YOMEDIA
ADSENSE
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa đa dạng
496
lượt xem 95
download
lượt xem 95
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Sự tăng lượng bức xạ mặt trời đồng thời với sự giảm sút ảnh hưởng của khối khí lạnh về phía nam là nguyên nhân tạo nên sự phân hóa khí hậu mà ranh giới là dãy Bạch Mã đóng vai trò quan trọng. Biểu hiện sự khác nhau về khí hậu là ở nền nhiệt độ (lượng bức xạ, số giờ nắng) và biên độ nhiệt. Sự phân hóa khí hậu là nguyên nhân chính làm phân hóa thiên nhiên theo vĩ độ (Bắc – Nam)....
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa đa dạng
- THÁNG 12.2010 CHUYÊN ĐỀ BDHSG 12_PHÂN HÓA TỰ NHIÊN VIỆT NAM Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa đa dạng A/Kiến thức cơ bản 1-Sự tăng lượng bức xạ mặt trời đồng thời với sự giảm sút ảnh hưởng của khối khí lạnh về phía nam là nguyên nhân tạo nên sự phân hóa khí hậu mà ranh giới là dãy Bạch Mã đóng vai trò quan trọng. Biểu hiện sự khác nhau về khí hậu là ở nền nhiệt độ (lượng bức xạ, số giờ nắng) và biên độ nhiệt. Sự phân hóa khí hậu là nguyên nhân chính làm phân hóa thiên nhiên theo vĩ độ (Bắc – Nam). 2-Sự khác nhau về thiên nhiên giữa phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam thể hiện ở đới cảnh quan tiêu biểu : đới rừng nhiệt đới gió mùa (từ dãy Bạch Mã trở ra) và đới rừng cận xích đạo gió mùa (từ dãy Bạch Mã trở vào) sự thay đổi cảnh sắc thiên nhiên theo mùa, ở thành phần các loài động, thức vật tự nhiên và nuôi trồng. 3-Sự phân hóa thiên nhiên theo kinh độ (từ Đông sang Tây) biểu hiện rõ nhất là sự phân hóa thành 3 vùng : vùng biển – thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi. 4-Sự phân hóa thiên nhiên từ Đông sang Tây có sự khác nhau giữa các vùng do độ cao, hướng các dãy núi với sự tác động của các luồng gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây nam. Biểu hiện ở sự phân hóa thiên nhiên giữa Đông và Tây Bắc Bộ, giữa Đông và Tây Trường Sơn . 5-Thiên nhiên phân hóa đa dạng còn biểu hiện ở sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao. Ở Việt Nam có 3 đai cao là đai nhiệt đới gió mùa chân núi, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi và đai ôn đới gió mùa trên núi. Sự hình thành 3 đai cao trước hết do sự thay đổi khí hậu theo độ cao, theo đó là sự khác nhau về thổ nhưỡng và sinh vật. 6-Sự phân bố thổ nhưỡng - sinh vật theo đai cao là có quy luật và có sự liên kết phù hợp giữa hai thành phần này trong đặc tính thống nhất của hệ sinh thái. 7-Ba miền địa lý tự nhiên : miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có sự khác nhau cơ bản về cấu trúc địa hình, chế độ khí hậu chi phối sự khác nhau về đặc điểm thủy văn và lớp phủ thổ nhưỡng - sinh vật. - Thiên nhiên phân hóa theo Bắc – Nam chủ yếu là do sự thay đổi khí hậu từ Bắc – Nam. - Sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên giữa lãnh thổ phía Bắc và phía Nam. - Thiên nhiên phân hóa theo chiều Đông- Tây trước hết là do sự phân hóa địa hình và sự tác động kết hợp của địa hình với hoạt động của các khối khí qua lãnh thổ. - Sự phân hóa thiên nhiên từ Đông sang Tây được chia làm 3 vùng: Biển và thềm lục địa; Vùng đồng bằng ven biển; Vùng đồi núi. - Đặc điểm về khí hậu, loại đất và các hệ sinh thái chính theo ba đai cao ở Việt nam. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên Việt Nam 1. Phân hoá theo Bắc – Nam - Thiên nhiên phân hoá theo bắc - nam chủ yếu do sự thay đổi của khí hậu: Ở nước ta, từ Bắc vào Nam, sự gia tăng nhiệt theo vĩ độ không chỉ do góc nhập xạ tăng mà còn do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm hạ thấp đáng kể nhiệt độ ở miền Bắc vào mùa đông. Sự khác nhau về nền nhiệt và biên độ nhiệt độ làm cho khí hậu và thiên nhiên nước ta có sự phân hoá giữa miền Bắc và miền Nam (mà ranh giới là dãy núi Bạch Bùi Văn Tiến ( buivantienbmt@gmail.com; http://www.violet.vn/vantien2268) 1
- THÁNG 12.2010 CHUYÊN ĐỀ BDHSG 12_PHÂN HÓA TỰ NHIÊN VIỆT NAM Mã) - Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra.) Thiên nhiên ở đây đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa có mùa đông lạnh: Nền khí hậu nhiệt đới thể hiện ở nhiệt độ TB năm từ 20 – 250C. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên có một mùa đông lạnh với 2 – 3 tháng nhiệt độ < 180C (thể hiện rõ ở TDMN’PB’ và đồng bằng Bắc Bộ); Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa. Sự phân mùa nóng - lạnh làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên: mùa đông trời nhiều mây, tiết trời lạnh, mưa ít, nhiều cây bị rụng lá; mùa hạ trời nắng nóng, mưa nhiều, cây cối xanh tốt. Trong rừng: loài thực - động vật nhiệt đới chiếm ưu thế; ngoài ra còn có các loài cận nhiệt đới (như dẻ, re và các loài cây ôn đới như sa mu, pơ mu cùng các loài thú có lông dày như gấu, chồn,… Ở vùng đồng bằng vào mùa đông trồng được cả rau ôn đới - Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào). Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa: Nền nhiệt thiên về khí hậu xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ TB năm trên 250C, không có tháng nào dưới 200C. Khí hậu gió mùa thể hiện ở sự phân chia 2 mùa khô – mưa, thể hiện rõ từ vĩ độ 140B trở vào; Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa với thành phần thực - động vậạophanf lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương Nam (Mã lai – Inđônêxia) lên, hoặc từ phía tây (Ấn Độ - Mianma) di cư sang. Trong rừng xuất hiện nhiều cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô (như các cây họ dầu); có nơi hình thành loại rừng thưa nhiệt đới khô (nhiều nhất ở Tây Nguyên). Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo (voi, hổ, báo, bò rừng,…). Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu… 2. Thiên nhiên phân hoá theo Đông – Tây (phân hoá thành 3 dải rõ rệt ) - Vùng biển và thềm lục địa: Vùng biển nước ta rộng gấp gần 3 lần diện tích đất liền, có ~ 3000 đảo lớn nhỏ. Độ nông – sâu, rộng - hẹp của vùng biển và thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kề bên và thay đổi theo từng đoạn bờ biển; Khí hậu Biển Đông của nước ta mang đặc điểm khí hậu của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng nhiệt, ẩm dồi dào. Các dòng hải lưu thay đổi theo hướng gió mùa - Vùng đồng bằng ven biển: Thiên nhiên vùng đồng bằng nước ta thay đổi tuỳ nơi và thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía tây và vùng biển phía đông; Ở nơi mà đồi núi lùi xa vào đất liền thì đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông (như đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ). Nơi đồi núi lấn sát ra biển thì đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷ với thềm lục địa hẹp, tiếp giáp vùng biển nước sâu (dải đồng bằng Nam Trung Bộ). Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến là hệ quả của tác động kết hợp chặt chẽ giữa biển và vùng đồi núi phía tây ở dải đồng bằng ven biển này - Vùng đồi núi: Sự phân hoá thiên nhiên theo hướng Đông - Tây ở vùng đồi núi rất phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi; Biểu hiện của sự khác biệt đó là mùa đông lạnh đến sớm ở vùng núi thấp Đông Bắc; còn ở vùng núi thấp Tây Bắc, mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn, mùa hạ đến sớm hơn, đôi khi có gió Tây, lượng mưa giảm. Khí hậu vùng Tây Bắc lạnh chủ yếu do địa hình núi cao; Khi Bùi Văn Tiến ( buivantienbmt@gmail.com; http://www.violet.vn/vantien2268) 2
- THÁNG 12.2010 CHUYÊN ĐỀ BDHSG 12_PHÂN HÓA TỰ NHIÊN VIỆT NAM sườn Đông Trường Sơn đón nhận các luồng gió từ biển vào tạo nên một mùa mưa vào thu đông, thì vùng Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt, xuất hiện cảnh quan rừng thưa; Vào mùa mưa ở Tây Nguyên thì bên sườn Đông lại chịu tác động của gió Tây khô nóng 3. Thiên nhiên phân hoá theo độ cao. Theo độ cao, ở nước ta có 3 đai: - Đai nhiệt đới gió mùa chân núi (độ cao TB < 600 - 700m): Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt ở nền nhiệt cao, mùa hạ nóng (nhiệt độ TB > 250C). Độ ẩm thay đổi tùy nơi: từ khô, hơi khô, hơi ẩm đến ẩm; Đất: trong đai này có 2 nhóm đất (nhóm đất đồng bằng chiếm gần 24%, nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp chiếm > 60% diện tích đất tự nhiên): Nhóm đất đồng bằng bao gồm: Đất phù sa (3,4 triệu ha), tốt nhất là loại đất phù sa ngọt. Đất phèn (2,0 triệu ha). Đất mặn (0,74 triệu ha), đất cát (0,50 vạn ha); Nhóm đất feralit, chủ yếu là đất feralits đỏ vàng, tốt nhất là đất feralits nâu đỏ phát triển trên đá mẹ ba dan và đá vôi. Các loại đất nâu đỏ, đất xám phù sa cổ thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới; Sinh vật gồm các hệ sinh thái nhiệt đới: hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở vùng núi thấp mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ ràng; Rừng có cấu trúc nhiều tầng với 3 tầng gỗ, có cây cao tới 30 - 40m, phần lớn là các cây nhiệt đới xanh quanh năm. Động vật nhiệt đới đa dạng và phong phú; Ngoài ra, còn có hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa (rừng thường xanh, nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô). Các hệ sinh thái rừng phát triển trên thổ nhưỡng đặc biệt (rừng nhiệt đới thường xanh trên đá vôi; rừng lá rộng thường xanh trên đất phèn, đất chua mặn ven biển); hệ sinh thái xa van, cây bụi gai nhiệt đới khô trên đất cát, đất thoái hóa vùng khô hạn - Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi (600 - 700m đến 2.600m): Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 250C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng; Ở độ cao từ 600 - 700m đến 1.600 - 1.700m, khí hậu mát mẻ và độ ẩm tăng đã tạo điều kiện hình thành các hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim. Nhiệt độ giảm hạn chế quá trình phân giải chất hữu cơ, mùn được tích lũy, hình thành đất feralit có mùn với đặc tính chua. Quá trình phong hóa yếu đi nên tầng đất mỏng hơn. Trong rừng xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc. Các loài thú có lông dày như gấu, sóc, cầy, cáo. Ở độ cao 1.600 - 1.700m, nhiệt độ thấp, hình thành đất có mùn. Rừng sinh trưởng kém, thực vật thấp, nhỏ, đơn giản về thành phần loài; rêu, địa y phủ kín thân, cành cây. Trong rừng có mặt các loài chim di cư thuộc khu hệ Hymalaya - Đai ôn đới gió mùa trên núi (độ cao > 2.600m, chỉ có ở miền Bắc): Khí hậu có nét giống khí hậu ôn đới, quanh năm nhiệt độ < 150 C, mùa đông < 50 C, có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam. Đất chủ yếu là đất mùn thô; Nhóm đất mùn của đai cận nhiệt và ôn đới gió mùa trên núi chỉ chiếm ~ 11% diện tích đất tự nhiên. Diện tích còn lại là núi đá, mặt nước sông hồ 4. Các miền tự nhiên chủ yếu a. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Phạm vi: nằm dọc theo tả ngạn sông Hồng và rìa phía tây - tây nam Đồng bằng sông Hồng. Miền này có 2 đặc điểm cơ bản là quan hệ mật thiết với Hoa Nam (Trung Quốc) về cấu trúc địa chất - kiến tạo và chịu tác động mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc. Các đặc điểm này được thể hiện qua các thành phần tự nhiên của miền. Địa hình Bùi Văn Tiến ( buivantienbmt@gmail.com; http://www.violet.vn/vantien2268) 3
- THÁNG 12.2010 CHUYÊN ĐỀ BDHSG 12_PHÂN HÓA TỰ NHIÊN VIỆT NAM chủ yếu là đồi núi thấp với độ cao TB ~ 600m. Hướng núi vòng cung của các dãy núi và thung lũng sông (đây là nét đặc trưng nhất trong cấu trúc sơn văn của vùng). Địa hình đá vôi khá phổ biến. Hướng nghiêng chung là tây bắc - đông nam với các bề mặt địa hình thấp dần ra biển và sự hợp lưu của các dòng chảy sông lớn khiến cho đồng bằng mở rộng ra. Địa hình bờ biển đa dạng: nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo. Vùng biển đáy nông, lặng gió (vẫn có vịnh nước sâu) thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. Tài nguyên khoáng sản (giàu than, vật liệu xây dựng, sắt, thiếc, vonfram, chì, kẽm...) Vùng thềm vịnh Bắc Bộ có bể dầu khí S.Hồng. Sự xâm nhập mạnh của gió mùa Đông Bắc tạo nên mùa đông lạnh; Đặc điểm này được thể hiện ở sự hạ thấp đai cao cận nhiệt đới (với nhiều loài cây phương Bắc) và sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo mùa. Sự bất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính bất ổn định cao của thời tiết là những trở ngại lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên của miền b. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Phạm vi: Từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã. Đặc điểm chung cơ bản của miền có mối quan hệ với Vân Nam (Trung Quốc) về cấu trúc địa chất - kiến tạo và sự suy yếu, giảm sút ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc; Đặc điểm này được thể hiện ở hướng tây bắc - đông nam của các hệ thống núi và dòng chảy; ở địa hình núi cao, trung bình chiếm ưu thế và ở tính chất nhiệt đới tăng dần với sự có mặt của thành phần thực vật phương Nam. Đây là miền duy nhất ở nước ta có địa hình núi cao với đầy đủ 3 đai cao. Địa hình núi chiếm ưu thế, trong vùng có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo và thung lũng rộng, thuận lợi cho chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, phát triển nông - lâm kết hợp. Các dãy núi ăn lan ra biển và hình thế đổ nghiêng của dải Trường Sơn đã thu hẹp dần diện tích đồng bằng. Đoạn từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân, ven biển có nhiều cồn cát, nhiều bãi tắm đẹp, nhiều cửa sông thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế biển. Vai trò bức chắn dãy Trường Sơn với 2 mùa gió nghịch hướng đông bắc và tây nam đã làm cho mùa mưa chậm dần sang thu đông và hình thành thời tiết gió Tây khô nóng ở đồng bằng B.Trung Bộ vào mùa hạ. Rừng còn tương đối nhiều ở Nghệ An, Hà Tĩnh (sau Tây Nguyên). Khoáng sản có sắt, thiếc, crôm, titan, vật liệu xây dựng... Bão, lũ, trượt lở đất, hạn hán là những thiên tai thường xuyên xảy ra trong miền. c. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Phạm vi từ dãy núi Bạch Mã trở vào. Miền này có cấu trúc địa chất - địa hình khá phức tạp, gồm các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên bóc mòn và bề mặt cao nguyên đất đỏ ba dan, đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ và các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Sự tương phản về địa hình, khí hậu, thủy văn giữa 2 sườn Đông - Tây của vùng biểu hiện rõ rệt. Bờ biển khúc khủy, nhiều vịnh được che chắn bởi các đảo ven bờ. Khí hậu của miền có đặc điểm chung là khí hậu cận xích đạo gió mùa; Điều này được thể hiện ở nền nhiệt cao, biên độ nhiệt trong năm nhỏ và khí hậu có 2 mùa mưa - khô rõ rệt. Khí hậu thuận lợi cho sự phát triển rừng cây họ dầu với các loài thú lớn như voi, hổ, bò rừng, trâu rừng (trước đây có cả tê giác và bò tót ở Tây Nguyên). Ven biển phát triển rừng ngập mặn với các loài trăn, rắn, cá sấu đầm lầy, các loài chim tiêu biểu của vùng ven biển nhiệt đới, xích đạo. Dưới nước giàu cá, tôm. Vùng thềm lục Bùi Văn Tiến ( buivantienbmt@gmail.com; http://www.violet.vn/vantien2268) 4
- THÁNG 12.2010 CHUYÊN ĐỀ BDHSG 12_PHÂN HÓA TỰ NHIÊN VIỆT NAM địa có trữ lượng dầu khí lớn. Tây Nguyên giàu quặng bôxit. Xói mòn, rửa trôi ở vùng đồi núi, lũ lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và ở hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa; thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô. B/ Câu hỏi ôn tập và Trả lời Câu 1 : Trình bày sự phân hóa Bắc –Nam của thiên nhiên Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo hướng Bắc-Nam? Trả lời: *Phần lãnh thổ phía Bắc( từ dãy Bạch Mã trở ra ) - Có mùa đông lạnh với 2 -3 tháng < 200 C - Nhiệt độ trung bình năm từ 20 – 240 C - Đới rừng nhiệt đới gió mùa là cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu - Thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây á nhiệt đới. Ở đồng bằng vào mùa đông trồng được cả rau ôn đới * Phần lãnh thổ phía Nam( từ dãy Bạch Mã trở vào ) - Mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa - Quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm > 250 C, không có tháng nào dưới 200 C - Có 2 mùa: mưa và khô - Đới rừng cận xích đạo gió mùa là cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu - Hình thành rừng thưa nhiệt đới khô (Tây Nguyên) - Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo: voi, hổ, báo Nguyên nhân : Chủ yếu là do góc chiếu của bức xạ MT và ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc Câu 2 Ảnh hưởng kết hợp của gió mùa với hướng các dãy núi đến sự khác biệt về thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc, giữa Đông và Tây Trường Sơn như thế nào ? Trả lời : -Biểu hiện đó là: +Mùa đông lạnh đến sớm ở vùng núi thấp Đông Bắc- Còn ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn,mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió tây, lượng mưa giảm +Khí hậu vùng Tây Bắc lạnh chủ yếu do độ cao địa hình +Khi sườn Đông Trường sơn đón nhận gió từ biển tạo nên mùa mưa vào thu đông .Vùng núi Tây Nguyên lại là mùa khô,nhiều nơi khô hạn gay gắt(cảnh quan rừng thưa ) +Vào mùa mưa ở Tây Nguyên thì bên sườn đông chịu tác động của gió Tây khô nóng Câu 3 : Sự phân hóa thiên nhiên đông – tây thể hiện như thế nào ? Giải thích nguyên nhân của sự phân hóa đó ? Trả lời : - Sự phân hóa thiên nhiên đông – tây thể hiện rõ nhất là sự phân hóa thành 3 vùng : vùng biển và thềm lục địa ; vùng đồng bằng ven biển ; vùng đồi núi ( biểu hiện ở sự phân hóa thiên nhiên giữa đông và tây Bắc Bộ , giữa đông và Tây Trường Sơn - Nguyên nhân : sự khác nhau giữa các vùng do độ cao , hướng các dãy núi với sự tác động của các luồng gió mùa ĐB, gió mùa TN . Bùi Văn Tiến ( buivantienbmt@gmail.com; http://www.violet.vn/vantien2268) 5
- THÁNG 12.2010 CHUYÊN ĐỀ BDHSG 12_PHÂN HÓA TỰ NHIÊN VIỆT NAM Câu 4 : Giải thích sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc ? Trả lời : + Vùng núi Đông Bắc : hướng vòng cung của các dãy núi hút mạnh và đón gió nhận trực tiếp khối khí ( gió mùa ĐB ) từ phương bắc tràn xuống làm cho mùa đông đến sớm và là vùng có mùa đông lạnh rõ rệt nhất cả nước . + Vùng núi Tây Bắc : khuất sau dãy Hoàng Liên Sơn ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa ĐB . Mùa đông khô , ít có mưa phùn . Vào mùa hạ gió mùa TN bị các khối núi – cao nguyên nằm ở phía Nam (như cao nguyên Mộc Châu ) ngăn cản . Luồng gió này chỉ luồn theo các thung lũng sông vào vùng Tây Bắc , nên mùa mưa ở đây thường đến muộn và kết thúc sớm . Phần phía Nam của vùng ( thung lũng sông mã , Yên Châu ..) còn chịu ảnh hưởng của gió phơn TN khô nóng . Ở đây có cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô . Vùng Tây Bắc có khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao, phần phía bắc và đông bắc của vùng tập trung nhiều khối núi cao trên 2000 m , nhiều đỉnh núi vượt 3000 m , xuất hiện đai rừng ôn đới trên núi cao . Câu 5:Giải thích sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên vùng đông và tây Trường Sơn ? Trả lời : + Đông Trường Sơn : mùa mưa vào thu đông ( từ tháng VIII đến tháng I ) do đón nhận trực tiếp của các luồng gió thổi hướng đông bắc từ biển vào (gió mùa ĐB, Tín phong bán cầu Bắc) bão áp tháp từ biển Đông , dải hội tụ nhiệt đới . Vào thời kỳ này phía tây Trường Sơn lại là mùa khô . Mùa khô tại Tây Nguyên rất khắc nghiệt, ở đây tập trung nhiều khu rừng thưa nhiệt đới khô rụng lá . + Tây Trường Sơn : mùa mưa vào hạ thu do gió mùa TN mang lại . Vào đầu mùa hạ ( tháng V,VI ) gió mùa mùa hạ từ Bắc Ấn Độ Dương qua vịnh Bengan thổi vào mang mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên đồng thời gây hiệu ứng phơn đem lại gió tây khô nóng cho Đông Trường Sơn. Câu 6: Hãy nêu đặc điểm của mỗi miền địa lý tự nhiên. Những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng tự nhiên mỗi miền ? Trả lời : a-Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. + Ranh giới của miền dọc theo tả ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ. + Các đặc điểm cơ bản của miền là : đồi núi thấp chiếm ưu thế, hướng vòng cung của các dãy núi, các hệ thống sông lớn và đồng bằng mở rộng, hướng nghiêng chung là tây bắc – đông nam và sự hoạt động mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh. Điều này được thể hiện ở sự hạ thấp đai cao cận nhiệt đới với nhiều loài cây thực vật phương Bắc và sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo mùa. + Địa hình bờ biển đa dạng : nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo. Vùng biển có đáy nông, lặng gió, có vịnh nước sâu thuận lợi cho phát triển kinh tế biển về nhiều mặt. Tài nguyên khoáng sản giàu than, sắt, thiếc, vonfram, đá vôi. Vùng thềm vịnh Bắc Bộ Bùi Văn Tiến ( buivantienbmt@gmail.com; http://www.violet.vn/vantien2268) 6
- THÁNG 12.2010 CHUYÊN ĐỀ BDHSG 12_PHÂN HÓA TỰ NHIÊN VIỆT NAM có bể dầu khí Sông Hồng. + Sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính không ổn định của thời tiết là những trở ngại lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên của miền. b-Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. +Giới hạn của miền từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã. + Đặc điểm cơ bản của miền là địa hình cao, các dãy núi xen kẽ các dòng sông chạy song song theo hướng tây bắc – đông nam với dải đồng bằng thu hẹp và sự suy yếu, giảm sút ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Tính chất nhiệt đới tăng dần với sự có mặt của thành phần thực vật phương Nam. + Đây là miền duy nhất có địa hình núi cao ở Việt Nam với đủ ba đai cao. Địa hình núi chiếm ưu thế, trong vùng núi có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo và thung lũng rộng, thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc, trồng cây côngnghiệp, phát triển nông – lâm kết hợp. + Rừng còn tương đối nhiều ở vùng núi Nghệ An, Hà Tỉnh (chỉ sau Tây Nguyên). Khoáng sản có thiếc, sắt, crôm, titan, apatit, vật liệu xây dựng. Vùng ven biển có nhiều cồn cát, nhiều bãi tắm đẹp; nhiều nơi có thể xây dựng cảng. Bão lũ, trượt lở đất, hạn hán là những thiên tai thường xuyên xảy ra trong miền. c-Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. + Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có phạm vi từ dãy núi Bạch Mã trở vào Nam. + Miền này có cấu trúc địa chất – địa hình phức tạp, gồm các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên bóc mòn và bề mặt cao nguyên badan, đòng bằng châu thổ sông và đồng bằng ven biển. Bờ biển khúc khuỷu có nhiệu vịnh biển được che chắn bởi các đảo ven bờ. + Đặc điểm cơ bản của miền là có khí hậu cận xích đạo gió mùa. Điều này được thể hiện ở nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm nhỏ và sự phân chia hai mùa mưa, khô rõ rệt. + Khí hậu thuận lợi cho việc phát triển rừng cây họ Dầu với các loài thú lớn như voi, hổ, bò rừng, trâu rừng… Ven biển phát triển rừng ngập mặn với các loài trăn, rắn, cá sấu đầm lầy, các loài chim tiêu biểu của vùng ven biển nhiệt đới, xích đạo ẩm. Dưới nước giàu cá, tôm. Vùng thềm lục địa tập trung các mỏ dầu khí có trữ lượng lớn, ở Tây Nguyên có nhiều bôxit. + Xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi, lũ lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và ở hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô là những khó khăn lớn nhất trong sử dụng đất đai của miền. Câu 7: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh tính phân hóa theo chiều Bắc- Nam của chế độ mưa ở nước ta? Trả lời: (Sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam trang 7,9,10) - Do chịu tác động của rất nhiều yếu tố tự nhiên không phân hoá theo tính địa đới nên sự phân hóa lượng mưa theo chiều Bắc - Nam ở nước ta không rõ rệt - Về thời gian diễn ra mùa mưa: Các trạm khí hậu ở Bắc Bộ có chế độ mưa vào thời kỳ Hạ - Thu rất rõ rệt (từ tháng 5 đến tháng 10) với tháng mưa cực đại là tháng 8. Vào đến khu vực Duyên hải Miền Trung mùa mưa có xu hướng ngắn lại và chậm đần xuống Thu- Đông ( tháng mưa cực đại ở các trạm Thanh Hóa là tháng 9, Đồng Hới là tháng 10, Đà Nẵng là tháng 10, Nha Trang tháng 11). Tây Nguyên và Nam Bộ lại có Bùi Văn Tiến ( buivantienbmt@gmail.com; http://www.violet.vn/vantien2268) 7
- THÁNG 12.2010 CHUYÊN ĐỀ BDHSG 12_PHÂN HÓA TỰ NHIÊN VIỆT NAM mưa giống với Bắc Bộ (mưa về Hạ- Thu), tuy tháng có lượng mưa cực đại thì lại muộn hơn so với Bắc Bộ (tháng 9, 10) do ảnh hưởng chuyển động biểu kiến của Mặt Trời. Câu 8: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy đưa ra dẫn chứng cụ thể để chứng minh khu vực Duyên hải Miền Trung có lượng mưa khá lớn so với lượng mưa trung bình của cả nước và giải thích tại sao? Trả lời: (Sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam trang 7,9,10) + Lượng mưa trung bình của khu vực là: 1600 mm. Cụ thể: Thanh Hóa từ 1600- 2000 mm/ năm. Đồng Hới từ 2000- 2400mm/năm. Đà Nẵng từ 2000- 2400m m/năm; trong khi đó lượng mưa trung bình của cả nước là 1600 đến 2000mm/năm + Giải thích: - Do vị trí ở gần biển. - Do chịu tác động của hoàn lưu gió mùa (nhất là gió mùa Đông Bắc). - Do chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố gây mưa khác như dải hội tụ nội chí tuyến, bão… - Do chịu ảnh hưởng của yếu tố địa hình ( dãy Hoành sơn, Bạch mã) Câu 9: Trình bày khái quát sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Đông- Tây? Trả lời + Vùng biển và thềm lục địa: - Thềm lục địa phía bắc và phía nam: đáy nông, mở rộng, có nhiều đảo ven bờ. - Thềm lục địa vùng Nam Trung Bộ: thu hẹp, tiếp giáp vùng biển nước sâu. + Vùng đồng bằng ven biển: - Đồng bằng ven biển: hẹp ngang, bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ. - Đồng bằng châu thổ: diện tích rộng, có các bãi triều thấp phẳng. + Vùng đồi núi: - Vùng núi Tây Bắc: có mùa đông ngắn, khí hậu phân hóa theo độ cao. - Vùng cánh cung Đông Bắc: có mùa đông đến sớm - Vùng Trường Sơn Bắc: thiên nhiên phân hóa giữa sườn tây và sườn đông. - Vùng Tây Nguyên: khô hạn vào mùa hạ. Câu 10: Giải thích sự khác nhau về khí hậu giữa Đông và Tây Trường Sơn? Trả lời - Đông Trường sơn: mùa mưa vào thu đông (từ tháng 8 đến tháng 1) do đón nhận trực tiếp các luồng gió thổi hướng đông bắc từ biển vào (gió mùa đông bắc, gió tín phong bán cầu bắc), bão, áp thấp từ biển Đông, dải hội tụ nhiệt đới. Vào thời kỳ này Tây trường sơn ít chịu ảnh hưởng của khối không khí ẩm nên là mùa khô. - Tây trường sơn: mùa mưa vào cuối hạ đầu thu do tác động của gió mùa tây nam mang lại. Câu 11: Dựa vào Atllát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến chế độ mưa ở nước ta? Trả lời (Sử dụng átllat trang 7,9,10). + Tổng lượng mưa: - Những nơi nằm ở sườn đón gió từ biển thổi vào thì mưa nhiều. Dẫn chứng: Bắc Trung Bộ đón gió đông bắc từ biển thổi vào nên mưa nhiều (trung Bùi Văn Tiến ( buivantienbmt@gmail.com; http://www.violet.vn/vantien2268) 8
- THÁNG 12.2010 CHUYÊN ĐỀ BDHSG 12_PHÂN HÓA TỰ NHIÊN VIỆT NAM bình trên 2000mm / năm). Tây Nguyên nằm ở sườn đón gió Tây Nam nên mưa nhiều (lượng mưa phổ biến trên mức 2000mm/năm). - Những nơi nằm ở địa hình song song với hướng gió hoặc ít đón gió thì mưa ít. Dẫn chứng: Phan Rang (Ninh Thuận) chỉ mưa 600mm/năm. + Thời gian mưa: - Duyên hải Miền Trung có mưa Thu – Đông, mùa hạ ít mưa, nóng (do vào mùa hạ Duyên Hải Miền Trung nằm khuất gió Tây Nam, đường bờ biển lại song song với gió Tây Nam, Đông Bắc nên chịu tác động của gió Phơn, ít mưa. Vào mùa đông do năm ở sườn đón gió Đông Bắc từ biển thổi vào nên có mưa nhiều). - Tây Nguyên có mưa vào mùa hạ, mùa đông khô rõ rệt: do vào mùa hạ Tây Nguyên nằm ở phía đón gió Tây Nam từ biển thổi vào nên mưa nhiều, vào mùa đông Tây Nguyên ở vị trí chịu hiệu ứng Fơn của gió Đông Bắc nên mưa ít. -------------------------------------Hết---------------------------------- Bùi Văn Tiến ( buivantienbmt@gmail.com; http://www.violet.vn/vantien2268) 9
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn