intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận tài chính quốc tế: Các tổ chức tài chính WTO, WB, IMF

Chia sẻ: Dsgvfdcx Dsgvfdcx | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

320
lượt xem
79
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận tài chính quốc tế: Các tổ chức tài chính WTO, WB, IMF nhằm trình bày nguồn gốc hoạt động của tổ chức thương mại thế giới - WTO, các nguyên tắc và hiệp định, thành viên của tổ chức thương mại thế giới, thế giới chào đón Việt Nam gia nhập WTO, vai trò của WB đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam và xu hướng ODA của WB cho Việt Nam, giới thiệu chung về Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận tài chính quốc tế: Các tổ chức tài chính WTO, WB, IMF

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  Tiểu luận môn TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH – WTO, WB, IMF Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Liên Hoa Lớp : Cao học K16 Đêm 2- Ngân hàng Nhóm thực hiện : Nhóm6 Thành viên của nhóm: 1. Cao Như Hồng 2. Lê Thị Kim Loan 3. Đỗ Thị Kim Luyến 4. Trương Thị Ngọc Mai 5. Nguyễn Thị Thanh Nga 6. Nguyễn Thị Công Uyên TP. Hồ Chí Minh 03/2008
  2. MỤC LỤC A. TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI-WTO ........................................................................... 3 I. Nguồn gốc và mục ti êu họat động................................................................................................. 3 II. Chức năng:...................................................................................................................................... 4 1. Đàm phán:.......................................................................................................................................... 4 2. Giải quyết tranh chấp: ...................................................................................................................... 5 III. Cơ cấu tổ chức:............................................................................................................................. 5 3.1 Cấp cao nhất: Hội nghị Bộ trư ởng .......................................................................................... 5 3.2 Cấp thứ hai: Đại Hội đồng ....................................................................................................... 5 3.3 Cấp thứ ba: Các Hội đồng Thư ơng mại .................................................................................. 6 3.4 Cấp thứ tư: Các Ủy ban và Cơ quan ....................................................................................... 6 IV. Các nguyên tắc: ............................................................................................................................ 7 V. Các hiệp định: ................................................................................................................................ 7 VI. Thành viên ..................................................................................................................................... 8 VII: Thế giới chào đón Việt Nam gi a nhập WTO ..................................................................... 11 B. NGÂN HÀNG TH Ế GIỚI (WORLD BANK) ........................................................................... 13 I. Giới thiệu: ....................................................................................................................................... 13 II. Chức năng của WB:.................................................................................................................... 13 III. Vị thế của Việt nam tại WB..................................................................................................... 15 IV. Vai trò của WB đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam và xu hướng OD A của WB cho Việt Nam. ............................................................................................................................ 18 V. Các Tổ chức thành viên của WB tại Việt Nam ..................................................................... 19 VI. WB nhận định những thách thức của kinh tế Việt Nam .................................................. 21 C. Q UỸ TIỀN TỆ Q UỐ C TẾ IMF ................................................................................................... 23 I. Giới thiệu chung về Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) ................................................................. 23 II. Cơ cấu tổ chức:............................................................................................................................. 24 III.Các thể thức cho vay của IM F:................................................................................................ 25 IV.Q uan hệ giữa IMF và Việt Nam: ............................................................................................. 26
  3. A. TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI-WTO I. Nguồn gốc và mục tiêu họat động 1. Nguồn gốc: Hội nghị Bretton Woods vào năm 1944 đã đề xuất thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) nhằm thiết lập các quy tắc và luật lệ cho thương mại giữa các nước. Hiến chương ITO được nhất trí tại Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Việc làm tại Havana tháng 3 năm 1948. Tuy nhiên, Thượng nghị viện Hoa Kỳ đã không phê chuẩn hiến chương này. M ột số nhà sử học cho rằng sự thất bại đó bắt nguồn từ việc giới doanh nghiệp Hoa Kỳ lo ngại rằng Tổ chức Thương mại Quốc tế có thể được sử dụng để kiểm soát chứ không phải đem lại tự do hoạt động cho các doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ (Lisa Wilkins, 1997). ITO chết yểu, nhưng hiệp định mà ITO định dựa vào đó để điều chỉnh thương mại quốc tế vẫn tồn tại. Đó là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). GATT đóng vai trò là khung pháp lý chủ yếu của hệ thống thương mại đa phương trong suốt gần 50 năm sau đó. Các nước tham gia GA TT đã tiến hành 8 vòng đàm phán, ký kết thêm nhiều thỏa ước thương mại mới. Vòng đàm phán thứ tám, Vòng đàm phán Uruguay, kết thúc vào năm 1994 với sự thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thay thế cho GA TT. Các nguyên tắc và các hiệp định của GATT được WTO kế thừa, quản lý, và mở rộng. Không giống như GA TT chỉ có tính chất của một hiệp ước, WTO là một tổ chức, có cơ cấu tổ chức hoạt động cụ thể. WTO chính thức được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1995. 2. Mục tiêu hoạt động: WTO với tư cách là một tổ chức thương mại của tất cả các nước trên thế giới, thực hiện những mục tiêu đã được nêu trong Lời nói đầu của Hiệp định GA TT 1947 là nâng cao mức sống của nhân dân các thành viên, đảm bảo việc làm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại, sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của thế giới. Cụ thể: WTO có 3 mục tiêu sau: - Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường. - Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế; bảo đảm cho các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước kém phát triển nhất được thụ hưởng những lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng của thương mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của các nước này và khuyến khích các nước này ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.
  4. - Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng. II. Chức năng: WTO có các chức năng sau:  Quản lý việc thực hiện các hiệp định của WTO  Diễn đàn đàm phán về thương mại  Giải quyết các tranh chấp về thương mại  Giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia  Trợ giúp kỹ thuật và huấn luyện cho các nước đang phát triển  Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác 1. Đàm phán: Phần lớn các quyết định của WTO đều dựa trên cơ sở đàm phán và đồng thuận. M ỗi thành viên của WTO có một phiếu bầu có giá trị ngang nhau. Nguyên tắc đồng thuận có ưu điểm là nó khuyến khích nỗ lực tìm ra một quyết định khả dĩ nhất được tất cả các thành viên chấp nhận. Nhược điểm của nó là tiêu tốn nhiều thời gian và nguồn lực để có được một quyết định đồng thuận. Đồng thời, nó dẫn đến xu hướng sử dụng những cách diễn đạt chung chung trong hiệp định đối với những vấn đề có nhiều tranh cãi, khiến cho việc diễn giải các hiệp định gặp nhiều khó khăn. Trên thực tế, đàm phán của WTO diễn ra không phải qua sự nhất trí của tất cả các thành viên, mà qua một quá trình đàm phán không chính thức giữa những nhóm nước. Những cuộc đàm phán như vậy thường được gọi là "đàm phán trong phòng xanh" (tiếng Anh: "Green Room" negotiations), lấy theo màu của phòng làm việc của Tổng giám đốc WTO tại Genève, Thụy Sỹ. Chúng còn được gọi là "Hội nghị Bộ trưởng thu hẹp" (Mini-Ministerials) khi chúng diễn ra ở các nước khác. Quá trình này thường bị nhiều nước đang phát triển chỉ trích vì họ hoàn toàn phải đứng ngoài các cuộc đàm phán như vậy. Richard Steinberg (2002) lập luận rằng mặc dù mô hình đồng thuận của WTO đem lại vị thế đàm phán ban đầu dựa trên nền tảng luật lệ, các vòng đàm phán thương mại kết thúc thông qua vị thế đàm phán dựa trên nền tảng sức mạnh có lợi cho Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ, và có thể không đem đến sự cải thiện Pareto. Thất bại nổi tiếng nhất và cũng gần đây nhất trong việc đạt được một sự đồng thuận là tại các Hội nghị Bộ trưởng diễn ra ở Seattle (1999) và Cancún (2003) do một số nước đang phát triển không chấp thuận các đề xuất được đưa ra. WTO bắt đầu tiến hành vòng đàm phán hiện tại, Vòng đàm phán Doha, tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 4 diễn ra tại Doha, Qatar vào tháng 11 năm 2001. Các cuộc đàm phán diễn ra căng thẳng và chưa đạt được sự nhất trí, mặc dù đàm phán vẫn đang tiếp diễn qua suốt Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 5 tại Cancún, Mex vào năm 2003 và Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 6 tại Hồng ico Kông từ ngày 13 tháng 12 đến ngày 18 tháng 12 năm 2005.
  5. 2. Giải quyết tranh chấp: Ngoài việc là diễn đàn đàm phán các quy định thương mại, WTO còn hoạt động như một trọng tài giải quyết các tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến việc áp dụng quy định của WTO. Không giống như các tổ chức quốc tế khác, WTO có quyền lực đáng kể trong việc thực thi các quyết định của mình thông qua việc cho phép áp dụng trừng phạt thương mại đối với thành viên không tuân thủ theo phán quyết của WTO. Một nước thành viên có thể kiện lên Cơ quan Giải quyết Tranh chấp của WTO nếu như họ tin rằng một nước thành viên khác đã vi phạm quy định của WTO. Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO bao gồm hai cấp: sơ thẩm và p húc thẩm. Ở cấp sơ thẩm, tranh chấp sẽ được giải quyết bởi một Ban Hội thẩm Giải quyết Tranh chấp. Ban hội thẩm này thông thường gồm 3 đến 5 chuyên gia trong lĩnh vực thương mại liên quan. Ban hội thẩm sẽ nghe lập luận của của các bên và soạn thảo một báo cáo trình bày những lập luận này, kèm theo là phán quyết của ban hội thẩm. Trong trường hợp các bên tranh chấp không đồng ý với nội dung phán quyết của ban hội thẩm thì họ có thể thực hiện thủ tục khiếu nại lên Cơ quan phúc thẩm. Cơ quan này sẽ xem xét đơn khiếu nại và có phán quyết liên quan trong một bản báo cáo giải quyết tranh chấp của mình. Phán quyết của các cơ quan giải quyết tranh chấp nêu trên sẽ được thông qua bởi Hội đồng Giải quyết Tranh chấp. Báo cáo của cơ quan giải quyết tranh chấp cấp phúc thẩm sẽ có hiệu lực cuối cùng đối với vấn đề tranh chấp nếu không bị Hội đồng Giải quyết Tranh chấp phủ quyết tuyệt đối (hơn 3/4 các thành viên Hội đồng giải quyết tranh chấp bỏ phiếu phủ quyết phán quyết liên quan). Trong trường hợp thành viên vi phạm quy định của WTO không có các biện pháp sửa chữa theo như quyết định của Hội đồng Giải quyết Tranh chấp, Hội đồng có thể ủy quyền cho thành viên đi kiện áp dụng các "biện pháp trả đũa" (trừng phạt thương mại). Những biện pháp như vậy có ý nghĩa rất lớn khi chúng được áp dụng bởi một thành viên có tiềm lực kinh tế mạnh như Hoa Kỳ hay Liên minh châu Âu. Ngược lại, ý nghĩa của chúng giảm đi nhiều khi thành viên đi kiện có tiềm lực kinh tế yếu trong khi thành viên vi phạm có tiềm lực kinh tế mạnh hơn, chẳng hạn như trong tranh chấp mang mã số DS 267 về trợ cấp bông trái phép của Hoa Kỳ. III. Cơ cấu tổ chức: Tất cả các thành viên WTO đều có thể tham gia vào các hội đồng, ủy ban của WTO, ngoại trừ Cơ quan Phúc thẩm, các Ban Hội thẩm Giải quyết Tranh chấp và các ủy ban đặc thù. 3.1 Cấp cao nhất: Hội nghị Bộ trưởng Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng diễn ra ít nhất hai năm một lần. Hội nghị có sự tham gia của tất cả các thành viên WTO. Các thành viên này có thể là một nước hoặc một liên minh thuế quan (chẳng hạn như Cộng đồng châu Âu). Hội nghị Bộ trưởng có thể ra quyết định đối với bất kỳ vấn đề trong các thỏa ước thương mại đa phương của WTO. 3.2 Cấp thứ hai: Đại Hội đồng Công việc hàng ngày của WTO được đảm nhiệm bởi 3 cơ quan: Đại Hội đồng, Hội đồng Giải quyết Tranh chấp và Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại. Tuy tên gọi khác nhau,
  6. nhưng thực tế thành phần của 3 cơ quan đều giống nhau, đều bao gồm đại diện (thường là cấp đại sứ hoặc tương đương) của tất cả các nước thành viên. Điểm khác nhau giữa chúng là chúng được nhóm họp để thực hiện các chức năng khác nhau của WTO. 1. Đại Hội đồng là cơ quan ra quyết định cao nhất của WTO tại Geneva, được nhóm họp thường xuyên. Đại Hội đồng bao gồm đại diện (thường là cấp đại sứ hoặc tương đương) của tất cả các nước thành viên và có thẩm quyền quyết định nhân danh hội nghị bộ trưởng (vốn chỉ nhóm họp hai năm một lần) đối với tất cả các công việc của WTO. 2. Hội đồng Giải quyết Tranh chấp được nhóm họp để xem xét và phê chuẩn các phán quyết về giải quyết tranh chấp do Ban Hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm đệ trình. Hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên (cấp đại sứ hoặc tương đương). 3. Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại được nhóm họp để thực hiện việc rà soát chính sách thương mại của các nước thành viên theo cơ chế rà soát chính sách thương mại. Đối với những thành viên có tiềm lực kinh tế lớn, việc rà soát diễn ra khoảng hai đến ba năm một lần. Đối với những thành viên khác, việc rà soát có thể được tiến hành cách quãng hơn. 3.3 Cấp thứ ba: Các Hội đồng Thương mại Các Hội đồng Thương mại hoạt động dưới quyền của Đại Hội đồng. Có ba Hội đồng Thương mại là: Hội đồng Thương mại Hàng hóa, Hội đồng Thương mại Dịch vụ và Hội đồng Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại. Một hội đồng đảm trách một lĩnh vực riêng. Cũng tương tự như Đại Hội đồng, các hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên WTO. Bên cạnh ba hội đồng này còn có sáu ủy ban và cơ quan độc lập khác chịu trách nhiệm báo cáo lên Đại Hội đồng các vấn đề riêng rẽ như thương mại và phát triển, môi trường, các thỏa thuận thương mại khu vực, và các vấn đề quản lý khác. Đáng chú ý là trong số này có Nhóm Công tác về việc Gia nhập chịu trách nhiệm làm việc với các nước xin gia nhập WTO. 1. Hội đồng Thương mại Hàng hóa chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), tức là các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế về hàng hóa. 2. Hội đồng Thương mại Dịch vụ chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS), tức là các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế về dịch vụ. 3. Hội đồng Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định về Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại (TRIPS), cũng như việc phối hợp với các tổ chức quốc tế khác trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ. 3.4 Cấp thứ tư: Các Ủy ban và Cơ quan Dưới các hội đồng trên là các ủy ban và cơ quan phụ trách các lĩnh vực chuyên môn riêng biệt.
  7. 1. Dưới Hội đồng Thương mại Hàng hóa là 11 ủy ban, 1 nhóm công tác, và 1 ủy ban đặc thù. 2. Dưới Hội đồng Thương mại Dịch vụ là 2 ủy ban, 2 nhóm công tác, và 2 ủy ban đặc thù. 3. Dưới Hội đồng Giải quyết Tranh chấp (cấp thứ 2) là Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm. Ngoài ra, do yêu cầu đàm phán của Vòng đàm phán Doha, WTO đã thành lập Ủy ban Đàm phán Thương mại trực thuộc Đại Hội đồng để thức đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán. Ủy ban này bao gồm nhiều nhóm làm việc liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. IV. Các nguyên tắc:  Không phân biệt đối xử: 1. Đãi ngộ quốc gia: Không được đối xử với hàng hóa và dịch vụ nước ngoài cũng như những người kinh doanh các hàng hóa và dịch vụ đó kém hơn mức độ đãi ngộ dành cho các đối tượng tương tự trong nước. 2. Đãi ngộ tối huệ quốc: Các ưu đãi thương mại của một thành viên dành cho một thành viên khác cũng phải được áp dụng cho tất cả các thành viên trong WTO.  Tự do mậu dịch hơn nữa: dần dần thông qua đàm phán  Tính Dự đoán thông qua Liên kết và Minh bạch: Các quy định và quy chế thương mại phải được công bố công khai và thực hiện một cách ổn định.  Ưu đãi hơn cho các nước đang phát triển: Giành những thuận lợi và ưu đãi hơn cho các thành viên là các quốc gia đang phát triển trong khuôn khổ các chỉ định của WTO.  Thiết lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho thương mại giữa các nước thành viên V. Các hiệp định: Các thành viên WTO đã ký kết khoảng 30 hiệp định khác nhau điều chỉnh các vấn đề về thương mại quốc tế. Tất cả các hiệp định này nằm trong 4 phụ lục của Hiệp định về việc Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới được ký kết tại Marrakesh, M aroc vào ngày 15 tháng 4 năm 1994. Bốn phụ lục đó bao gồm các hiệp định quy định các quy tắc luật lệ trong thương mại quốc tế, cơ chế giải quyết tranh chấp, cơ chế rà soát chính sách thương mại của các nước thành viên, các thỏa thuận tự nguyện của một số thành viên về một số vấn đề không đạt được đồng thuận tại diễn đàn chung. Các nước muốn trở thành thành viên của WTO phải ký kết và phê chuẩn hầu hết những hiệp định này, ngoại trừ các thỏa thuận tự nguyện. Sau đây sẽ là một số hiệp định của WTO:  Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT 1994)  Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS)
  8.  Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS)  Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMS)  Hiệp định về Nông nghiệp (AoA)  Hiệp định về Hàng Dệt may (ATC)  Hiệp định về Chống bán Phá giá  Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng  Hiệp định về Tự vệ  Hiệp định về Thủ tục Cấp phép Nhập khẩu  Hiệp định về các Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch (SPS)  Hiệp định về các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (TBT)  Hiệp định về Định giá Hải quan  Hiệp định về Kiểm định Hàng trước khi Vận chuyển  Hiệp định về Xuất xứ Hàng hóa (ROO)  Thỏa thuận về Cơ chế Giải quyết Tranh chấp VI. Thành viên Đến ngày 27 tháng 07 năm 2007, WTO có 151 thành viên. Thành viên mới gia nhập là Tonga.  Albania – 8 tháng 9 năm 2000  Kuwait – 1 tháng 1 năm 1995  Angola – 23 tháng 11 năm 1996  Kyrgyzstan – 20 tháng 12 năm 1998  Antigua và Barbuda – 1 tháng 1 năm 1995  Latvia – 10 tháng 2 năm 1999  Argentina – 1 tháng 1 năm 1995  Lesotho – 31 tháng 5 năm 1995  Armenia – 5 tháng 2 năm 2003  Liechtenstein – 1 tháng 9 năm 1995  Úc – 1 tháng 1 năm 1995  Litva – 31 tháng 5 năm 2001  Áo – 1 tháng 1 năm 1995  Luxembourg – 1 tháng 1 năm 1995  Bahrain – 1 tháng 1 năm 1995  Macao – 1 tháng 1 năm 1995  Bangladesh – 1 tháng 1 năm 1995  Madagascar – 17 tháng 11 năm 1995  Barbados – 1 tháng 1 năm 1995  Malawi – 31 tháng 5 năm 1995  Bỉ – 1 tháng 1 năm 1995  Malaysia – 1 tháng 1 năm 1995
  9.  Belize – 1 tháng 1 năm 1995  Maldives – 31 tháng 5 năm 1995  Bénin – 22 tháng 2 năm 1996  Mali – 31 tháng 5 năm 1995  Bolivia – 12 tháng 9 năm 1995  Malta – 1 tháng 1 năm 1995  Botsw ana – 31 tháng 5 năm 1995  Mauritania – 31 tháng 5 năm 1995  Brasil – 1 tháng 1 năm 1995  Mauritius – 1 tháng 1 năm 1995  Brunei – 1 tháng 1 năm 1995  Mexico – 1 tháng 1 năm 1995  Bulgaria – 1 tháng 12 năm 1996  Moldova – 26 tháng 7 năm 2001  Burkina Faso – 3 tháng 6 năm 1995  Mông Cổ – 29 tháng 1 năm 1997  Burundi – 23 tháng 7 năm 1995  Maroc – 1 tháng 1 năm 1995  Kampuchia – 13 tháng 10 năm 2004  Mozambique – 26 tháng 8 năm 1995  Cameroon – 13 tháng 12 năm 1995  Myanma – 1 tháng 1 năm 1995  Canada – 1 tháng 1 năm 1995  Namibia – 1 tháng 1 năm 1995  Cộng hoà Trung Phi – 31 tháng 5 năm  Nepal – 23 tháng 4 năm 2004 1995  Hà Lan (và Antilles thuộc Hà Lan) –  Tchad – 19 tháng 10 năm 1996 1 tháng 1 năm 1995  Chile – 1 tháng 1 năm 1995  New Zealand – 1 tháng 1 năm 1995  Trung Quốc – 11 tháng 12 năm 2001  Nicaragua – 3 tháng 9 năm 1995  Colombia – 30 tháng 4 năm 1995  Niger – 13 tháng 12 năm 1996  Cộng hoà Congo – 27 tháng 3 năm 1997  Nigeria – 1 tháng 1 năm 1995  Costa Rica – 1 tháng 1 năm 1995  Na Uy – 1 tháng 1 năm 1995  Côte d'Ivoire – 1 tháng 1 năm 1995  Oman – 9 tháng 11 năm 2000  Croatia – 30 tháng 11 năm 2000  Pakistan – 1 tháng 1 năm 1995  Cuba – 20 tháng 4 năm 1995  Panama – 6 tháng 9 năm 1997  Kypros – 30 tháng 7 năm 1995  Papua New Guinea – 9 tháng 6 năm 1996  Cộng hoà Séc – 1 tháng 1 năm 1995  Paraguay – 1 tháng 1 năm 1995  Cộng hoà Dân chủ Congo – 1 tháng 1 năm 1997  Peru – 1 tháng 1 năm 1995  Đan Mạch – 1 tháng 1 năm 1995  Philippines – 1 tháng 1 năm 1995
  10.  Djibouti – 31 tháng 5 năm 1995  Ba Lan – 1 tháng 7 năm 1995  Dominica – 1 tháng 1 năm 1995  Bồ Đào Nha – 1 tháng 1 năm 1995  Cộng hoà Dominicana – 9 tháng 3 năm  Qatar – 13 tháng 1 năm 1996 1995  Romania – 1 tháng 1 năm 1995  Ecuador – 21 tháng 1 năm 1996  Rwanda – 22 tháng 5 năm 1996  Ai Cập – 30 tháng 6 năm 1995  Saint Kitts và Nevis – 21 tháng 2  El Salvador – 7 tháng 5 năm 1995 năm 1996  Estonia – 13 tháng 11 năm 1999  Saint Lucia – 1 tháng 1 năm 1995  Cộng đồng châu Âu – 1 tháng 1 năm 1995  Saint Vincent và Grenadines – 1 tháng 1 năm 1995  Fiji – 14 tháng 1 năm 1996  Ả Rập Saudi – 11 tháng 12 năm  Phần Lan – 1 tháng 1 năm 1995 2005  M acedonia – 4 tháng 4 năm 2003  Sénégal – 1 tháng 1 năm 1995  Pháp – 1 tháng 1 năm 1995  Sierra Leone – 23 tháng 7 năm 1995  Gabon – 1 tháng 1 năm 1995  Singapore – 1 tháng 1 năm 1995  Gambia – 23 tháng 10 năm 1996  Slovakia – 1 tháng 1 năm 1995  Gruzia – 14 tháng 6 năm 2000  Slovenia – 30 tháng 7 năm 1995  Đức – 1 tháng 1 năm 1995  Quần đảo Solomon – 26 tháng 7 năm  Ghana – 1 tháng 1 năm 1995 1996  Hy Lạp – 1 tháng 1 năm 1995  Cộng hoà Nam Phi – 1 tháng 1 năm 1995  Grenada – 22 tháng 2 năm 1996  Tây Ban Nha – 1 tháng 1 năm 1995  Guatemala – 21 tháng 7 năm 1995  Sri Lanka – 1 tháng 1 năm 1995  Guinée – 25 tháng 10 năm 1995  Suriname – 1 tháng 1 năm 1995  Guiné-Bissau – 31 tháng 5 năm 1995  Swaziland – 1 tháng 1 năm 1995  Guyana – 1 tháng 1 năm 1995  Thụy Điển – 1 tháng 1 năm 1995  Haiti – 30 tháng 1 năm 1996  Thụy Sĩ – 1 tháng 7 năm 1995  Honduras – 1 tháng 1 năm 1995  Trung Hoa Đài Bắc – 1 tháng 1 năm  Hồng Kông – 1 tháng 1 năm 1995 2002  Hungary – 1 tháng 1 năm 1995
  11.  Iceland – 1 tháng 1 năm 1995  Tanzania – 1 tháng 1 năm 1995  Ấn Độ – 1 tháng 1 năm 1995  Thái Lan – 1 tháng 1 năm 1995  Indonesia – 1 tháng 1 năm 1995  Togo – 31 tháng 5 năm 1995  Ireland – 1 tháng 1 năm 1995  Trinidad và Tobago – 1 tháng 3 năm 1995  Israel – 21 tháng 4 năm 1995  Tunisia – 29 tháng 3 năm 1995  Ý – 1 tháng 1 năm 1995  Thổ Nhĩ Kỳ – 26 tháng 3 năm 1995  Jamaica – 9 tháng 3 năm 1995  Uganda – 1 tháng 1 năm 1995  Nhật Bản – 1 tháng 1 năm 1995  Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống  Jordan – 11 tháng 4 năm 2000 nhất – 10 tháng 4 năm 1996  Kenya – 1 tháng 1 năm 1995  Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc  Hàn Quốc – 1 tháng 1 năm 1995 Ireland – 1 tháng 1 năm 1995  Việt Nam – 11 tháng 1 năm 2007  Hoa Kỳ – 1 tháng 1 năm 1995  Zambia – 1 tháng 1 năm 1995  Uruguay – 1 tháng 1 năm 1995  Zimbabwe – 5 tháng 3 năm 1995  Venezuela – 1 tháng 1 năm 1995  Tonga – 27 tháng 7 năm 2007 VII: Thế giới chào đón Việt Nam gia nhập WTO “Việt Nam sẽ là một thành viên tin cậy và trách nhiệm của WTO” Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bắt đầu quá trình thực thi các nghĩa vụ và quyền lợi với tư cách một thành viên đầy đủ của Tổ chức Thương mại quy mô toàn cầu này. Việc gia nhập WTO là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam, là cột mốc đánh dấu sự hội nhập sâu rộng của đất nước chúng ta vào nền kinh tế toàn cầu. Đồng thời, việc gia nhập WTO cũng thể hiện sự tín nhiệm và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với những thành qủa của công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội trong nước và mở cửa, hội nhập với bên ngoài của Việt Nam trong hai thập kỷ qua. Đồng thời với việc tiếp tục tiến trình cải cách kinh tế - xã hội trong nước, Việt Nam cũng bắt đầu tham gia tích cực vào các hoạt động tại WTO và trong khuôn khổ Vòng đàm phán Doha. Với tư cách một thành viên mới, Việt Nam đã và sẽ nỗ lực đóng góp sức mình cùng các nước đi đến một thỏa thuận chung với phương châm “tất cả cùng thắng”, trong đó mọi thành viên WTO đều tìm thấy cho mình các cơ hội để tận dụng nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát tiển bền vững.
  12. Nhìn về phía trước, chúng ta tin tưởng mạnh mẽ rằng với nỗ lực của bân thân và sự hỗ trợ, ủng hộ nhiệt tình của các thành viên WTO, Việt Nam sẽ tiếp tục là một thành viên tin cậy và trách nhiệm của WTO, đóng góp tích cực vào việc xây dựng một hệ thống thương mại đa phương công bằng, bình đẳng và cùng có lợi.(Báo Điện tử ĐCSVN) *** Một số nhận định về việc gia nhập WTO của Việt Nam*** Ông Thomas Tobin - Chủ tịch và CEO HSBC Việt Nam: “Xứng đáng là “con hổ mới” của châu Á” Việt Nam đang có được niềm tin tốt nhất từ các nhà đầu tư nước ngoài với triển vọng đầu tư rất cao. Thời gian qua, chúng ta đã nhìn thấy nhiều thay đổi lớn trong chính sách của Chính phủ, kết quả của quá trình tự do hóa thị trường ở Việt Nam. Chúng tôi trông đợi năm 2008 và những năm kế tiếp sẽ là một năm bùng nổ cho ngành tài chính ngân hàng với những cải cách không ngừng của Chính phủ. Song song với những triển vọng tốt đẹp đối với Việt Nam nói chung và khu vực ngân hàng tài chính nói riêng, vẫn còn không ít những thách thức mà một trong số đó là sự khan hiếm nguồn nhân lực có chuyên môn cao. Cơ sở hạ tầng vẫn còn là một trở ngại không nhỏ khi hệ thống đường sá, cảng biển, cơ sở vật chất và các dự án xây dựng… đang chịu một áp lực không nhỏ để theo kịp đà phát triển nhanh chóng cũng như tăng trưởng kinh tế cao trong giai đoạn sắp tới. Ông Henry Birr - Phó Chủ tịch Tập đoàn Metro: “Nhấn mạnh vai trò của một quốc gia thương mại” Việc gia nhập WTO đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của Việt Nam như một quốc gia thương mại. Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã chứng minh được chính sách kinh tế vững mạnh và đáng tin cậy. Metro hoàn toàn tin tưởng đường lối này sẽ được tiếp tục và sẽ tạo nền tảng vững chắc cho đầu tư và cho thành công trong tương lai. (Thương mại)
  13. B. NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (WORLD BANK) I. Giới thiệu: 1. Tổng quan: World Bank Group, thường được gọi tắt là Ngân hàng Thế giới và được viết tắt là WB là một tổ chức tài chính đa phương có mục đích trung tâm là thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội ở các nước đang phát triển bằng cách nâng cao năng suất lao động ở các nước này. Nhóm Ngân hàng Thế giới bao gồm năm tổ chức tài chính thành viên, đó là Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển, Hội Phát triển Quốc tế, Công ty Tài chính Quốc tế, Trung tâm Quốc tế Giải quyết Mâu thuẫn Đầu tư, và Cơ quan Đảm bảo Đa phương.  Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển (IBRD: International Bank for Reconstruction and Development): được chính thức thành lập ngày 27/12/1945 với trách nhiệm chính là cấp tài chính cho các nước Tây Âu để họ tái thiết kinh tế sau Chiến tranh thế giới II và sau này là cho phát triển kinh tế ở các nước nghèo. Sau khi các nước này khôi phục được nền kinh tế, IBRD cấp tài chính cho các nước đang phát triển không nghèo.  Hội Phát triển Quốc tế (IDA: International Development Association): được thành lập năm 1960 chuyên cấp tài chính cho các nước nghèo.  Công ty Tài chính Quốc tế (IFC: International Financial Corporation): thành lập năm 1956 chuyên thúc đẩy đầu tư tư nhân ở các nước nghèo.  Trung tâm Quốc tế Giải quyết Mâu thuẫn Đầu tư (ICSID: International Centre for Settlement of Investment Disputes): thành lập năm 1966 như một diễn đàn phân xử hoặc trung gian hòa giải các mâu thuẫn giữa nhà đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư.  Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA: Multilateral Investment Guarantee Agency): thành lập năm 1988 nhằm thúc đẩy FDI vào các nước đang phát triển. 2. Mục tiêu hoạt động của WB - Tăng trưởng kinh tế và X óa đói giảm nghèo của quốc gia thành viên - Hỗ trợ sự p hát triển và nâng cao mức sống của người dân tại các quốc gia thành viên. II. Chức năng của WB: Chức năng của WB được phân công cho các tổ chức thành viên thực hiện. 1. IBRD và IDA: IBRD và IDA đi vay (phát hành trái phiếu) và cho các nước thành viên vay lại (hiện WB có 184 nước thành viên). Không phải nước thành viên nào cũng được vay WB. Cá nhân và công ty không được WB cho vay. Chính phủ của những nước đang phát triển nhưng có thu nhập quốc dân trên đầu người trên 1305 USD/năm được vay của IBRD. Các khoản vay này có lãi suất chỉ cao hơn lãi suất mà WB đã đi vay một chút. Chính phủ của các nước nghèo, có thu nhập quốc dân trên đầu người dưới 1305 USD/năm (trong thực tế là dưới 805USD/năm) được vay của IDA. Các khoản vay sẽ không đòi lãi suất và có thời hạn lên tới 35-40 năm. Trong hai thập kỳ đầu kể từ khi được thành lập, IBRD đã dành hơn 2/3 tổng giá trị các khoản cho vay của mình cho các dự án phát triển năng lượng và giao thông vận tải. Trong hai thập niên 1960 và 1970, các dự án phát triển cơ sở hạ tầng vẫn quan trọng nhất, song hoạt động của IBRD và IDA đã rất đa dạng, từ hỗ trợ giáo dục, y tế, dinh dưỡng, kế hoạch hóa gia đình, đến hỗ trợ phát triển nông thôn và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ. Các hoạt động của
  14. IBRD và IDA đều trực tiếp liên quan đến giúp đỡ người nghèo và mang hình thức hỗ trợ tài chính lẫn kỹ thuật. Từ thập niên 1980, ngoài đầu tư vào vốn vật chất và vốn con người, IBRD và IDA bắt đầu cho vay để cải cách cơ cấu kinh tế và điều chỉnh chính sách ở các nước đang phát triển. Phản ứng nhạy bén và chú trọng xóa nghèo là các mục tiêu hiện nay của IBRD và IDA. 2. IFC: IFC cho các dự án tư nhân ở các nước đang phát triển vay theo giá thị trường nhưng là vay dài hạn hoặc cấp vốn cho họ. Sự tham gia của IFC như một sự bảo đảm đối với các nhà đầu tư khác quan tâm tới dự án và khuyến khích họ đầu tư vào dự án. Nhiệm vụ của IFC là thúc đẩy đầu tư vào khu vực tư nhân tại các nước đang phát triển nhằm xoá đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân. IFC cấp vốn cho các dự án đầu tư bằng tiền của mình và qua huy động vốn trên thị trường tài chính quốc tế. IFC cũng cung cấp trợ giúp kỹ thuật và tư vấn cho chính phủ và doanh nghiệp.  IFC là tổ chức đa phương cung cấp vốn cổ phần và vốn vay lớn nhất cho các doanh nghiệp tư nhân tại các nước đang phát triển. Nguồn vốn của IFC là dài hạn và theo điều kiện thị trường.  Vốn điều lệ của IFC do 175 nước thành viên cung cấp, và họ cùng quyết định chính sách và phê duyệt các khoản đầu tư của IFC.  Trong năm 2001 IFC phê duyệt 240 dự án, cung cấp 3.7 tỷ USD vốn của IFC và 1.6 t ỷ USD từ các ngân hàng tư nhân qua các chương trình cho vay hợp vốn.  IFC chia sẻ rủi ro dự án cùng với chủ đầu tư và các đối tác tài chính khác nhưng không tham gia vào việc quản lý dự án.  IFC chỉ cấp vốn cho một phần tổng chi phí dự án. Cứ 1 USD vốn của IFC, các nhà đầu tư và cho vay khác cung cấp 5 USD.  Điều lệ của IFC yêu cầu công ty hoạt động có lãi và công ty luôn có lãi kể từ khi ra đời.  IFC không chấp nhận bảo lãnh của chính phủ.  IFC có khoảng 2000 nhân viên làm việc tại Washington D.C. và trên 70 văn phòng đại diện. Sự tham gia của IFC và các dự án giúp đảm bảo và cân bằng như cầu của các bên trong một giao dịch: Nhà đầu tư nước ngoài, đối tác trong nước, các tổ chức tín dụng khác và chính quyền. 3.MIGA: MIGA cung cấp những bảo đảm trước các rủi ro chính trị (rủi ro phi thương mại) để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển. Cùng vói các liên minh thành lập giữa các năm 1956 và 1988, IBRD là một phần của nhóm Ngân hàng thế giới. Trụ sở đặt tại Washington, D.C. Nó là một tổ chức quốc tế do các chính phủ thành viên nắm giữ. Mặc dù nó đem lại lợi nhuận nhưng lợi nhuận của nó được tái sử dụng để góp phần vào nỗ lực xóa đói giảm nghèo. Về mặt kỹ thuật mà nói thì WB là một phần của hệ thống Liên Hợp Quốc, nhưng cơ cấu về nước thành viên thì lại khác, mỗi chi nhánh của Nhóm ngân hàng thế giới nằm dưới sự quản lý của chính phủ đó được đại diện bởi phần góp vốn và tỷ lệ phiếu bầu tương ứng. Thành viên có quyền bỏ phiếu như các quốc gia khác nhưng có thể có thêm số phiếu tùy thuộc vào đóng góp tài chính vào tổ chức
  15. Kết quả là, Ngân hàng thế giới được hoạt động chủ yếu bởi các quốc gia phát triển, trong khi khách hàng hầu hết là các quốc gia đang phát triển. Một vài ý kiến ghi nhận rằng cơ cấu chính phủ ấy đã làm lợi phần lớn cho các quốc gia phát triển. Ví dụ vào 1/11/2006 M ỹ giữ 16,4% tổng số phiếu; Nhật:7,9%; Đức:4,5% và Anh, Pháp mỗi bên giữ 4,3%. Và kết quả chỉ được thông qua khi đạt được 85% trên tổng số phiếu. Như thế chứng tỏ M ỹ có thể khống chế được hầu hết chính sách hay thay đổi của WB. III. Vị thế của Việt nam tại WB 1. Vị thế: - Gia nhập WB: Ngày 18/8/1956, chính quyền Sài gòn Nam Việt Nam gia nhập WB. Ngày 21/9/1976, nước CHXHCN Việt Nam tiếp quản tư cách hội viên tại WB của Chính quyền Sài gòn cũ. - Cổ phần của Việt nam tại + IBRD là 968 cổ phần. Tổng số phiếu bầu là 1218, chiếm 0,08% + IDA là 14.778 cổ phần. Tổng số phiếu bầu là 19.203, chiếm 0,14% + IFC là 446 cổ phần. Tổng số phiếu bầu là 696, chiếm 0,03% + M IGA là 388 cổ phần. Tổng số phiếu bầu là 565, chiếm 0,29% 2. Các hoạt động của WB tại Việt Nam 2.1. Quan hệ VN - WB giai đoạn 1978-1993 - Năm 1978, WB đã cho Việt Nam vay một khoản tín dụng trị giá 60 triệu USD để thực hiện dự án Thuỷ lợi Dầu tiếng. Tháng 1/1985, IMF và WB đình chỉ quyền vay vốn của Việt nam do Việt nam mắc nợ quá hạn. 2.2. Quan hệ VN-WB giai đoạn 93 đến nay Sau một thời gian bị gián đoạn, đến tháng 10/1993, với nỗ lực to lớn và quyết tâm thực hiện cải cách của Chính phủ Việt Nam cùng với sự vận động dàn xếp tài chính thiện chí của các nhà tài trợ thuộc Câu lạc bộ Paris, quan hệ tín dụng giữa WB và Việt Nam đã chính thức được nối lại. Văn phòng Đại diện của WB tại Việt Nam: Ngày 14/09/1994, WB chính thức mở Văn phòng tại Hà nội. Từ năm 1993 đến nay, WB đã bổ nhiệm 03 cán bộ giữ chức vụ Giám đốc Văn phòng WB tại Việt nam: ông Bradley Babson (1993-1997), ông Andrew Steer (1997-2002) và hiện này Ajay Chhibber.. Trong số các tổ chức cho vay thuộc nhóm WB, hỗ trợ tài chính dưới hình thức cho vay ưu đãi và hỗ trợ kỹ thuật của IDA cho Việt nam chiếm vai trò chủ đạo trong mối quan hệ giữa Việt nam với nhóm WB (thời hạn vay 40 năm, phí dịch vụ 0,75%/năm, phí cam kết 0- 0,5%/năm, không lãi suất, 10 năm ân hạn). Ngoài ra, IFC cũng cho vay các dự án thuộc khu vực tư nhân của Việt Nam với lãi suất thị trường. M IGA đã ký kết một số hiệp định bảo lãnh cho các dự án đầu tư vào Việt nam. 2.3. Tài trợ của WB dối với Việt nam Tính đến tháng 31/12/2003, WB đã cam kết tài trợ 41 dự án và chương trình cho Việt Nam với tổng số vốn cam kết đạt hơn 4,38 tỷ USD (kể cả dự án Thuỷ lợi Dầu tiếng vay vốn WB tháng 8/1978 và khoản bảo lãnh dự án điện BOT Phú Mỹ 2-2). Tổng số vốn giải ngân tính đến tháng 31/12/2003 đạt hơn 2,18 tỷ USD, chiếm khoảng 50% tổng số vốn cam kết. Các dự án mà WB tài trợ cho Việt Nam tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực ưu tiên cao của Nhà nước như: nông nghiệp, thuỷ lợi, năng lượng, cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn, giao thông, y tế, giáo dục,
  16. tài chính ngân hàng. Các dự án này đã đóng góp tích cực và có hiệu quả vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế, phát triển các dịch vụ xã hội, tăng cường thể chế và phát triển nguồn nhân lực, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và xoá đói giảm nghèo. Hiện nay, Việt nam là nước vay IDA lớn nhất Ngoài việc cho vay các dự án và chương trình, WB cũng cung cấp các khoản Hỗ trợ Kỹ thuật (HTKT) cho Việt Nam, kể cả các khoản HTKT uỷ thác của các nước. Tổng số HTKT của WB tính đến tháng 31/12/2003 là hơn 135 khoản với trị giá khoảng 322 triệu USD; trong đó bao gồm 19 khoản đồng tài trợ trị giá 210,6 triệu USD. 2.4. Các hoạt động khác của WB tại Việt nam Được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Trung tâm Thông tin Phát triển Việt nam (VDIC) trực thuộc Văn phòng WB tại Hà nội đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 4/1/2001. Mục tiêu của Trung tâm này là mở rộng quan hệ hợp tác, tăng cường chất lượng hoạt động, nâng cao hiệu quả hỗ trợ của Nhóm WB cho Việt nam cũng như tăng cường sự hợp tác với các cơ quan hỗ trợ phát triển đang hoạt động tại Việt nam. Trung tâm này hỗ trợ Việt nam tiếp cận tri thức và thông tin phát triển mới nhất cũng như chia sẻ kinh nghiệm với các nước khác trên thế giới; đồng thời góp phần giúp cho thế giới bên ngoài hiểu rõ hơn về Việt nam. Trong thời gian hoạt động vừa qua, Trung tâm đã tổ chức một số khoá học liên quan tới các lĩnh vực ưu tiên phát triển. Hiện nay, WB đang dự kiến việc mở thêm một Trung tâm Đào tạo Từ xa tại TP. Hồ Chí Minh và mở rộng mạng kết nối đào tạo phát triển toàn cầu (GDLN) . 3. Chiến lược hỗ trợ của WB tại Việt Nam Chiến lược hỗ trợ quốc gia của Ngân hàng Thế giới là “kế hoạch kinh doanh” được trực tiếp thông tin cũng như hướng dẫn của Chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo toàn diện của Chính phủ Việt Nam (CPRGS), chiến lược này đặt mục tiêu giảm nghèo và tăng trưởng ở trung tâm của các chiến lược phát triển của Chính phủ. Chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo toàn diện được Thủ tướng chính phủ thông qua tháng 5 năm 2002, được xây dựng trên cơ sở tham vấn rộng rãi với các bộ, ngành, các nhà tài trợ và các cộng đồng trong xã hội, đóng vai trò là một kế hoạch hành động cho Chính phủ và thông qua Chiến lược hỗ trợ quốc gia mới cho Việt Nam, là khuôn khổ cho chương trình hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới cho Việt Nam trong tương lai. Chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo toàn diện đặt ra ba mục tiêu lớn và ba mục tiêu này lại được coi là các nguyên tắc tổ chức chính của Chiến lược hỗ trợ quốc gia của Ngân hàng Thế giới cho Việt Nam. Mục tiêu thứ nhất là hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, sẽ vẫn tiếp tục là mục tiêu trung tâm của các hoạt động của Ngân hàng Thế giới, với sự chuyển hướng từ “thiết kế” sang hỗ trợ Chính phủ “thực hiện” chương trình cải cách chính sách. Các chương trình kế hoạch được thiết kế trong Chiến lược hỗ trợ quốc gia tập trung vào phát triển ngành tài chính; cải cách các doanh nghiệp nhà nước; hỗ trợ cho khu vực kinh tế tư nhân đang nổi lên; quản trị doanh nghiệp và sự tham gia của khu vực tư nhân vào cơ sở hạ tầng. Công ty tài chính quốc tế IFC, Chương trình Phát triển Dự án Mê kông MPDF và Tổ chức bảo lãnh đầu tư đa phương M IGA sẽ mở rộng chương trình hoạt động để cải thiện môi trường đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo toàn diện đưa ra một chương trình 6 bước nêu bật các thách thức trong tương lai để đạt được mục tiêu lớn thứ hai của chiến lược này là củng cố
  17. phát triển công bằng, hội nhập và bền vững. Mục tiêu này được Ngân hàng Thế giới hỗ trợ tích cực thông qua toàn bộ giai đoạn thực hiện của Chiến lược hỗ trợ quốc gia CAS. Các ưu tiên chính được đưa ra ở mục tiêu này gồm phối hợp với Chính phủ thu hẹp các khoảng cách phát triển của các vùng khó khăn và tụt hậu; nâng cao mức sống của các cộng đồng dân tộc thiểu số; nhận thức rõ công bằng giới và tiến bộ của phụ nữ; người nghèo có thể tiếp cận và trả tiền được các dịch vụ xã hội cơ bản; giảm nhẹ ảnh hưởng của thiên tai và các chấn động khác; và củng cố phát triển môi trường bền vũng. Những vấn đề này được nhấn mạnh trong toàn bộ chương trình hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới. Nằm trong khuôn khổ mục tiêu lớn thứ ba thúc đẩy quản trị tốt, Ngân hàng Thế giới sẽ tập trung hỗ trợ giúp Chính phủ cải thiện quản lý tài chính công, thông tin và tính minh bạch và cũng củng cố phát triển luật pháp. Các hỗ trợ kỹ thuật chủ yếu sẽ được cung cấp cho từng lĩnh vực và các dự án sẽ được xây dựng là Quản lý tài chính công, Chính phủ điện tử và có thể cả phát triển luật pháp. Chiến lược hỗ trợ quốc gia cũng nêu rõ quan hệ đối tác là chìa khoá để đạt được tiến bộ trong lĩnh vực quản trị. Nhóm Ngân hàng Thế giới sẽ tiếp tục cố gắng hỗ trợ Việt Nam giải quyết nạn tham nhũng, trực tiếp qua chương trình hỗ trợ của Ngân hàng và thông qua việc hỗ trợ Chính phủ giải quyết vấn đề này một cách có hệ thống. Để hỗ trợ ba mục tiêu chính yếu này, Chiến lược hỗ trợ quốc gia đưa ra một chương trình hỗ trợ theo kế hoạch trong ba năm tới bao gồm các hoạt động nghiên cứu và tư vấn, dự án hỗ trợ thông qua chương trình cho vay của Ngân hàng Thế giới và các hoạt động hỗ trợ của Công ty tài chính quốc tế IFC, Chương trình Phát triển Dự án Mê kông M PDF và Tổ chức bảo lãnh đầu tư đa phương MIGA để hỗ trợ khu vực tư nhân và đầu tư, và một loạt các tín dụng giảm nghèo hàng năm (PRSCs) hỗ trợ giai đoạn chuyển đổi của Việt Nam, quan hệ đối tác và điều phối chương trình ODA . Trong từng lĩnh vực mà Ngân hàng Thế giới đặt kế hoạch hỗ trợ đều đã được Chính phủ và các nhà tài trợ nhất trí nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn ODA được hiệu quả cao nhất. Chiến lược hỗ trợ quốc gia đưa ra các chương trình cho vay dự kiến từ 300 đến 760 triệu đô la M ỹ mỗi năm, trực tiếp hỗ trợ các mục tiêu giảm nghèo của Việt Nam được đặt ra trong Chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo toàn diện (CPRGS), tập trung cho bốn ngành chính: phát triển nông thôn; phát triển đô thị; cơ sở hạ tầng và phát triển con người. 4. Đánh giá chung Về quan hệ VN - WB: Kể từ khi nối lại quan hệ với tín dụng với Việt Nam đến nay, WB đã có những đóng góp và hỗ trợ tích cực vào công cuộc đổi mới và cải cách kinh tế, đặc biệt là công cuộc xoá đói giảm nghèo ở Việt nam. Quan hệ giữa Việt Nam và WB ngày càng được củng cố và phát triển. Điều này được thể hiện thông qua các chuyến thăm và làm việc chính thức tại Việt Nam của Chủ tịch WB - Ngài James D. Wolfensohn năm 1996 và 2000 và các chuyến thăm của các Tổng Giám đốc, các Phó Chủ tịch. Phía WB đã đánh giá cao những kết quả đạt được và nỗ lực to lớn của Chính phủ Việt Nam trong công cuộc cải cách kinh tế, xoá đói giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội Quan hệ với IFC: Kể từ năm 1993, IFC đã thông qua 30 dự án với tổng số vốn đầu tư là 605 triệu USD dưới hình thức tài trợ trực tiếp và hợp vốn, hỗ trợ cho các dự án có tổng số vốn đầu tư khoảng 1,6 tỷ USD. Hoạt động của IFC chủ yếu đầu tư vào khu vực ngoài quốc doanh của nền kinh tế như sản xuất xi măng, thép, khách sạn, may mặc, chế biến nông sản... Ngoài ra, IFC còn thành lập Chương trình Phát triển Dự án Mê kông (MPDF). Trong thời gian vừa qua,
  18. MPDF đã hỗ trợ tiếp cận tài chính cho 72 dự án của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SM E) trị giá 50 triệu USD và thực hiện 15 khoản HTKT. M PDF đã tích cực giúp đánh giá môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp tư nhân ở Việt nam, trong lĩnh vực đào tạo cho các ngân hàng và các nhà quản lý trong nước, và xây dựng năng lực cho tư vấn trong nước Quan hệ với MIGA: với mục tiêu hoạt động của mình, MIGA đã phát hành 7 Hiệp định bảo lãnh ở Việt nam với tổng trị giá 451 triệu USD trong lĩnh vực xây dựng khách sạn, chế biến xuất khẩu cà phê, xây dựng nhà máy sản xuất kính và dự án điện BOT Phú M ỹ 3. IV. Vai trò của WB đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam và xu hướng O DA của WB cho Việt Nam. Kể từ khi nối lại quan hệ tín dụng với WB vào 10/1993, WB cung cấp 3 loại dịch vụ chủ yếu là: (1) thiết kế và tài trợ cho các dự án phát triển; (2) hỗ trợ kỹ thuật (TA), tư vấn về chính sách và các báo cáo phân tích; và (3) điều phối viện trợ (1) Tài trợ của WB cho Việt nam thường tập trung vào các dự án trong các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển thể chế và nguồn nhân lực ... nay hướng trọng tâm vào xoá đói giảm nghèo, các khoản vay chương trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế và các khoản vay chương trình theo ngành trong thời gian tới. Điều này cho thấy Việt nam đã dần dần nâng cao năng lực tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn OD A trong thời gian qua Chương trình Tín dụng Điều chỉnh Cơ cấu (SAC I) và Chương trình Tín dụng Hỗ trợ Giảm nghèo (PRSC) I và II tập trung vào 5 lĩnh vực cải cách trọng tâm của nền kinh tế bao gồm : (i) cải cách ngân hàng; (ii) cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước; (iii) cải cách chi tiêu công; (iv) tự do hoá thương mại; và (v) phát triển khu vực tư nhân. Ngoài ra, chương trình PRSC II còn được mở rộng sang một số lĩnh vực khác như giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường. Việt nam sẽ chuẩn bị tiếp nhận các PRSC trong những năm tiếp theo. (2) HTKT và tư vấn về chính sách và các báo cáo phân tích Các HTKT của WB tập trung vào các lĩnh vực như: hỗ trợ chuẩn bị các dự án do WB tài trợ tín dụng, phát triển thể chế nhằm xây dựng và nâng cao năng lực quản lý điều hành của một số ngành và cơ quan liên quan đến dự án, xây dựng và phát triển chính sách nhằm nâng cao khuôn khổ chính sách, pháp lý cho các dự án hạ tầng cơ sở thuộc ngành điện, vệ sinh môi trường, cấp thoát nước, tài chính, ngân hàng v.v. và đã phát huy được hiệu quả trong quá trình thực hiện Ngoài ra, hàng năm WB còn cử các đoàn vào Việt nam phối hợp với các bộ ngành soạn thảo và phát hành các báo cáo kinh tế, báo cáo ngành, xây dựng Chiến lược Hỗ trợ Quốc gia (CAS) cho Việt Nam (3) Điều phối viện trợ: hàng năm Hội nghị tư vấn giữa các nhà tài cho Việt nam (CG) - do WB làm đồng chủ tọa - được tổ chức nhằm vận động các nhà tài trợ cung cấp hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và điều phối viện trợ giữa các nhà tài trợ . Nhờ đó, vốn viện trợ được sử dụng hiệu quả hơn phục vụ cho công cuộc cải cách kinh tế của Việt Nam. WB đã tái khẳng định cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt nam theo Chiến lược Hỗ trợ Quốc gia (CAS) cho Việt nam trong thời kỳ 2 năm tới, từ 2004 - 2006. Tóm lại, các hỗ trợ dưới hình thức cho vay ưu đãi, hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn của IDA cho Việt nam chiếm vai trò chủ đạo trong mối quan hệ giữa Việt nam với nhóm WB. Đặc biệt, bên cạnh hỗ trợ về tài chính, Chính phủ Việt nam đánh giá cao vai trò tư vấn về chính sách để thực hiện thành công Chương trình Tín dụng Điều chỉnh Cơ cấu (SAC I) và các Chương trình Tín
  19. dụng Hỗ trợ Giảm nghèo (PRSC ) I và II. Với vai trò đồng chủ tọa Hội nghị CG hàng năm, WB đã làm tốt vai trò điều phối và kêu gọi tài trợ trực tiếp để hỗ trợ Việt nam phát triển kinh tế, qua đó tăng uy tín của Việt nam trong cộng đồng tài chính quốc tế, góp phần thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt nam. Điều này thể hiện qua việc đồng tổ chức thành công Hội nghị CG năm 2003 với mức cam kết 2,8 tỷ USD cho Việt nam trong năm 2004. V. Các Tổ chức thành viên của WB tại Việt Nam 1. IFC tại Việt Nam Từ năm 1994, cho đến tháng 10 năm 2001, IFC đã cam kết cấp vốn cho 15 dự án tại Việt Nam. Đối với các dự án này IFC đã cung cấp 383 triệu USD trong đó 180 triệu USD do bản thân IFC và 203 triệu USD cho các ngân hàng tham gia.  IFC hỗ trợ sự phát triển của khu vực tư nhân tại Việt Nam qua đầu tư và tư vấn. Ưu tiên chiến lược của IFC tại Viêt Nam là tiếp tục tập trung vào:  Xây dựng tổ chức và thị trường tài chính trong nước.  Phát triển cơ sở hạ tầng qua tư nhân hoá và đầu tư.  Cải cách Doanh nghiệp nhà nước.  Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).  Cải thiện môi trường đầu tư. Ngoài ra, IFC quản lý Chưong Trình Phát Triển Dự Án Mekong (MPDF), một hoạt động do nhiều tổ chức tài trợ nhằm đẩy mạnh việc thành lập và phát triển của các SMEs tại Việt Nam, Lào, Cambodia. Từ khi thành lập vào năm 1997, MPDF đã cung cấp hỗ trợ cho 80 công ty và thu xếp tài chính trị giá khoảng 40 triệu USD. IFC, cùng với Ngân Hàng Thế Giới, hiện đang tích cực đẩy mạnh Diễn Đàn Doanh Nghiệp. Mục tiêu của diễn đàn nhằm cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam và tổ chức 2 lần một năm hội nghị giữa các nhà hoạch định chính sách, đại diện doanh nghiệp và các nhà tài trợ. Các Dự án IFC tại Việt Nam Tài Chính: vào năm tài chính 1997 IFC giúp thành lập Công ty Cho Thuê Quốc Tế Việt Nam (Vietnam International Leasing Company Limited (VILC), công ty thuê tài chính đầu tiên tại Việt Nam). VILC đóng vai trò là quan trọng trong, cung cấp nguồn tài chính trung hạn cho các SM Es tại Việt Nam. Từ khi thành lập, VILC đã cung cấp 35 triệu USD vốn thuê mua tài chính cho gần 250 công ty. Nguồn vốn của công ty đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước mua sắm nhiều tài sản cố định bao gồm máy móc, thiết bị văn phòng và cho nhà máy. VILC phát triển từ chương trình hỗ trợ của IFC vào năm 1991: IFC tư vấn cho chính phủ Việt Nam về thuê mua và xây dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp cho việc cấp phép, quản lý và thực hiện hoạt động cho thuê tài chính. Doanh nghiệp vừa và nhỏ: IFC cung cấp khoản vay trị giá 300,000 USD cho công ty Vinh Phat (Vinh Phat), một cơ sở sản xuất và xuất khẩu sản phẩm may mặc trong nước. Khoản đầu tư này tạo điều kiện cho Vĩnh Phát mở rộng sản xuất và trang thiết bị và mua dây chuyền thiết bị mới. Dự án giúp công ty tăng kim ngạch xuất khẩu và tạo công ăn việc làm.
  20. Giáo dục: Vào năm tài chính 2001 IFC phê duyệt khoản vay trị giá 7.25 triệu USD để thành lập Trường Đại Học Tổng Hợp RMIT (RM IT). Đóng tại Thành Phố Hồ Chính Minh, RMIT là trường đại học nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam. Do thiếu trường đại học và trung cấp, chỉ có 1 trong 6 sinh viên có thể vào học tại các trường đại học tại Việt Nam. Dự án sẽ tạo điều kiện hàng nghìn học sinh có thể có được giáo dục đại học hiện đại chất lượng cao mà không phải đi ra nước ngoài. Trường đại học sẽ cung cấp các chương trình đào tạo có bằng, dạy ngoại ngữ và đào tạo chuyên môn xây dựng theo nhu cầu thị trường. 2. Tổ chức bảo lãnh đầu tư đa phương (MIG A) tại Việt Nam Tổ chức bảo lãnh đầu tư đa phương (M IGA) hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực có sự tham gia và có vai trò lớn của khu vực tư nhân trong ngành điện và các lĩnh vực truyền tải, và hỗ trợ phát triển cho khả năng thúc đẩy đầu tư. Tổ chức bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA) cũng đã tiến hành nghiên cứu tổng quan về các kinh nghiệm tốt nhất của thúc đẩy đầu tư cho Chính phủ. Tổ chức cũng thiết kế và tiến hành các chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho thúc đẩy đầu tư của Việt Nam, bao gồm cả xây dựng và cho ra đời trang thông tin để thúc đẩy đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tổ chức bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA) hiện đang tìm kiếm khả năng hợp tác với khối ASEAN để hỗ trợ cho các chương trình xây dựng năng lực thúc đẩy đầu tư được chỉnh sửa cho các nước thành viên mới nhất của ASEAN ( trong đó có Việt Nam) nhằm làm giảm bớt khoảng cách phát triển giữa những nước này và các thành viên khác của ASEAN . Tính đến ngày 28 tháng 02 năm 2003, tổng hỗ trợ của M IGA cho Việt Nam là 10 triệu đô la M ỹ. Số tiền này bao gồm cả một dự án viễn thông được bảo lãnh vào năm 2001. MIGA hiện cũng đang xem xét hỗ trợ cho một dự án năng lượng ( lên đến khoảng 100 triệu đô la M ỹ). Chương trình Việt Nam - MIGA, năm tài chính 1999-2002 1999 2000 2001 2002 ước tính Công cụ đầu tư (%) Khoản cho vay 0 100 100 30 Góp vốn 14 Những khoản đóng góp tương đương 56 với vốn Các công cụ khác Tổng cộng 0 100 100 100
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2