YOMEDIA
ADSENSE
Thực trạng dấu chân carbon ở Việt Nam
11
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Mục tiêu của bài viết này là chỉ ra được thực trạng phát thải các loại khí hình thành nên dấu chân carbon và nguồn gốc phát thải các loại khí này theo từng lĩnh vực tại Việt Nam trong giai đoạn 1990 - 2020.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng dấu chân carbon ở Việt Nam
- THỰC TRẠNG DẤU CHÂN CARBON Ở VIỆT NAM Trần Thị Thuý Ngọc(1), Trần Thị Hoàng Yến(2) TÓM TẮT: Xu thế nền kinh tế xanh và phát triển bền vững Ďặt ra yêu cần phải giảm lượng phát thải khí nhà kính. Theo Ngân hàng Thế giới, năm 2022, lượng phát thải khí nhà kính của Việt Nam là 344 triệu tấn CO2 một năm, Ďứng thứ 17 trên toàn thế giới. Điều Ďó có nghĩa là dấu chân Carbon của chúng ta to và Ďậm hơn so với nhiều nước trong khu vực. Do Ďó, Việt Nam cần sớm nhận biết dấu chân Carbon Ďể hướng tới mô hình phát triển bền vững trong tương lai, nơi Ďể lại dấu chân phát triển bền vững, dấu chân có hàm lượng carbon nhỏ nhất. Mục tiêu của bài viết này là chỉ ra Ďược thực trạng phát thải các loại khí hình thành nên dấu chân carbon và nguồn gốc phát thải các loại khí này theo từng lĩnh vực tại Việt Nam trong giai Ďoạn 1990 - 2020. Từ khoá: Dấu chân Carbon, tài nguyên, phát triển bền vững, môi trường, Việt Nam. ABSTRACT: The green economy and sustainable development requires to reduce greenhouse gas emissions. According to the World Bank, in 2022 Vietnam's greenhouse gas emissions will be 344 million tons of CO2 per year, ranking 17th worldwide. That means Vietnam‘s carbon footprint is larger and darker than many countries in the region. Therefore, Vietnam needs to recognize carbon footprints early, to move towards a sustainable development model in the future, where the sustainable development footprint is left and the carbon footprint has the smallest as possible. This article investigates the current situation of gas emission that forms carbon footprints and the sources of emissions of these gases by sectors in Vietnam during the period from 1990 to 2020. Keywords: Carbon footprint, natural resources, sustainable development, environment, Vietnam. 1. Giới thiệu Trong quá trình tăng trưởng và phát triển, hoạt Ďộng kinh tế từ trước Ďến nay chủ yếu vẫn dựa trên cách tiếp cận truyền thống, Ďó là kinh tế tuyến tính. Kinh tế tuyến tính chỉ quan tâm Ďến việc khai thác tài nguyên sản xuất, tiêu dùng mà 1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. Email: ngocttt@due.edu.vn 2. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. Email: yentth@due.edu.vn 1323
- không quan tâm nhiều Ďến thải bỏ ra môi trường. Chính Ďiều này dẫn Ďến gia tăng hiệu ứng nhà kính và gây ra hiện tượng biến Ďổi khí hậu. Dấu chân carbon (Carbon footprint) là một vấn Ďề hiện nay Ďược nhiều quốc gia phát triển và kể cả những nước Ďang phát triển quan tâm nghiên cứu. Trong bối cảnh của sự nóng lên toàn cầu và biến Ďổi khí hậu Ďã gây ra hàng loạt các hiện tượng thời tiết cực Ďoan trên toàn thế giới, Hội nghị lần thứ 28 của các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến Ďổi khí hậu (COP28) diễn ra vào tháng 12/2023 tại UAE Ďã Ďặt ra nhiều mục tiêu cho các quốc gia tham gia, trong Ďó có mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính toàn cầu bằng 0 vào năm 2050, giảm 43 lượng phát thải vào năm 2030 so với mức của năm 2019. Các quốc gia sẽ cùng nhau Ďề ra lộ trình giảm lượng phát khí thải liên quan Ďến tất cả các lĩnh vực, Ďặc biệt chú trọng Ďến những lĩnh vực chủ yếu gây ra nguồn phát thải khí nhà kính. Việt Nam là một nước Ďang phát triển với nền kinh tế năng Ďộng và có tốc Ďộ tăng trưởng cao trong khu vực. Sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng này làm gia tăng lượng khí thải nhà kính gây ra ảnh hưởng Ďến môi trường sinh thái và sức khoẻ của con người (CCDR (2022), Phạm Hồng Mạnh & cộng sự (2022)). Tỉ lệ Ďô thị hoá tăng cao, nhu cầu tiêu thụ năng lượng cũng tăng khá Ďáng kể. Do Ďó, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia chịu tác Ďộng nặng nề nhất của biến Ďổi khí hậu. Việt Nam khi tham gia COP28 Ďã thể hiện tinh thần tích cực, chủ Ďộng, tự vươn lên tìm kiếm những sáng kiến và giải pháp Ďể Ďạt Ďược các mục tiêu Ďề ra. Mặt khác, trong những năm gần Ďây, dấu chân carbon Ďã trở thành một thuật ngữ Ďược sử dụng phổ biến và công khai trong các cuộc tranh luận về trách nhiệm và hành Ďộng của các bên liên quan nhằm giảm thiểu mối Ďe doạ của sự biến Ďổi khí hậu và nóng lên toàn cầu. Các hoạt Ďộng sản xuất, tiêu dùng của con người, các hoạt Ďộng phát triển công nghiệp, Ďô thị hoá, tàn phá rừng,… Ďều liên quan Ďến việc phát thải ra các sản phẩm khí carbon. Lượng khí carbon và các loại khí nhà kính khác là nguyên nhân chính của sự nóng lên toàn cầu và biến Ďổi khí hậu. Dấu chân carbon trong tất cả các lĩnh vực trở thành thước Ďo các tác Ďộng của con người lên môi trường hiện nay và trở thành mối quan tâm nghiên cứu hàng Ďầu của các nhà khoa học. Các nghiên cứu và thảo luận ban Ďầu của Rees E. William (1992) và Wiedmann & Minx (2007) về dấu chân carbon chủ yếu liên quan Ďến Ďịnh nghĩa, ý nghĩa và sự phát thải các khí nhà kính. Nghiên cứu về dấu chân carbon không chỉ Ďược thực hiện ở phạm vi toàn cầu (Shi & Yin, 2021) mà còn ở phạm vi quốc gia (Yang & cộng sự, 2020). Trong những năm gần Ďây, một số tác giả như Jarotwan Koiwanit & Viachaslau Filimonau (2021) hay Abulibdeh & cộng sự (2024) Ďã tập trung vào vấn Ďề nghiên cứu và phân tích dấu chân carbon trong các lĩnh vực nhất Ďịnh như năng lượng, công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, hoặc tập trung ở một khu vực Ďịa phương nào Ďó như Ďô thị hay thành phố lớn Aichele & Felbermayr (2011). Chảy cùng dòng chảy Ďó, tại Việt Nam, các nghiên cứu Ďi trước cũng Ďược thực hiện nhằm Ďo lường, ước lượng và phân tích dấu chân carbon cũng như những nguyên nhân gây ra dấu chân carbon tại 1324
- một số khu vực nhất Ďịnh thể hiện trong nghiên cứu của Phạm Phú Song Toàn và Kiều Thị Hoa (2020); Van & cộng sự (2021) và cũng như trong một số lĩnh vực cụ thể như công nghiệp dệt may, sử dụng Ďất và lâm nghiệp (Lê Quốc Hùng & cộng sự, 2021). Phân tích dựa trên dấu chân carbon không chỉ tạo Ďiều kiện thuận lợi cho việc thăm dò các khu vực tập trung và cường Ďộ phát thải carbon mà còn cung cấp cơ sở Ďể thực hiện các Ďề xuất và phương án thực hiện một cách có mục tiêu và giám sát Ďịnh kỳ. Những lợi ích của dấu chân carbon có lợi cho việc các bên liên quan trong các lĩnh vực khác nhau thông qua các mục tiêu và hành Ďộng thống nhất trong quá trình giảm lượng khí thải carbon và thúc Ďẩy phát triển bền vững toàn cầu. Vì vậy, cần xem xét, phân loại các loại khí thải, thành phần tạo ra dấu vết carbon Ďể hiểu rõ nguyên nhân bên trong dẫn Ďến sự gia tăng nhanh lượng khí thải carbon ở Việt Nam và các cơ chế kiểm soát tương ứng. Với mục tiêu phát triển bền vững, bảo Ďảm chất lượng môi trường tốt, sự thịnh vượng về kinh tế và công bằng xã hội, sự phát triển Ďáp ứng nhu cầu của hiện tại và tương lai. Do vậy, nghiên cứu việc phát thải các loại khí gây ra dấu chân carbon là cần thiết Ďể quá trình phát triển của chúng ta giảm Ďể lại ―dấu chân carbon‖ cho thế hệ mai sau. Điều này Ďặc biệt quan trọng Ďối với các nền kinh tế Ďang phát triển như Việt Nam, nơi các ngành công nghiệp vẫn Ďang phát triển mạnh mẽ và tăng trưởng kinh tế Ďang Ďược Ďặt lên hàng Ďầu. Mặc dù các nghiên cứu về dấu chân carbon tại Việt Nam Ďã tương Ďối nhiều, tuy nhiên, Ďa phần các nghiên cứu trước Ďây Ďều có xu hướng tập trung phân tích tại một lĩnh vực hay khu vực cụ thể nào Ďó. Do Ďó, thiếu một sự Ďánh giá tổng quan và hệ thống các khí và nguồn phát thải ra các loại khí gây ra dấu chân carbon ở Việt Nam. Dựa trên những khoảng trống nghiên cứu, bài nghiên cứu này cố gắng tiến hành Ďánh giá thực trạng dấu chân carbon tại Việt Nam và phân tích các nguồn phát thải quan trọng gây ra dấu chân carbon theo từng lĩnh vực trong 31 năm từ năm 1990 Ďến năm 2020. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc Ďưa ra những Ďề xuất, kiến nghị, sáng kiến và biện pháp Ďể chính phủ, doanh nghiệp, các tổ chức và mỗi cá nhân có thể cùng tham gia nhằm giảm thiểu dấu chân carbon theo Ďúng các mục tiêu Ďề ra ở Việt Nam. 2. Cơ sở lí thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lí thuyết Theo The Nature Conservancy, dấu chân carbon là tổng lượng khí thải nhà kính (bao gồm carbon dioxide và methane) Ďược tạo ra bởi các hành Ďộng của con người. Plassmann & G. Edwards-Jones (2010) thì Ďịnh nghĩa, dấu chân carbon là ước tính tổng lượng khí nhà kính (GHG) phát thải ra trong quá trình sản xuất, chế biến và bán lẻ hàng tiêu dùng. Xác Ďịnh dấu chân carbon nhằm mục Ďích xác Ďịnh nguồn phát thải chính trong toàn bộ chuỗi cung ứng Ďể thông báo cho các bên liên quan có thể thực hiện các hành Ďộng nhằm giảm phát thải. Dấu chân carbon cũng có thể Ďược truyền Ďến cho người tiêu dùng thông qua nhãn 1325
- carbon. Hay theo Yang & cộng sự (2020), Ďịnh nghĩa dấu chân cacbon là lượng khí nhà kính (trong Ďó chủ yếu là cacbon dioxide) thải vào khí quyển bởi một hoạt Ďộng cụ thể của con người. Hiểu theo cách Ďơn giản, dấu chân carbon là tổng lượng khí nhà kính Ďược sản xuất Ďể hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho các hoạt Ďộng của con người, thường Ďược biểu thị dưới dạng tấn carbon dioxide (CO2). Dấu chân carbon thường Ďược Ďo bằng tấn CO2 phát ra mỗi năm hoặc có thể Ďược bổ sung bằng tấn khí tương Ďương CO2, bao gồm methane (CH4), nitrous oxide (N2O). Dấu chân carbon có thể là phạm vi rộng hoặc Ďược áp dụng cho các hoạt Ďộng của một cá nhân, một gia Ďình, một sự kiện, một tổ chức hoặc thậm chí là cả một quốc gia. Từ các Ďịnh nghĩa trên, nghiên cứu này sử dụng Ďịnh nghĩa dấu chân carbon là tổng lượng khí CO2, CH4 và N2O Ďược phát thải ra môi trường. Cụ thể: - CO2: là một hợp chất quan trọng trong quá trình quang hợp cho sự phát triển của thực vật và sau Ďó là sự tồn tại của Ďời sống Ďộng vật. Ngoài ra, nó là một chất Ďộc trong khí quyển có thể ức chế hoặc giết chết Ďời sống thực vật và Ďộng vật. Khí thải CO2 là lượng khí thải CO2 liên quan Ďến toàn bộ các hoạt Ďộng của cá nhân hay tổ chức khác như các toà nhà, doanh nghiệp, tổ chức hay quốc gia. Phát thải khí CO2 bao gồm phát thải trực tiếp và gián tiếp. Phát thải khí CO2 trực tiếp từ quá trình Ďốt cháy nhiên liệu hoá thạch trong sản xuất, tiêu thụ năng lượng, giao thông vận tải,… Trong khi Ďó, phát thải gián tiếp khí CO2 xuất phát từ toàn bộ vòng Ďời của các sản phẩm chúng ta sử dụng, tức là liên quan Ďến quá trình sản xuất và tiêu dùng cuối cùng của chúng ta. Nếu con người tiêu thụ càng nhiều sản phẩm thì lượng khí CO2 thải ra môi trường Ďược gây ra thay mặt con người càng nhiều. - Methane (CH4): Trong tự nhiên, khí CH4 Ďược tạo ra bởi quá trình phân huỷ vi khuẩn kị khí của thực vật dưới nước, do Ďó, các vùng Ďất ngập nước là nguồn khí CH4 tự nhiên chính. Mặt khác, quá trình sản xuất, chăn nuôi, quản lí chất thải và Ďốt cháy các khí tự nhiên và than Ďá cũng là nguồn khí CH4 do con người tạo ra. Các hoạt Ďộng của con người như Ďốt cháy sinh khối, chăn nuôi và xử lý chất thải Ďã thải ra lượng lớn khí CH4 ra môi trường do quá trình phân huỷ của bùn Ďất và chất thải ở các bãi chôn lấp và xử lý chất thải. Ngoài ra, các hoạt Ďộng khai thác, xử lý, Ďốt cháy trong sản xuất lò luyện than cũng là một nguồn thải ra lượng Ďáng kể khí CH4 vào khí quyển. - Nitrous oxide (N2O): là khí Ďược thải ra môi trường chủ yếu do các hoạt Ďộng canh tác sử dụng phân bón tổng hợp và chăn nuôi gia súc. Trong lĩnh vực công nghiệp, tuy lượng khí N2O thải ra ít hơn 10 lần so với lượng phát thải khí CO2, nhưng khả năng làm ấm bầu khí quyển của khí N2O hơn gần gấp 300 lần so với lượng tương Ďương khí CO2. Đồng thời, khí N2O cũng tồn tại trong khí quyển rất lâu, nó có thể tồn tại hơn 100 năm trước khi bị loại bỏ. Như vậy, trong khí quyển, sự gia tăng nồng Ďộ khí CO2 chủ yếu do sử dụng nhiên liệu hoá thạch, công nghiệp, sản xuất và xây dựng, trong khi Ďó, thì phát 1326
- thải khí CH4 và N2O chủ yếu Ďến từ hoạt Ďộng nông nghiệp, quản lí chất thải và Ďốt cháy nhiên liệu. 2.2. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu thứ cấp về lượng phát khí thải CO2, CH4 và N2O và các nguồn phát của chúng theo từng lĩnh vực ở Việt Nam từ nguồn dữ liệu của OurWorldData và ClimateWatchData. Dựa trên dữ liệu trong 31 năm từ năm 1990 Ďến năm 2020 về lượng phát, tác giả Ďã tiến hành lựa chọn các loại biến số cho phù hợp với mục tiêu của nghiên cứu. Phân tích trực quan Ďồ thị và thống kê mô tả Ďược thực hiện bằng cách lập các biểu Ďồ ở thời Ďiểm ban Ďầu và theo thời gian Ďể chỉ ra xu hướng của sự thay Ďổi về lượng phát thải của các loại khí gây nên sự hình thành dấu chân carbon. 3. Kết quả nghiên cứu và đánh giá 3.1. Lượng phát thải các loại khí carbon dioxide, methane và nitrous oxide gây ra dấu chân carbon Từ dữ liệu phân tích này cho một kết quả khá thú vị và cũng có sự khác biệt so với một số nghiên cứu trước Ďây. Nhìn vào Hình 1 ta thấy, từ năm 1990 - 2000, tổng lượng phát thải CO2 thực tế vẫn tăng nhưng lại mang giá trị âm. Điều này không có nghĩa là trong giai Ďoạn này, chúng ta không phát thải ra khí CO2 mà nguyên nhân ở Ďây có thể trong giai Ďoạn này, quy mô của nền kinh tế chưa mở rộng nên lượng CO2 Ďược lấy ra ngoài nhiều hơn lượng CO2 Ďược Ďưa vào khí quyển, hiện tượng này gọi là phát thải âm. Nhưng với sự phát triển của nền kinh tế, Việt Nam là một nền kinh tế năng Ďộng và có tốc Ďộ tăng trưởng khá cao so với các nước trong khu vực. Sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực Ďã làm tăng lượng phát thải vào môi trường khí quyển. Nhìn vào Ďồ thị, ta thấy lượng phát thải của hai loại khí là CH4 và N2O qua thời gian hầu như rất ít thay Ďổi. Trong khi lượng phát thải khí CO2 là loại khí chủ yếu tạo ra dấu chân carbon thì lại tăng rất nhanh. Nguyên nhân là trong giai Ďoạn này Việt Nam Ďã gia tăng việc sử dụng các các nguồn hoá thạch, như than Ďá, dầu mỏ, khí Ďốt Ďể Ďáp ứng nhu cầu sản xuất và vận chuyển. Điều này khiến cho lượng khí thải CO2 tăng lên Ďáng kể. Mặc dù trong những năm gần Ďây Việt Nam Ďã Ďẩy mạnh việc Ďổi mới và ứng dụng những công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất Ďể giảm thiểu khí thải CO2 trong quá trình sản xuất và vận chuyển, tuy nhiên lượng phát thải CO2 vẫn giảm chưa Ďáng kể. Với mục tiêu Ďến năm 2050 Việt Nam thực hiện phát thải ròng bằng không (Net zero), Ďiều này Ďặt ra yêu cầu cấp bách cho Việt Nam cần phải Ďổi mới, ứng dụng công nghệ sạch vào sản xuất và Ďời sống. Bên cạnh Ďó, cần phát huy việc tái chế nguồn năng lượng thải ra. 1327
- Lượng phát thải khí gây ra dấu chân carbon (Đvt: triệu tấn tương Ďương khí CO2 (CO2eq)) 400 350 300 250 200 150 100 50 0 1994 2011 1990 1991 1992 1993 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 -50 -100 CO2 CH4 N2O Hình 1. Lượng phát thải các loại khí CO2, CH4, N2O (Nguồn: Nhóm tác giả tự tính toán từ dữ liệu OurWorldData) 3.2. Các nguồn phát thải khí carbon dioxide, methane và nitrous oxide Trong tổng lượng khí thải Ďể hình thành dấu chân carbon, thường chủ yếu Ďược Ďo bằng tấn CO2 phát ra mỗi năm. Nhìn vào Hình 2, chúng ta thấy một Ďiều khá thú vị là thay Ďổi sử dụng Ďất và lâm nghiệp là khu vực có phát thải khí CO2 âm. Như vậy, lĩnh vực này có lượng khí CO2 Ďược loại bỏ ra khỏi khí quyển nhiều hơn lượng khí CO2 thải ra. Thay Ďổi sử dụng Ďất, Ďặc biệt là thay Ďổi sử dụng Ďất lâm nghiệp có ảnh hưởng lớn Ďến lượng phát thải khí CO2 do mất rừng và suy thoái rừng. Theo IPCC (2007), lượng phát thải của lĩnh vực sử dụng Ďất, thay Ďổi sử dụng Ďất và lâm nghiệp chiếm khoảng 17% tổng lượng phát thải khí nhà kính trên toàn cầu. Ở Việt Nam, giai Ďoạn từ năm 1990 - 2000 và giai Ďoạn 2012 - 2019, lượng khí thải CO2 của lĩnh vực thay Ďổi sử dụng Ďất và lâm nghiệp có giá trị âm, nguyên nhân là do tỉ lệ che phủ rừng liên tục tăng, năm 1990, tỉ lệ che phủ rừng là 28 , năm 2012 là 40,7 và năm 2022, tỉ lệ này là 42,02% (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Kết quả phân tích này hoàn toàn tương Ďồng với kết quả nghiên cứu của Vũ Tấn Phương & cộng sự (2020). Nghiên cứu của Vũ Tấn Phương & cộng sự (2020) cho thấy giai Ďoạn 2010 - 2020, Ďất sản xuất nông nghiệp có sự thay Ďổi không Ďáng kể. Tổng diện tích Ďất canh tác nông nghiệp Ďến năm 2020 giảm khoảng 1,1 triệu héc-ta, trong Ďó chủ yếu những thay Ďổi về diện tích Ďối với cây hằng năm hoặc cây lâu năm. Nhưng Ďất lâm nghiệp lại có sự thay Ďổi mạnh mẽ, tổng diện tích Ďất có rừng dự kiến tăng thêm khoảng 2,1 triệu héc-ta, trong Ďó chủ yếu là sự thay Ďổi về diện tích rừng sản xuất là rừng trồng và rừng sản xuất là rừng tự nhiên. Sự thay Ďổi sử dụng Ďất lâm nghiệp này sẽ tạo ra lượng CO2 hấp thụ thuần là 37,3 triệu tấn CO2/năm. 1328
- 200 150 100 50 0 2006 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 -50 Các tòa nhà Công nghiệp Thay Ďổi sử dụng Ďất và Lâm nghiệp Đốt cháy nhiên liệu khác -100 Giao thông Sản xuất và xây dựng Hình 2. Các nguồn phát thải CO2 theo lĩnh vực (Nguồn: Nhóm tác giả tự tính toán từ dữ liệu OurWorldData và ClimateWatchData) Cũng giống với các nước trên thế giới, trong tổng lượng khí thải CO2 phát ra ở nước ta thì nguồn phát thải từ Ďiện và nhiệt là tăng mạnh nhất, chiếm 65% trong tổng lượng phát thải, do nhu cầu sử dụng năng lượng trong sản xuất ngày càng tăng. Năm 2021, trên thế giới tổng phát thải CO2 từ ngành năng lượng bằng 86,94% tổng phát thải CO2 từ tất cả các nguồn (bp Statistical Review of World Enegy (2022)). Tiếp Ďến là hoạt Ďộng sản xuất và xây dựng. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng dân số và cường Ďộ sử dụng năng lượng trong giao thông là nguyên nhân làm cho lượng khí CO2 thải ra môi trường ngày càng lớn. Đặc biệt với sự phát triển của phương tiện giao thông Ďường bộ, chủ yếu là các loại phương tiện giao thông cá nhân Ďã làm cho không khí ngày càng ô nhiễm. Về nguồn phát thải ra khí CH4, mặc dù xét theo giai Ďoạn từ năm 1990 Ďến năm 2020 tổng lượng phát thải khí CH4 không có sự biến Ďộng mạnh. Tuy nhiên, khi xem xét lĩnh vực phát thải ra nguồn khí này thì có sự chênh lệch khá lớn giữa các lĩnh vực. Nhìn vào Hình 3 ta thấy, trong nguồn phát thải ra khí CH4 thì khu vực nông nghiệp là khu vực có lượng thải CH4 nhiều nhất, tiếp Ďến là lĩnh vực quản lí và xử lý chất thải, vì Ďây là các nguồn mà thải ra khí CH4 nhiều nhất. Theo báo cáo của CCAC và UNEP (2021) phần lớn lượng khí thải CH4 do con người gây ra Ďến từ ba lĩnh vực là: nhiên liệu hoá thạch, chất thải và nông nghiệp. Trong lĩnh vực sử dụng nhiên liệu hoá thạch, khai thác, chế biến và phân phối dầu khí chiếm 23% và khai thác than chiếm 12 lượng khí thải. Trong lĩnh vực chất thải, bãi chôn lấp và nước thải chiếm khoảng 20% lượng khí thải. Trong lĩnh vực nông nghiệp, lượng khí thải chăn nuôi từ phân và quá trình phân huỷ lên men chiếm khoảng 32%, và trồng lúa là 8 lượng khí thải. 1329
- Các nguồn phát thải khí CH4 theo lĩnh vực (Đvt: triệu tấn tương Ďương khí CO2 (CO2eq)) 60 40 20 0 1991 2017 1990 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2018 2019 2020 Nông nghiệp Sản xuất năng lượng Chất thải Thay Ďổi sử dụng Ďất và Lâm nghiệp Công nghiệp Đốt cháy nhiên liệu khác Hình 3. Các nguồn phát thải CH4 theo lĩnh vực (Nguồn: Tác giả tự tính toán từ dữ liệu OurWorldData và ClimateWatchData) Khi phân tích các nguồn phát thải ra khí N2O, ta cũng nhận thấy rằng khu vực nông nghiệp là khu vực phát thải ra lượng khí N2O nhiều nhất so với các khu vực khác và có xu hướng tăng nhanh. Điều này có thể lý giải do nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, và Ďồng thời nông nghiệp là nguồn phát thải chính khí CH4 và N2O ra môi trường. Diện tích nhóm Ďất nông nghiệp 28 triệu héc-ta, chiếm 84,8% trong tổng Ďiện tích Ďất tự nhiên (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2022). Diện tích Ďất nông nghiệp vẫn chiếm Ďa số trong tổng diện tích Ďất Ďai tại Việt Nam, bao gồm các loại Ďất sử dụng trong trồng trọt và sản xuất nông nghiệp, Ďất lâm nghiệp, Ďất nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và sản xuất nông nghiệp khác. So sánh với kết quả thống kê diện tích Ďất Ďai năm 2021, thì trong năm 2022, diện tích Ďất nông nghiệp Ďã tăng thêm 8.255 ha. Lĩnh vực chất thải cũng là lĩnh vực phát thải khí N2O cao, sau lĩnh vực nông nghiệp. Các nguồn phát thải khí N2O theo lĩnh vực (Đvt: triệu tấn tương Ďương khí CO2 (CO2eq)) 25 20 15 10 5 0 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 2016 2018 2020 Nông nghiệp Công nghiệp Đốt cháy nhiên liệu khác Chất thải Sử dụng đất và Lâm nghiệp Sản xuất năng lượng Hình 4. Các nguồn phát thải N2O theo lĩnh vực (Nguồn: Nhóm tác giả tự tính toán từ dữ liệu OurWorldData và ClimateWatchData) 1330
- 4. Kết luận và khuyến nghị Với mục tiêu hạn chế sự nóng lên của trái Ďất ở mức 1,5°C vào năm 2050 thì yêu cầu Ďặt ra tốc Ďộ xoá dấu chân carbon cho tất cả các quốc gia là 17,5 /năm. Việt Nam với mục tiêu cam kết Ďưa phát thải carbon về không vào năm 2050. Do Ďó, việc phân tích thực trạng các loại khí thải hình thành nên dấu chân carbon và các nguồn phát thải Ďể chúng ta có một bức tranh tổng thể và chi tiết theo từng lĩnh vực, từ Ďó có các kế hoạch hành Ďộng giảm thiểu các loại khí này trong quá trình tăng trưởng và phát triển Ďể Ďạt Ďược mục tiêu phát thải ròng Net zero vào năm 2050 như Việt Nam Ďã cam kết với quốc tế. Dựa trên các kết quả nghiên cứu này, nhóm tác giả gợi ý một số khuyến nghị chính sách nhằm giúp giảm thiểu dấu chân carbon trong quá trình phát triển ở Việt Nam. - Thứ nhất, như phân tích ở trên, ta thấy ngành năng lượng là ngành thải ra môi trường khí quyển nhiều khí CO2 nhất trong các ngành. Do Ďó, việc chuyển Ďổi sang năng lượng tái tạo là một trong những cách Ďể giảm dấu chân sinh thái. Tuy nhiên, việc chuyển Ďổi sang nguồn năng lượng sạch Ďòi hỏi cần một quá trình, do Ďó bên cạnh tạo ra những nguồn năng lượng mới, Việt Nam cần tăng cường sử dụng tiết kiệm năng lượng, tái chế nguồn năng lượng thải ra từ các nhà máy công nghiệp. - Thứ hai, Ďể giảm dấu chân carbon, trong Ďó có giảm phát thải CO2, Việt Nam cần có cơ chế chính sách phù hợp Ďể phát triển các nguồn năng lượng sạch, có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp Ďầu tư Ďổi mới công nghệ, sử dụng công nghệ mới Ďể giảm thiểu phát thải Ďể hướng tới thực hiện nền kinh tế tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. - Thứ ba, cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng Ďang có, tức là sử dụng ít năng lượng hơn Ďể thực hiện các công việc tương tự trong cá nhân hộ gia Ďình, doanh nghiệp, tổ chức và quốc gia như tăng cường cải thiện khả năng cách nhiệt trong các toà nhà, sử dụng các thiết bị năng lượng hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn. - Thứ tư, Chính phủ có những chính sách ưu tiên nghiên cứu, chuyển Ďổi và hỗ trợ người dân trong việc sử dụng các phương tiện chạy bằng xăng sang phương tiện chạy bằng Ďiện nhằm giảm thiểu lượng khí thải CO2 tạo ra trong lĩnh vực giao thông. - Thứ năm, Ďể loại bỏ CO2 khỏi khí quyển, chúng ta cần tăng cường sử dụng các giải pháp khí hậu ―tự nhiên‖, Ďó chính là việc giảm tỉ lệ phá rừng, tăng cường trồng rừng và tái trồng rừng, phục hồi hệ sinh thái ven biển, tăng cường thực vật ven biển và thực vật biển, nhằm tăng cường bù Ďắp lượng khí thải CO2 ra khí quyển. - Thứ sáu, Ďể gắn trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trong quá trình phát triển, Việt Nam cần sớm có các cơ chế chính sách hình thành thị trường carbon trong tương lai. Điều này cũng là một sự chuẩn bị tốt cho việc tham gia của Việt Nam vào cộng Ďồng quốc tế Ďối với vào các mục tiêu chung của Liên hợp quốc về biến Ďổi khí hậu, theo như tinh thần tại COP28 năm 2023 về thị trường carbon toàn cầu. 1331
- - Thứ bảy, như kết quả phân tích cho thấy nguồn phát thải chính khí CH4 và N2O Ďến chủ yếu từ hoạt Ďộng nông nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam cũng như trên toàn cầu, các biện pháp giảm thiểu khí CH4 và N2O chưa Ďược quan tâm nhiều như Ďối với khí thải CO2. Do Ďó, việc áp dụng các biện pháp Ďể giảm thiểu lượng phát thải CH4 và N2O cần phải Ďược nghiên cứu kỹ lưỡng Ďể không ảnh hưởng Ďến năng suất mùa vụ, hướng Ďến việc phát triển nông nghiệp bền vững, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thuận tự nhiên. Cần có những chính sách và phương án cải thiện hiệu quả việc sử dụng khí ni-tơ của cây trồng bằng cách xác Ďịnh các thời Ďiểm bón phân cho cây trồng phù hợp hơn, Ďúng thời Ďiểm cây trồng cần nhất, Ďồng thời tiết kiệm, tránh lãng phí và sử dụng phân bón quá tải nhằm ngăn chặn việc ô nhiễm khí N2O ra không khí và các nguồn nước. - Thứ tám, vì nguồn phát thải khí CH4 và N2O Ďược gây ra lượng lớn từ việc chăn nuôi gia súc và quản lí chất thải từ chúng, nên gia súc cũng chịu trách nhiệm một cách trực tiếp và gián tiếp về lượng khí CH4 và N2O thải ra môi trường. Do Ďó, Ďể góp phần giảm thải lượng phát thải khí CH4 và N2O, việc giảm một phần việc tiêu thụ thịt và các sản phẩm từ thịt cũng như tránh lãng phí thực phẩm sản xuất ra cũng sẽ giúp giảm lượng khí thải CH4 và N2O vào khí quyển một cách gián tiếp. - Thứ chín, Chính phủ cần có những chính sách khuyến nông hỗ trợ nông dân trong việc nâng cao hiểu biết, cung cấp những phương pháp, sáng kiến trong việc quản lí, xử lý chất thải nông nghiệp như che phủ các nơi chứa chất thải hay hỗ trợ các công nghệ hiện Ďại như tách phân, phân huỷ kị khí, sục khí, sử dụng chất bổ sung,… và Ďồng thời cũng Ďặt ra những giới hạn về việc quản lí chất thải cũng là một trong những nỗ lực nhằm giảm thiểu việc thoát khí CH4 và N2O ra môi trường. - Cuối cùng, những nỗ lực giảm thiểu dấu chân carbon không chỉ Ďến từ hoạt Ďộng sản xuất mà còn Ďến từ hành vi tiêu dùng của con người. Việc công bố dấu chân carbon theo loại hàng hoá và dịch vụ có giá trị trong việc giúp người tiêu dùng xanh hoá mức tiêu dùng của họ - cho phép chuyển Ďổi từ các sản phẩm sử dụng nhiều khí nhà kính sang sản phẩm ít phát thải khí nhà kính hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abulibdeh, A., Jawarneh, R. N., Al-Awadhi, T., Abdullah, M. M., Abulibdeh, R. & El Kenawy, A. M. (2024). Assessment of carbon footprint in Qatar‘s electricity sector: A comparative analysis across various building typologies. Renewable and Sustainable Energy Reviews, 189 (PA), 114022. https://doi.org/10.1016/j.rser.2023.114022 2. Aichele, R. & Felbermayr, G. (2011). Kyoto and the Carbon Footprint of Nations: An Empirical Analysis of Carbon Content of Bilateral Trade. Review of Economics and Statistics, 97 (1). 3. bp Statistical Review of World Enegy (2022), 71st edition. 1332
- 4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các quyết Ďịnh công bố hiện trạng rừng toàn quốc, Quyết Ďịnh số 1739/QĐ-BNN-TCLN, ngày 31/7/2013; Quyết Ďịnh số 2357/QĐ-BNN-KL, ngày 14/6/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2022), Quyết Ďịnh số 3048/QĐ-BTNMT Phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích Ďất Ďai của cả nước năm 2022, Hà Nội, ngày 18/10/2023. 6. CCAC và UNEP (2021), Climate and Clean Air Coalition (CCAC) & United Nations Environment Programme (UNEP), Global Methane Assessment. 7. CCDR (2022), Báo cáo quốc gia về Khí hậu và Phát triển cho Việt Nam của Nhóm Ngân hàng Thế giới, Hà Nội, ngày 1/7/2022. 8. IPCC: Climate Change 2007: Synthesis Report. Contribution of Working Groups I, II and III to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change, (2007), Geneva, Switzerland, 104 pp. 9. Jarotwan Koiwanit & Viachaslau Filimonau. (2021). Carbon footprint assessment of home-stays in Thailand. Resources, Conservation and Recycling, 164. 10. Lê Quốc Hùng., Asaeda Takashi & Vũ Thị Phương Thảo (2021). Carbon emissions in the field of land use, land use change, and forestry in the Vietnam mainland. Wetlands Ecology and Management, 29 (2), 315-329. https://doi.org/10.1007/s11273-021-09789-6. 11. Phạm Hồng Mạnh, Nguyễn Anh Tuấn & Lê Phương Thanh (2022). Mối quan hệ giữa mức phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ - Kinh tế - Luật và Quản lí, 6 (1):2334-2347. https://doi.org/10.32508/stdjelm.v6i1.802. 12. Phạm Phú Song Toàn & Kiều Thị Hoa (2020). Carbon footprint evaluation for the traditional pottery village - A case study in Hoi An City, Vietnam. Chemical Engineering Transactions, 78(February), 337-342. https://doi.org/10.3303/CET2078057. 13. Plassmann, K. & G. Edwards-Jones (2010). Carbon footprinting and carbon labelling of food products. Woodhead Publishing. 14. Rees E William. (1992). Ecological footprints and appropriated carrying capacity what urban economics leaves out. Environment and Urbanization, 4(2), 121-130. 15. Shi, S. & Yin, J. (2021). Global research on carbon footprint: A scientometric review. Environmental Impact Assessment Review, 89. https://doi.org/https://doi.org/10.1016/j.eiar.2021.106571. 16. Van, L. T., Ho, V. T. T., Thanh, H. D. T., Thong, N. T., Huynh, Q. & Nguyen, Q. L. B. (2021). Analysis of CO2 Emissions from Industrial Parks: A 1333
- Case Study in Ho Chi Minh City, Vietnam . IOP Conference Series: Materials Science and Engineering, 1092(1), 012084. https://doi.org/10.1088/1757- 899x/1092/1/012084. 17. Vũ Tấn Phương, Đỗ Trọng Hoàn & Hoàng Xuân Tý (2020). Tiềm năng phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực sử dụng Ďất, thay Ďổi sử dụng Ďất và lâm nghiệp giai Ďoạn 2010 - 2020 ở Việt nam. Tạp Chí KHLN, 2014, 3451-3460. 18. Wiedmann, T. & Minx, J. (2007). A Definition of Carbon Footprint. Science, 1(01), 1-11. http://www.censa.org.uk/docs/ISA-UK_Report_07- 01_carbon_footprint.pdf. 19. Yang, Y., Qu, S., Cai, B., Liang, S., Wang, Z., Wang, J. & Xu, M. (2020). Mapping global carbon footprint in China. Nature Communications, 11(1). https://doi.org/10.1038/s41467-020-15883-9 1334
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn