Hướng dẫn viên du lịch nội địa
I. Định nghĩa về hướng dẫn viên du lịch.
Cho đến nay cùng với sự phát triển của ngành dịch vụ nói chung
thì ngành du lịch cũng phát triển và có những định nghĩa ngày
càng rõ ràng nhằm hiểu rõ hơn về người Hướng dẫn viên du
lịch. Chúng ta có thể nhắc tới một số định nghĩa được nhiều
người biết đến sau:
• Định nghĩa của trường đại học British Columbia(Canada).
Định nghĩa: Hướng dẫn viên du lịch là các cá nhân làm việc trên
các tuyến du lịch, trực tiếp hoặc đi kèm hoặc di chuyển cùng các
cá nhân hoặc các đoàn khách theo một chương trình du lịch,
nhằm đảm bảo việc thực hiện lịch trình theo đúng kế hoạch,
cung cấp các thời điểm du lịch và tạo ra những ấn tượng tích cực
cho khách du lịch. Định nghĩa này xuất phát từ cái nhìn của
người đào tạo Hướng dẫn viên du lịch. Theo như định nghĩa này
thì nhiệm vụ của hướng dẫn viên là đi theo đoàn khách du lịch
trong một tuor có sẵn và tạo ra cho du khách những ấn tượng tốt
về các điểm đến trong tuor du lịch của họ.
• Định nghĩa của Tổng cục du lịch Việt Nam.
Tổng cục du lịch Việt Nam là cơ quan quản lý nhà nước cao
nhất về du lịch. Các chuyên gia của Tổng cục Du lịch Việt Nam
đã đưa ra định nghĩa hướng dẫn viên như
sau:
Định nghĩa: Hướng dẫn viên du lịch là cán bộ chuyên môn, làm
việc cho các doanh nghiệp lữ hành (bao gồm cả các doanh
nghiệp du lịch khác có chức năng kinh doanh lữ hành), thực hiện
nhiệm vụ hướng dẫn du khách tham quan theo chương trình đã
được kí kết (Trích quy chế hướng dẫn viên du lịch của Tổng cục
Du lịch Việt Nam ban hành theo quyết định số 235/DL-HĐBT
ngày 4/10/1994). Các chuyên gia của Tổng cục du lịch đưa ra
định nghĩa này với cái nhìn của các nhà quản lí nhà nước về du
lịch vậy nên trong định nghĩa có môi trường của Hướng dẫn
viên du lịch. Điều này nhằm xác định rõ tư cách pháp lí của
người Hướng dẫn viên du lịch trong công việc. Ngoài các định
nghĩa trên còn có các định nghĩa khác về Hướng dẫn viên du
lịch phân loại Hướng dẫn viên, các Hướng dẫn viên du lịch được
phân thành những nhóm tuỳ thuộc vào cơ cấu tổ chức của bộ
phận hướng dẫn trong công ty. Cách phân loại hướng dẫn viên
phổ biến hiện nay là theo nhóm theo ngôn ngữ . Ngoài ra căn cứ
vào phạm vi hoạt động của hướng dẫn viên, có thể chia Hướng
dẫn viên thành hai loại
sau đây:
Hướng dẫn viên theo chặng(step-on guide): Thực hiện hướng
dẫn chương trình du lịch và thuyết minh trong một khu vực nhất
định, hay một đoạn của hành trình du lịch. Đây là hình thức
được áp dụng ở công ty có phạm vi hoạt động hẹp, hoặc trong
trường hợp các điểm tham quan ở cách nhau quá xa,dẫn đến việc
đi lại của hướng dẫn viên có phí quá lớn.
Hướng dẫn viên du lịch toàn tuyến( long distance guide, tour
director): Là người đi kèm với khách du lịch trong suốt cuộc
hành trình du lịch, đảm bảo việc thực hiện toàn bộ chương trình.
Thông thường đây là các hướng dẫn viên giàu kinh nghiệm, đòi
hỏi phải có trình độ kiến thức sâu rộng và khả năng giao tiếp tốt
vì họ thường phải đảm nhận các chương trình du lịch dài
ngày.Khi thời gian và mức độ và thời gian tiếp xúc với khách là
khá căng thẳng. Một vấn đề cần được chú ý là phân biệt sự khác
biệt giữa khái niệm hướng dẫn viên với thuyết trình viên tại các
điểm tham quan du lịch, giữa hướng dẫn viên địa phương với
trưởng đoàn.
II. Quy định về hướng dẫn viên du lịch
- Hướng dẫn viên du lịch bao gồm hướng dẫn viên du lịch quốc
tế, hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch tại
điểm. Phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch được quy
định tại khoản 2 Điều 58kLuật Du lịch 2017knhư sau:
+ Hướng dẫn viên du lịch quốc tế được hướng dẫn cho khách du
lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong phạm vi
toàn quốc và đưa khách du lịch ra nước ngoài;
+ Hướng dẫn viên du lịch nội địa được hướng dẫn cho khách du
lịch nội địa là công dân Việt Nam trong phạm vi toàn quốc;
+ Hướng dẫn viên du lịch tại điểm được hướng dẫn cho khách
du lịch trong phạm vi khu du lịch, điểm du lịch.
- Hướng dẫn viên du lịch để hành nghề thì phải đáp ứng các điều
kiện sau theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật này:
+ Có thẻ hướng dẫn viên du lịch;
+ Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ
hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là
hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch
đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du
lịch nội địa;
+ Có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
lữ hành hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình
du lịch; đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm, phải có phân
công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch.
Ngoài ra, nội dung trên còn được hướng dẫn bởi Mục 1kCông
văn 120/TCDL-LH năm 2018kvề hướng dẫn triển khai Luật Du
lịch 2017 lĩnh vực lữ hành và hướng dẫn du lịch do Tổng cục Du
lịch ban hành.
- Thẻ hướng dẫn viên du lịch bao gồm thẻ hướng dẫn viên du
lịch quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa và thẻ hướng
dẫn viên du lịch tại điểm. Thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và
thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa có thời hạn 05 năm.
III. Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch
Điều kiện cấp thẻ đối với hướng dẫn viên du lịch được quy định
tại Điều 59kLuật Du lịch 2017knhư sau:
- Đối với hướng dẫn viên du lịch nội địa điều kiện cấp thẻ bao
gồm:
+ Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng chất ma túy;
+ Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành hướng dẫn du lịch;
trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải
có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa.
- Đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế điều kiện cấp thẻ bao
gồm các điều kiện như đối với hướng dẫn viên du lịch nội địa
tuy nhiên phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành hướng
dẫn du lịch; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên
ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc
tế.
Đồng thời, đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế thì còn phải
đáp ứng điều kiện là sử dụng thành thạo ngoại ngữ đăng ký hành
nghề. Tiêu chuẩn thành thạo ngoại ngữ của hướng dẫn viên du
lịch quốc tế quy định tại Điều 13kThông tư 06/2017/TT-
BVHTTDLk(được sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1kThông tư
13/2019/TT-BVHTTDL) như sau:
+ Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành ngoại ngữ;
+ Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên theo chương trình đào tạo
bằng tiếng nước ngoài;
+ Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên ở nước ngoài theo chương
trình đào tạo bằng ngôn ngữ chính thức của nước sở tại. Trường
hợp được đào tạo bằng ngôn ngữ khác với ngôn ngữ chính thức
của nước sở tại, cần bổ sung giấy tờ chứng minh ngôn ngữ được
sử dụng để đào tạo;
+ Có chứng chỉ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực
ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ ngoại
ngữ đạt mức yêu cầu theo quy định tại Phụ lục IkThông tư