
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị phát triển bền vững trong doanh
nghiệp thương mại điện tử.
1.1. Cơ sở lý luận về quản trị phát triển bền vững trong doanh nghiệp
1.1.1. Các khái niệm cơ bán
Quản trị là việc xác định mục tiêu, lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát
nhằm tối ưu hóa các nguồn lực của tổ chức, đảm bảo sự phát triển bền vững và
khả năng thích nghi trong môi trường biến động. (Ra quyết định trong quản trị
kinh doanh, Hoàng Văn Hải, 2013)
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn
phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của
nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng
những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học".
Quản trị phát triển bền vững (Sustainable Development Management) là quá
trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp
nhằm đạt được sự cân bằng giữa ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường.
Quá trình này không chỉ tập trung vào mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận mà còn
đảm bảo trách nhiệm xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
1.1.2. Một số biểu hiện của quản trị phát triển bền vững trong doanh nghiệp
Mô hình quản trị phát triển bền vững phổ biến hiện nay là ESG (Environment -
môi trường, Social - xã hội và Governance - quản trị doanh nghiệp. Hiệu quả
hoạt động quản trị phát triển bền vững của doanh nghiệp thường được lượng hóa
thông qua bộ chỉ số như Nachhaltigkeitsindex (DAX 50ESG); DJSI (Dow Jones
Nachhaltigkeitsindex); bộ chỉ số FTSE4Good .... Mỗi bộ chỉ số này sẽ đánh giá