Thể thao dùng vợt – Môn quần vợt
lượt xem 10
download
Quần vợt là môn thể thao chơi giữa 2 người (đánh đơn) hay 2 đội mỗi đội 2 người (đánh đôi). Người chơi sử dụng vợt lưới để đánh một quả bóng bằng làm bằng cao su bọc nỉ rỗng gọi là bóng quần vợt về phía sân đối phương. Quần vợt hiện nay là một môn thể thao rất phổ biến ở nhiều nước và được thi đấu tại các kỳ Thế vận hội. Trên thế giới có hàng triệu người chơi quần vợt và hàng triệu người hâm mộ. Hàng năm có rất nhiều các giải...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thể thao dùng vợt – Môn quần vợt
- Thể thao dùng vợt – Môn quần vợt Quần vợt là môn thể thao chơi giữa 2 người (đánh đơn) hay 2 đội mỗi đội 2 người (đánh đôi). Người chơi sử dụng vợt lưới để đánh một quả bóng bằng làm bằng cao su bọc nỉ rỗng gọi là bóng quần vợt về phía sân đối phương. Quần vợt hiện nay là một môn thể thao rất phổ biến ở nhiều nước và được thi đấu tại các kỳ Thế vận hội. Trên thế giới có hàng triệu người chơi quần vợt và hàng triệu người hâm mộ. Hàng năm có rất nhiều các giải quần vợt chuyên nghiệp được tổ chức khắp nơi trên thế giới trong đó có 4 giải đấu lớn và danh giá nhất (gọi là các giải Grand Slam) bao gồm giải Úc mở rộng, Pháp mở rộng, Wimbledon và Mỹ mở rộng. Mục lục 1 Sân chơi và dụng cụ 1.1 Kích thước Sân o 1.2 Các loại sân o 1.3 Vợt và bóng o 2 Cách thức chơi 2.1 Cách chơi bóng và tính điểm o 2.2 Các cú bóng o 2.3 Các cách đánh bóng o 2.4 Các cách phát bóng o
- 3 Lịch sử 4 Các giải quần vợt nổi tiếng 5 Các tay vợt nổi tiếng
- Sân chơi và dụng cụ Kích thước Sân Bài chi tiết: Sân quần vợt Kích thước của sân quần vợt, theo mét. Sân quần vợt ở US Open
- Quần vợt chơi trên sân hình chữ nhật, bề mặt phẳng. Chiều dài sân là 23,77 m, và chiều rộng là 8,23 m với trận đánh đơn và 10,97 m cho trận đánh đôi. Lưới được căng ngang theo chiều rộng sân, song song với đường biên, chia đều 2 bên. Chiều cao lưới 914 mm ở giữa và 1,07 m ở 2 cột lưới. [sửa] Các loại sân Có 4 loại sân chính. Tùy vào nguyên liệu làm bề mặt sân, mỗi bề mặt sẽ cho tốc độ và độ nẩy khác nhau của bóng, từ đó ảnh hưởng đến người chơi: Sân đất nện: sân đất nện được làm bằng đá hay gạch nghiền nát. Thường có màu đất đỏ. Loại sân này làm cho bóng nẩy chậm và lên cao. Sân này thích hợp cho các tay vợt thích đứng cuối sân thay vì lên lưới và phải có nhiều kiên nhẫn vì một điểm đánh chậm và lâu. Đa số các sân đất nện là ở Châu Âu và Châu Nam Mỹ. Sân cỏ: sân cỏ ngày nay rất hiếm có vì loại sân này rất tốn kém để gìn giữ. Đa số sân cỏ ngày nay chỉ thấy ở Anh vì người Anh vẫn thích giữ truyền thống quần vợt. Loại sân này làm cho bóng đi nhanh, nẩy thấp và không đều. Vì thế nó thích hợp với những tay vợt thích phát bóng và lên lưới (serve and volley). Sân cứng: sân cứng thật sự có nhiều loại khác nhau. Có thể nó chỉ giản dị là sân xi măng hoặc nó được làm bởi nhiều lớp cao su mỏng trộn với cát rồi đổ lên mặt xi măng. Loại sân này thường làm cho bóng đi nhanh, nẩy cao và đều. Nó thường thích hợp với những tay vợt thích phát bóng và lên lưới (serve and volley) nhưng người ta cũng có thể làm cho mặt sân này "chậm" hơn lại bằng cách làm cho mặt sân nhám hơn hay mềm hơn. Sân thảm: sân bằng thảm thường được dùng khi người ta mượn sân bóng rổ hay các sân thể thao khác trong nhà để tranh giải quần vợt. Ban tổ chức trải một loại thảm đặc biệt chế tạo cho quần vợt lên trên sân và dựng cột và lưới. Sân thảm thường có độ nảy trung bình nên thích hợp cho mọi loại đấu thủ.
- Hiện nay các giải Grand Slam đang dùng các bề mặt sân khác nhau: Giải Úc Mở rộng dùng sân cứng nhám hay mềm, giải Pháp Mở rộng dùng sân đất nện, Wimbledon dùng sân cỏ, và giải Mỹ Mở rộng thì dùng sân cứng mặt xi măng. Vợt và bóng Bóng quần vợt tròn làm bằng cao su bao nỉ bên ngoài, bên trong thì rỗng. Thường bóng màu vàng, bóng có đường kính giữa 6.35 và 6.6 cm, nặng giữa 56 và 59.4 g. Vợt có nhiều hình dáng và kích thước khác nhau. Nói chung có 3 cỡ: tiêu chuẩn, cỡ trung, và cỡ lớn. Cỡ vợt được tính theo kích thước của mặt lưới. Ngày xưa vợt được làm bằng gỗ. Ngày nay vợt được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như nhôm, than chì, hoặc cacbon xợi. Những chất liệu này làm cho vợt cứng hơn mà nhẹ hơn gỗ. Mặt vợt được căng bằng dây ni lông hoặc dây ruột bò. Ngày nay có nhiều loại dây mới gọi là dây ni lông tổng hợp. Ngoài ra, nếu người chơi thấy mặt vợt quá rung làm ê tay thì có thể dùng cục chống rung. Cách thức chơi Cách chơi bóng và tính điểm Chính: Chơi được điểm đơn Một trận quần vợt gồm có điểm, ván, và hiệp. Trong những giải nam lớn như Grand Slam, ai thắng trước 3 hiệp thì thắng trận. Trong mỗi hiệp, ai thắng trước 6 ván thì thắng hiệp, nhưng phải hơn đối thủ 2 ván. Nếu đến 6 ván mà vẫn đều thì thường hay chơi ván giải hòa (tie breaker) để quyết định người thắng hiệp đó. Trong mỗi ván tính điểm như sau: không (0), 15, 30, 40 và ván. Mỗi điểm được bắt đầu bằng cách phát bóng. Bên phát bóng đứng sau đường biên, giữa điểm trung tâm và đường biên dọc. Bên nhận có thể đứng ở đâu cũng được bên phía mình.
- Phát bóng hợp lệ thì bóng phải đi qua lưới (không chạm) và vào ô phát bóng chéo ở phía bên kia. Nếu bóng chạm lưới và chạm đất ở phần phát bóng, không tính trái này và phải phát bóng lại. Nếu phát bóng bị lỗi lần một: đi quá dài hay không qua lưới, người phát bóng được phát lại lần 2, nhận lỗi 1. Nếu lần phát 2 cũng lỗi, nhận lỗi 2 và bên kia được điểm. Nếu lần 2 phát hợp lệ thì không sao.
- Các cú bóng Tommy Haas đang phát bóng Hantuchova đánh tay thuận Maria Sharapova đánh "rờ ve" hai tay Phát Bóng
- Tay thuận Trái tay cũng gọi là Rờ Ve (từ tiếng Pháp "revers") Đánh trên lưới cũng gọi là vô-lê Đánh Bổng Đánh Qua Đầu Bỏ Nhỏ Các cách đánh bóng Xoáy Trên Thẳng Xoáy Dưới cũng gọi là Chặt Các cách phát bóng Phát Bóng Thẳng cũng gọi là Banh Thần Công Phát Bóng Xoáy Phát Bóng Đá Lịch sử
- Jeu de paume - trò thể thao trong nhà của Pháp Không ai chắc chắn nguồn gốc của môn quần vợt, nhưng nhiều chuyên gia tin rằng năm 1873 một thiếu tá trong quân đội Anh tên là Walter Clopton Wingfield đã phát minh ra bộ môn này. Lúc đó người Anh gọi trò chơi này là "quần vợt trên sân cỏ". Ông Wingfield gọi trò chơi này là Sphairistiké và nói rằng ông đã dựa trên một trò chơi cổ xưa của người Hy Lạp. Người Anh mang trò chơi sang đảo Bermuda năm 1873, và từ Bermuda nó được đem sang Mỹ năm 1874 và chơi ở Đảo Staten, New York. Như nhiều môn thể thao khác của người Anh, họ đã đem truyền bá chúng đi khắp các thuộc địa của họ trên thế giới làm cho bộ môn này phổ thông nhanh chóng. Trò thể thao Jeu de paume của Pháp cũng được coi là tiền thân của quần vợt ngày nay. Các giải quần vợt nổi tiếng Mỗi năm, bốn giải quần vợt lớn nhất là (theo thứ tự trong năm): Úc mở rộng, Pháp mở rộng, Wimbledon và Mỹ mở rộng. Những giải này được tổ chức bởi những hội quần vợt quốc gia của họ (Wimbledon là của Anh). Bốn giải này được gọi chung là Grand Slam và thắng được cả 4 giải trong cùng một năm là thành tích tột đỉnh của một đấu thủ quần vợt. Cho tới nay trong lịch sử chỉ có 2 tay vợt nam (Don Budge-1938 và Rod Laver-1962,
- 1969) và 3 tay vợt nữ (Maureen Connolly-1953, Margaret Court-1970, và Steffi Graf- 1988) đã đạt được thành tích này. Ngoài 4 giải Grand Slam, các giải quần vợt nam trên thế giới được tổ chức bởi Hiệp Hội Quần Vợt Chuyên Nghiệp (ATP), trong khi các giải quần vợt nữ được tổ chức bởi Hiệp Hội Quần Vợt Phụ Nữ (WTA). Ngoài những giải này, mỗi quốc gia còn tham dự giải Cúp Davis và FedCup tổ chức hàng năm. Cúp Davis là cho đấu thủ nam, Fed Cup là cho đấu thủ nữ. Mỗi bốn năm, quần vợt cũng được chơi tại Thế Vận Hội Mùa Hè. [Các tay vợt nổi tiếng Steffi Graf, tay vợt duy nhất thắng 4 giải Grand Slam và Thế Vận Hội trong cùng một năm (1988)
- ư Roger Federer, tay vợt vĩ đại nhất mọi thời đại với 16 chức vô địch Grand Slam và vô số kỉ lục khác. Rất khó xếp hạng các tay vợt qua các thời đại khác nhau vì những lý do sau đây: - Trước năm 1968, các giải Grand Slam chỉ cho các đấu thủ t ài tử (nghiệp dư) tham dự. Khi một đấu thủ tài tử giỏi thắng vài giải Grand Slam, họ thường đi đấu kiếm tiền (chuyên nghiệp) và như vậy không được tranh giải Grand Slam nữa. Vì vậy trong thời đó những vô địch Grand Slam chưa chắc là những tay vợt hay nhất mà những tay chuyên nghiệp mới là hay nhất thời ấy. Thí dụ như Rod Laver thắng cả 4 giải Grand Slam năm 1962 với tư cách tài tử. Nhưng khi ông đi đánh chuyên nghiệp năm 1963, ông liên tiếp thua các tay vợt chuyên nghiệp thượng thặng như Lew Hoad, Ken Rosewall, và Pancho Gonzales. Mãi cho tới năm 1965 ông mới thắng nhiều hơn họ. - Vợt thời xưa làm bằng gỗ không như những vợt thời nay bằng vật liệu tối tân. Vì vậy không biết các tay vợt ngày xưa, nhất là các tay giao bóng giỏi so sánh làm sao với các tay vợt ngày nay.
- - Ngày xưa 3 giải vô địch Úc, Wimbledon (Anh), và Mỹ chơi trên sân cỏ; vô địch Pháp chơi trên sân đất nện. Ngày nay 4 giải Grand Slam chơi trên bốn loại sân khác nhau. Vì thế vô địch ngày xưa không biết có thắng được những giải đó ngày nay không. Tuy nhiên, thường các tay vợt nam sau đây được xem là hay nhất trong lịch sử: Bill Tilden, Don Budge, Rod Laver, Pete Sampras, và Roger Federer. Các tay vợt nữ nổi tiếng có: Maureen Connolly, Margaret Court, Chris Evert, Martina Navratilova, và Steffi Graf.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Huấn luyện kỹ chiến thuật bóng bàn hiện đại part 1
26 p | 682 | 151
-
Đánh cầu lông
4 p | 465 | 111
-
Kỹ thuật tập luyện cầu lông: Phần 1
84 p | 404 | 95
-
Hướng dẫn chơi Quần vợt cơ bản và nâng cao
142 p | 249 | 87
-
Quần vợt – Cơ bản và nâng cao part 1
14 p | 127 | 33
-
Thể thao dùng vợt - Cầu lông
10 p | 153 | 17
-
Kỹ thuật tập luyện cầu lông: Phần 2
111 p | 111 | 16
-
Tìm hiểu Luật quần vợt: Phần 2
32 p | 73 | 11
-
Bài giảng Chấn thương trong quần vợt
22 p | 70 | 5
-
Nghiên cứu các test đánh giá thể lực chuyên môn của nam vận động viên quần vợt 15-17 tuổi thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
6 p | 50 | 2
-
Xây dựng giải pháp phát triển phong trào môn Quần vợt ở thành phố Thái Bình
5 p | 25 | 2
-
Thực trạng phát triển phong trào môn Quần vợt ở thành phố Thái Bình
4 p | 31 | 1
-
Hiệu quả ứng dụng bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho các vận động viên đội tuyển trẻ quần vợt Việt Nam
6 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn