1<br />
<br />
ÂAÛI HOÜC HUÃÚ<br />
TRÆÅÌNG ÂAÛI HOÜC NÄNG LÁM<br />
<br />
LÃ ÂÆÏC THAÛO<br />
<br />
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP LỢN<br />
LAI GIỮA CÁI VCN-MS15 VỚI ĐỰC NGOẠI<br />
Ở THỪA THIÊN HUẾ<br />
<br />
TOÏM TÀÕT LUÁÛN AÏN TIÃÚN SÉ NÄNG NGHIÃÛP<br />
Chuyãn ngaình: Chàn nuäi Âäüng váût<br />
Maî säú: 62 62 01 05<br />
<br />
NGÆÅÌI HÆÅÏNG DÁÙN KHOA HOÜC<br />
PGS.TS. PHUÌNG THÀNG LONG<br />
PGS.TS. LÃ ÂÇNH PHUÌNG<br />
<br />
HUÃÚ – 2017<br />
<br />
2<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
1. PGS.TS. Phùng Thăng Long<br />
2. PGS.TS. Lê Đình Phùng<br />
<br />
Phản biện luận án 1:<br />
Phản biện luận án 2:<br />
Phản biện luận án 3:<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế<br />
họp tại:<br />
Đại học Huế, số 03 Lê Lợi, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế<br />
Vào hồi:<br />
<br />
giờ<br />
<br />
ngày<br />
<br />
tháng năm 2017<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.<br />
<br />
3<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI<br />
Trong chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng, giống là yếu tố tiền đề,<br />
đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và<br />
hiệu quả kinh tế. Mỗi một giống lợn đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định<br />
liên quan đến khả năng sản xuất. Một trong những giải pháp để hạn chế những nhược<br />
điểm và phát huy ưu điểm của mỗi giống là sử dụng lai tạo.<br />
Thừa Thiên Huế, một tỉnh của miền Trung có điều kiện thời tiết khí hậu khắc<br />
nghiệt, điều kiện kinh tế còn kém phát triển, đầu tư cho chăn nuôi còn hạn chế. Chăn<br />
nuôi lợn trong nông hộ, gia trại với giống lợn nái Móng Cái, lợn nái lai 1/2 giống<br />
Móng Cái và lợn thịt 1/2 và 1/4 giống Móng Cái là phổ biến và được cho là phù hợp<br />
với điều kiện của địa phương. Tuy nhiên, giống lợn này có khả năng sinh trưởng<br />
chậm, tỷ lệ nạc trong thân thịt còn thấp. Để cải thiện sức sản xuất của đàn lợn, gần<br />
đây đã có một số nghiên cứu ứng dụng các giống lợn mới như Pietrain, Duroc trong<br />
lai tạo. Các kết quả lai tạo với các giống lợn này là rất khả quan, góp phần thúc đẩy<br />
phát triển chăn nuôi ở Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng<br />
tăng về thịt lợn có chất lượng cao ở Thừa Thiên Huế, cần phải có thêm các giống<br />
lợn/tổ hợp lai có năng suất sinh sản cao, sinh trưởng nhanh và chất lượng thịt tốt để<br />
đa dạng hóa giống lợn và tăng tính lựa chọn nhằm phục vụ sản xuất. Trong bối cảnh<br />
đó, một trong những hướng nghiên cứu khả thi, cần được tiếp tục là sử dụng lai tạo<br />
để cải thiện năng suất sinh sản, sức sản xuất thịt và đặc biệt là chất lượng thịt của đàn<br />
lợn và tạo ra các sản phẩm đặc thù phù hợp với điều kiện của địa phương, phục vụ<br />
sản xuất có hiệu quả.<br />
Giống lợn Meishan có nguồn gốc từ Trung Quốc là một giống lợn nổi tiếng thế<br />
giới về khả năng sinh sản cao và thịt thơm ngon. Giống lợn Meishan đã được nhập<br />
khẩu vào Châu Âu và Mỹ từ những năm 80 của thế kỷ trước để khai thác đặc tính<br />
mắn đẻ và đẻ sai con của chúng.<br />
Giống lợn Meishan được đưa vào Việt nam cuối năm 2010 và đầu năm 2011<br />
(Trịnh Hồng Sơn, 2010; Phạm Duy Phẩm, 2014). Kết quả khảo nghiệm cho thấy<br />
giống lợn này ưu việt hơn giống lợn Móng Cái (Viện chăn nuôi Quốc gia, 2014), đã<br />
được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống mới với tên gọi<br />
VCN-MS15, và được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và<br />
<br />
4<br />
<br />
Phát triển Nông thôn, 2014). Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu và công bố nào<br />
về việc sử dụng giống lợn VCN-MS15 trong lai tạo ở Thừa Thiên Huế nói riêng và<br />
miền Trung nói chung.<br />
Việc nghiên cứu sử dụng giống lợn VCN-MS15 và lai tạo ra các nhóm nái lai có<br />
khả năng sinh sản cao, các tổ hợp lợn lai thương phẩm có năng suất và chất lượng thịt<br />
cạnh tranh, phù hợp với điều kiện của Thừa Thiên Huế nói riêng và miền Trung nói<br />
chung để từ đó đa dạng hóa giống lợn và tăng tính lựa chọn nhằm phục vụ sản xuất là<br />
rất cần thiết. Vì vậy tôi đã tiến hành đề tài luận án “Nghiên cứu khả năng sản xuất<br />
của một số tổ hợp lợn lai giữa cái VCN-MS15 với đực ngoại ở Thừa Thiên Huế”<br />
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI<br />
Nghiên cứu sử dụng giống lợn VCN-MS15 trong lai tạo các tổ hợp lợn lai và<br />
đánh giá năng suất sinh sản, năng suất, chất lượng thịt của các tổ hợp lợn lai 1/2, 1/4<br />
giống VCN-MS15 trong điều kiện chăn nuôi tỉnh Thừa Thiên Huế, làm cơ sở khuyến<br />
cáo đa dạng hóa giống lợn và sử dụng các tổ hợp lai khác nhau có giống VCN-MS15<br />
để cải thiện năng suất, chất lượng thịt và hiệu quả chăn nuôi lợn ở Thừa Thiên Huế<br />
và các tỉnh có điều kiện tương đồng ở miền Trung.<br />
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN<br />
3.1. Ý nghĩa khoa học<br />
- Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung thêm tư liệu khoa học về đặc điểm<br />
sinh lý sinh dục và khả năng sinh sản của lợn nái VCN-MS15 và 1/2 giống VCNMS15.<br />
- Đóng góp các kết quả nghiên cứu mới về khả năng sinh trưởng và chất lượng<br />
thịt của các tổ hợp lợn lai mới có 1/2 giống VCN-MS15 là F1(Pietrain x VCNMS15), F1(Duroc x VCN-MS15) và 1/4 giống VCN-MS15 gồm Pietrain x F1(Duroc<br />
x VCN-MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCNMS15).<br />
3.2. Ý nghĩa thực tiễn<br />
- Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án là cơ sở để cơ quan chuyên môn có thể<br />
khuyến cáo, và người chăn nuôi lựa chọn và áp dụng các nhóm nái lai và các tổ hợp<br />
lợn lai khác nhau có giống VCN-MS15 vào sản xuất nhằm nâng cao khả năng sinh<br />
sản, năng suất chất lượng thịt và hiệu quả trong chăn nuôi lợn ở Thừa Thiên Huế và<br />
miền Trung.<br />
- Làm phong phú thêm tư liệu cho công tác nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh<br />
vực chăn nuôi lợn.<br />
<br />
5<br />
<br />
Chương 1<br />
TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br />
1.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng lai giống ở lợn trên thế giới<br />
1.1.1. Ứng dụng lai giống nâng cao năng suất sinh sản<br />
Các tính trạng sinh sản thường có hệ số di truyền thấp nên năng suất sinh sản<br />
chịu ảnh hưởng lớn bởi lai tạo và các yếu tố ngoại cảnh như điều kiện nuôi dưỡng,<br />
chăm sóc, thời tiết khí hậu. Do vậy, để nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái cần<br />
nghiên cứu chọn tạo ra các giống, các tổ hợp lai mới có khả năng sinh sản tốt, mặt<br />
khác cần chú ý nghiên cứu tác động lên các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến khả<br />
năng sinh sản. Việc nghiên cứu chọn lọc các giống lợn tốt và lai tạo giữa các giống<br />
đó với nhau để sử dụng ưu thế lai ở đời con cải thiện năng suất sinh sản là một hướng<br />
nghiên cứu quan trọng.<br />
1.1.2. Ứng dụng lai giống nâng cao năng suất, chất lượng thịt<br />
Hầu hết những công ty lớn trên thế giới như PIC của Anh, Hoa Kỳ, Danbred<br />
của Đan Mạch, Flanders Pigbreeders Association của Bỉ đều nghiên cứu và đưa ra thị<br />
trường nhiều loại đực lai riêng biệt cho các công thức lai giống khác nhau.<br />
Hiện nay, các dòng tổng hợp - đực lai cuối cùng được sử dụng rất phổ biến trên<br />
thế giới vì có ưu thế lai cao, giá thành sản xuất hạ. Tuy vậy, tùy theo nhu cầu, thị hiếu<br />
của người tiêu dùng ở các quốc gia khác nhau, việc sử dụng hệ thống lai thương phẩm<br />
cũng có sự khác biệt đáng kể giữa các khu vực hay giữa các quốc gia.<br />
1.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng lai giống lợn ở nước ta<br />
1.2.1. Ứng dụng lai giống nâng cao sức sinh sản<br />
Các công thức lai giữa lợn ngoại và lợn nội đã có nhiều đóng góp tích cực<br />
trong việc nâng cao năng suất sinh sản trong chăn nuôi lợn ở nước ta. Các kết quả<br />
nghiên cứu trước đây đã khẳng định khi lai giữa đực ngoại và nái nội đã có tác dụng<br />
nâng cao khả năng sinh sản ở con lai so với giống lợn nội thuần. Những năm gần đây,<br />
những tổ hợp lai ngoại ngoại đã được nghiên cứu và thu được nhiều kết quả.<br />
Ở nước ta, một số nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng các tổ hợp lợn nái lai<br />
có giống Meishan có nguồn gốc từ Công ty cải biến lợn PIC (Anh) cho năng suất sinh<br />
sản cao và ổn định. Từ năm 2010, giống lợn Meishan thuần chủng đã được nhập vào<br />
nước ta. Kết quả nghiên cứu cho thấy giống lợn Meishan đã thích nghi với điều kiện<br />
chăn nuôi ở Việt Nam, có khả năng sinh sản cao, đã được Bộ Nông nghiệp và Phát<br />
triển Nông thôn công nhận là giống lợn mới (đặt tên VCN-MS15) và cho phép đưa vào<br />
sản xuất, kinh doanh.<br />
1.2.2. Ứng dụng lai giống nâng cao năng suất, chất lượng thịt<br />
Các công thức lai giữa lợn ngoại và lợn nội đã có nhiều đóng góp tích cực<br />
trong việc nâng cao năng suất và tỷ lệ nạc trong chăn nuôi lợn ở nước ta. Tuy nhiên<br />
các công thức lai này còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu cao của người<br />
chăn nuôi hiện nay. Chính vì vậy trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu<br />
lai giống để sản xuất lợn lai nuôi thịt có tỷ lệ máu ngoại cao với nhiều công thức khác<br />
nhau.<br />
Hiện nay, nhu cầu của thị trường về thịt lợn có chất lượng cao ngày càng tăng,<br />
nên hướng nghiên cứu nâng cao chất lượng thịt đang được quan tâm. Các tính trạng<br />
<br />