hiểu rõ vai trò và cách thức điều hành của người lãnh đạo. Sau đây là một vài cách để bạn thể hiện vai trò lãnh đạo nhóm làm việc lần đầu tiên của mình. 1. Nhận trách nhiệm về mình. Dấu hiệu xác nhận phẩm chất của người lãnh đạo là khả năng anh ta có thể thiết lập sự tôn trọng và phục tùng trong nhóm làm việc tốt đến đâu. Điều này có nghĩa anh ta phải thực sự là tấm gương cho toàn thành viên của nhóm noi theo, chứ không phải chỉ ngồi đấy và sai khiến. Cụ thể hơn là khi anh ta muốn mỗi thành viên trong nhóm thực hiện ít nhất 50 cuộc điện thoại khảo sát mỗi ngày, anh ta phải chứng minh cho họ thấy rằng anh ta sẵn sàng thực hiện đến 100 cuộc điện thoại. Không ai có thể bày tỏ sự thiếu tín nhiệm đối với người lãnh đạo mà sẵn lòng đảm nhận những công việc khó khăn hơn và làm việc chăm chỉ hơn bất kỳ ai trong nhóm. Đấy cũng là lý do khiến những vị tướng thành danh trên chiến trường, họ chịu trách nhiệm về sự thành công hay thất bại của cả quân đoàn, trình diễn tinh thần quả cảm hy sinh của người lãnh đạo, và luôn nhận hiểm nguy nhiều hơn về phần mình. 2. Phát ngôn ít nhất có thể. Rất thường xuyên sự thể hiện vai trò lãnh đạo của bạn trong cuộc họp của nhóm là không phát ngôn bất cứ điều gì. Những người trẻ tuổi thì hay có suy nghĩ sai lầm
- rằng người thông minh nhất thì sẽ phải nói rất nhiều, ít nhất là nhiều hơn những người còn lại trong nhóm, và theo lẽ đương nhiên người lãnh đạo của nhóm phải là người thông minh nhất, tức cũng phải là người nói nhiều nhất trong cuộc họp. May mắn thay họ sẽ hiểu được rằng sự thật là người thông minh nhất cũng lại là người ít nói nhất. Nếu bạn đang ở trong vai trò người lãnh đạo của nhóm, và bạn muốn gửi đến mọi người thông điệp và hình ảnh của một người lãnh đạo tự tin và trưởng thành, hãy hạn chế phát biểu trong cuộc họp và tập trung lắng nghe vào nội dung đang được thảo luận. Và khi bạn cần phải phát biểu điều gì, lời nói của bạn sẽ có nhiều trọng lượng hơn. 3. Nghe trước, nói sau. Thay vì nhanh chóng đi đến quyết định, hãy tiếp thu thông tin càng nhiều càng tốt trước đã. Chẳng có gì ngạc nhiên khi bạn nhận ra rằng nhiều quyết định bạn sẽ không ban hành nếu bạn thực sự lắng nghe nhiều hơn từ phía thuộc cấp của mình. Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta có xu hướng trao đổi và chia sẻ nhận định của bản thân về nhiều chủ đề khác nhau, từ sở thích phim ảnh đến sở thích ăn uống. Trong những lúc đấy, thực sự là không cần thiết khi phải chọn lựa kỹ lưỡng ngôn từ vì sự hiểu lầm nếu có cũng không đem lại hậu quả cho bất kỳ ai. Thế nhưng, trong vai trò người lãnh đạo, bất kỳ phát ngôn thiếu cẩn trọng nào của bạn cũng sẽ có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho kết quả chung của cả nhóm. Giải pháp duy nhất cho vấn đề này đòi hỏi bạn phải dành nhiều thời gian hơn cho việc lắng nghe ý kiến của những người khác trước khi hình thành ý kiến của riêng bạn. Nếu có thể, hãy chỉ phát ngôn khi gần kết thúc buổi họp, và chỉ khi bạn thu thập đầy đủ thông tin cần thiết cho quyết định của mình, đó thực sự là một phương
- thức hữu hiệu trong vai trò của người lãnh đạo. 4. Hãy đặt câu hỏi thật nhiều. Quan niệm sai lầm phổ biến đối với rất nhiều người là họ cho rằng người mà đặt nhiều câu hỏi về một tình huống hay vần đề nào đấy thì biết rất ít câu trả lời có liên quan. Thực tế dạy chúng ta không phải thế. Người lãnh đạo khôn ngoan nhất luôn học cách đặt thật nhiều câu hỏi để tìm ra thách thức thật sự của vấn đề, và họ cũng luôn học cách đặt câu hỏi xoáy sâu vào trọng tâm. Hầu hết các quyết định của người lãnh đạo trở nên rõ ràng và rành mạch hơn khi họ đào sâu và thảo luận vấn đề đến mức cần thiết nhất với thuộc cấp. Thế nhưng, bạn cũng sẽ sớm nhận ra rằng nhiều câu hỏi “rõ ràng và rành mạch” thì không thực sự có câu trả lời bởi vì các câu trả lời cũng “rõ ràng và rành mạch” không kém. Nếu sự phát triển của dự án chậm hơn mong đợi và không ai có thể lý giải vì sao, đừng dừng lại ở mức độ tìm hiểu xem ai là người chịu trách nhiệm cho chuyện chậm trễ này. Hãy quay trở lại từ đầu quy trình của các sự kiện có liên quan để tìm hiểu xem thực tế có những trở ngại gì khiến cho công việc không thể được hoàn tất như dự tính. Rất nhiều trở ngại lớn có ảnh hưởng nghiêm trọng đến dự án đã bị bỏ qua bởi những người lãnh đạo thiếu kinh nghiệm, đơn giản chỉ do họ đã không dám đặt những câu hỏi “rõ ràng và rành mạch” cần thiết. 5. Hãy đưa ra những quyết định chắc chắn. Người lãnh đạo dày dạn sẽ có những quyết định rất chắc chắn. Tán gẫu vòng vo và thường xuyên thay đổi ý kiến quanh một vấn đề cần giải quyết là một cách không thể tệ hơn cho cách bạn đưa ra thông điệp về tính chuyên nghiệp của mình. Hãy tưởng tượng một sĩ quan chỉ huy đang truyền đạt mệnh lệnh cho tiểu đoàn
- tiến chiếm một ngọn đồi được bảo vệ kỹ càng, và khi mệnh lệnh này còn chưa được ghi nhận bởi những người lính, ông ta lại đưa thêm nhận xét của bản thân rằng đây chưa hẳn đã phải là quyết định chính xác. Cho dù đây có thể là quyết định sai lầm của ông, nhưng những người lính luôn muốn được biết rằng người chỉ huy sẽ làm tất cả để bảo vệ quyết định của mình. Điều này không có nghĩa rằng bạn với tư cách người lãnh đạo không thể thay đổi những quyết định đã ban hành của mình, nhưng nếu thực sự bạn cần thay đổi, hãy cố gắng hạn chế ít nhất những thay đổi này, và chỉ thay đổi khi hoàn cảnh công việc thực sự khiến bạn phải thay đổi để có cách tiếp cận phù hợp hơn. Mỗi khi bạn thay đổi suy nghĩ của mình, sẽ tạo ra một làn sóng ngầm trong suy nghĩ của thuộc cấp, nó không chỉ làm họ nghi ngờ về khả năng lãnh đạo của bạn mà còn làm cho họ thường xuyên nghi ngờ hơn về tính chắc chắn của những quyết định tiếp theo của bạn. Đừng quá lo lắng nếu bạn phải giả vờ rằng bạn luôn biết mình đang làm gì trong lần đảm nhận vai trò lãnh đạo không thực sự xuất sắc đầu tiên của mình, ai cũng từng một lần như thế. Hầu hết các công ty, kể cả những công ty lớn trong Fortune 500 cũng không cung cấp các khóa đào tạo khả năng lãnh đạo, vị trí này thường được hình thành qua thử thách khắc nghiệt của công việc. Bên cạnh đó, kỹ năng lãnh đạo không phải là điều bạn có thể đọc qua sách vở hoặc học trong lớp học. Nó là một kỹ năng gắn liền với kỹ năng tương tác thông tin cũng như khả năng thể hiện sự tự tin vào năng lực của chính bản thân bạn. Các kỹ năng này chỉ có được thông qua thực hành và trải nghiệm của chính bản thân bạn, đồng nghĩa với điều này là khi bạn thực hành càng nhiều, bạn càng phải đóng giả như thật.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
5 kỹ năng giao tiếp thiết yếu mà các nhà quản lý cần có
4 p | 461 | 263
-
Kỹ năng lãnh đạo tốt
8 p | 296 | 124
-
Kỹ Năng Lãnh Đạo và Các phong cách lãnh đạo
8 p | 218 | 106
-
Năng lực lãnh đạo bản thân
10 p | 300 | 105
-
Thể hiện sự tự tin: tố chất người lãnh đạo
3 p | 262 | 99
-
Tìm hiểu Kỹ Năng Lãnh Đạo Và Các phong cách lãnh đạo
7 p | 181 | 62
-
Khả năng lãnh đạo khác với quản lý như thế nào?
3 p | 149 | 32
-
Các mối quan hệ của nhà lãnh đạo tương lai (phần 1)
6 p | 228 | 32
-
Nghệ thuật lãnh đạo (phần 3)
5 p | 150 | 28
-
Học cách lãnh đạo: khéo léo và hiệu quả
7 p | 140 | 27
-
Đánh giá tiềm năng lãnh đạo của bạn
5 p | 159 | 25
-
LÃNH ĐẠO GIỎI – ANH LÀ AI
6 p | 104 | 21
-
Phát triển tài lãnh đạo của bạn
4 p | 102 | 18
-
10 "cột trụ" của việc lãnh đạo (phần 2)
5 p | 99 | 11
-
Những bài học lãnh đạo từ các ngôi sao nhạc Rock
7 p | 99 | 8
-
Thêm "gia vị" cho việc lãnh đạo
4 p | 72 | 8
-
Mách nhỏ cho lãnh đạo để nhân viên yêu mến
6 p | 86 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn