Tìm hiểu thị trường chứng khoán Việt Nam
lượt xem 20
download
Hai sở giao dịch là 2 công ty TNHH thuộc sở hữu của nhà nước. Ủy ban chứng khoán Nhà nước thuộc Bộ Tài chính nên có rất ít quyền hạn. Không như ở Mỹ, trong đó các sở giao dịch của nó thành lập dưới hình thức là các công ty cổ phần.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tìm hiểu thị trường chứng khoán Việt Nam
- Phần 1: Thị trường chứng khoán Việt Nam. I. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam. 1. Nguyên nhân hình thành. - Quá trình đổi mới nền kinh tế diễn ra nhanh chóng, nhu cầu vốn cho sự phát triển là rất lớn, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước diễn ra nhanh chóng (Cổ phần mỗi năm phải huy động vào khoảng 5%GDP, vay trong nước khoảng 3%GDP). Trong khi đó l ượng vốn huy động được không đáp ứng được nhu cầu cần thiết, hệ thống ngân hàng đã quá tải. Do đó, các doanh nghiệp cần phải tìm 1 nguồn huy động vốn lớn. Nếu không có chiến lược phát triển phù hợp, thị trường tài chính sẽ tự phát hình thành xuất phát từ như cầu về vốn đầu tư của nền kinh tế. Vậy thay vì việc để nó tự phát thì tại sao chúng ta không t ự tay thành lập nên. Thị trường chứng khoán sẽ tạo ra kênh huy động vốn mới cho các doanh nghiệp - Việc hình thành thị trường chứng khoán sẽ giúp nhà nhà đầu tư có thêm một kênh đ ầu t ư tạo ra lợi nhuận. - Thị trường chứng khoán là cơ sở, “phong vũ biểu” đánh giá nền kinh tế cũng như năng lực doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. Doanh nghiệp sẽ chịu sự giám sát của thị trường, các cổ đông. - Nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng nhưng chủ y ếu ở dưới hình th ức đ ầu t ư trực tiếp. Quy mô các dự án đầu tư ngày càng tăng, số lượng dự án ngày càng nhiều do đó cần 1 sân chơi mới và hiệu quả hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đó là việc có được một thị trường tài chính hiệu quả và năng động. Cụ thể hơn đó chính là thị trường chứng khoán. Đặt ra vấn đề là hình thành nên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, việc thành lập thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có không ít khó khăn: - Chưa có thể chế thị trường hoàn chỉnh. - Chưa hình thành văn hóa chứng khoán. • Các doanh nghiệp không muốn minh bạch, không muốn công bố thông tin về lợi nhuận, lãi lỗ hàng năm. Tính minh bạch trong kinh doanh chưa được quản lý chặt, nhiều doanh nghiệp hoạt động yếu kém, nhất là các doanh nghiệp nhà nước. • Ỷ lại vào cơ chế cấp vốn của nhà nước • Nhà đầu tư không có cơ hội lựa chọn khi tham gia thị trường • Các nhà đầu tư còn gặp phải nhiều rào cản về chính sách, đặc biệt là hạn ch ế đ ối v ới những nhà đầu tư nước ngoài, theo luật họ ko được phép mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam và đến tận 1999, khi Thủ tướng Chính phủ mới ký ban hành Quyết định số 145/QĐ-TTg chính thức cho phép nhà đầu tư nước ngoài được tham gia mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam nhưng với tỷ lệ không vượt quá 30% vốn điều l ệ của doanh nghiệp. • Hạn chế trong việc hoạch định chính sách, giám sát, cưỡng chế, thực thi trên TTCK. - Nhiều quan điểm cho rằng chứng khoán là sản phẩm của tư bản, việc xây dựng TTCK ở VN có thể làm chúng ta đi lệch hướng. - Trình độ cán bộ cũng như hiểu biết của người dân về chứng khoán còn nhiều hạn chế. - Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997 vẫn còn tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước nhà. Nhưng nếu chỉ nhìn vào những thách thức trên mà chúng ta không làm thì chưa biết đ ược những khó khăn đó sẽ xảy ra như thế nào. Như người xưa có câu : “không vào hang c ọp sao bắt được cọp con”. 2. Thị trường hình thành.
- Năm 1994, Chính phủ đã quyết định thành lập đề án thành lập thị trường chứng khoán tại Việt Nam, giao nhiều bộ, ngành liên quan tham gia như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Kế hoạch nhà nước, Bộ Tư pháp… Năm 1995, Ủy ban chứng khoán được thành lập. Ngày 10/07/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-CP về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán cùng với Quyết định thành lập hai Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Ngày 20/07/2000, TTGDCK Tp.HCM đã chính thức khai trương đi vào vận hành, và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 với 2 loại cổ phiếu niêm yết đó là 2 mã cổ phiếu của 2 công ty Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) và Công ty cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (Sacom), và 7 công ty chứng khoán : Công ty chứng khoán Bảo Việt thuộc Bộ tài chính; Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn; Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC); Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long (TLS); Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS); Công ty CP chứng khoán Đệ Nhất; Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam. Mỗi tuần chỉ có 2 phiên giao dịch. Vào ngày 8/3/2005 Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội đã chính thức chào đời. Khác với TTGDCK TP.HCM (vốn là nơi niêm yết và giao dịch chứng khoán của các công ty lớn), TTGDCK Hà Nội sẽ là “sân chơi” cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (với vốn điều lệ từ 5 đến 30 tỷ đồng). 3. Thành phần tham gia. - Tổ chức phát hành chứng khoán: Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu địa phương. Công ty phát hành trái phiếu và cổ phiếu công ty. Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng, chứng chỉ quỹ đầu tư... phục vụ cho hoạt động của họ. - Nhà đầu tư: Nhà đầu tư cá nhân. Nhà đầu tư có tổ chức. (Ở Việt Nam thì nhà đầu tư nhỏ lẻ chiếm tới 80% còn ở nước ngoài như Mỹ con số này chỉ là 20%). - Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán: Công ty chứng khoán. Quỹ đầu tư chứng khoán. Các trung gian tài chính (là các Ngân hàng thương mại). - Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán: Cơ quan quản lý Nhà nước (ủy ban chứng khoán nhà nước). Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán. Các tổ chức kiểm toán. Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán (Việt nam chưa có các tổ chức riêng biệt) Các tổ chức tài trợ chứng khoán (Việt nam chưa có các tổ chức riêng biệt). Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm (ở Việt nam chưa có. Ở nước ngoài: Standard & poor; Fitch; Moody’s đánh giá về hệ số tín nhiệm quốc gia) 4. Cấu trúc thị trường.
- Hai sở giao dịch là 2 công ty TNHH thuộc sở hữu của nhà nước. Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) thuộc Bộ Tài chính nên có rất ít quyền hạn. Không như ở Mỹ, trong đó các sở giao dịch của nó thành lập dưới hình thức là các công ty cổ phần. Ngày 24/6/2009 Hệ thống giao dịch Upcom được đưa vào hoạt động trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Việc thành lập sàn giao dịch Upcom đã làm thu hẹp thị trường OTC và mở rộng thị trường sàn giao dịch. Bên cạnh đó Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, BIDV trở thành Ngân hàng chỉ đ ịnh thanh toán. Vào ngày 21/4/2011 vừa qua Ủy ban Chứng khoan Nhà nước vừa đưa ra ba phương an tái ́ ́ cấu trúc thị trường chứng khoan Việt Nam tai hôi thao về tai câu truc thị trường chứng khoan ́ ̣ ̣ ̉ ́ ́ ́ ́ Viêt Nam giai đoan 2011 – 2020. Vậy liệu cấu chúc của thị trường chứng khoán Việt Nam có ̣ ̣ thay đổi hay không còn tùy thuộc vào quyết định sắp tới của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. 5. Hệ thống các chỉ số. Hiện nay tại Việt Nam, VN-Index là chỉ số đại diện cho các cổ phiếu niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, HNX-Index đại diện cho các cổ phiếu niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, UPCoM-Index đại diện cho các cổ phiếu giao dịch trên thị trường chưa niêm yết. Cách tính của 3 chỉ số này đều theo phương pháp bình quân gia quyền. A, Chỉ số VNindex: VN-Index được tính như sau: Ký hiệu: VN-Index Giá trị cơ sở: 100 Ngày cơ sở: 28/07/2000 VN-Index = Tổng giá trị thị trường hiện tại của các cổ phiếu niêm yết / Tổng giá trị thị trường cơ sở của các cổ phiếu niêm yết VN - Index được tính theo công thức sau: Vn-Index = Trong đó: P1i: Giá hiện hành của cổ phiếu i. Q1i: Khối lượng đang lưu hành của cổ phiếu i. P0i: Giá của cổ phiếu i thời kỳ gốc. Q0i: Khối lượng của cổ phiếu i tại thời kỳ gốc. i : 1,..., n Chỉ số phản ánh sự thay đổi giá cả của chứng khoán. Vì vậy trong quá trình tính toán chỉ số, người ta phải loại bỏ những yếu tố làm thay đổi giá trị của chỉ số mà không phải do giá cả thay đổi, ví dụ như: có cổ phiếu mới niêm yết, việc tách, gộp cổ phiếu... Trong những trường hợp này, số chia sẽ được điều chỉnh để đảm bảo chỉ số có tính liên tục và phản ánh đúng những thay đổi về giá cả trên thị trường Chỉ số HNX-index và Upcom-index cũng được tính tương tự. Ngoài ra trên thị trường còn 1 số các chỉ số mới khác như: CBV-Index; SSI30-Index; DCVN30-Index; VIR-Index. III. Thành tựu của thị trường chứng khoán Việt Nam 10 năm qua. 10 năm phát triển đầy biến động của thị trườn chứng khoán Việt Nam đã gặt hái đ ược nhiều thành tựu. Cụ thể:
- Năm 2010 đánh dấu chặng đường 10 năm của thị trường chứng khoán Vi ệt Nam. Thị trường đã có những phát triển vượt bậc, đạt gấp 2 lần so với kế hoạch ban đầu về quy mô vốn hóa, số lượng công ty niêm yết tăng gấp 10 lần. Thị trường cũng đã trở thành kênh huy động vốn cho doanh nghiệp với hàng trăm ngàn tỉ đồng. Năm 2010 đạt kỷ lục lên sàn niêm yết: thêm 81 cổ phiếu trên HOSE, 110 cổ phiếu niêm yết trên HNX và 82 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên Upcom. Năm 2010 cũng là năm kỷ l ục c ủa doanh nghiệp huy động vốn qua thị trường chứng khoán với tổng giá trị huy động vốn lên tới 110.000 tỷ đồng, tăng 3 lần so với năm 2009 và tăng 4 lần so với năm 2008… - Về khung pháp lý, thể chế chính sách: Hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu phát triển của thị trường và tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước. Kể từ khi Luật Chứng khoán được Quốc hội ban hành ngày 29/6/2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007 và các văn bản hướng dẫn đã tạo l ập đ ược khuôn khổ pháp lý cao, đồng bộ và thống nhất cho hoạt động của TTCK, từng bước lo ại b ỏ những mâu thuẫn, xung đột với các văn bản pháp luật khác có liên quan (về cơ bản th ống nhất với Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư); phù hợp hơn với luật pháp, thông lệ quốc t ế, tạo nền tảng cho TTCK Việt Nam khả năng hội nhập với các thị trường vốn quốc t ế và khu vực; tăng cường tính công khai minh bạch cho thị trường và nâng cao khả năng quản lý giám sát thị trường của cơ quan quản lý nhà nước;Các công cụ trên thị trường chứng khoán ngày càng được mở rộng. Tạo tính năng động cho thanh khoản. - Về quy mô và hàng hóa (nguồn cung) của thị trường :Quy mô thị trường có bước tăng trưởng mạnh mẽ, vững chắc, từng bước đóng vai trò là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng, đóng góp tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đ ất n ước. Trong suốt thời kỳ từ 2000-2005, vốn hóa thị trường chỉ đạt trên dưới 1% GDP. Nhưng sau đó đã bức phá lên trong các năm sau. - Về niêm yết và giao dịch chứng khoán :Thị trường chứng khoán đã có sự tăng trưởng không chỉ về quy mô niêm yết mà cả về tính thanh khoản của thị trường. Nếu như năm 2005, bình quân có 667.600 cổ phiếu được giao dịch một phiên, thì năm 2006, con số này tăng lên 2,6 triệu đơn vị (tăng 3,93 lần) và tăng lên 9,79 triệu và 18,07 triệu trong hai năm sau đó. Tốc đ ộ luân chuyển thị trường trong giai đoạn này liên tục tăng từ 0.43 l ần năm 2006 lên 0.64 vào năm 2007, 0.68 lần vào năm 2008 và ước đạt 1.13 lần năm 2009 - Về hệ thống cơ sở nhà đầu tư (cầu đầu tư): Số lượng các nhà đầu tư tham gia TTCK ngày càng đông đảo cùng với việc nhận thức và sự tham gia của cộng đồng vào TTCK ngày càng được nâng cao. Số lượng nhà đầu tư cá nhân và tổ chức, trong nước và nước ngoài đã gia tăng đáng kể. Từ khoảng gần 3000 tài khoản nhà đầu tư tham gia khi mới mở cửa thị tr ường vào năm 2000, tính đến nay đã có trên 90.000 tài khoản giao dịch, trong đó số nhà đ ầu t ư t ổ ch ức trong nước là 2.662, số nhà đầu tư cá nhân trong nước là 807.558, số nhà đầu tư nước ngoài là hơn 13.000 nhà đầu tư - Hệ thống các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán : Hệ thống các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán phát triển nhanh về quy mô và năng lực nghiệp vụ, với hệ thống mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch trải khắp các tỉnh thành phố lớn trong cả nước, góp phần giúp công chúng đầu tư tiếp cận dễ dàng hơn với TTCK. Khi thị trường bắt đầu đi vào hoạt động, toàn thị trường mới chỉ có 7 công ty chứng khoán và cho đ ến tận năm 2004 v ẫn ch ưa có m ột công ty quản lý quỹ nào. Sau 10 năm hoạt động, tính đến thời điểm hiện tại, đã có 105 công ty chứng khoán và 46 công ty quản lý quỹ đang hoạt động tại Việt Nam. Số thành viên l ưu ký của TTLKCK là 122 thành viên trong đó có 8 ngân hàng lưu ký và 12 tổ chức mở tài kho ản trực tiếp (gồm các ngân hàng thương mại là thành viên đặc biệt của thị trường TPCP chuyên biệt và Sở Giao dịch NHNN).
- - Về hoạt động quản lý, giám sát thị trường :Trong giai đoạn 2000-2009, công tác quản lý Nhà nước và điều hành TTCK được thực hiện tương đối linh hoạt, bảo đ ảm TTCK vận hành an toàn và phát ổn định, không để xảy ra đổ vỡ, xáo trộn lớn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, từng bước nâng cao năng lực giám sát và cưỡng chế thực thi quy định của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Hoạt động quản lý và giám sát TTCK với trọng tâm lấy việc bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư là nòng cốt; các chính sách quản lý TTCK đã thể hiện mục tiêu tăng cường tính công khai, minh bạch, từng bước áp dụng các thông lệ về quản trị công ty tốt, các chuẩn mực về kế toán và kiểm toán quốc tế và khuyến cáo của Tổ chức quốc tế các Uỷ ban chứng khoán (IOSCO). - Về tổ chức thị trường : Hệ thống giao dịch UpCom trên SGDCK Hà Nội - hệ thống giao dịch cho các chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết - cũng đã đ ược đ ưa vào vận hành vào ngày 24/6/2009. Cuối 2009, đã có 34 cổ phiếu được giao dịch trên hệ thống Upcom với tổng giá trị giao dịch đạt gần 540 tỷ đồng. Giá trị thị trường ngày 31/12/2009 đạt 4.075 tỷ đồng. Thị trường upcom mở ra đã làm giảm quy mô quả thị trường OTC, quản lý nhà nước được xiết chặt hơn. (Hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) trên thị trường chứng khoán đã nở rộ cả về số lượng lẫn hình thức trong năm 2010. Điều này là xu hướng của thị trường, nhằm giúp thị tr ường phát triển hiệu quả, hạn chế sự hoạt động của các công ty làm ăn kém hiệu quả.) Một số dữ liệu về quá trình phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam: (Nguồn: Ủy ban Chứng khoán) Thời gian Giá trị Vốn hóa % GDP Tài Công ty Công ty Công ty giao dịch TT (tỷ khoản quản lý chứng niêm yết bình quân đồng) nhà đầu quỹ khoán phiên (tỷ tư đồng) 2000 1,4 986 0,28% 2.908 7 5 2001 6,85 1.57 0,34% 8.78 8 10 2002 4,58 2.436 0,48% 13.607 9 20 2003 12,14 2.37 0,39% 16.486 1 12 22 2004 79,55 4.516 0,63% 21.6 2 13 26 2005 111,90 9.598 1,21% 29.065 6 14 41 2006 401,84 237.276 22,70% 110.652 18 55 195 2007 1.562,21 492.9 40,00% 312.139 25 78 253 2008 1.615,79 225.935 19,76% 531.428 43 102 342 2009 2.872,75 620.551 37,71% 822.914 46 105 457 2010* 3.306,80 695.186 42,25% 925.955 46 105 557 * Tính đến 30/6/2010 - % GDP của năm liền trước năm tính toán IV. Bất cập của thị trường chứng khoán Việt Nam. - Về khung pháp lý, thể chế chính sách : hệ thống pháp luật hiện nay vẫn còn có một số hạn chế, cụ thể: phạm vi điều chỉnh của Luật Chứng khoán còn hẹp mới chỉ bao hàm những nội dung cơ bản và chưa bao quát mọi hoạt động trên TTCK theo thông lệ quốc tế; một số quy định của văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán còn chồng chéo, chưa thống nhất với các văn
- bản pháp luật khác; việc ban hành các quy định pháp lý nhìn chung đều có độ tr ễ so với mục tiêu đề ra, đồng thời nhiều quy định tại Luật Chứng khoán chưa đ ược hướng dẫn thực hiện,... Ta lấy 1 ví dụ thế này về việc chào mua chứng khoán: Luật chứng khoán hiện nay qui định như sau: “ Công ty đại chúng được chào mua công khai phải công bố ý kiến của công ty về việc chấp thuận hoặc từ chối việc chào mua. Trường hợp từ chối, công ty phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Văn bản trả lời của công ty phải có chữ ký của ít nhất hai phần ba số thành viên Hội đồng quản trị” (Điều 32, khoản 10). Quy định này thực ra không chính xác, lủng củng và thậm chí là vô lý. Thứ nhất, việc bán hay không bán cổ phần đang được chào mua là quyền tự do của các cổ đông (Điều 77, k1, d và Điều 87 khoản 5 Luật doanh nghiệp). Thứ hai, Hội đồng quản trị của công ty được chào mua chẳng thể “chấp thuận hay từ chối việc chào mua” mà chỉ có thể đưa ra khuyến cáo nên hay không nên tới các cổ đông công ty mà thôi. Thứ ba ý kiến khuyến cáo có thể chỉ là c ủa đa số thành viên Hội đồng quản trị, chứ không hẳn đã là của toàn thể Thành viên Hội đ ồng quản trị, lại càng không phải của “Công ty” nói chung. Thứ nữa, nếu một số thành viên Hội đ ồng có ý kiến khuyến cáo ngược lại với đa số thì ý kiến của họ sẽ không được các cổ đông và UBCK biết đến. - Về quy mô, hàng hóa trên thị trường: hoạt động phát hành của các công ty đ ại chúng còn mang tính tự phát, không hoàn toàn dựa trên nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Không ít tổ chức phát hành huy động vốn trên TTCK để đầu tư trở lại vào chứng khoán mà không phải để mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần tạo nên bong bóng thị trường và rủi ro mất vốn khi thị trường sụt giảm. Hoạt động chào bán riêng lẻ không có sự điều chỉnh đầy đủ của pháp luật và quản lý của các cơ quan có thẩm quy ền dẫn đ ến các hành vi lạm dụng, ảnh hưởng đến sự lành mạnh của TTCK. - Hàng hóa niêm yết trên TTCK chưa đa dạng, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư và phòng ngừa rủi ro của nhà đầu tư (chưa có các sản phẩm phái sinh, các sản phẩm đầu tư tập thể). Chủ yếu là cổ phiếu và trái phiếu chính phủ, kỳ phiếu, tín phiếu kho bạc Nhà nước, chứng chỉ tiền quỹ đầu tư. Chúng ta cần phát hành và có thêm nhiều các loại chứng khoán khác như: Trai phiếu chuyển dổi, trái phiếu có kỳ hạn, trái phiếu bảo đảm bởi vàng và ngoại tệ mạnh, trái phiếu chiết khấu ... Các dịch vụ tiện ích cho nhà đầu tư trên thị trường còn nghèo nàn (chưa có nghiệp vụ bán khống, vay ký quỹ, bán trước ngày hoàn tất giao dịch), tính minh bạch của thị trường chưa đáp ứng nhu cầu của công chúng đầu tư. Độ trễ trong giao dịch là lớn: T+3. - Hệ thống nhà đầu tư của chúng ta chưa đa dạng, cấu trúc cầu đầu tư hiện tại không bảo đảm sự tăng trưởng một cách bền vững. Hệ thống nhà đầu tư tổ chức chưa phát triển làm hạn chế sự phát triển của TTCK mà đặc biệt là thị trường trái phiếu CP. Thiếu các nhà đầu tư và các nhà môi giới chuyên nghiệp. Việc kinh doanh chứng khoán mang tính bầy đàn là ch ủ yếu. Một bộ phận lớn các nhà đầu tư tham gia thị trường với năng l ực và hiểu bi ết hạn ch ế về thị trường, bỏ qua các yếu tố cơ bản của cổ phiếu để chạy theo triển vọng của thị trường. Điều này làm cho giá cổ phiếu tăng lên quá mức giá thực tế của nó, từ đó thu hút các nhà đầu tư đổ xô vào chứng khoán góp phần gia tăng bong bóng giá chứng khoán. Diễn bi ến tâm lý của công chúng đầu tư sẽ quyết định chiều hướng của giá. - Số lượng các tổ chức kinh doanh và cung cấp dịch vụ cho TTCK tăng quá nhanh, với năng lực về vốn và chuyên môn còn hạn chế, tiềm ẩn rủi ro hệ thống và không tương xứng với hiệu quả hoạt động chung của thị trường. - Về tổ chức thị trường chưa hiệu quả, tính pháp lý chưa cao. Đặc biệt là về quyền hành của UBCKNN, và hoạt động của các sàn chứng khoán.
- - Từ khi hoạt động cho đến này, TTCK Việt Nam còn rất nhiều bất cập trong việc công bố thông tin và quản lý công bố thông tin. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến nhà đầu tư cảm thấy không bình đẳng trong giao dịch và quay lưng lại với thị trường. Chất lượng thông tin kém được thể hiện như: công bố thông tin chậm; thông tin không đầy đủ, chính xác; quản lý công bố thông tin và giám sát các công ty niêm yết còn yếu. Ví dụ: ”Trong thời gian qua nổi nên vụ công ty Dược viễn Đông với mã cổ phiếu là DVD đã bị tuyên bố phá s ản và ảnh h ưởng t ới 17022nhà đầu tư với 12 triệu cổ phiếu DVD đang phát hành trên thị trường chứng khoán giá trị là 64,61 tỷ đồng. Ngày 24/6/2010, Sơ GDCK TP.HCM đã nhận được thông báo của Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ (Việt Nam) thông báo Ngân hàng này đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Công ty CP Dược phẩm Viễn Đông. Phía Tòa án đã th ụ lý và ban hành quyết định cho phép mở thủ tục phá sản. Những mãi đến tháng 9 này UBCKNN mới công bố công ty này phá sản. Điều này làm ảnh hưởng tới nhà đầu tư vì họ không biết đ ến thông tin này sớm hơn, nên bán không kịp, dẫn đến trắng tay”. Bên cạnh đó hiện tượng hàng loạt doanh nghiệp, cá nhân bị phạt vì có hành vi thao túng trắng trợn giá c ổ phi ếu, tr ục l ợi hàng chục tỷ đồng nhưng mức phạt chỉ vài trăm hay thậm chí vài chục triệu đ ồng . Làm mất lòng tin của các nhà đầu tư chứng khoán vào Việt Nam. - Giá cả cổ phiếu và chỉ số VNIndex không phản ánh đúng tình hình sản xuất kinh doanh của các coongty niêm yết và thực tế giao dịch trên thị trường. Ví dụ: NHTM cổ phần ngoại thương VN (mã cổ phiếu là VCB) vào ngày 26.01/2010 thông báo lợi nhuận sau thuế đạt được trong năm 29 là 4431,9 tỷ VND, tuy nhiên giá giao dịch của các ngày sau đó đã liên tục giảm điểm và giảm về khối lượng : Ngày 27/01/2010 (0%), ngày 28/01/2010 (-1,3%); ngày 29/1/2010( -0,8%), ngày 30/1/2010 (- 0,5%). - Thị trường giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết mới được hình thành dưới hình thức hệ thống giao dịch Upcom, chưa phát huy được vai trò tạo lập thị trường theo kiểu thị trường phi tập trung. Ngoài ra, số lượng cổ phiếu đưa vào giao dịch so với số lượng công ty đại chúng chiếm tỷ trọng quá thấp và thiếu hấp dẫn đối với doanh nghiệp cũng như công chúng đầu t ư. Hiện tại, vẫn còn tồn tại một bộ phận thị trường cổ phiếu được đăng ký với TTLKCK nhưng chưa có cơ chế giao dịch và chuyển quyền sở hữu. - Đội ngũ nhân viên hành nghề tại các công ty chứng khoán còn thiếu và rất yếu về nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, trong khi các công ty chỉ chú trọng đến lợi nhuận trước mắt chứ không quan tâm đến vấn đề đào tạo cho họ. Điều này có thể thấy rõ qua nh ững b ức xúc các nhà đầu tư khi xảy ra chuyện không thể khớp lệnh, hay việc hướng dẫn các công ty cổ phần hóa, công khai tài chính chưa rõ ràng. V. Giải pháp cho thị trường Việt Nam. - Củng cố và phát triển kết cấu hạ tầng của Thị trường Chứng khoán: Luật chứng khoán và hệ thống các văn bản pháp luật dưới luật. Các sở giao dịch chứng khoán => yêu cầu đặt ra trong giai đoạn tiếp theo là có nên tái cơ cấu lại các sở giao dịch chứng khoán không?( 22/4/2011 UBCKNN đưa ra 3 giải pháp cho vấn đề này). Hệ thống các công ty chứng khoán, công ty đầu tư, công ty tư vấn về nghiệp vụ đầu t ư và kinh doanh chứng khoán. Hệ thống báo giá và khớp lệnh tự động. Hệ thống cơ sở đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ, phổ biến kiến thức cho công chúng và các nhà đầu tư trong nước. - ” Tại sao Mỹ có Nasdaq cho OTC của mình mà Việt nam lại chưa có?”. Giải pháp thành lập thị trường khu vực II – khu vực dành riêng cho việc giao dịch những chứng khoán ch ưa đủ điều kiện niêm yết tại thị trường giao dịch chứng khoán. Trung tâm giao dịch chứng
- khoán Hà Nội hiện đang xúc tiến đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng cường năng lực để có thể đáp ứng nhu cầu đăng ký giao dịch của một số lượng lớn các doanh nghiệp OTC lên tới hàng ngàn. Đây sẽ là bước tiến về chất của thị trường chứng khoán Việt Nam, hưóng tới một thị trường phát triển minh bạch, hiệu quả. Việc quản lý tập trung giao dịch OTC trên trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội sẽ góp phần tạo tính thanh khoản cho thị trường. - Đa dạng hóa các hàng hóa niêm yết trên thị trường chứng khoán. Củng cố và tăng c ường phát hành các loại hình chứng khoán khác. Tiếp tục đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để thúc đẩy thị trường phát triển. - Khuyến khích thành lập các công ty sản xuất và bán thông tin. Đó là vi ệc thành l ập các công ty chuyên thu nhập và đưa ra thông tin phân biệt các công ty tốt với các công ty hoạt động kém, và các công ty này sẽ lấy thông tin từ các công ty niêm yết và đ ưa ra các nh ận định, phân tích của mình và bán nó cho các nhà đầu tư. Như vậy sẽ tạo ra môi trường đầu tư an toàn hơn cho các nhà đầu tư chuyên và không chuyên. - Nâng cao vai trò của hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam nhằm khắc phục vi ệc cạnh tranh không lành mạnh, ”hiện tượng làm giá chứng khoán”, lũng loạn thị trường, giảm chi phí giao dịch, tăng cường liên minh, liên doanh, liên hết trong quá trình đầu tư, đ ảm bảo tính minh bạch trên thị trường. - Khuyến khích thành lập các trung gian tài chính, đặc biệt là các quỹ đầu tư chứng khoán. Ở Việt Nam chủ yếu là các nhà đầu tư nhỏ lẻ còn các quỹ đầu tư lớn rất ít. Vì vậy mà việc đầu tư trên thị trường chứng khoán mới chỉ dừng ở việc đầu tư ngắn hạn, l ướt sóng mà ít có đầu tư dài hạn như bên các nước phát triển như Mỹ, Nhật ... Và việc thành lập các quỹ đầu tư sẽ giúp cho đồng vốn của các nhà đầu tư được sử dụng hiệu quả hơn. - Nâng cao năng lực nhà đầu tư. Vì ở Việt Nam số các nhà đ ầu t ư cá nhân thì nhi ều, trong khi việc đưa ra quyết định đầu tư dựa trên sự cân nhắc rủi ro và tỷ suất sinh lợi t ừ nh ững thông tin được công bố trên thị trường là rất kém và số người làm được việc này là rất ít. VI. Chiến lược phát triển trong 10 năm tới, giai đoạn 2011-2020. - Tăng quy mô, củng cố tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán: Phát triển thị trường trái phiếu trở thành một kênh huy động và phân bổ vốn quan tr ọng cho phát triển kinh tế. Chú trọng đặc biệt phát triển thị trường trái phiếu Chính ph ủ đ ể huy động vốn cho Ngân sách nhà nước và đầu tư xây dựng cơ bản. Củng cố một cách căn bản cầu đầu tư chứng khoán; phát triển và đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư nhằm kích cầu bền vững, phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức, khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dài hạn, tiếp tục phát triển hệ thống nhà đầu tư cá nhân - Tăng tính hiệu quả của thị trường trên cơ sở tái cấu trúc TTCK, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, chuyên nghiệp hóa việc tổ chức và vận hành hạ tầng công nghệ thông tin Từng bước hiện đại hóa các sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) với các hệ thống giao dịch, giám sát và công bố thông tin hiện đại và có khả năng kết nối với các SGDCK quốc tế; đa dạng hóa phương thức giao dịch và sản phẩm thị trường đáp ứng nhu cầu của thị trường. Kiện toàn và phát triển hệ thống lưu ký, đăng ký, thanh toán, bù trừ theo chuẩn mực quốc tế; hiện đại hóa hoạt động của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán bảo đảm khả năng cung cấp các dịch vụ đăng ký, lưu ký các loại chứng khoán trên thị trường, từng bước tham gia và kết nối với trung tâm lưu ký chứng khoán quốc tế và trong khu vực. Thúc đẩy việc hiện đại hóa công nghệ thông tin của các công ty chứng khoán và các t ổ chức khác có liên quan, nhằm bảo đảm hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, thống nhất, tương thích và an toàn. - Nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường và các tổ chức phụ trợ:
- Hướng tới hoạt động theo mô hình đa năng; Mở rộng phạm vi hoạt động ra nước ngoài và cung cấp các dịch vụ ít rủi ro; Củng cố hệ thống và khả năng quản trị rủi ro. - Tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm và cưỡng chế th ực thi c ủa cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán: Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về TTCK theo hướng tăng cường vai trò quản lý, giám sát độc lập; cơ quan quản lý nhà nước về TTCK phải có chức năng l ập quy, thanh tra, điều tra và cưỡng chế thực thi. Củng cố năng lực quản lý, giám sát, thanh tra, và cưỡng chế thực thi của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán trên cơ sở phân định rõ chức năng giám sát giữa Bộ Tài chính/UBCKNN với các bộ ngành, doanh nghiệp, nhà đầu tư. Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ giám sát trên cơ sở các chương trình, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động giám sát, cưỡng chế thực thi. - Chủ động hội nhập quốc tế, có lộ trình và phù hợp với trình độ phát triển của thị tr ường trên cơ sở: Hoàn thiện khung pháp lý, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ cho quá trình hội nhập TTCK quốc tế mà trước mắt là trong khu vực ASEAN. Tương lai sẽ hướng tới thị trường Thái Lan, và xa hơn nữa là Singapo. Xây dựng lộ trình tham gia kết nối với các SGDCK trong khu vực ASEAN. Xây dựng cơ chế hợp tác, chia sẻ thông tin hiệu quả và cơ chế giám sát giao dịch xuyên biên giới với cơ quan quản lý thị trường nước đối tác. Phần 2: Chứng khoán Phái sinh. Chứng khoán Phái sinh. Chương 1: Tổng quan về chứng khoán phái sinh 1.1) Định nghĩa về chứng khoán phái sinh 1.1.1) Khái niệm Chứng khoán phái sinh (derivatives) là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đã có như cổ phiếu, trái phiếu, nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận. 1.1.2) Đặc điểm - Có giá trị thay đổi theo sự thay đổi của các yếu tố trên thị trường như: lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá cả hàng hóa hoặc chứng khoán. - Không phải đầu tư tại thời điểm khởi đầu hợp đồng hoặc chỉ cần đầu tư ban đầu thấp hơn so với các loại hợp đồng khác có các phản ứng tương tự đối với sự thay đ ổi của các y ếu t ố thị trường. - Được thanh toán vào một thời điểm trong tương lai. 1.2) Các loại chứng khoán phái sinh 1.2.1) Hợp đồng tương lai a) Định nghĩa - Là một sự thỏa thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa các bên để mua hoặc bán một tài sản , nghĩa vụ phải trả hoặc công cụ tài chính nhất định vào một thời điểm xác định trong tương lai và mức giá niêm yết tại ngày giao dịch, được chuẩn hóa theo quy định và được giao dịch trên sàn giao dịch tập trung.
- b) Đặc điểm của hợp đồng tương lai - Là loại hợp đồng quy chuẩn được giao dịch trên các sàn giao dịch tập trung, có đặc điểm kỹ thuật mang tính chuẩn hóa theo quy định chung của sàn giao dịch, giá trị hợp đồng tương lai được xác định căn cứ vào biến động và định giá hàng ngày trên sàn giao dịch. Hiện nay, những thị trường mua bán hợp đồng trong tương lai là Hội đồng mậu dịch Chicago – Chicago Board of Trade (CBOT), Sở thương mại Chicago – Chicago Mercantile Exchange (CME) và Sở giao dịch các hợp đồng tương lai London. Các hàng hóa được giao dịch trên thị trường mua bán hợp đồng tương lai gồm: heo, bò, đường, len, xăng dầu,…, sản phẩm tài chính gồm: chỉ số chứng khoán, ngoại tệ, trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ. - Quyền lợi và nghĩ vụ của các bên tham gia giao dịch được đảm bảo đ ầy đ ủ bởi sàn giao dịch thông qua các quy chuẩn, điều kiện bắt buộc đối với nhà đầu tư. - Tại thời điểm khởi đầu hợp đồng, các bên tham gia vào hợp đồng t ương lai phải mở tài khoản ký quỹ tại sàn giao dịch hoặc nhà môi giới trung gian. Hằng ngày, khi có chênh l ệch giữa giá trị thị trường của tài sản cơ sở và giá trị tài sản cơ sở quy đ ịnh trong hợp đ ồng, nhà môi giới hoặc sàn giao dịch sẽ thông báo cho các bên số tiền phải tr ả hoặc đ ược nhận thông qua tài khoản ký quỹ mở tại nhà môi giới. Trong thời gian hiệu l ực của hợp đồng, các bên phải duy trì số dư tài khoản ký quỹ trên mức tối thiểu theo quy định của sản giao dịch và phải nộp thêm tiền vào tài khoản ký quỹ nếu số dư tài khoản ký quỹ thấp hơn mức ký quỹ t ối thiểu. - Ngày giao hàng không được xác định một cách chính xác như hợp đồng mua – bán trước, mà được qui định theo tháng và khoảng thời gian của tháng phải giao. Văn phòng thị tr ường giao dịch sẽ xác định khối lượng, chất lượng của hàng hóa giao dịch, cách giao hàng, giá hợp đồng, và cũng có thể xác định luôn giá trị hợp đồng mua bán tương lai có thể thay đổi trong một ngày. - Người mua, bán phải trả phí hoa hồng cho người môi giới, và giá rao bán được xác định trên sàn giao dịch chứng khoán. - Có hai loại thương nhân trên sàn giao dịch: Thứ nhất là những môi giới ăn hoa hồng, họ sẽ thực hiện mua bán theo lệnh của nhà đầu tư và tính hoa hồng; thứ hai là người tự đầu tư. - Để tránh những rủi ro khi thực hiện hợp đồng mua bán trong tương lai, do người mua, hoặc người tháo lui khỏi hợp đồng vì sự biến động giá trên thị trường bất lợi cho mình, hoặc do đến thời điểm thanh toán người mua không có khả năng thanh toán, văn phòng chứng khoản phải đưa ra những quy định về yêu cầu dự trữ tối thiểu với người kí hợp đồng tương lai với nhà môi giới. Khoản tiền dự trữ này được giữ tại một tài khoản của người đầu tư mở tại văn phòng ký quỹ. 1.2.2) Hợp đồng kỳ hạn a) Định nghĩa - Là một thỏa thuận mang tính pháp lý giữa hai bên dể mua hoặc bán một số tài sản, nghĩa vụ phải trả hoặc công cụ tài chính nhất định vào một thời điểm xác định trong tương lai với mức giá thỏa thuận giữa các bên tại ngày giao dịch. b) Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn - Thông thường hợp đồng này được thực hiện giữa các tổ chức tài chính với nhau, hoặc giữa tổ chức tài chính với các khách hàng là doanh nghiệp phi tài chính (hợp đồng này thường được ký kết song phương). Các bên trong hợp đồng không phải mở tài khoản ký quỹ hay trả bất cứ
- loại phí nào tại thời điểm khởi đầu hợp đồng, theo đó tài sản cơ sở, thời gian đáo hạn, hình thức thanh toán,… phụ thuộc hoàn toàn vòa thỏa thuận giữa hai bên tham gia vào hợp đồng. - Hợp đồng kỳ hạn không giao dịch tại các sàn giao dịch, các bên tham gia hợp đ ồng kỳ hạn phải chịu những rủi ro nhất định do quyền lợi và nghĩa vụ theo hợp đ ồng không đ ược b ảo đảm bởi sàn giao dịch và những rủi ro do mất khả năng thanh toán của phía đ ối tác tham gia hợp đồng hoặc có thể chịu rủi ro chi phí cơ hội khi giá thay đổi theo chiều hướng gi ảm xuống. - Trong hợp đồng này người mua được gọi là người giữ thế trường vị (long position), người bán là người giữ thế đoản vị (short position). - Hợp đồng này chỉ được thực hiện khi đáo hạn: Đến thời điểm đáo hạn người gi ữ vị th ế đoản vị phải thực hiện bán tài sản cho người giữ vị thế trường vị và nhận một khoản tiền từ người mua với mức giá cả định trước trong hợp đồng, cho dù vào thời điểm đó giá của tài sản đó có cao hơn giá hợp đồng thì người giữ vị thế trường vị sẽ có lãi (có giá tr ị d ương), còn người giữ vị thế đoản vị bị âm, và ngược lại. Việc thanh toán hợp đồng kỳ hạn là thanh toán song phương, có thể được thực hiện bằng cách chuyển giao tài sản cơ sở hoặc thanh toán số tiền chênh lệch giữa giá ngày đáo hạn hợp đồng và ngày ký hợp đồng. 1.2.3) Hợp đồng quyền chọn a) Định nghĩa - Là một thỏa thuận mang tính pháp lý giữa hai bên tham gia hợp đồng, theo đó ng ười mua quyền chọn có quyền nhưng không phải nghĩa vụ thực hiện hợp đồng tại mức giá quy ền chọn vào hoặc trước một thời điểm trong tương lai được quy định trong hợp đồng. Khi người mua quyền chọn thực hiện các quyền mua hoặc bán theo hợp đồng, người bán quy ền chọn bắt buộc phải thực hiện các nghĩa vụ kí kết trong hợp đồng theo yêu cầu của bên mua. - Đây là một sản phẩm phái sinh rất được ưa chuộng. Hợp đồng quyền chọn cổ phiếu th ực hiện ở Mỹ lần đầu tiên năm 1973, từ đó thị trường này phát triển tăng vọt và ngày nay đ ược thực hiện trên khắp thị trường tài chính thế giới. Hợp đồng quyền chọn đ ược thực hi ện v ới các hoạt động mua, bán: Cổ phiếu, chỉ số thị trường chứng khoán, ngoại tệ, công cụ nợ, các hợp đồng mua bán tương lai và hàng hóa. b) Phân loại hợp đồng quyền chọn - Theo quyền của người mua, có hai loại hợp đồng quyền chọn là : + Quyền chọn mua (call option) : là thỏa thuận cho phép người cầm hợp đ ồng có quy ền nhưng không có nghĩa vụ mua sản phẩm từ một nhà đầu tư khác với mức giá đ ịnh sẵn vào ngày đáo hạn của hợp đồng. + Quyền chọn bán (put option): là thỏa thuận cho phép người cầm hợp đồng có quy ền bán sản phẩm cho một nhà đầu tư khác với mức giá định sẵn vào ngày đáo hạn hợp đồng. - Theo thời điểm thực hiện hợp đồng quyền chọn thì có + Quyền chọn kiểu Châu Âu (European options): Là quyền chọn chỉ cho phép người nắm giữ thực hiện quyền mua hoặc bán của mình vào ngày đáo hạn của hợp đồng. Vi ệc thanh toán thực sự xảy ra trong vòng hai ngày làm việc sau khi việc thực hiện quy ền chọn đ ược người nắm giữ xác nhận vào ngày đáo hạn. + Quyền chọn kiểu Mỹ (American options): Là quyền chọn cho phép người nắm giữ thực hiện quyền mua hoặc bán của mình vào bất kỳ thời điểm nào trong thời gian hiệu l ực c ủa hợp đồng, kể từ khi ký kết hợp đồng cho đến hết ngày đáo hạn của hợp đồng. Việc thanh
- toán sẽ thực sự xảy ra trong vòng hai ngày làm việc sau khi việc thực hiện quyền chọn được người nắm giữ xác nhận (trong thời gian hiệu lực của hợp đồng). - Theo thị trường giao dịch, có thể phân làm hai loại hợp đồng quyền chọn: + Hợp đồng quyền chọn giao dịch trên thị trường tập trung: Là quy ền chọn đ ược tiêu chuẩn hóa về quy mô, số lượng, giá thực hiện và ngày đáo hạn, được giao dịch trên các thị tr ường tập trung như Chicago Board of Trade, thị trường chứng khoán New York… + Hợp đồng quyền chọn giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC): Là thỏa thuận mua bán giữa hai bên, theo đó quyền chọn được người bán đưa ra theo thỏa thuận với người mua nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của một người mua, chúng không được giao dịch trên các sở giao dịch tập trung. - Theo tài sản cơ sở, có thể phân loại hợp đồng quyền chọn theo các nhóm chính sau: + Đối với hàng hóa: bao gồm quyền chọn cà phê, vàng, xăng dầu, sắt, thép, ngũ cốc, khí đốt… + Đối với dịch vụ: gồm quyền chọn tiền taxi, tiền điện, cước viễn thông… + Đối với tài sản tài chính: gồm quyền chọn ngoại tệ, lãi suất, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, hợp đồng kì hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi, chỉ số chứng khoán… c) Các yếu tố cấu thành nên một quyền chọn - Tài sản hóa cơ sở (underlying asset): là loại tài sản sẽ được giao trên cơ sở mua hoặc bán khi quyền chọn được thực hiện. Trong hợp đồng quyền chọn, có quy định rõ về tài sản cơ sở và khối lượng được mua theo quyền. - Loại hợp đồng quyền chọn (quyền chọn mua hay quyền chọn bán) - Thời hạn thực hiện của quyền chọn (quyền chọn kiểu châu Âu hay kiểu Mỹ) - Giá thực hiện quyền chọn (strike price): còn được gọi là giá điểm là mức giá tại đó tài sản trong một quyền chọn có thể được mua hoặc bán. d) Các yếu tố ảnh hưởng tới giá của hợp đồng quyền chọn - Giá thị trường của tài sản cơ sở: Đối với quyền chọn mua, giá thị trường của chứng khoán cơ sở và giá của quyền chọn mua tăng (giảm) cùng chiều. Đối với một quyền chọn bán thì ngược lại, đó là mối quan hệ tăng giảm ngược chiều. - Giá thực hiện: loại bỏ tác động của các yếu tố khác, mức giá thực hiện càng cao thì quy ền chọn mua càng thấp. Đối với một quyền chọn bán thì ngược lại, mức giá thực hiện càng cao thì giá của quyền chọn bán càng cao. - Thời gian cho đến khi đáo hạn: Đối với các quyền chọn Mỹ (cả quyền chọn mua và chọn bán), thời gian đáo hạn càng dài thì giá của quyền chọn càng càng cao, vì giá của tài sản cơ sở có khả năng biến động để cho quyền chọn trở thành có lãi và đem lại lợi nhuận cho người sở hữu. Đối với các quyền chọn kiểu châu Âu, ảnh hưởng của thời gian cho đ ến khi đáo hạn phụ thuộc vào việc quyền chọn là quyền chọn mua hay quyền chọn bán. e) Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn - Khác với hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn không bắt buộc các bên phải giao sản phẩm. Hợp đồng chỉ quy định quyền giao và nhận, mà không bắt buộc thực hiện nghĩa vụ của mình. Người mua quyền có thể: thực hiện quyền, hay bán quyền cho một người mua khác, hay không thực hiện quyền. Để có quyền này, khi kí hợp đ ồng, người cầm hợp đồng phải trả một khoản phí gọi là phí quyền chọn (hay gọi là quyền phí); giá trong hợp đồng được gọi là giá thực hiện hay giá nổ (Strike price); ngày định trong hợp đồng gọi là ngày đáo hạn hay ngày thực hiện hợp đồng.
- - Các hợp đồng quyền chọn thường được giao dịch trên các thị trường chính thức hoặc th ị trường phi chính thức. Hiện nay, chủ yếu các hợp đồng quyền chọn được mua bán rộng rãi tại văn phòng thị trường Chicago board Option Exchange – CBOE, Philadelphia Exchange – PHLX, The American Stock Exchange – AMEX, The Pacific Stock Exchange – PSE, The New York Stock Exchange – NYSE và một số sở giao dịch hàng hóa như New York Mercantile Exchange – NYMEX… 1.2.4) Hợp đồng hoán đổi a) Định nghĩa - Là thỏa thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa hai bên để trao đổi (nhưng không mang tính chất mua bán) một số tài sản hoặc nghĩa vụ phải trả trong một khoảng thời gian cụ thể v ới một mức lãi suất, tỷ giá hối đoái hoặc giá cả nhất định được quy định trong hợp đồng. b) Đặc điểm - Thông thường giao dịch này bao gồm các thanh toán lãi, và trong một số trường hợp là thanh toán nợ gốc. - Giao dịch hoán đổi lãi suất và hoán đổi ngoại tệ là sản phẩm của thị trường phi tập trung (OTC) được kết hợp trực tiếp giữa hai ngân hàng, hoặc giữa ngân hàng với khách hàng. Theo đó, không có mẫu chuẩn của hợp đồng giao dịch hoán đổi và các hợp đồng ki ểu này s ẽ khác nhau về một số nội dung. 1.3) Mục đích của việc sử dụng chứng khoán phái sinh 1.3.1) Công cụ bảo hiểm - Các phái sinh cho phép rủi ro liên quan đến giá của tài sản cơ bản được chuyển giao từ một bên này sang một bên khác. - Bảo hiểm rủi ro cũng diễn ra khi một cá nhân hoặc tổ chức mua một tài s ản (ch ẳng hạn như một mặt hàng, trái phiếu có trả lãi, cổ phiếu trả cổ tức, vv) và bán nó bằng cách sử dụng một hợp đồng tương lai. Các cá nhân hoặc tổ chức làm chủ tài sản trong một thời gian nhất định, sau đó có thể bán nó trong tương lai tại một mức giá xác đ ịnh theo hợp đ ồng t ương lai. Tất nhiên, điều này cho phép cá nhân hoặc tổ chức có được lợi ích của việc nắm giữ tài sản, đồng thời giảm nguy cơ giá bán trong tương lai biến động không mong muốn từ việc đánh giá hiện tại của thị trường về giá trị tương lai của tài sản. - Các phái sinh có thể phục vụ mục đích kinh doanh hợp pháp. Ví dụ, một công ty vay mượn một khoản tiền lớn với lãi suất cụ thể. Tỷ lệ lãi suất vay được xác định lại mỗi sáu tháng. Công ty lo rằng tỷ lệ lãi suất có thể cao hơn nhiều trong vòng sáu tháng. Công ty này có th ể mua một thỏa thuận lãi suất tương lai (FRA), thỏa thuận này là một hợp đồng phải tr ả một lãi suất cố định đến sáu tháng sau khi mua một số tiền danh nghĩa. Nếu mức lãi suất sau sáu tháng là cao hơn tỷ lệ ghi trên hợp đồng, người bán sẽ trả tiền chênh biệt cho công ty, người mua FRA. Nếu tỷ lệ thấp hơn, công ty sẽ trả tiền chênh lệch cho người bán. Vi ệc mua FRA là để giảm sự không chắc chắn liên quan đến việc tăng lãi suất và để ổn định thu nhập. 1.3.2) Đầu tư, đầu cơ hưởng chênh lệch - Khi các hợp đồng phái sinh được giao dịch trên thị trường, các công cụ phái sinh đó trở thành dạng chứng khoán phái sinh, một mặt hàng của thị trường chứng khoán. Do vậy, các công cụ phái sinh đã góp phần tạo ra một kênh đầu tư mới cho các nhà đầu tư tài chính. - Các phái sinh có thể được sử dụng để nhận rủi ro, chứ không phải là để đảm bảo hoặc bảo hiểm chống lại rủi ro. Vì vậy, một số cá nhân và các tổ chức sẽ tham gia vào một hợp đ ồng phái sinh để đầu cơ vào giá trị của tài sản cơ bản, đánh cược rằng bên tìm kiếm bảo hiểm sẽ
- sai lầm về giá trị tương lai của tài sản cơ bản. Các nhà đầu cơ tìm mua một tài s ản trong tương lai tại một mức giá thấp theo hợp đồng phái sinh khi cho rằng giá th ị tr ường trong tương lai của nó là cao, hoặc bán một tài sản trong tương lai tại một mức giá cao theo một hợp đồng phái sinh khi cho rằng giá thị trường trong tương lai của nó là thấp .Cá nhân, t ổ chức cũng có thể tìm kiếm các cơ hội chênh lệch, như khi giá mua hiện tại của tài sản gi ảm xuống dưới mức giá được xác định trong một hợp đồng tương lai để bán tài sản trong tương lai. Mua bán đầu cơ các phái sinh đã để lại tai tiếng vào năm 1995 khi Nick Leeson, một nhà đầu cơ tại Ngân hàng Barings, thực hiện các đầu tư thiếu vốn và không được phép vào các hợp đồng tương lai. Do thiếu phân tích, thiếu sự giám sát của các nhà quản lý của ngân hàng và cơ quan quản lý và các sự kiện không may mắn khác như trận động đất Kobe, Leeson đã gây lỗ 1,3 tỷ USD làm vỡ nợ tổ chức tài chính lâu đời hàng thế kỷ này. 1.4) Những ưu và nhược điểm của việc sử dụng công cụ phái sinh 1.4.1) Ưu điểm của việc sử dụng công cụ phái sinh - Thứ nhất, ở tầm vĩ mô, thị trường công cụ phái sinh góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế thông qua việc phát huy tốt các chức năng của hệ thống tài chính, là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư; sàng lọc và phân tán rủi ro; giám sát doanh nghiệp; tăng tính thanh khoản của các công cụ tài chính. - Thứ hai, xét ở góc độ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: DN có thể mua/bán công cụ phái sinh với hai mục đích: phòng ngừa rủi ro tài chính, mục đích đ ầu cơ, t ạo l ợi nhuận t ừ ứng dụng công cụ phái sinh, trên cơ sở tạo trạng thái mở về lãi suất/ngoại tệ/hàng hóa/ chứng khoán/…. Ngoài ra, khi sử dụng phối hợp nhiều công cụ phái sinh với đối tác khác nhau, trên những thị trường khác nhau có thể tạo lợi nhuận trên cơ sở không phải đối mặt với các trạng thái mở/ các rủi ro tài chính. - Thứ ba, xét ở góc độ hoạt động kinh doanh của các tổ chức tài chính: Các l ợi ích thu đ ược khi ứng dụng công cụ phái sinh cũng tương tự doanh nghiệp. Hơn thế nữa, với vai trò c ủa trung gian tài chính, các tổ chức này có thể tăng nguồn thu từ phí với tư cách c ủa người môi giới; đặc biệt, khả năng mở rộng, phát triển các mặt hoạt động khác của tổ chức tài chính như huy động vốn, cho vay, dịch vụ thanh toán, tư vấn…cũng tăng cao và hiệu quả hơn. - Thứ tư, xét ở tính minh bạch về thông tin : với việc phát triển thị trường công c ụ tài chính phái sinh, các chủ thể tham gia thị trường buộc phải minh bạch, công khai hóa thông tin về mức giá, trạng thái, tiềm lực tài chính,…điều này một mặt giúp tăng cường tính cạnh tranh giữa các chủ thể: một bên là nhà cung cấp dịch vụ - một bên là phía s ử d ụng dịch v ụ, m ặt khác, đây cũng là thị trường để các doanh nghiệp trên các lĩnh vực thể hiện cho c ổ đông bi ết được nội lực của mình – tăng cơ hội huy động vốn khi cần thiết. 1.4.2) Nhược điểm của việc sử dụng công cụ phái sinh - Rủi ro tín dụng: là rủi ro xảy ra khi mà một bên đối tác tham gia hợp đồng phái sinh bị mất khả năng thanh toán do lý do chủ quan hoặc khách quan dẫn đến việc hợp đồng phái sinh bị hủy bỏ. - Rủi ro thị trường: rủi ro mà giá thị trường hay dòng tiền tương lai của một công c ụ phái sinh bị dao động do những thay đổi về giá thị trường, gồm các loại: r ủi ro lãi suất; r ủi ro t ỷ giá; rủi ro giá cả khác. - Rủi ro thanh khoản: rủi ro do gặp phải khó khăn trong việc hoàn thành các nghĩa v ụ đi kèm với trách nhiệm tài chính khi mua/bán công cụ tài chính phái sinh.
- - Rủi ro hoạt động: rủi ro thiệt hại xuất phát từ quy trình hoạt động nội bộ, con người, và hệ thống không hoạt động hoặc không đầy đủ hoặc từ sự kiện bên ngoài liên qua đến hoạt động mua/bán các công cụ phái sinh 1.5) Vài nét về một số thị trường chứng khoán phái sinh trên thế giới 1.5.1) Thị trường phái sinh Mỹ TTCK phái sinh Mỹ đã có bề dày lịch sử 160 năm, bắt đầu bằng sự ra đời của thị trường hợp đồng tương lai (HĐTL) hàng hóa Chicago Board of Trade (CBT) năm 1848, Chicago Mercantile Exchange (CME) năm 1898. Sau đấy là một loạt các thị trường HĐTL và quy ền chọn được ra đời. Hiện tại, có 6 thị trường quyền chọn đăng ký hoạt động với U.S. Securities and Exchange Commision (SEC) và 12 thị trường HĐTL chịu sự giám quản của Commodity Futures Trading Commission (CFTC). Hàng hóa trên thị trường phái sinh rất phong phú, đa dạng và ngày càng mang tính sáng tạo và phức tạp. Chứng khoán cơ sở của HĐTL và quy ền chọn mới đầu ở dạng hàng hóa vật chất gồm các sản phẩm nông nghiệp như bơ, tr ứng, b ột mỳ, gạo…; các hàng hóa nguyên liệu, năng lượng như dầu thô, điện, cao su…; các loại kim loại quý như sắt, thép, vàng, bạc... sau đó đến các sản phẩm tài chính nh ư c ổ phi ếu, trái phiếu, lãi suất, tiền tệ... Mới đây nhất là các sản phẩm trừu tượng như chỉ số biến động giá của quyền chọn được chọn làm chứng khoán cơ sở cho một loại hợp đồng quy ền chọn trên CBT hoặc là các HĐTL đối với thời tiết ở một số vùng đang được giao dịch trên CME. Xét về tổng thể, các thị trường hoạt động trong khuôn khổ của hệ thống luật hai cấp: luật liên bang và các quy định của các tổ chức tự quản như Sở Giao dịch (SGD), Hiệp hội các CtyCK, Hiệp hội các nhà giao dịch HĐTL… đồng thời chịu sự giám quản của hai tổ chức trực thuộc Quốc hội là SEC và CFTC. Hệ thống thanh toán bù trừ chứng khoán vốn, quyền chọn và HĐTL chịu sự giám quản của SEC và CFTC tùy theo đối tượng thanh toán. Ví dụ, Tập đoàn thanh toán giao dịch quyền chọn OCC phải tuân thủ các quy định của SEC khi thực hiện thanh toán các hợp đ ồng quyền chọn mua/bán đối với cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, lãi suất và ngoại tệ. Đồng thời, OCC cũng phải đăng ký với CFTC vì tổ chức này còn có hoạt động thanh toán HĐTL và quy ền chọn đ ối với HĐTL. Thực tế ở thị trường Mỹ, do các SGD theo đuổi mục tiêu đa dạng hàng hóa giao dịch và do hoạt động sáp nhập giữa các SGD nên SEC và CFTC khó có thể tránh khỏi việc quản lý chồng chéo. Ví dụ, trên CME có giao dịch cả quyền chọn và HĐTL chỉ số chứng khoán nhưng đăng ký hoạt động tại CFTC. Giả thiết có hoạt động thao túng TTCK vốn thông qua việc mua bán quyền chọn và HĐTL tại CME thì SEC sẽ gặp khó khăn trong hoạt động giám sát thị trường. Với lý do nhằm tăng tính hiệu quả và cạnh tranh cho TTCK, ngày 29/3/2008, Bộ Tài chính Mỹ đã trình Quốc hội kế hoạch sáp nhập CFTC và SEC mang tên Blueprint for Modernizing the Financial Regulatory Structure, một kế hoạch gây phản ứng gay gắt từ phía CFTC và CME. Một trong số TTCK quyền chọn ở Mỹ là SGD quyền chọn Chicago.Chicago Board Options Exchange (CBOE)là TTCK quyền chọn đầu tiên ở Mỹ, thành lập năm 1973, hoạt động theo Luật Chứng khoán Liên bang và chịu sự giám sát của SEC. Hơn 30 năm qua, CBOE không ngừng phát triển, đến năm 2005 CBOE là SGD có thị phần dẫn đ ầu thị tr ường quy ền chọn tại Mỹ, chiếm một phần ba thị trường với 31,8%. Năm 2006 và 2007 cùng đạt mức 33% thị phần. Sự thành công trong lĩnh vực quyền chọn của CBOE là sự hội tụ của nhiều yếu t ố nội lực, trong đó có năng lực sáng tạo sản phẩm; công tác đào tạo kiến thức quy ền chọn và
- hướng công chúng tới sản phẩm; hệ thống giao dịch mang nhiều tiện ích cho người sử dụng đi kèm với các chính sách ưu đãi khuyến khích mạng lưới các nhà tạo lập thị trường. Chương 2: Thực trạng về chứng khoán phái sinh tại Việt Nam 2.1) Khung pháp lý về giao dịch chứng khoán phái sinh tại Việt Nam - Quyết định số 893/2001/QĐ/NHNN ngày 17 tháng 07 năm 2001 của thống đốc NHNN cho phép thực hiện giao dịch hoán đổi ngoại tệ. - Ngày 12/02/2003, công văn số 135/NHNN-QLNH về giao dịch quyền chọn ngoại tệ, trước tiên là quyền chọn giữa ngoại tệ với ngoại tệ chính thức ra đời. - Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN quy định về các giao dịch tỷ giá hối đoái. Theo đó, quyết định quy định các giao dịch được phép thực hiện gồm: giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi tiền tệ, giao dịch quyền chọn ngoại tệ, các giao dịch hối đoái khác. - Điều 64 , 65, 66 _ luật Thương mại 2005 : “ Điều 64. Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá 1. Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá bao gồm hợp đồng kỳ h ạn và hợp đồng quyền chọn. 2. Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nh ận hàng hoá tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng. 3. Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó. Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng kỳ hạn 1. Trường hợp người bán thực hiện việc giao hàng theo hợp đ ồng thì bên mua có nghĩa v ụ nhận hàng và thanh toán. 2. Trường hợp các bên có thoả thuận về việc bên mua có thể thanh toán bằng tiền và không nhận hàng thì bên mua phải thanh toán cho bên bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thoả thuận trong hợp đồng và giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện. 3. Trường hợp các bên có thoả thuận về việc bên bán có thể thanh toán bằng tiền và không giao hàng thì bên bán phải thanh toán cho bên mua một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện và giá thoả thuận trong hợp đồng. Điều 66. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng quyền chọn 1. Bên mua quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán phải trả tiền mua quyền chọn để được trở thành bên giữ quyền chọn mua hoặc giữ quyền chọn bán. Số tiền phải trả cho việc mua quyền chọn do các bên thoả thuận. 2. Bên giữ quyền chọn mua có quyền mua nhưng không có nghĩa vụ phải mua hàng hoá đã giao kết trong hợp đồng. Trường hợp bên giữ quyền chọn mua quyết định thực hiện hợp đồng thì bên bán có nghĩa vụ phải bán hàng hoá cho bên giữ quyền chọn mua. Trường hợp bên bán không có hàng hoá để giao thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn mua một kho ản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thoả thuận trong hợp đồng và giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện.
- 3. Bên giữ quyền chọn bán có quyền bán nhưng không có nghĩa vụ phải bán hàng hoá đã giao kết trong hợp đồng. Trường hợp bên giữ quyền chọn bán quyết định thực hiện hợp đồng thì bên mua có nghĩa vụ phải mua hàng hoá của bên giữ quyền chọn bán. Trường hợp bên mua không mua hàng thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện và giá thoả thuận trong hợp đồng. 4. Trường hợp bên giữ quyền chọn mua hoặc giữ quyền chọn bán quyết định không thực hiện hợp đồng trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực thì hợp đồng đương nhiên hết hiệu lực.” - Nghị định số 158/2006/NĐ-CP của chính phủ: mua bán hàng hóa qua sở giao dịch. 2.2) Các giao dịch phái sinh đã xuất hiện tại Việt Nam Thị trường phái sinh Mỹ cũng như các nước phát triển trên thế giới đã có lịch sử hình thành hơn một trăm năm, còn tại Việt Nam, các sản phẩm phái sinh đã bắt đ ầu xuất hiện trên th ị trường cách đây 7 năm, nhưng mới chỉ mang tính thí điểm, nhỏ bé, đơn lẻ. Mức độ phát triển của thị trường vốn còn thấp, thiếu vắng các nhà đầu tư am hiểu về lợi ích cũng như tính toán lợi nhuận từ nghiệp vụ này. Các nhà môi giới, các nhà đầu cơ còn quá ít trên thị tr ường ti ền tệ, thị trường chứng khoán để thúc đẩy các nhà đầu tư tham gia thị trường này. Trên thị trường Việt Nam, các nghiệp vụ phái sinh đến nay xuất hiện nhiều công cụ phái sinh chuẩn và không chuẩn đang được thực hiện. Ta có thể liệt kê một số hoạt động giao dịch phái sinh đã được thực hiện trên thị trường tài chính Việt Nam : - Hợp đồng quyền chọn mới chỉ được đưa vào thực hiện thử nghiệm cho các giao dịch tiền tệ. Tuy nhiên, việc thử nghiệm này đã tạm thời dừng lại từ cuối tháng 09/2009. Cho đến nay, vẫn chưa có những văn bản chính thức cho phép và hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ quyền chọn trên bất kỳ thị trường nào. Giai đoạn cuối năm 2010, trên TTCK nổi lên một sự kiện liên quan tới hoạt động giao dịch quyền chọn là việc CTCK Vndirect (VNDS) đưa vào thực hiện sản phẩm quyền chọn với mục đích tăng thêm cơ hội kinh doanh thông qua việc giúp nhà đầu tư có thể giao dịch quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán cổ phiếu tùy theo xu hướng biến động của giá thị trường cổ phiếu trên TTCK chính thức. Nếu dự đoán giá cổ phiếu xuống, nhà đầu tư mua quyền chọn bán cổ phiếu với giá đã xác định trước (gọi là giá thực hiện) và trả phí cho CTCK. Từ khi mua quyền chọn bán đến khi đáo hạn, nếu thấy giá cổ phiếu giảm xuống dưới mức giá đã thỏa thuận trong hợp đồng thì nhà đầu tư có quyền mua cổ phiếu đó trên thị trường bán cho CTCK với mức giá đã quy định trong hợp đồng. Ngược lại, nếu dự đoán cổ phiếu lên thì nhà đầu tư mua quyền chọn mua cổ phiếu ở mức giá thực hiện và trả phí cho CTCK. Trong khoảng thời gian mua quyền chọn tính đến khi đáo hạn, nếu thấy giá cổ phiếu ngoài thị trường tăng, nhà đầu tư có quyền yêu cầu CTCK phải bán cho mình cổ phiếu đó với mức giá đã quy định. Trong trường hợp VNDS, danh mục cổ phiếu được VNDS sử dụng cho dịch vụ quyền chọn bao gồm khoảng 20 cổ phiếu có tính thanh khoản cao trên cả hai sàn giao dịch. Thời gian tối thiểu cho một hợp đồng là 1 tháng và tối đa là 3 tháng. Mức phí khi ký hợp đồng sẽ được VNDS thu trước là 7%/giá trị hợp đồng/tháng hoặc 10 - 12%/3 tháng (tùy mã cổ phiếu). Hợp đồng quyền chọn có khối lượng tối thiểu là 10.000 CP trở lên. Ví dụ: nhà đầu tư chọn mã chứng khoán là X với giá chốt ở thời điểm chọn là 20.000VND/1 cổ phiếu. Nếu nhà đầu tư dự báo sau 01 tháng giá cổ phiếu này sẽ giảm xuống thì ký hợp đồng mua quyền chọn bán X với mức phí phải trả cho VNDS là 7% x 20.000 x 10.000 =14 triệu VND. Đến ngày thực hiện hợp đồng, nếu giá giao dịch thực
- tế của X đạt 15.000VND/CP thì nhà đầu tư sẽ thu được lợi nhuận được 5.000 VND/1 cổ phiếu, tương đương mức lời 50 triệu VND. Nếu như trừ phí đã trả cho VNDS, phí giao dịch và thuế thu nhập cá nhân thì thực tế nhà đầu tư có lợi nhuận khoảng hơn 30 triệu VND. Trong trường hợp giá cổ phiếu tăng lên so với giá chốt trên hợp đồng thì nhà đầu tư có quyền bỏ không thực hiệp hợp đồng và mất khoản phí 7% đã đóng trước cho VNDS. Ngược lại, nếu nhà đầu tư dự báo cổ phiếu X sẽ tăng lên cao hơn sau 1 tháng thì mua quyền chọn mua. Cách giao dịch đến ngày thực hiện cũng tương tự như mua quyền chọn bán. Để hợp pháp hóa hoạt động này VNDS đã hình thành các bản “Hợp đồng hợp tác đầu tư”. Tuy nhiên, có thể thấy bản chất của các thỏa thuận này không khác so với các thỏa thuận cơ bản của một hợp đồng quyền chọn. Nói cách khác, những “Hợp đồng hợp tác đầu tư” như trên đã bao hàm những đặc trưng đầy đủ của “hợp đồng quyền chọn”; trong khi đó, chưa có văn bản pháp quy nào quy định về quyền chọn. Vì vậy, sau một thời gian ngắn thực hiện VNDS đã vướng phải những rắc rối pháp lý đối với sản phẩm quyền chọn này. - Ngân hàng Citibank thực hiện thí điểm hoán đổi lãi suất giữa 2 đ ồng tiền từ ngày 1/3/2005 đến 2/2006. - Ngân hàng Standard Chartered chi nhánh tại Việt Nam thực hiện hoán đổi lãi suất chéo gi ữa 2 đồng tiền chéo (Cross Currency Swap- CCS) đối với khoản vay ngoại tệ của khách hàng sau khi khách hàng vay ngoại tệ;thực hiện cung cấp sản phẩm gắn với rủi ro tín dụng- lãi suất cơ cấu cho tiền gửi và giấy tờ có giá, theo đó lãi suất của khách hàng đ ược hưởng s ẽ không cố định mà nằm trong một khoảng giao động nhất định và phụ thuộc vào sự biến động của một số yếu tố thị trường , như tỷ giá, lãi suất, giá sản phẩm hàng hóa nào đó... - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, thực hiện thí điểm giao dịch quyền chọn lãi suất đối với các khoản cho vay hoặc đi vay trung hạn bằng USD hoặc euro. Đối tác thực hiện giao dịch quyền chọn lãi suất là các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam, các NHTM hoạt đ ộng tại VN được NHNN cho phép thực hiện thí điểm giao dịch quyền chọn lãi suất và các NH nước ngoài. Số gốc của hợp đồng quyền chọn lãi suất tối đa bằng 15% vốn tự có của NHĐT&PT. Tổng số là hợp đồng trong thời gian thí điểm không vượt quá 50% mức vốn tự có của NH. Thời hạn hợp đồng không quá 5 năm; thực hiện nghiệp vụ tiền gửi kết hợp quy ền chọn tiền tệ- Dual currency Deposit; thực hiện hoán đổi tiền tệ chéo. Đó là việc trao đ ổi các dòng tiền trong tương lai bằng các đồng tiền khác nhau. Trong các giao dịch hoán đổi chéo thường có việc hoán đổi thanh toán lãi (cố định hoặc thả nổi) bằng một đồng tiền sang thanh toán lãi (cố định hoặc thả nổi) bằng một đồng tiền khác. Số tiền gốc trong giao dịch có thể được hoán đổi vào kỳ đầu (nếu có) và kỳ cuối, hoặc nhiều kỳ trong thời gian hiệu l ực c ủa giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất kèm theo điều kiện quyền chọn với các đối tác là TCTD hoạt động tại Việt Nam và các pháp nhân khác hoạt động ở trong nước và nước ngoài, phù hợp với các qui định của pháp luật. Quy ền chọn thuộc về NHNT là quyền kết thúc trước hạn hợp đồng Swap đối với các khoản vay của BTC. - Ngân hàng HSBC thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất cộng dồn – Daily range accrual, th ời hạn của hợp đồng tối đa 5 năm. Theo thoả thuận hoán đổi này, khách hàng vay cuả HSBC sẽ trả Sibor cộng với phần chênh lệch và tổng lãi suất phải trả này không vượt quá mức lãi suất cao nhất đã được định trước. Đổi lại HSBC sẽ trả Sibor cộng với phần chênh lệch cho những ngày lãi suất Sibor giao động trong một khoảng được định trước. Cụ thể, hợp đồng này thoả thuận giữa khách hàng vay vốn với thời hạn 6 năm lãi suất thả nổi. Nếu đến ngày đáo hạn lãi suất Sibor không vượt quá mức lãi suất xác định trước (4,5%/năm ) thì HSBC sẽ trả lãi suất
- cho khách hàng với mức lãi suất (Sibor + 1,1% ). Trường hợp vượt mức lãi suất đ ịnh tr ước, thì HSBC không phải trả mức lãi suất này. Đổi lại, khách hàng sẽ trả cho HSBC mức lãi suất (Sibor + 0,6%), nhưng tối đa không vượt quá 5,1%/ năm; thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất giữa 2 đồng tiền - Thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ (Option ngoại tệ/ VND): Đã cho phép thực hiện thí điểm NHTMCP Quốc tế,), ngân hàng NT (8/2005); NHTM cổ phần Á Châu, NHĐT&PT, NHTMCP Kỹ thương, NHTMCP Quân đội (12/2005). - Ngân hàng Calyon, Citibank, ABN-AMRO thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất bắt đầu thực hiện trong tương lai (Forward Start Swap) là thoả thuận để tham gia giao dịch hoán đổi lãi suất vào một ngày cụ thể trong tương lai theo một mức lãi suất đã được định trước. - Cho phép ngân hàng TMCP Kỹ thương thực hiện giao dich hợp đồng tương lai trên thị trương hàng hoá (9/2004);Vinashin thực hiện giao dịch hoán đổi ngoại tệ... - Theo công văn số 135/NHNN-QLNH, cho phép Eximbank là ngân hàng đầu tiên trong cả nước được thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ. Sau Eximbank, NHNN cũng cho phép 7 ngân hàng khác thực hiện thí điểm nghiệp vụ này, gồm có hai ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Viet Nam là Citibank, HSBC chi nhánh TPHCM và 5 ngân hàng trong nước là BIDV, ACB, Vietcombank, ICB, và Argribank. - Tháng 4/2005 NHNN Việt Nam đã bắt đầu cho triển khai thực hiện thí điểm giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ với VNĐ. ACB là ngân hàng đầu tiên được thí điểm nghiệp vụ này, với mức tối đa giá trị hợp đồng là 10 triệu USD và mức tối thiểu là 10.000 USD (quy đổi ngoại tệ khác tương đương mức này cho quyền chọn giao dịch giữa các ngoại tệ khác và VNĐ). Tiếp theo ACB là ngân hàng Techcombank với giá trị hợp đồng là 8 triệu USD-100.000 USD và chỉ được thực hiện với quyền chọn Châu Âu. BIDV được phép thí điểm từ ngày 22/8/2005 và kể từ đây không còn quy định giới hạn cho giá trị hợp đồng quyền chọn. Ngoài ra, còn có các ngân hàng như Eximbank, GPbank cũng tham gia nghiệp vụ này. Như vậy, tính đ ến tháng 5/2008, đã có 7 ngân hàng được phép thực hiện giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ và VNĐ. - Năm 2010, Sở giao dịch hàng hóa đầu tiên của Việt Nam (VNX) ra đời theo Giấy phép số 4596/GP-BCT ngày 1/9/2010 của Bộ Công Thương với ba loại hàng hóa đầu tiên là thép, cà phê, cao su. VNX dựa trên quy định pháp luật và thông lệ quốc tế đưa ra các quy chế dựa trên quyền lợi của các thành viên tham gia giao dịch để quản lý, giám sát các hoạt động giao dịch. Ngoài vai trò là trung gian hòa giải khi phát sinh các tranh chấp liên quan đ ến hoạt đ ộng mua bán hàng hóa qua SGDHH, VNX còn giám sát các hoạt động giao nhận hàng hóa bao gồm việc phối hợp với các trung tâm kiểm định hàng hóa, hệ thống kho hậu cần đ ể đ ảm bảo chất lượng hàng hóa giao dịch theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế, và trung tâm thanh toán bù trừ đảm bảo khả năng thanh toán của các bên tham gia giao dịch. 2.3) Những hạn chế trong giao dịch chứng khoán phái sinh tại Việt Nam - Thứ nhất, sự quản lý ba nhom chứng khoán phái sinh(CKPS) hiên nay tại Việt Nam : CKPS ́ ̣ trên hang hoa do Bộ Công thương quan ly; CKPS tai chinh: (lai suât, tiên tê, ngoai tê) do NHNN ̀ ́ ̉ ́ ̀ ́ ̃ ́ ̀ ̣ ̣ ̣ quan ly; CKPS trên cổ phiêu, trai phiêu, chỉ số chứng khoan: do UBCKNN quan ly. Chính vì ̉ ́ ́ ́ ́ ́ ̉ ́ vậy mà thông tin không thông nhât, có sự phân tach trong hoat đông; dẫn đến việc nhà đầu tư, ́ ́ ́ ̣ ̣ các doanh nghiệp, các ngân hàng khó khăn trong tiêp cân thông tin; chế tài quản lý không đồng ́ ̣ bộ. - Thứ hai, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và khả năng giám sát : Việt Nam chưa có một thị trường chứng khoán cơ sở chuẩn mực để từ đó hình thành thị trường chứng khoán phái sinh. Với s ự phân tách hai sàn giao dịch Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, thị trường chứng khoán Việt
- Nam hiện nay có quy mô nhỏ, quản lý thông tin minh bạch còn yếu kém, do đó việc hình thành một thị trường chứng khoán phái sinh trên nền tảng cơ sở kĩ thuật và khả năng giám sát nh ư hiện nay là điều không thể bởi tỷ lệ rủi ro cao và lợi nhuận thu được trên thị tr ường thấp, không đủ bù đắp chi phí bỏ ra để mua các chứng khoán phái sinh. - Thứ ba, kiến thức của nhà đầu tư trên thị trường Việt Nam còn yếu kém. Trong khi đó, các chứng khoán phái sinh bản thân nó là cả một quá trình sáng tạo, đòi hỏi đ ầu t ư trí tu ệ và tâm sức để hình thành nên. Muốn tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh, bản thân các nhà đ ầu tư cần có một kiến thức nhất định về thị trường tài chính và các công cụ phái sinh. - Thứ tư, là hạn chế từ các tổ chức tài chính, đặc biệt là các ngân hàng thương mại – các chủ thể đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm phái sinh ra thị trường, đó là những hạn chế về: nguồn nhân lực, hệ thống thông tin quản lý còn chưa phát triển, đối tác mua, bán công cụ phái sinh với các NHTM là các doanh nghiệp thì còn chưa chuyên nghiệp và mạnh dạn. Dẫn đến, các tổ chức tài chính cũng chưa có nhu cầu, chưa chủ động phát triển và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ về công cụ tài chính phái sinh. - Thứ năm, chi phí giao dịch có liên quan để mua/bán/giao dịch công cụ phái sinh còn cao, bao gồm: chi phí tìm kiếm thông tin, chi phí thương lượng với đối tác, chi phí để điều chỉnh trạng thái nhằm thích nghi với điều kiện mới của thị trường và trọng tài thương lượng, chi phí phát sinh từ những yếu tố bất định và rủi ro về thông tin thể chế…., chi phí ủy quyền tác nghiệp, chi phsi thực hiện giám sát. Chương 3: Một số giải pháp đề xuất để xây dựng thị trường chứng khoán Việt Nam - Thứ nhất, hoàn thiện khung pháp lý về quản lý các giao dịch phái sinh, với việc thống nhất một cơ quan chuyên trách quản lý và quy định các tiêu chuẩn về các sản phẩm phái sinh cũng như phương thức giao dịch chúng trên thị trường. - Thứ hai, xây dựng một sàn chứng khoán cơ sở ở Việt Nam với đầy đủ các yếu tố về cơ sở kỹ thuật cần thiết cũng như quy mô và cách thức quản lý thông tin trên thị trường minh bạch rõ ràng để từ đó có nền tảng xây dựng thị trường phái sinh. - Thứ ba, hình thành nguồn tài liệu cũng như xây dựng các khóa học, môn học về chứng khoán phái sinh tại Việt Nam nhằm nâng cao tri thức của nhà đầu tư về các sản phẩm phái sinh. Phần 3: phát hành chứng khoán: I. Cơ sở lí luận về phát hành chứng khoán: 1. Khái niệm: Phát hành chứng khoán là việc chào bán lần đầu tiên chứng khoán mới trên th ị tr ường chứng khoán. 2. Chủ thể phát hành. - Nhà nước: Nhà nước phát hành chứng khoán nhằm mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách và huy động vốn tài trợ cho các công trình, dự án lớn quan trọng. Với các loại chứng khoán được sử dụng là trái phiếu chính phủ, trái phiếu công trình, tín phiếu kho bạc. - Các quỹ đầu tư:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo: Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam - Một số giải pháp để phát triển
15 p | 1728 | 642
-
Bài thuyết trình "Tìm hiểu - Thị trường OTC"
34 p | 1377 | 485
-
Tổng quan về thị trường chứng khoán_chương 1
12 p | 1656 | 469
-
ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN MÔN HỌC THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
5 p | 1650 | 308
-
Tìm hiểu về hợp đồng tương lai và thị trường tương lai
9 p | 705 | 229
-
Thị trường chứng khoán_ Chương 1
12 p | 263 | 114
-
Chỉ số chứng khoán Việt Nam
3 p | 321 | 103
-
Phân tích mối tương quan giữa thị trường chứng khoán Việt Nam và thị trường
4 p | 254 | 58
-
Bài giảng Giới thiệu cách thức giao dịch tại thị trường chứng khoán Việt Nam
60 p | 120 | 28
-
Bài giảng Hàng hóa trên thị trường chứng khoán
539 p | 101 | 23
-
Thông tin và thị trường chứng khoán
4 p | 90 | 16
-
Bài giảng Thị trường chứng khoán - TS Vòng Thình Nam
252 p | 110 | 14
-
Thị trường chứng khoán và các công cụ trên thị trường chứng khoán - Ủy ban chứng khoán nhà nước
24 p | 148 | 12
-
Vẫn có thể kiếm lời khi TTCK sụt giảm
4 p | 72 | 11
-
Bài giảng Tổng quan thị trường chứng khoán
95 p | 111 | 8
-
Bài giảng Thị trường chứng khoán Việt Nam - Nguyễn Thanh Lâm
29 p | 78 | 8
-
Bài giảng Đại cương về thị trường chứng khoán
19 p | 97 | 7
-
Ảnh hưởng của chất lượng thu nhập đến lượng tiền mặt nắm giữ: Nghiên cứu tình huống các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
13 p | 9 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn