Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN BỘ KHUẾCH ĐẠI<br />
CÔNG SUẤT VHF 300W<br />
Nguyễn Tấn Nhân*<br />
Tóm tắt: Bài viết này trình bày phương pháp thiết kế và thực hiện một bộ một bộ<br />
khuếch đại công suất VHF sử dụng MOSFET hoạt động ở chế độ push-pull nhằm<br />
thay thế cho các module công suất nhập ngoại. Qua đó, tác giả trình bày cách chọn<br />
linh kiện, chế tạo biến thế dải rộng, cân bằng bù nhiệt, tiến trình thiết kế với sự hỗ<br />
trợ của các phần mềm cùng phương pháp đo thử để đánh giá các tham số căn bản.<br />
Từ khóa: Bộ khuếch đại công suất VHF, Bộ khuếch đại RF LDMOS.<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Tầng công suất cao tần thường nằm ở cuối cùng của một hệ thống máy phát vô<br />
tuyến, trước các bộ lọc và bộ cộng công suất. Tuy nhiên, trước đây để có công suất<br />
lớn từ vài kW trở lên thường sử dụng một đèn điện tử duy nhất. Phương pháp này<br />
có một vài ưu điểm, nhưng nhược điểm lớn nhất là khi đèn hỏng thì cả hệ thống<br />
ngưng hoạt động hoàn toàn. Trong khi đó, ngày nay để tạo ra công suất cao tần lớn<br />
người ta thường cộng công suất từ các module được chế tạo đồng nhất. Ưu điểm<br />
lớn nhất của phương pháp này độ tin cậy rất cao vì việc hỏng hóc đồng thời của<br />
các module có xác suất rất thấp. Nếu có hỏng một vài module thì công suất ra của<br />
hệ thống chỉ giảm một ít nhưng hệ thống vẫn hoạt động bình thường.<br />
Trong bài này trình bày phương pháp thiết kế và thực hiện một module khuếch<br />
đại công suất hoạt động ở chế độ ‘đẩy-kéo’ dải rộng bằng MOSFET trong dải<br />
VHF. Module này có thể sử dụng đơn lẽ hoặc kết hợp với nhau để cho công suất<br />
theo yêu cầu trong thiết bị phát thanh FM stereo hoặc những ứng dụng khác.<br />
2. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ<br />
2.1. Chọn transistor<br />
Bảng 1. Gemini Transistor điển hình.<br />
Transistor Hãng Nguồn Công suất Độ lợi Hiệu suất<br />
BLF368 Philips 32V 300W 14dB 62%<br />
<br />
BLF369 Philips 50V 500W 16dB 60%<br />
<br />
MRF151G Motorola 48V 300W 18dB 55%<br />
<br />
Việc chọn transistor cho thiết kế phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là<br />
nguồn cung cấp cho hệ thống hoạt động; đồng thời với cách ráp đẩy kéo, chúng ta<br />
cũng có thể chọn hai transistor độc lập. Tuy nhiên, cần thận trọng trong lựa chọn<br />
để có hệ số khuếch đại bằng nhau. Cách tốt nhất là sử dụng loại 2 transistor có<br />
tham số giống nhau đóng chung trong một vỏ, loại này gọi là Gemini transistor tuy<br />
giá thành có cao hơn. Sau đây là vài loại transistor điển hình như vậy được cho trên<br />
bảng 1. Trong bài này ta chọn transistos MRF151G có sẵn, sử dụng nguồn 48V vì<br />
nó có độ lợi cao và méo IMD thấp nếu phân cực đúng.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 46, 12 - 2016 177<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
2.2. Chọn cấu hình mạch<br />
Để thực hiện mạch khuếch đại ‘đẩy kéo’ ta chọn mô hình mạch như trong hình<br />
1 dưới đây:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Mô hình bộ khuếch đại đẩy kéo.<br />
<br />
Như trên hình 1, nguồn tín hiệu kích thích có nội trở Z in 50 kích thích hai<br />
vế transistor qua biến áp 4:1 bất đối xứng sang đối xứng. Thông thường mạch này<br />
sử dụng biến thế dải rộng bằng ferrite hay cáp đồng trục có trở kháng đặc tính:<br />
Z balance 50 2 R 25 (1)<br />
Hay: R 12.5 (2)<br />
Tuy nhiên, trong thiết kế này, vì dải tần hoạt động trãi rộng từ 54MHz đến<br />
68MHz (nhỏ hơn một octave nhiều), do đó, giá trị biến đổi của đường tải tối ưu<br />
không lớn [1]. Đồng thời, để có kích thước nhỏ gọn thiết kế sử dụng biến áp 4:1<br />
cân bằng chế tạo từ cáp đồng trục có trở kháng đặc tính Z 0 25 [2] cho cả ngõ<br />
vào và ngõ ra.<br />
Như trên ta thấy, mạng cân bằng cáp đồng trục tự thân nó tạo cho tổng trở nguồn<br />
và tải của bộ khuếch đại thấp xuống từ 50 12, 5 . Trên hình 1, Z p là tổng trở<br />
ký sinh giữa các điểm thả nổi của mạch cân bằng và đất. Tổng trở này được giữ<br />
càng cao so với 12,5 càng tốt để tránh ảnh hưởng đến sự cân bằng của mạng.<br />
2.3. Tổng trở vào và ra của transistor và mạng phối hợp<br />
Tần số thiết kế được chọn:<br />
f 0 f min f max 54 68MHz 60, 6MHz (3)<br />
Từ số liệu của nhà sản xuất [3], ta có tổng trở vào: Z in (1,5 j 2) ; và ra<br />
Z out (6, 2 j 2) . Như vậy, tổng trở vào và ra tương ứng cần được biến đổi đến<br />
50 nhìn qua biến áp có tỷ số 4:1 cho thiết kế:<br />
Z inh Z in / 2 (0, 75 j1) và Z outh (3,1 j1) [4].<br />
Hình 2 trình bày toán đồ Smith mạng phối hợp trở kháng ngõ vào [5] và hình<br />
<br />
<br />
178 Nguyễn Tấn Nhân, “Thiết kế và thực hiện bộ khuếch đại công suất VHF 300W.”<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
3 là sơ đồ mạch của nó.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Toán đồ Smith mạng phối Hình 3. Sơ đồ mạng phối hợp ngõ vào.<br />
hợp ngõ vào.<br />
Tương tự, hình 3a và 3b cho toán đồ Smith và sơ đồ mạch ngõ ra.<br />
Mạch khuếch đại hoàn chỉnh trình bày trên hình 4:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Mạch khuếch đại công suất VHF 300W.<br />
2.4. Mạch phân cực và bù nhiệt<br />
Vì hoạt động trong chế độ tín hiệu lớn, bộ khuếch đại phải được phân cực thế<br />
nào để hệ số chuyển dẫn tín hiệu nhỏ (độ dốc g m ) khi không có tín hiệu cao tần<br />
bằng một nửa hệ số chuyển dẫn tín hiệu lớn để không gây méo tại điểm giao nhau<br />
của đặc tuyến hai vế như trình bày trên hình 5.<br />
Đồng thời dòng I D của MOSFET thay đổi theo nhiệt độ nên phải bù nhiệt bằng<br />
điện trở có hệ số nhiệt âm nhằm giữ cho nó không thay đổi khi hệ thống hoạt động.<br />
Vì dòng này sẽ tăng 15mA khi nhiệt độ tăng 1oC [4]; Do đó, khi nhiệt độ tăng giá<br />
trị điện trở nhiệt sẽ giảm làm điện áp rơi trên nó cũng giảm theo, kết quả I D giữ<br />
không đổi. Ngoài ra trong mạch phân cực trong hình 6 còn có mạch bảo vệ cho<br />
transistor khi tỷ số sóng đứng quá cao.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 46, 12 - 2016 179<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Méo tín hiệu nhỏ tại điểm gm nhỏ.<br />
VCC 12V<br />
1N4001<br />
<br />
<br />
LM317 2SK2369 100 TO BIAS<br />
3 2<br />
VIN VOUT<br />
ADJ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
POT<br />
500<br />
1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
C3 100uF Zener 6,2V<br />
1000pF<br />
0.1uF<br />
<br />
<br />
10k 390<br />
t<br />
<br />
1k<br />
<br />
2SK2369 CONTROL<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Mạch phân cực có bù nhiệt và bảo vệ.<br />
3. THỰC NGHIỆM VÀ ĐO THỬ<br />
3.1 Sơ đồ thí nghiệm<br />
Trên hình 7 trình bày sơ đồ bố trí thực hiện các phép đo thử và kiểm tra tham số<br />
của bộ khuếch đại như dải tần, công suất ra theo công suất vào, hiệu suất.<br />
<br />
<br />
Máy phát Bộ khuếch đại<br />
FM<br />
<br />
<br />
<br />
Máy đo công suất Máy đo công suất Tải RF<br />
<br />
V A<br />
<br />
<br />
Nguồn<br />
<br />
Hình 7. Sơ đồ phép đo bộ khuếch đại.<br />
<br />
<br />
180 Nguyễn Tấn Nhân, “Thiết kế và thực hiện bộ khuếch đại công suất VHF 300W.”<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
Trong đó:<br />
Máy phát FM có thể thiết lập tần số trong dải 54 MHz 68MHz và công suất từ<br />
2W – 25W.<br />
Máy đo công suất ra và công suất phản xạ [7] đặt ở ngõ vào và ngõ ra bộ<br />
khuếch đại.<br />
Nguồn 48VDC có chỉ thị dòng và áp cấp cho bộ khuếch đại, tải giả RF 50<br />
800W.<br />
3.2. Kỹ thuật đo<br />
3.2.1. Đo độ lợi<br />
Nối tải giả đến ngõ ra máy đo công suất 1, mở máy phát FM và thiết lập công<br />
suất máy phát ở giá trị 2W ở tần số 60,6MHz; Tắt máy phát và nối thiết bị như<br />
hình 8. Mở nguồn cho bộ khuếch đại công suất trước và máy phát sau, ghi lại công<br />
suất ngõ ra.<br />
Tăng công suất máy phát từng Watt một và ghi lại công suất ngõ ra bộ khuếch<br />
đại, kết quả được cho trên hình 8. Qua phép đo, độ lợi của tầng khuếch đại khoảng<br />
15dB và tỷ số sóng đứng ngõ vào VSWR = 1,2 [7].<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 8. Công suất ngõ ra theo công suất ngõ vào.<br />
3.2.2. Đo dải tần và hiệu suất<br />
Bây giờ giữ công suất ngõ ra máy phát FM ở 12W, giảm tần số đến 54MHz, ghi<br />
lại công suất ngõ ra bộ khuếch đại, dòng tải của nguồn DC; Tuần tự tăng từng<br />
bước 2MHz và ghi lại số liệu như trên cho đến cuối băng (68MHz) ta được kết quả<br />
như trên bảng 2.<br />
Theo kết quả trên ta thấy, hiệu suất của bộ khuếch đại trong dải điển hình 55%.<br />
Bảng 2. Công suất ngõ ra và hiệu suất bộ khuếch đại theo tần số.<br />
Tần số (MHz) Công suất ra (W) Dòng Amp Công suất DC (W) Hiệu suất (%)<br />
<br />
54 308 11.3 544 56,6<br />
56 310 11,3 543,86 57<br />
58 307 11,2 538,60 57<br />
60 301 10,63 510,67 59<br />
62 298 10,5 505 59<br />
64 298 10,5 505 59<br />
66 297 10,86 521 57<br />
68 294 11,14 534,5 55<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 46, 12 - 2016 181<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Bài viết trình bày phương pháp thiết kế và thực hiện mạch khuếch đại công suất<br />
cao tần VHF băng rộng dùng transistor dạng Gemini MRF151G công suất 300W<br />
cho nhiều ứng dụng khác nhau.<br />
Trong quá trình tính toán và thực hiện bộ khuếch đại VHF có sử dụng nhiều<br />
phần mềm khác nhau để mô phỏng; Tùy theo cấp độ chính xác của phần mềm mà<br />
sai số của kết quả nhận được phù hợp với phần mềm đó.<br />
Ngoài ra, đây là lần đầu thiết kế bộ khuếch đại công suất siêu cao tần công suất<br />
lớn trong điều kiện rất hạn chế nên các mạch phụ trợ nhằm nâng cao phẩm chất<br />
mạch chưa được chú ý nhiều; Tuy vậy, tác giả cũng cố gắng thực hiện mạch bù<br />
nhiệt cho mạng phân cực để hệ thống hoạt động đúng chế độ khi nhiệt độ tăng kết<br />
hợp với bộ lọc hài Tchebychev bậc chín [6] không được trình bày. Trong tương lai<br />
sẽ tiếp tục hoàn thiện để sủ dụng có hiệu quả cao hơn.<br />
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trong<br />
đề tài mã số 01-HV-2016-RD_VT2.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Dan Moline, “RF Application Reports”, Motorola page 174; Printed in USA 1995.<br />
[2]. Chris Trask, “Designing Wide-Band Transformers for HF and VHF Power<br />
Amplifiers”, QEX, Mar/Apr 2005, pp. 3-15.<br />
[3]. Datasheet, “MRF151G”, RF Power FET MACOM Technology Solutions.<br />
[4]. H. O. Granberg, “Building push-pull multioctave, VHF power amplifiers”,<br />
Motorola Application note, page 420; Printed in USA 1995.<br />
[5]. Fritz Dellsperger, “Smith V2.03”, http://www.fritz.dellsperger.net. Berne<br />
University of Applied sciences, 2004.<br />
[6]. Stewart Hyde, “RFSim99 version 1.05”, www.Hydesign.co.uk. UK 1999.<br />
[7]. “Thruline Wattmeter model 43”, Bird Electronic Corp. Cleveland, Ohio, USA.<br />
ABSTRACT<br />
DESIGN and IMPLEMENTATION of 300 Watt VHF POWER AMPLIFIER<br />
In this paper, we design and implement a 300 Watt VHF power amplifier<br />
that uses MOSFET operating on the push-pull mode, in order to replace the<br />
imported modules. In particular, this paper presents the method to select the<br />
devices; design a wide-range transformer and temperature compensation<br />
equalizer and a design process based on computer solfwares.<br />
Keywords: VHF Power amplifier, RF LDMOS amplifier.<br />
<br />
Nhận bài ngày 16 tháng 08 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 06 tháng 11 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 14 tháng 12 năm 2016<br />
Địa chỉ: Học Viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Cơ sở tại Thành Phố Hồ Chí Minh;<br />
*<br />
Email: tannhan2000@yahoo.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
182 Nguyễn Tấn Nhân, “Thiết kế và thực hiện bộ khuếch đại công suất VHF 300W.”<br />