intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương" nhằm phân tích thực trạng thu hút vốn FDI vào Tỉnh Hải Dương; Đánh giá những thành công, hạn chế; nguyên nhân của thành công, hạn chế của thực trạng thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương; Đề xuất các nhóm giải pháp nhằm thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương trên các cơ sở nguyên nhân của các hạn chế đã chỉ ra trong phần thực trạng thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương và những cơ hội, thách thức đặt ra cho tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương

  1. 0 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ------------ PHẠM THỊ KIM LEN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH HẢI DƯƠNG TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 HÀ NỘI - 2024
  2. 1 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đỗ Thị Phi Hoài 2. TS. Lê Anh Tuấn Phản biện 1: ............................................................. ............................................................... Phản biện 2: ............................................................. ............................................................... Phản biện 3: ............................................................. ............................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại Học viện Tài chính. Vào hồi...........ngày.......tháng.......năm 2024. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia; - Thư viện Học Viện Tài Chính.
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Qua lịch sử phát triển kinh tế, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment-FDI) luôn được coi là một nhân tố quan trọng giúp thúc đẩy phát triển nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hải Dương là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ của nước ta, Hải Dương đang nổi lên như một địa chỉ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tin cậy bởi những tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. - Về lý luận Ngày nay, Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, nó ảnh hưởng tới sự phát triển của mọi ngành nghề, lĩnh vực trong nền kinh tế. Chính sách thu hút vốn FDI trong thời gian tới cần đổi mới mạnh mẽ sang tư duy chủ động, thu hút có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí hàng đầu để phát triển bền vững. Do đó, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hải Dương cần có nhiều biện pháp để chuyển biến tích cực hơn trong thời gian tới. - Về thực tiễn Trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2021-2030, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII có nêu rõ: “ Chuyển trọng điểm chính sách thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài từ số lượng sang chất lượng, có giá trị gia tăng cao, lấy hiệu quả và công nghệ sử dụng làm thước đo chủ yếu, quan trọng nhất đi cùng với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững”. Các Tỉnh, Thành, Địa phương trong cả nước trong đó có Hải Dương đã có những chuyển biến trong tư tưởng và thực tiễn thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế tại địa phương. Xuất phát từ những lí luận và thực tiễn đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “ Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
  4. 2 Mục đích nghiên cứu của luận án: Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương trong thời gian tới. Để đạt được mục đích này, luận án cần thực hiện được các nhiệm vụ cụ thể sau: + Hệ thống hóa lý luận chung về: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương cấp Tỉnh (Khái niệm, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng và chỉ tiêu đánh giá tình hình thu hút và đóng góp của vốn FDI tại địa phương cấp Tỉnh); + Phân tích thực trạng thu hút vốn FDI vào Tỉnh Hải Dương; + Đánh giá những thành công, hạn chế; nguyên nhân của thành công, hạn chế của thực trạng thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương; + Đánh giá những đóng góp của vốn FDI vào tỉnh Hải Dương; + Đề xuất các nhóm giải pháp nhằm thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương trên các cơ sở nguyên nhân của các hạn chế đã chỉ ra trong phần thực trạng thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương và những cơ hội, thách thức đặt ra cho tỉnh Hải Dương trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Lí luận và tình hình thực tiễn về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương cấp tỉnh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi về không gian: Trên địa bàn tỉnh Hải Dương + Phạm vi về thời gian: Từ năm 2017-2022 + Phạm vi về nội dung: Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 4. Phương pháp nghiên cứu và số liệu nghiên cứu 4.1. Phương pháp tiếp cận theo lợi thế so sánh: Doanh nghiệp FDI sẽ tìm kiếm các địa phương có lợi thế cạnh tranh nhất định để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận của mình. Các địa phương có lợi thế so sánh càng cao thì càng có nhiều cơ hội thu hút được nhiều vốn FDI. Do vậy, tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận theo lợi thế so sánh
  5. 3 để nghiên cứu việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương. 4.2. Phương pháp thu thập thông tin 4.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp Tác giả sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp thông qua các văn bản, báo cáo, các nghiên cứu của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê, Sở KH -ĐT Tỉnh Hải Dương, UBND Tỉnh Hải Dương, Tạp chí chuyên ngành kinh tế trong và ngoài nước, các nghiên cứu được đăng tải trên các website uy tín, các website chính thức của các tổ chức, diễn đàn quốc tế, các cơ quan thẩm quyền … về thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương. 4.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp thông qua phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi Tác giả đã thực hiện phát phiếu khảo sát các yếu tố tác động đến thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương. + Mục đích điều tra: Cuộc điều tra nhằm thu thập thông tin phục vụ cho việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương + Đối tượng điều tra: Các doanh nghiệp FDI hoạt động trên địa bàn tỉnh Hải Dương + Phạm vi điều tra: Để phục vụ phân tích, tác giả đã thực hiện cuộc khảo sát và thu thập số liệu của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn 13 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương. 4.3. Phương pháp phân tích số liệu Tác giả sử dụng các phương pháp như: phương pháp thống kê mô tả, thống kê phân tổ, tổng hợp, so sánh…để phân tích số liệu. 4.3.1. Phương pháp thống kê mô tả Đây là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích thực trạng thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương. 4.3.2. Phương pháp thống kê phân tổ Số liệu thu thập được về dòng vốn FDI đầu tư vào Hải Dương được phân tổ theo: lĩnh vực; hình thức đầu tư; đối tác đầu tư để làm rõ
  6. 4 được vốn FDI đầu tư vào ngành nào, hình thức đầu tư nhiều nhất, ít nhất và từ đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương. 4.3.3. Phương pháp so sánh Phương pháp này dùng để so sánh các chỉ tiêu tính toán của tỉnh Hải Dương so với cả nước và so sánh với các địa phương khác hoặc so sánh cùng chỉ tiêu giữa các năm với nhau để thấy rõ xu hướng đầu tư thay đổi như thế nào. 4.3.4. Phương pháp tổng hợp Phương pháp này dùng để khái quát từng nội dung đã được phân tích để đưa ra các đánh giá, nhận định về tổng quan nghiên cứu, từ đó xác định khoảng trống cho nghiên cứu; tổ hợp các đánh giá, nhận định chung về tình hình thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương và tổng kết các giải pháp thành từng nhóm theo các nhân tố tác động. 5. Câu hỏi nghiên cứu Để cụ thể hóa và thực hiện các mục tiêu nghiên cứu trên, luận án cần trả lời một số câu hỏi nghiên cứu sau: 1. Đặc thù trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương là gì? 2. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI vào địa phương? 3. Thực trạng thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương giai đoạn vừa qua diễn ra như thế nào và có sự khác biệt gì so với các địa phương khác tại Việt Nam? 4. Thành công, hạn chế và nguyên nhân của những thành công, hạn chế trong thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương là gì? 5. Bối cảnh trong nước và quốc tế hiện nay là gì? Bối cảnh đó đặt ra những cơ hội cũng như thách thức gì trong việc thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương trong thời gian tới? 6. Cần thực hiện những giải pháp nào để thu hút vốn FDI có hiệu quả vào tỉnh Hải Dương trong tương lai? 6. Đóng góp mới của luận án - Đóng góp về mặt lý luận
  7. 5 Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương cấp tỉnh: Khái niệm, đặc điểm, phân loại vốn FDI; khái niệm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI vào địa phương cấp tỉnh; xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh kết quả thu hút vốn FDI vào địa phương cấp tỉnh cũng như chỉ tiêu cơ bản đánh giá đóng góp của vốn FDI vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; Tóm lược các bối cảnh trong nước và quốc tế có ảnh hưởng đến việc thu hút vốn FDI vào địa phương cấp tỉnh. Các nhà nghiên cứu, nhà quản lý và những người quan tâm có thể tham khảo để hiểu sâu hơn nội dung lý luận về thu hút vốn FDI vào địa phương cấp tỉnh. - Đóng góp về mặt thực tiễn Trên cơ sở đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2017-2022, luận án đã chỉ ra được những thành công trong thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương, cũng như những hạn chế và nguyên nhân của những thành công và hạn chế đó. Kết quả phân tích của luận án sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, đặc biệt là cơ quan quản lí có thẩm quyền về thu hút vốn FDI tại tỉnh Hải Dương có cái nhìn tổng thể, đầy đủ về thực trạng thu hút vốn FDI của địa phương. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học: Luận án hệ thống và làm rõ hơn những nội dung cơ bản trong hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương cấp Tỉnh. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận án là tài liệu có giá trị tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương cấp Tỉnh. Đồng thời, các luận giải và đề xuất trong luận án có giá trị tham khảo đối với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong quản lí hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
  8. 6 Chương 2: Cơ sở lí luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương cấp Tỉnh Chương 3: Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương Chương 4: Định hướng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương
  9. 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1.Các nghiên cứu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới OECD (2002), “Foreign Direct Investment for Development: Maximising benefits, minimizing costs”. Imad A.Moosa (2002), “ Foreign Direct Investment Theory, Evidence and Practice”, Manuel R.Agosin, Roberto Machado, (2005), “ Foreign investment in developing Countries: Does it crowd in domestic investment?”, Oxford development Studies, Volume 33, 2005 Steve Loris Gui-Diby, Mary-Francoise Renard, M-F (2015), “Foreign direct investment inflows and the industrialization of African countries”, World Development, 74, 43-57. Laura Alfaro (2003), “Foreign direct investment and growth: Does the sector matter?”, Economics, Business 1.1.2.Các nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới Lý thuyết chiết trung (lý thuyết OLI), Lý thuyết lợi thế địa điểm Dunning, Wilson, N. Và J.Cacho (2007), “Linkage Between Foreign Direct Investment, Trade and Trade Policy: An Economic Analysis with Application to the Food Sector in OECD Countries and Cases Studies in Ghana, Mozambique, Tunisia, and Uganda”, OECD Trade Policy Papers, No.50., Mohammad A.A và Mahmoud K.A (2014), “Foreign Direct Investment and Economic Growth Literature Review from 1994 to 2012”, Octavio Escobar và Henning Muhlen (2018): “The role of FDI in structural change: Evidence from Mexico”, 1.1.3.Các nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
  10. 8 Phan Hữu Thắng (2018), Phạm Đức Minh 2018, Phan Thị Thoa (2017), Hồ Đắc nghĩa (2014), Trần Quang Thắng (2012), Nguyễn Thị Thìn (2012), Phạm Văn Quyết (2011), Trần Minh Tuấn (2010), Nguyễn Minh Tiến (2014), Bùi Tuấn Anh (2011), Phan Thị Quốc Hương (2014), Nguyễn Mạnh Toàn (2010), Hoàng Chí Cường (2013) Nguyễn Thị Liên Hoa và Bùi Thị Bích Phương (2014), Ngô Phúc Hạnh, Đào Văn Hùng (2017) 1.1.4 Các nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương cấp tỉnh tại Việt Nam Nguyễn Thị Thoa (2014), Hồ Quang Tiến (2014), Đặng Thành Cương (2012), Nguyễn Tiến Long (2011), Đào Văn Hiệp (2005), 1.2. Nhận xét chung về kết quả các công trình đã nghiên cứu 1.2.1. Đánh giá các kết quả nghiên cứu Qua các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài” trong và ngoài nước dưới các hình thức sách chuyên khảo, báo cáo khoa học, luận án tiến sĩ, bài báo khoa học mà nghiên cứu sinh tiếp cận được cho thấy: Thứ nhất, những hướng nghiên cứu chính của vấn đề đã được thực hiện: Các công trình nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu mối quan hệ của FDI với tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế, mối quan hệ của FDI tới GDP, GNI, đầu tư nội địa, vấn đề công nghiệp hóa. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra tính 2 mặt của dòng vốn FDI (gồm cả mặt tích cực và tiêu cực), từ đó kết luận các chính phủ của các nước tiếp nhận đầu tư cần tiếp tục không ngừng hoàn thiện về mặt thể chế, luật pháp, chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách thu hút và quản lí vốn FDI có hiệu quả như cải cách hệ thống thuế, đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, củng cố giữ vững an ninh chính trị trong nước...nhằm tạo môi trường đầu tư an toàn, thông thoáng, hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Thứ hai, những cơ sở lí luận chính đã được áp dụng để nghiên cứu vấn đề: Các công trình nghiên cứu đã tập trung vào nghiên cứu những lí luận chung về thu hút vốn FDI: Khái niệm, đặc điểm, hình thức, vai trò của FDI đối với nước đầu tư, nước nhận đầu tư, sự cần
  11. 9 thiết phải thu hút FDI vào nền kinh tế (đặc biệt đối với các nước đang phát triển), các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào quốc gia và vùng lãnh thổ, lý thuyết về phân tích kinh tế, lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, lý thuyết về năng lực cạnh tranh, lí thuyết về phân bổ nguồn lao động. Thứ ba, về góc độ thực tế: Dựa trên cơ sở lí luận các công trình đã phân tích đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI vào một số vùng kinh tế hoặc một số quốc gia và Việt Nam, đã làm nổi bật những mặt tích cực quan trọng của FDI đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, đô thị hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng tiếp thu công nghê tiên tiến và kĩ năng quản lí hiện đại, đồng thời khái quát những hạn chế trong quá trình thu hút vốn FDI, đưa ra nguyên nhân của các hạn chế này. Xuất phát từ các nguyên nhân đã chỉ ra trong phần hạn chế, các công trình nghiên cứu đã đề xuất các mục tiêu, giải pháp tăng cường thu hút FDI. Thứ tư, những phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng: Các công trình nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính để xem xét mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân, cơ cấu kinh tế, việc làm, cơ cấu xuất nhập khẩu của nước nhận đầu tư hoặc của một địa phương tiếp nhận vốn FDI như: phân tích mô tả thống kê, chỉ số thống kê, một số mô hình kinh tế lượng để đưa ra kết luận về các mối quan hệ trên: mô hình véc tơ tự hồi qui (VAR), mô hình GMM, mô hình hồi quy dữ liệu bảng ... để đưa ra các kết luận nghiên cứu cụ thể. Tuy nhiên, nhiều nhân tố ảnh hưởng đối với thu hút vốn FDI thường gắn với đặc điểm của địa phương, của ngành, nhiều nhân tố không thể đảm bảo số liệu định lượng như nhân tố môi trường, nhân tố chính sách… 1.2.2. Khoảng trống nghiên cứu Các nghiên cứu về vốn FDI tại địa phương hiện đã được thực hiện khá đồng bộ, tuy nhiên, nghiên cứu cho trường hợp địa phương của tỉnh Hải Dương chưa có nhiều. Phần lớn các nghiên cứu đã chỉ ra xu hướng và thống kê hiện trạng, vẫn còn thiếu các nghiên cứu đồng bộ về để chỉ ra yếu tố ảnh hưởng đến vốn FDI, vẫn còn những khoảng
  12. 10 trống nghiên cứu về nguyên nhân hạn chế của vốn FDI và cách thức quản lý để tăng cường thu hút vốn FDI vào địa phương. Về mặt mô hình nghiên cứu, cho đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu một các hệ thống để làm rõ các yếu tố cũng như mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đối với quy mô vốn FDI vào địa phương tại Việt Nam. Về mặt thực tiễn, vốn FDI vào Hải Dương trong những năm gần đây tăng chậm so với tốc độ vốn FDI vào nền kinh tế nói chung. Chưa có công trình nghiên cứu có hệ thống để chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, vì thế các giải pháp đưa ra còn có nhiều giải pháp chưa có tác dụng hữu hiệu trong thực tiễn. Về mặt phương pháp, các công trình nghiên cứu đã có cho đến nay đã chỉ dừng lại ở kết quả hồi quy theo phương pháp uớc lượng hồi quy nên kết quả uớc lượng có thể bị chệch, không vững, không hiệu quả và chưa đáng tin cậy. Nhiều công trình nghiên cứu mới dừng lại ở sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích định tính để đánh giá thực trạng và tác động của vốn FDI tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Tuy nhiên, các yếu tố đưa vào nghiên cứu chưa đầy đủ và chỉ dừng lại ở phân tích nhận dạng, chưa xác định cụ thể mức độ ảnh huởng của từng yếu tố. Chính vì vậy, vấn đề thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương vẫn cần đuợc tiếp tục nghiên cứu và giải quyết.
  13. 11 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH 2.1. Lí luận chung về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.1.1.1. Khái niệm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 2.1.1.2.Đặc điểm của vốn FDI -Vốn FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận - Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn đầu tư tối thiểu -Vốn FDI có tác động trực tiếp và lâu dài tới cơ cấu kinh tế, mức độ phát triển của quốc gia tiếp nhận - Vốn FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho nước nhận đầu tư 2.1.1.3. Phân loại vốn FDI a. Theo mục đích đầu tư - Vốn FDI theo chiều ngang (Horizontal FDI) - Vốn FDI theo chiều dọc (Vertical FDI) - Vốn FDI hỗn hợp (Conglomerate FDI) b. Theo hình thức pháp lý - Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT - Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài - Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài 2.1.2. Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Dưới góc độ bên tiếp nhận đầu tư thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có những tác động cả về mặt tích cực cũng như tiêu cực: a. Tác động tích cực Một là, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư cho phát triển
  14. 12 Hai là, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn tác động tích cực đến thị trường tài chính của nước nhận đầu tư, thúc đẩy sự hình thành của các thể chế tài chính mới như ngân hàng, thị trường chứng khoán… Ba là, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần vào việc thúc đẩy quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế của bên tiếp nhận đầu tư: làm tăng năng lực sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu… Bốn là, vốn FDI tạo cơ hội cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước có thể tiếp cận với thị trường quốc tế thông qua các liên doanh với nước ngoài Năm là, vốn FDI đã tạo ra nhiều việc làm mới, thu hút một lượng lớn lao động, nhân công làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài b. Tác động tiêu cực Một là, Chi phí của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài thường cao hơn so với các nguồn vốn đầu tư khác từ nước ngoài. Hai là, Nhà đầu tư với xu hướng đưa công nghệ lạc hậu vào nơi tiếp nhận đầu tư với đơn giá cao là một trong những nguyên nhân chi phí sản xuất cao, chất lượng sản phẩm không đạt tiêu chuẩn mục tiêu, làm mất đi khả năng cạnh tranh, giảm hiệu quả sản xuất, kìm hãm phát triển nền kinh tế và nguy cơ biến nơi tiếp nhận đầu tư thành bãi thải công nghệ của quốc gia khác. Ba là, Địa phương tiếp nhận vốn FDI không hoàn toàn chủ động trong việc bố trí đầu tư theo chiến lược phát triển của mình. Bốn là, xét về khía cạnh luật pháp và môi trường, nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ lợi dụng kẽ hở trong pháp luật và quản lý để chuyển giá, trốn thuế, gây ô nhiễm môi trường và tổn hại đến lợi ích của địa phương tiếp nhận. 2.2. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương cấp Tỉnh 2.2.1. Khái niệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương cấp Tỉnh Thu hút vốn FDI vào địa phương cấp tỉnh có những điểm khác biệt so với thu hút vốn FDI vào một quốc gia 2.2.2. Nội dung thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương cấp Tỉnh
  15. 13 Xác định mục tiêu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa phương Các hoạt động cải thiện môi trường đầu tư tại địa phương Hoạt động xúc tiến đầu tư tại địa phương 2.2.3. Các tiêu chí đánh giá việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương cấp Tỉnh 2.2.3.1. Tiêu chí đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương cấp tỉnh: Quy mô vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài  Quy mô vốn ĐTTTNN đăng ký  Quy mô vốn thực hiện  Tỷ lệ giải ngân  Quy mô vốn bình quân trên 1 dự án. Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Cơ cấu vốn ĐTTTNN theo hình thức đầu tư Cơ cấu vốn ĐTTTNN theo ngành kinh tế Cơ cấu vốn ĐTTTNN theo địa điểm đầu tư: 2.2.3.2. Đóng góp của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương 2.2.3.2.1. Những đóng góp tích cực của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế -xã hội địa phương Một là, Bổ sung nguồn vốn quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội địa phương Hai là, Tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu, tiếp cận với thị trường thế giới. Ba là, Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh Bốn là, Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Năm là, Liên kết các ngành công nghiệp Sáu là, Tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực cho địa phương Bảy là, Góp phần cải cách thủ tục hành chính và tăng tính minh bạch cho môi trường đầu tư của địa phương 2.3.2.2 Tiêu chí đánh giá đóng góp của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế- xã hội địa phương a. Đóng góp cho tăng trưởng kinh tế địa phương
  16. 14 b. Đóng góp vào thu ngân sách địa phương c. Đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu địa phương d. Đóng góp cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương e. Góp phần tạo việc làm và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương f. Đóng góp vào thu nhập của người lao động tại địa phương g. Tác động chuyển giao công nghệ 2.2.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương cấp tỉnh: 2.2.4.1. Nhân tố từ môi trường kinh tế vĩ mô a. Chiến lược thu hút vốn để phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia b. Độ mở cửa kinh tế quốc tế của quốc gia tiếp nhận c. Sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô d. Hệ thống pháp luật của nước tiếp nhận vốn FDI 2.1.4.2.Nhân tố nội tại của địa phương tiếp nhận vốn FDI a. Sự phát triển cơ sở hạ tầng tại địa phương b. Lợi thế so sánh của địa phương c. Chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương d. Thủ tục hành chính liên quan đến FDI tại địa phương e. Năng lực và tư tưởng nhận thức của lãnh đạo, hoạt động của cơ quan xúc tiến tại địa phương 2.1.4.3. Nhân tố liên quan đến các nhà đầu tư nước ngoài a. Môi trường kinh tế thế giới b. Hướng dịch chuyển của dòng vốn FDI quốc tế c. Chiến lược đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài d. Tiềm lực tài chính, năng lực kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài 2.2. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và bài học cho tỉnh Hải Dương 2.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên 2.2.2. Kinh nghiệm của Tỉnh Bắc Ninh 2.2.3. Kinh nghiệm của Hải Phòng 2.2.4. Bài học kinh nghiệm trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho tỉnh Hải Dương
  17. 15 Thứ nhất, tiếp tục thực hiện các giải pháp cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh Thứ hai, Hải Dương cần chủ động xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chương trình xúc tiến, thu hút đầu tư Thứ ba, Hải Dương cần tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, xuyên suốt các tuyến đường giao thông trọng điểm Thứ tư, cần cải thiện môi trường đầu tư Thứ năm, cần chú trọng quan tâm đến đòi hỏi của những nhà đầu tư về một số khía cạnh như: Tính công khai, minh bạch, ổn định về thể chế, chính sách và luật pháp Thứ sáu, để phát triển bền vững, Hải Dương cần thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ tương lai, dịch vụ hiện đại Thứ bảy, các doanh nghiệp trong nước trên địa bàn tỉnh cần nỗ lực nâng cao năng lực về tất cả các mặt, từ công nghệ đến năng lực, trình độ của đội ngũ người lao động, quản lý Thứ tám, kiểm soát chặt chẽ những dự án đầu tư không phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước cũng như nhu cầu, quy hoạch của tỉnh.
  18. 16 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH HẢI DƯƠNG 3.1.Khái quát về đặc điểm tự nhiên và kinh tế xà hội tỉnh Hải Dương 3.1.1.Đặc điểm tự nhiên 3.1.1.1.Vị trí địa lí 3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên 3.1.2 .Đặc điểm kinh tế – xã hội tỉnh Hải Dương 3.1.2.1. Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế của tỉnh Hải Dương 3.1.2.2. Đặc điểm Dân số và Lao động của tỉnh Hải Dương 3.1.2.3. Hệ thống kết cấu hạ tầng chủ yếu của tỉnh Hải Dương 3.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017 – 2022 3.2.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017-2022 theo qui mô vốn đầu tư, cơ cấu lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, đối tác đầu tư 3.2.2. Thực trạng đóng góp của vốn FDI vào sự phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017-2022 3.2.3. Thực trạng chính sách đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương 3.2.4. Thực trạng các chính sách tài chính nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hải Dương: + Chính sách ưu đãi về Thuế + Chính sách về giá thuê đất và miễn, giảm tiền thuê đất + Chính sách Ưu đãi về vốn đầu tư + Chính sách Ưu đãi lãi suất vay vốn và phí cung cấp các dịch vụ của ngân hàng và các tổ chức tín dụng + Chính sách Ưu đãi về đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng KCN + Chính sách Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động địa phương + Chính sách Ưu đãi về thông tin quảng cáo và khuyến khích vận động đầu tư vào KCN + Chính sách Về thủ tục hành chính 3.2.5.Thực trạng các hoạt động xúc tiến đầu tư trên địa bàn Tỉnh Hải Dương Phối hợp xây dựng định hướng, chương trình xúc tiến đầu tư; nghiên cứu tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư; xây dựng hệ
  19. 17 thống thông tin và cơ sở dữ liệu; xây dựng hình ảnh, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư; Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu cho hoạt động xúc tiến đầu tư; hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư. 3.2.6. Thực trạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Tỉnh Hải Dương Các chỉ số thành phần PCI (1-100) của tỉnh Hải Dương +PCI của tỉnh Hải Dương so với các tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Hồng + Điểm số PCI theo thời gian của Hải Dương 3.3. Đánh giá kết quả hoạt động thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017-2022 3.3.1 Những kết quả đạt được Thứ nhất, Về việc xây dựng mục tiêu thu hút vốn FDI của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017-2022 Thứ hai, Về kết quả thu hút vốn FDI Thứ ba, Về các hoạt động xúc tiến đầu tư 3.3.2. Những mặt còn hạn chế 3.3.2.1.Cơ cấu thu hút vốn FDI còn chưa hợp lý, kết quả thu hút vốn FDI chưa tương xứng với tiềm năng, chưa tận dụng được các lợi thế của tỉnh Hải Dương 3.3.2.2. Sự yếu kém trong chuyển giao công nghệ trong các dự án FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương 3.3.2.3 Một số rào cản trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương
  20. 18 Thứ nhất, Sự thiếu nhất quán của hệ thống pháp luật Thứ hai, sự hạn chế về trình độ nguồn nhân lực tại địa phương Thứ ba, một số thủ tục hành chính như: đăng ký kinh doanh, giấy phép lao động, giấy phép môi trường… còn phức tạp khiến doanh nghiệp tốn nhiều thời gian. Thứ tư, công tác xúc tiến đầu tư chưa hiệu quả Thứ năm, Tình hình thu hút các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng tại các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn còn khó khăn Thứ sáu, Bên cạnh những doanh nghiệp chấp hành quy định pháp luật, còn có doanh nghiệp ĐTNN sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường Thứ bảy, Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn còn bộc lộ nhiều hạn chế Thứ tám, mức độ lan tỏa của các doanh nghiệp có vốn FDI còn yếu. 3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 3.3.3.1.Nguyên nhân khách quan Một là, Xu hướng chuyển dịch của luồng FDI trên thế giới cũng có tác động tới việc thu hút FDI của từng địa phương tại Việt Nam. Hai là, cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid- 19 gây ra vào cuối năm 2019 đã làm lượng vốn FDI của từng địa phương giảm đáng kể trong giai đoạn này Ba là, chiến tranh và xung đột liên tục đe dọa nền hòa bình của thế giới làm cho giá dầu và giá vàng tăng vọt, ảnh hưởng đến rất nhiều quốc gia đặc biệt là Việt Nam. 3.3.3.2.Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, thiếu hồ sơ quy hoạch đầu tư cụ thể trên địa bàn tỉnh Hải Dương Thứ hai, môi trường đầu tư kinh doanh chưa thông thoáng minh bạch, chưa tạo được sức cạnh tranh của nền kinh tế địa phương so với các tỉnh thành khác nên chưa hấp dẫn được các công ty đa quốc gia. Thứ ba, một số chính sách thu hút đầu tư, chính sách ưu đãi để thu hút vốn FDI chậm được triển khai Thứ tư, công tác xúc tiến đầu tư chưa thực sự hiệu quả.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2