Nguyễn Thị Thúy Mỵ và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
82(06): 37 - 43<br />
<br />
THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI GÀ TẠI NĂM XÃ PHÍA TÂY<br />
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN<br />
Nguyễn Thị Thúy Mỵ1*, Trần Thanh Vân2, Nguyễn Tiến Đạt1<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Nông Lâm - ĐHTN, 2Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Các xã miền tây Thành phố Thái Nguyên gồm 5 xã Quyết Thắng, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Thịnh<br />
Đức và Tân Cương, là địa bàn có diện tích đất đồi, núi khá rộng lớn, được quy hoạch cho phát<br />
triển chăn nuôi nói chung và gia cầm nói riêng nhằm cung cấp thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng<br />
của các khu đô thị; để có các căn cứ thực tiễn về tình hình chăn nuôi, thú y cho xây dựng các dự án<br />
phát triển chăn nuôi gà an toàn sinh học tại nông hộ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: "Thực trạng<br />
chăn nuôi gà tại 5 xã phía Tây thành phố Thái Nguyên".<br />
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Ở các xã phía tây Thành phố, gà địa phương là chủ yếu, chiếm tỷ<br />
lệ cao nhất 77,39 %, gà nhập nội chiếm tỷ lệ thấp nhất, chỉ là 1,46 %, gà lai chiếm tỷ lệ 21,15 %.<br />
Con giống chủ yếu là tự sản xuất (74,86 %) hoặc mua qua tư thương không rõ nguồn gốc, không<br />
qua kiểm dịch (15,69 %). Phương thức chăn nuôi chủ yếu là chăn thả tự do, chiếm 79,34 %, bán<br />
chăn thả và nuôi nhốt chiếm tỷ lệ thấp, lần lượt là 17,56 % và 3,10 %. Số hộ có quy mô đàn nhỏ<br />
chiếm tỷ lệ cao (44,25 %), quy mô đàn trên 200 con chiếm tỷ lệ thấp (3,67 %). Vấn đề áp dụng<br />
quy trình phòng bệnh cho đàn gà còn hạn chế, số đông các hộ chưa tổ chức chăn nuôi an toàn sinh<br />
học, tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc-xin phòng bệnh thường gặp cho đàn gà là thấp, từ 43,40 % vắcxin Newcastle đến 5,25 % vắc-xin Gumboro, đàn gà bị mắc các bệnh thông thường với tỷ lệ khá<br />
cao, từ 13,2 % bệnh Newcasstle đến 71,56 % bệnh Cầu trùng gà.<br />
Chăn nuôi gà của cả 5 xã phía Tây còn nhiều hạn chế. Muốn phát triển chăn nuôi gà an toàn sinh<br />
học, có hiệu quả kinh tế và bền vững, cần đẩy mạnh công tác khuyến nông tập huấn kỹ thuật chăn<br />
nuôi gà an toàn cho nông hộ, vận động, tuyên truyền thực hiện 3 nguyên tắc của an toàn sinh học<br />
là cách ly, làm sạch và khử trùng, cùng với việc gắn kết phối hợp dịch vụ con giống, thức ăn chăn<br />
nuôi và thuốc thú y từ các cơ sở uy tín, tin cậy của thành phố Thái Nguyên với chính quyền và<br />
nhân dân địa phương; vận động tuyên truyền gắn với xử lý hành chính tập thể và cá nhân trong<br />
việc thực hiện Pháp lệnh thú y.<br />
Từ khoá: An toàn sinh học, bệnh thường gặp trên gà, các xã phía tây thành phố Thái Nguyên,<br />
chăn nuôi gà, cơ cấu giống, nguồn gốc gà giống, phương thức chăn nuôi gà, quy mô đàn, tiêm<br />
chủng vắc-xin.<br />
∗<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tính cấp thiết của đề tài<br />
Chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm<br />
nói chung là nghề sản xuất truyền thống lâu<br />
đời và chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong<br />
tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi nước<br />
ta. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê [1],<br />
số lượng gia cầm năm 2009 nhiều hơn năm<br />
2008 là 31,9 triệu con, tăng 12,8%. Tình hình<br />
chăn nuôi gà phát triển mạnh hơn so với chăn<br />
nuôi lợn, trâu, bò ..., song vẫn thể hiện sự phát<br />
triển thiếu bền vững. Chăn nuôi nhỏ lẻ, phân<br />
∗<br />
<br />
Tel: 0977 008369, Email: vanmyvuchau@gmail.com<br />
<br />
tán, dịch bệnh xảy ra liên tục, giá thành con<br />
giống, thức ăn cao, đầu tư thấp, đã làm giảm<br />
hiệu quả và tính bền vững của chăn nuôi gà<br />
cũng như chăn nuôi gia cầm nói chung.<br />
Các xã miền tây Thành phố Thái Nguyên là<br />
địa bàn có diện tích đất đồi, núi khá rộng lớn,<br />
được quy hoạch cho phát triển chăn nuôi nói<br />
chung và gia cầm nói riêng nhằm cung cấp<br />
thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của các khu<br />
đô thị; để có các căn cứ thực tiễn về tình hình<br />
chăn nuôi, thú y cho xây dựng các dự án phát<br />
triển chăn nuôi gà an toàn sinh học tại nông<br />
hộ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: "Thực<br />
trạng chăn nuôi gà tại 5 xã phía Tây thành<br />
phố Thái Nguyên”.<br />
37<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Thúy Mỵ và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Mục đích nghiên cứu<br />
Đánh giá được thực trạng chăn nuôi và công<br />
tác thú y trên đàn gà tại 5 xã phía Tây thành<br />
phố Thái Nguyên, từ đó đề xuất các giải pháp<br />
nhằm phát triển chăn nuôi gà an toàn sinh học<br />
cho địa phương.<br />
ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG<br />
PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng, địa điểm nghiên cứu<br />
Tình hình chăn nuôi, thú y trên đàn gà tại 5 xã<br />
phía Tây thành phố: Quyết Thắng, Phúc<br />
Xuân, Phúc Trìu, Thịnh Đức và Tân Cương.<br />
Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu<br />
theo dõi<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Điều tra thực trạng chăn nuôi, thú y: Điều tra<br />
phỏng vấn, thu thập thông tin từ UBND xã, từ<br />
nông dân bằng câu hỏi trong phiếu điều tra,<br />
điều tra chọn mẫu. Đánh giá nhanh nông thôn<br />
có sự tham gia của người dân (PRA).<br />
Các chỉ tiêu theo dõi<br />
- Giống, loại gà nuôi ở nông hộ<br />
- Nguồn gốc cung cấp gà giống<br />
- Phương thức chăn nuôi gà<br />
- Quy mô đàn gà trong nông hộ<br />
- Tiêm chủng vắc - xin phòng bệnh cho gà<br />
- Tình hình mắc bệnh trên đàn gà<br />
Phương pháp xử lý số liệu<br />
Số liệu điều tra được xử lý theo Thống kê sinh<br />
vật học ứng dụng trong chăn nuôi của<br />
<br />
82(06): 37 - 43<br />
<br />
Nguyễn Văn Thiện, 2008 [4] và Chương trình<br />
MS Office Excel.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
Cơ cấu giống gà<br />
Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy rằng giống<br />
gà trên địa bàn 5 xã chủ yếu là gà địa phương.<br />
Tính chung, tỷ lệ hộ nuôi gà địa phương<br />
chiếm 77,39%, tỷ lệ hộ nuôi gà lai chiếm<br />
21,15 %, tỷ lệ hộ nuôi gà nhập nội thấp nhất<br />
là 1,46 %. Gà địa phương chủ yếu là Ri tạp<br />
giao địa phương. Tỷ lệ hộ nuôi gà địa phương<br />
cao nhất ở xã Phúc Trìu, chiếm 89,72%, thấp<br />
nhất ở xã Quyết Thắng (64,02 %), xã Tân<br />
Cương (84,23 %), xã Phúc Xuân (77,66 %),<br />
xã Thịnh Đức (71,34 %).<br />
Gà lai chủ yếu là gà Ri lai Tam Hoàng, Ri lai<br />
Lương Phượng, Lương Phượng lai Mía. Tỷ lệ<br />
hộ nuôi gà lai cao nhất ở xã Quyết Thắng<br />
(33,95 %), thấp nhất ở xã Phúc Trìu (10,28<br />
%), xã Thịnh Đức (24,54 %), xã Phúc Xuân<br />
(22,34 %), xã Tân Cương (14,63 %).<br />
Gà nhập nội chủ yếu là gà nuôi lấy thịt thuộc<br />
các giống Ross 308, Hubbard ISA, được nuôi<br />
tại các trại gia công trên địa bàn xã Quyết<br />
Thắng và Thịnh Đức, tập trung tại một số ít<br />
trang trại. Gà Lương Phượng, Sasso, và con<br />
lai của các giống lông mầu nhập nội như<br />
Sasso lai Lương Phượng có nhiều hộ nuôi<br />
hơn. Xã Thịnh Đức có tỷ lệ hộ nuôi gà nhập<br />
nội là 4,12 %, xã Quyết Thắng (2,03 %), xã<br />
Tân Cương (1,14%), các xã còn lại không có<br />
hộ nuôi gà nhập nội.<br />
<br />
Bảng 1. Cơ cấu giống gia cầm trong nông hộ (%)<br />
Giống<br />
<br />
Gà nhập nội<br />
<br />
Gà lai<br />
<br />
Gà địa phương<br />
<br />
Quyết Thắng *<br />
<br />
2,03<br />
<br />
33,95<br />
<br />
64,02<br />
<br />
Phúc Xuân<br />
<br />
0,00<br />
<br />
22,34<br />
<br />
77,66<br />
<br />
Phúc Trìu<br />
<br />
0,00<br />
<br />
10,28<br />
<br />
89,72<br />
<br />
Thịnh Đức<br />
<br />
4,12<br />
<br />
24,54<br />
<br />
71,34<br />
<br />
Tân Cương<br />
<br />
1,14<br />
<br />
14,63<br />
<br />
84,23<br />
<br />
1,46<br />
<br />
21,15<br />
<br />
77,39<br />
<br />
Xã<br />
<br />
Tính chung<br />
<br />
* Không tính các trại gà đang nuôi tại Trường ĐH Nông Lâm.<br />
<br />
38<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Thúy Mỵ và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
82(06): 37 - 43<br />
<br />
Biểu đồ 1. Tỷ lệ phân bố giống/loại gà tại các xã miền tây TP Thái Nguyên<br />
<br />
Bảng 2. Nguồn gốc cung cấp giống gà (%)<br />
Nguồn gốc<br />
<br />
Có địa chỉ<br />
<br />
Không rõ nguồn gốc<br />
<br />
Tự cung tự cấp<br />
<br />
Quyết Thắng<br />
<br />
14,23<br />
<br />
22,08<br />
<br />
63,69<br />
<br />
Phúc Xuân<br />
<br />
6,95<br />
<br />
24,23<br />
<br />
68,82<br />
<br />
Phúc Trìu<br />
<br />
6,02<br />
<br />
4,27<br />
<br />
89,71<br />
<br />
Thịnh Đức<br />
<br />
19,78<br />
<br />
14,25<br />
<br />
65,97<br />
<br />
Tân Cương<br />
<br />
0,27<br />
<br />
13,62<br />
<br />
86,11<br />
<br />
9,45<br />
<br />
15,69<br />
<br />
74,86<br />
<br />
Xã<br />
<br />
Tính chung<br />
<br />
Bảng 3. Phương thức chăn nuôi gà (%)<br />
Phương thức<br />
<br />
Chăn thả tự do<br />
<br />
Bán chăn thả<br />
<br />
Nuôi nhốt<br />
<br />
Quyết Thắng*<br />
<br />
71,88<br />
<br />
23,67<br />
<br />
4,45<br />
<br />
Phúc Xuân<br />
<br />
93,54<br />
<br />
6,12<br />
<br />
0,34<br />
<br />
Phúc Trìu<br />
<br />
97,55<br />
<br />
2,23<br />
<br />
0,22<br />
<br />
Thịnh Đức<br />
<br />
48,13<br />
<br />
41,56<br />
<br />
10,31<br />
<br />
Tân Cương<br />
<br />
85,60<br />
<br />
14,24<br />
<br />
0,16<br />
<br />
79,34<br />
<br />
17,56<br />
<br />
3,10<br />
<br />
Xã<br />
<br />
Tính chung<br />
<br />
Nguồn gốc cung cấp giống gà<br />
Qua bảng 2 cho thấy, nguồn cung cấp giống<br />
gà chủ yếu vẫn là tự sản xuất. Tính chung, tỷ<br />
lệ hộ tự sản xuất giống chiếm cao nhất là<br />
74,86 %, hộ nuôi gà không rõ nguồn gốc là<br />
15,69 %, hộ nuôi gà có nguồn gốc, địa chỉ rõ<br />
ràng là 9,45 %.<br />
Các hộ tự sản xuất giống, chủ yếu là gà địa<br />
phương tạp giao qua nhiều thế hệ, việc sản<br />
<br />
xuất giống tự cung, tự cấp, không có cơ sở<br />
giống gốc, không có chọn tạo... dẫn đến con<br />
giống có thể bị đồng huyết làm giảm năng<br />
xuất, hiệu quả chăn nuôi gà. Xã Phúc Trìu có<br />
tỷ lệ hộ tự sản xuất giống cao nhất là 89,71<br />
%, xã Tân Cương là 86,11 %, xã Phúc Xuân<br />
là 68,82 %, xã Thịnh Đức là 65,97%, xã<br />
Quyết Thắng là 63,69 %.<br />
<br />
39<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Thúy Mỵ và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Một số hộ mua gà tại các chợ bán lẻ, hàng<br />
rong… không rõ nguồn gốc xuất xứ, không<br />
qua kiểm dịch. Tỷ lệ hộ nuôi gà không có<br />
nguồn gốc ở xã Phúc Xuân là 24,23 %, xã<br />
Quyết Thắng là 22,08 %, xã Thịnh Đức là<br />
14,25 %, xã Tân Cương là 13,62 %, xã Phúc<br />
Trìu là 4,27 %.<br />
Các hộ nuôi gà lai và gà nhập nội lấy từ cơ<br />
sở sản xuất đảm bào như công ty giống vật<br />
nuôi Thái Nguyên, trung tâm giống gia cầm<br />
Thụy Phương… Tỷ lệ hộ mua gà giống rõ<br />
nguồn gốc tại xã Thịnh Đức là 19,78 %, xã<br />
Quyết Thắng là 14,23 %, xã Phúc Xuân là<br />
6,95 %, và xã Phúc Trìu là 6,02 %, xã Tân<br />
Cương là 0,27 %.<br />
Phương thức nuôi gà<br />
*Không tính các trại gà đang nuôi tại Trường<br />
ĐH Nông Lâm (thuộc xã Quyết Thắng).<br />
Qua điều tra cho thấy, phương thức chăn thả<br />
tự do vẫn là chủ yếu. Tính chung, tỷ lệ hộ<br />
<br />
82(06): 37 - 43<br />
<br />
nuôi theo phương thức chăn thả tự do chiếm<br />
79,34 %, bán chăn thả (17,56 %), nuôi nhốt<br />
(3,10 %). Tỷ lệ hộ nuôi chăn thả tự do tại xã<br />
Phúc Trìu (97,55 %); Phúc Xuân (93,54 %);<br />
Tân Cương (85,6 %); Quyết Thắng (71,88<br />
%); Thịnh Đức (48,13 %). Phương thức chăn<br />
thả tự do đang là nguy cơ lây lan phát tán<br />
mầm bệnh, như vậy việc giáo dục, truyền<br />
thông chăn nuôi an toàn ở đây làm chưa tốt,<br />
mặc dù những địa phương này thuộc địa bàn<br />
thành phố Thái Nguyên, rất gần các trường đại<br />
học trong đó có Trường Đại học Nông Lâm.<br />
Phương thức bán chăn thả và nuôi nhốt chiếm<br />
tỷ lệ thấp. Tỷ lệ hộ nuôi bán chăn thả ở xã<br />
Thịnh Đức là 41,56 %; Quyết Thắng (23,67<br />
%); Tân Cương (14,24 %); Phúc Xuân (6,12<br />
%); Phúc Trìu (2,23 %). Tỷ lệ hộ nuôi nhốt ở<br />
xã Thịnh Đức là 10,31 %; Quyết thắng (4,45<br />
%); Phúc Xuân (0,34 %); Phúc Trìu (0,22 %);<br />
Tân Cương (0,16 %).<br />
<br />
Biểu đồ 2. Tỷ lệ phương thức chăn nuôi gà tại các xã miền tây TP Thái Nguyên<br />
3.1<br />
17.56<br />
<br />
Chăn thả tự do<br />
Bán chăn thả<br />
Nuôi nhốt<br />
79.34<br />
<br />
Bảng 4. Quy mô đàn gà trong nông hộ (%)<br />
Quy mô<br />
<br />
< 50 con<br />
<br />
50 – 100 con<br />
<br />
100 – 150 con<br />
<br />
150 – 200 con<br />
<br />
> 200 con<br />
<br />
Quyết Thắng*<br />
<br />
30,08<br />
<br />
23,67<br />
<br />
29,67<br />
<br />
10,23<br />
<br />
6,35<br />
<br />
Phúc Xuân<br />
<br />
53,28<br />
<br />
24,24<br />
<br />
13,46<br />
<br />
8,56<br />
<br />
0,46<br />
<br />
Phúc Trìu<br />
<br />
49,88<br />
<br />
35,67<br />
<br />
8,32<br />
<br />
6,13<br />
<br />
0,00<br />
<br />
Thịnh Đức<br />
<br />
30,33<br />
<br />
17,67<br />
<br />
21,46<br />
<br />
23,08<br />
<br />
7,46<br />
<br />
Tân Cương<br />
<br />
57,67<br />
<br />
22,23<br />
<br />
12,93<br />
<br />
3,08<br />
<br />
4,09<br />
<br />
Tính chung<br />
<br />
44,25<br />
<br />
24,69<br />
<br />
17,17<br />
<br />
10,22<br />
<br />
3,67<br />
<br />
Xã<br />
<br />
40<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Thúy Mỵ và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
82(06): 37 - 43<br />
<br />
Bảng 5. Công tác tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh trên đàn gà (%)<br />
Vắc-xin<br />
<br />
Lasota<br />
<br />
Gumboro<br />
<br />
Newcastle<br />
<br />
Tụ huyết trùng<br />
<br />
Đậu<br />
<br />
Quyết Thắng*<br />
<br />
24,23<br />
<br />
9,67<br />
<br />
67,77<br />
<br />
45,88<br />
<br />
44,09<br />
<br />
Phúc Xuân<br />
<br />
4,08<br />
<br />
0,67<br />
<br />
33,55<br />
<br />
12,33<br />
<br />
11,57<br />
<br />
Phúc Trìu<br />
<br />
0,33<br />
<br />
0,00<br />
<br />
43,78<br />
<br />
16,34<br />
<br />
12,34<br />
<br />
Thịnh Đức<br />
<br />
17,67<br />
<br />
8,23<br />
<br />
57,67<br />
<br />
36,08<br />
<br />
29,95<br />
<br />
Tân Cương<br />
<br />
0,67<br />
<br />
7,67<br />
<br />
14,23<br />
<br />
7,88<br />
<br />
8,12<br />
<br />
Tính chung<br />
<br />
9,39<br />
<br />
5,25<br />
<br />
43,40<br />
<br />
23,70<br />
<br />
21,21<br />
<br />
Xã<br />
<br />
Bảng 6. Tình hình mắc bệnh lây trên đàn gà (%)<br />
Bệnh<br />
<br />
Newcastle<br />
<br />
THT<br />
<br />
Cầu trùng<br />
<br />
Salmonella<br />
<br />
Đậu gà<br />
<br />
Hen gà (CRD)<br />
<br />
Quyết Thắng<br />
<br />
8,08<br />
<br />
37,67<br />
<br />
70,23<br />
<br />
49,88<br />
<br />
10,12<br />
<br />
44,15<br />
<br />
Phúc Xuân<br />
<br />
13,93<br />
<br />
45,78<br />
<br />
74,08<br />
<br />
63,67<br />
<br />
24,12<br />
<br />
53,88<br />
<br />
Phúc Trìu<br />
<br />
10,23<br />
<br />
53,88<br />
<br />
83,67<br />
<br />
68,45<br />
<br />
9,57<br />
<br />
46,17<br />
<br />
Thịnh Đức<br />
<br />
0,23<br />
<br />
22,34<br />
<br />
55,67<br />
<br />
50,13<br />
<br />
22,17<br />
<br />
23,88<br />
<br />
Tân Cương<br />
<br />
33,55<br />
<br />
34,23<br />
<br />
74,16<br />
<br />
65,67<br />
<br />
36,22<br />
<br />
63,67<br />
<br />
13,20<br />
<br />
38,78<br />
<br />
71,56<br />
<br />
59,56<br />
<br />
20,44<br />
<br />
46,35<br />
<br />
Xã*<br />
<br />
Tính chung<br />
<br />
Quy mô đàn gà trong nông hộ<br />
*Không tính các trại gà đang nuôi tại Trường ĐH<br />
Nông Lâm (thuộc xã Quyết Thắng).<br />
<br />
Qua điều tra trên cả 5 xã cho thấy, hộ nuôi<br />
dưới 50 con chiếm tỷ lệ cao, 44,25 %; 50 –<br />
100 con là 24,69 %; 100 – 150 con là 17,17<br />
%; 150 – 200 con là 10,22 %; nhiều hơn 200<br />
con là 3,67 %.<br />
Tỷ lệ hộ có quy mô đàn từ 150 con trở lên<br />
chiếm tỷ lệ thấp. Chăn nuôi gà chủ yếu là nhỏ<br />
lẻ, chưa trở thành nguồn thu nhập chính. Đầu<br />
tư thấp, chủ yếu phục vụ nhu cầu tự cung tự<br />
cấp thực phẩm, cải thiện bữa ăn hàng ngày.<br />
Hiện nay, một số hộ đã phát triển chăn nuôi<br />
gà thành quy mô trang trại với số lượng 3000<br />
– 5000 con gà tại xã Quyết Thắng và xã<br />
Thịnh Đức. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi,<br />
giao thông thuận tiện, nằm xa khu đông dân<br />
cư, những xã phía Tây có tiềm năng phát triển<br />
chăn nuôi gà với quy mô trang trại.<br />
Công tác tiêm phòng<br />
*Không tính các trại gà đang nuôi tại Trường ĐH<br />
Nông Lâm (thuộc xã Quyết Thắng)<br />
<br />
Qua điều tra cho thấy, tình hình phòng bệnh<br />
trên đàn gà còn nhiều hạn chế. Trên cả 5 xã,<br />
tỷ lệ hộ sử dụng vắc-xin Newcastle là 43,40<br />
%; vắc-xin Tụ huyết trùng là 23,70 %; vắcxin đậu là 21,21%; vắc-xin lasota là 9,39 %;<br />
vắc-xin Gumboro là 5,25 %.<br />
Nguyên nhân là do người dân chăn nuôi gà<br />
theo kinh nghiệm truyền thống, chưa quan<br />
tâm đến quy trình phòng bệnh, ngoài ra, do<br />
chăn nuôi nhỏ lẻ, đầu tư thấp, người chăn<br />
nuôi khó tiếp cận với các dịch vụ vắc xin cho<br />
gà thường đóng liều 100 con trở lên.<br />
Tình hình mắc bệnh trên đàn gà<br />
* Số liệu có tham khảo từ các nguồn tài liệu<br />
[5], [6], [7], [8], [9].<br />
Qua điều tra cả 5 xã cho thấy, gà thường bị<br />
mắc một số bệnh như: Cầu trùng, Salmonella,<br />
Hen gà, Tụ huyết trùng, các bệnh do virus gây<br />
ra như Newcastle, Đậu gà mắc với tỷ lệ thấp.<br />
Tỷ lệ hộ nuôi gà bị bệnh Cầu trùng là 71,56<br />
%; bệnh Salmonella là 59,56 %; bệnh Hen gà<br />
là 46,35%; bệnh Tụ huyết trùng là 38,78%;<br />
41<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />