intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hoá học: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Trà Vinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Trà Vinh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu bối cảnh văn hóa xã hội và tín ngưỡng tôn giáo của người Khmer; Khảo sát những biểu hiện của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer; Xem xét biểu hiện của các hoạt động thường nhật cũng như những nguyên tắc ứng xử của người Khmer.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hoá học: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Trà Vinh

  1. VIỆN HẦN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Nguyễn Văn Lượm TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI KHMER Ở TRÀ VINH Ngành: Văn hoá học Mã số: 9 22 90 40 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HOÁ HỌC HÀ NỘI – 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Yên Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Văn Chính Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Hoài Sơn Phản biện 3: PGS.TS. Trần Đức Ngôn Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại ............................................................................................... vào hồi………..….giờ…………phút, ngày………tháng……….năm……………….. Có thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện Học viên Khoa học Xã hội - Thư viện Quốc gia Việt Nam
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng mang tính tất yếu của xã hội Thờ cúng tổ tiên ở nước ta mang tính đa dạng và phong phú. Tỉnh Trà Vinh nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống và cũng là địa bàn cư trú khá cổ xưa của người Khmer Văn hoá dân gian của họ rất phong phú Trong quá trình cộng cư các giá trị văn hoá của người Khmer Trà Vinh đã thể hiện sự giao lưu tiếp biến văn hoá ở nhiều khía cạnh. Nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer rất cần thiết, để làm rõ những đặc điểm riêng đồng thời thấy được sự giao lưu tiếp biến các giá trị văn hóa trong đời sống của họ. Với những lý do trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Trà Vinh” để làm đề tài luận án tiến sĩ văn hóa học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu một cách hệ thống về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer để thấy được sự hỗn dung các giá trị văn hoá. Nhiệm vụ nghiên cứu: + Tìm hiểu bối cảnh văn hóa xã hội và tín ngưỡng tôn giáo của người Khmer. + Khảo sát những biểu hiện của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer + Xem xét biểu hiện của các hoạt động thường nhật cũng như những nguyên tắc ứng xử của người Khmer. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án chọn tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Trà Vinh làm đối tượng nghiên cứu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu về vấn đề giao lưu tiếp biến văn hoá trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người của người Khmer ở Trà Vinh Phạm vi không gian: Luận án chỉ giới hạn trong phạm vi tỉnh Trà Vinh. 1
  4. Phạm vi thời gian: Tư liệu của luận án được khảo sát qua các năm 2017, 2018 và năm 2019. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp điền dã dân tộc học, phương pháp xử lí văn bản, thông tin, phương pháp nghiên cứu tổng hợp liên ngành 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Trà Vinh. Luận án chỉ ra đặc điểm hỗn dung văn hoá trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của họ. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án cung cấp thêm một hệ thống dữ liệu cho việc nghiên cứu về tôn giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tộc người tại một địa bàn cụ thể. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án góp phần phân tích những yếu tố truyền thống và đương đại trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham khảo để các nhà quản lý văn hóa, hoạch định những chính sách và giải pháp cụ thể trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của tộc người Khmer. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương. Chương 1.Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lí luận và địa bàn nghiên cứu Chương 2. Đặc trưng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Trà Vinh Chương 3. Biến đổi trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Trà Vinh hiện nay Chương 4. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Trà Vinh: Mối liên hệ với Phật giáo Nam tông, cộng đồng và các tộc người cộng cư 2
  5. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên từ các góc nhìn 1.1.1.1. Các công trình về đặc trưng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Việc khảo cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt đã sớm được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Chúng tôi tập trung khảo sát những công trình đề cập đến những đặc trưng trong nghi lễ, quan niệm, qui mộ thực hành nghi lễ, đặc trưng vùng miền trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Từ kết quả của các công trình trên đặt ra cho chúng tôi vấn đề nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong xã hội đương đại và sự tác động của xã hội đương đại đến nó. 1.1.1.2. Các nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên người Việt trong bối cảnh đương đại Trong xu thế phát triển của thời đại tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt là một trong những đối tượng nghiên cứu được nhiều tác giả quan tâm. Trong nội dung này chúng tôi khảo sát các biểu hiện của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt trong xã hội đương đại. Thông qua kết quả khảo sát tư liệu cho thấy tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt đã có những biến đổi do tác động của kinh tế, chính trị, văn hoá đồng thời nó cũng có những tác động nhất định đến chủ thể thực hành nghi lễ và là tiến đề cho sự phát triển kinh tế xã hội. Tại những địa bàn khác nhau, biểu hiện biến đổi của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên luôn khác nhau. Kết quả nghiên cứu những vấn đề đương đại của tục thờ cúng tổ tiên ở người Việt tại các địa bàn nghiên cứu cụ thể sẽ làm cơ sở để luận án xem xét đến vấn đề đương đại của thờ cúng tổ tiên ở người Khmer ở tỉnh Trà Vinh. 1.1.2.3. Các nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên theo quốc gia, vùng miền, tộc người Nội dung này chúng tôi tập trung khảo sát các công trình đề cập đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của các quốc gia thuộc khu vực châu Á và các vùng miền trên lãnh thổ Việt Nam. 3
  6. Thông qua các bài viết trên cho chúng tôi những tiền đề nhất định khi nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên như: phạm vi về đối tượng được khái niệm là “tổ tiên”, những tác động của xã hội đến đối tượng nghiên cứu, những ảnh hưởng của hành vi thờ cúng tổ tiên đến các vấn đề xã hội,… Nhìn chung, về dung lượng các tài liệu nghiên cứu tục thờ cúng tổ tiên ở các tộc người thiểu số tại các vùng miền còn khá ít so với dung lượng tài liệu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên người Việt. Những nghiên cứu đến vấn đề giao lưu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của các tộc người thiểu số đã được quan tâm tuy nhiên việc xem xét các thành tố trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên theo hướng hỗn dung văn hóa chưa được đề cập đến. 1.1.2. Các nghiên cứu về giao lưu và tiếp biến văn hóa trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Vấn đề giao lưu tiếp biến văn hóa trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là vấn đề phổ biến đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập và bàn luận đến trong các nghiên cứu. Các tác giả đã đề cầp đến nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề giao lưu tiến biến văn hoá. Qua các công trình trên giúp chúng tôi nhận định rằng: Khi xem xét tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong mối quan hệ cộng cư cần quan tâm đến các yếu tố văn hoá được hỗn dung trong quá trình giao lưu tiếp biến văn hoá. Thông qua đó gợi mở vấn đề phải đặt tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Trà Vinh trong sự tương tác nhiều chiều của các tộc người cộng cự trên địa bàn nghiên cứu. 1.1.3. Nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer được biểu hiện khá đa dạng và phong phú. Chính vì lẽ đó, trong các công trình nghiên cứu về văn hóa Khmer tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được trình bày từ các góc độ tiếp cận khác nhau như: xem tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là lễ hội cộng đồng, đánh giá đặc trưng văn hoá của tộc người Khmer qua biểu hiện của tang ma, nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của Khmer trong sự đối sánh với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Kinh. Qua những công trình được đề cập trên chúng tôi nhận thấy có một xu hướng chung là: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer còn được nhiều nghiên cứu xem đó là lễ hội truyền thống của tộc người. Trong đó có một số tác giả xem đó là lễ hội tôn giáo, một số tác giả xem đó là lễ tục dân 4
  7. gian. Cũng cần nói rõ rằng các tác giả không lấy hoàn toàn các biểu hiện của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên để xếp vào phần lễ hội mà chỉ lấy một biểu hiện trong hệ thống các thành tố cấu thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer là lễ cúng ông bà (Lễ Đôlta).Qua đó chúng tôi nhận thấy vấn đề hỗn dung văn hóa thông qua tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer còn là vấn đề bỏ ngỏ chưa được đề cập. 1.1.4. Nhận xét chung Thông qua việc khảo sát những công trình nghiên cứ trước, chúng tôi nhận thấy còn một số vấn đề mà đề tài cần hướng tới: Vận dụng hướng nghiên cứu giao lưu tiếp biến để tìm hiểu sự hỗn dung văn hoá trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Trà Vinh. Hệ thống lại tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer trên một địa bàn cụ thể là tỉnh Trà Vinh Tìm hiểu hiện tượng hỗn dung các giá trị văn hoá trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer tại Trà Vinh thông qua thực hành thờ cúng tổ tiên. Sự tác động của các vấn đề đương đại đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer tại Trà Vinh. 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Giới thuyết một số khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm Nhân sinh quan Từ việc tìm hiểu các quan điểm và khái niệm đi trước, chúng tôi tạm hiểu một cách khái quát nhất về nhân sinh quan để vận dụng trong luận án này là: nhân sinh quan là quan niệm về con người và cuộc sống của con người, mục đích và giá trị của cuộc sống. 1.2.1.1. Khái niệm tổ tiên và quan niệm về tổ tiên của người Khmer Để giải quyết vấn đề về quan niệm tổ tiên của người Khmer trong luận án này, chúng tôi thực hiện bước xác định nội hàm của khái niệm tổ tiên. Đúc kết từ những quan điểm nghiên cứu trước để vận dụng vào luận án, chúng tôi giới hạn khái niệm “tổ tiên” trong tiêu chí quan hệ huyết thống, quan hệ thân tộc. Mặt khác, khi chọn giới hạn này chúng tôi nhằm phân biệt khái niệm “tổ tiên” với khái niệm “tổ tiên – Tôtem giáo” được phổ biến ở nhiều tộc người. Trong thực tế người Khmer ở Trà Vinh quan niệm tổ tiên là những người có quan hệ huyết thống. Người Khmer gọi là “tổ tiên” là chỉ các linh hồn của 5
  8. người đã qua đời có mối quan hệ huyết thống với người thờ cúng và những người có cùng chung huyết thống với người thờ cúng. 1.2.1.3. Khái niệm tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Hiện nay, khái niệm tín ngưỡng vẫn chưa được thống nhất về quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu. Từ những lược thuật về các quan điểm nghiên cứu, chúng tôi tạm hiểu. Tín ngưỡng là niềm tin của quần chúng nhân dân vào một hiện tượng siêu nhiên chi phối đến cuộc sống của con người mà họ không thể làm chủ, giải thích được. Từ đó các cá nhân và cộng đồng cùng nhau qui ước thành niềm tin và tôn thờ cùng các thực hành nghi lễ với ước mong cuộc sống tốt đẹp hơn. 1.2.2. Vấn đề hỗn dung văn hoá và sự vận dụng vào luận án Trên cơ sở nhận định các quan niệm và nghiên cứu đi trước chúng tôi vận dụng hướng nghiên cứu về sự tất yếu của hiện tượng hỗn dung văn hoá vào việc tìm hiểu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Trà Vinh. Trong giới hạn một luận án, chúng tôi dùng thuật ngữ hỗn dung văn hoá với cách hiểu: Trong biểu hiện của một hiện tượng văn hoá đồng thời xuất hiện các yếu tố văn hoá của tộc người chủ thể cùng với các yếu tố tôn giáo, văn hoá đã và đang là đặc trưng trong nền văn hoá của các dân tộc cộng cư khác. 1.3. Bối cảnh địa bàn nghiên cứu 1.3.1. Khái quát về tỉnh Trà Vinh Trà Vinh là tỉnh đồng bằng ven biển, nằm giữa hạ lưu sông Tiền và sông Hậu tiếp giáp biển Đông. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 2.369,37km2. Tỉnh Trà Vinh có 7 huyện và một Thành phố. Trà Vinh là dãy đồng bằng ven biển có độ cao trung bình từ 2 – 3m so với mặt nước biển, khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Trong năm, Trà Vinh có hai mùa, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 âm lịch và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Địa danh hành chính và tình hình dân cư Thời Nguyễn tỉnh Trà Vinh thuộc địa hạt Long Hồ, tên gọi Trà Vinh theo tiếng Khmer là Préah Tropéang – tức Ao Phật [9, tr.3]. Dưới thời Pháp thuộc, Trà Vinh thuộc phủ Lạc Hóa, tỉnh Vĩnh Long, sau đó là tỉnh Trà Vinh. Năm 1957 được đổi tên thành tỉnh Vĩnh Bình. Năm 1975, Trà Vinh và Vĩnh Long được sáp 6
  9. nhập lại thành tỉnh Cửu Long. Năm 1992, được chia tách và thành lập lại tỉnh Trà Vinh như ngày nay. Trà Vinh có dân số khoảng 1.009.940 người (Theo Cục thống kê tỉnh Trà Vinh năm 2020) dân cư chủ yếu là: người Khmer, người Kinh, người Hoa và một số người Chăm. Trong đó, người Khmer chiếm 1/3 dân số toàn tỉnh. Chính sách phát triển tộc người thiểu số Theo báo cáo tổng kết chính sách dân tộc giai đoạn 2016 – 2020 và đề xuất chính sách giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh của Uỷ ban nhân dân tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2016 – 2020 tỉnh Trà Vinh đã triển khai thực hiện 2 chương trình (chương trình 30a và chương trình 135) mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững theo quyết định số 1722/QĐ-TT ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ, tổng kinh phí 216.223,35 triệu đồng. Đáng chú ý là chương trình này được chia ra nhiều dự án nhỏ hết hợp với nhiều chính sách của địa phương để phát triển kinh tế, văn hoá đồng bào Khmer tại địa phương. 1.3.2. Người Khmer ở Trà Vinh - Quá trình du nhập và sự phân bố dân cư Có rất nhiều nhận định cho rằng người Khmer là tộc người đến khai phá sớm nhất ở vùng đất Trà Vinh. Tuy nhiên, chứng cứ khoa học thì chưa thật sự rõ ràng. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Đặng Nghiêm Vạn [80], người Khmer ở Trà Vinh là một bộ phận của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long, thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer và có chung nguồn gốc với người Khmer ở Campuchia.. - Đời sống kinh tế xã hội Về mặt xã hội, phum, sróc là tổ chức xã hội truyền thống của người Khmer ở Trà Vinh (5 – 10 nóc nhà thì họp lại thành một phum, từ 10 phum trở lên thì họp lại thành sróc). Ngày nay địa giới hành chính đã thay đổi theo qui định của nhà nước là: ấp – xã – huyện – tỉnh nhưng trong cộng đồng người Khmer vẫn dùng đơn vị phum, sróc để chỉ ranh giới và định danh không gian cư trú. Về kinh tế, đại đa số người Khmer ở Trà Vinh là cư dân nông nghiệp nên lúa và các loại cây lương thực ngắn ngày như: bắp, khoai, dưa, đậu là những loại cây mang lại nguồn thu nhập chủ yếu. Ngoài ra họ còn chăn nuôi và sản xuất thủ công nghiệp và thủ công mỹ nghệ. 7
  10. Về giáo dục, cho con em tộc người Khmer, trên địa bàn tỉnh có 1 trường Phổ thông dân tộc nội trú. Ngoài ra học sinh người Khmer cũng được tạo điều kiện để đến học ở các lớp học về tiếng Pali và văn hoa Khmer tại các chùa. 1.3.3. Những nét văn hóa tiêu biểu của người Khmer ở Trà Vinh - Về ngôn ngữ và chữ viết Ở phương diện ngôn ngữ, khi giao tiếp với các tộc người tại địa phương, người Khmer vẫn sử dụng tiếng Việt nhưng khi giao tiếp trong cộng đồng tộc người thì họ sử dụng ngôn ngữ Khmer. Trong cuộc sống thường nhật người Khmer vẫn sử dụng loại chữ viết quốc ngữ. Tuy nhiên, họ có chữ viết riêng của tộc người gọi là “Satra”. - Về âm nhạc và sân khấu Âm nhạc của người Khmer khá đa dạng và phong phú, mang tính quần chúng rộng rãi, nội dung thấm nhuần những giá trị nhân văn và đời sống tâm linh tôn giáo. Theo nhiều nguồn ý kiến cho rằng, người Khmer có khoảng 40 loại nhạc cụ khác nhau. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh hiện nay dàn nhạc ngũ âm và dàn nhạc dây là 2 loại nhạc cụ được sử dụng phổ biến nhất của Khmer. Về sân khấu, người Khmer ở Trà Vinh có hai loại hình sân khấu rất đặc sắc là sân khấu RôBăm và hát YuKê - Về kiến trúc và nghệ thuật tạo hình Khi nói đến kiến trúc của người Khmer là người ta nghĩ ngay đến các ngôi chùa. Ấn tượng nhất trong quần thể kiến trúc chùa là chính điện với đặc trưng nhiều tầng mái với màu ngói vàng rực, quanh các bờ tường, đầu nối cột kèo là tượng các vị thần, chim thần, tiên nữ, chằn,…với ý nghĩa bảo vệ cho sự bình yên nơi cửa Phật. Đặc trưng của nghệ thuật trang trí là mô típ hoa văn dây leo Pha – nhi – vo, Pha – nhi – pha – lơng. 1.3.4. Tín ngưỡng, tôn giáo và thực hành nghi lễ của người Khmer ở Trà Vinh - Các hình thức tín ngưỡng tiêu biểu Tín ngưỡng nông nghiệp: Người Khmer sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, chịu ảnh hưởng từ các yếu tố thiên nhiên nên việc cầu khấn vào trời đất, mong cho “mưa thuận gió hòa” là rất quan trọng trong gieo trồng. 8
  11. Tín ngưỡng thờ thần: Trong niềm tin vào vị thần bảo hộ, người Khmer ở Trà Vinh thờ cúng Neak Tà hay Nak Tà (người Kinh và người Hoa cộng cư thường gọi là Ông Tà). Tín ngưỡng thờ Tổ nghề: Người Khmer quan niệm rằng nghề nào cũng có tổ nghề. Họ mang các lễ vật như: trái cây, bánh, trà, đến chùa (đối với tổ nghề sân khấu Rôbăm, YuKê) hoặc chọn một gia đình nào đó nhiều năm trong nghề (đối với nghề thợ mộc, thợ nề,..) tổ chức cúng tổ. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: Trong các loại hình tín ngưỡng của người Khmer ở Trà Vinh không thể không nhắc đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mà tiêu biểu nhất là lễ Đôlta (Lễ cúng ông bà). Lễ này thường được đồng bào Khmer tổ chức trong 3 ngày từ ngày 29/8 đến ngày mồng 1/9 âm lịch. Về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ thêm ở các chương tiếp theo. - Về tôn giáo du nhập Phật giáo Nam tông là tôn giáo chính hiện nay mà tộc người Khmer đang tôn kính. Văn hóa Ấn Độ thông qua Bà La Môn giáo và Phật giáo đã đến với cộng đồng Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long. Phật giáo Nam tông đã chi phối thế giới quan, nhân sinh quan, tập quán, lễ nghi và lối sống tộc người Khmer một cách sâu sắc. Trong bối cảnh đó, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer nói chung và người Khmer ở Trà Vinh nói riêng cũng có mối liên hệ đậm nét với Phật giáo Nam tông. 1.3.5. Thế giới quan của người Khmer thông qua tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Người Khmer quan niệm “chết không phải là hết” – khi con người chết đi sẽ tồn tại ở một dạng khác mà mắt thường không thể nhìn thấy được đó là linh hồn.. Khmer quan niệm vũ trụ tồn tại gồm 3 tầng (tương ứng với 3 cõi): Trời, Đất và Địa ngục. Tầng Trời: Là nơi đức Phật ngự trị, con người chỉ nhìn thấy cõi này bằng mắt thường là các khối mây được dân gian khái niệm là “trời” Tầng Đất: Là nơi tồn tại của con người và muôn loài, là không gian con người đang sống. Tầng Địa ngục: Là nơi tồn tại của linh hồn chưa được siêu thoát. Qua những phân tích trên, chúng tôi nhận thấy quan niệm về không gian vũ trụ của người Khmer ở Trà Vinh có hai đặc điểm đó là: Con người và linh 9
  12. hồn tồn tại trong một vũ trụ nhưng ở hai không gian khác nhau. Vũ trụ chứa cả linh hồn và thể xác của con người nhưng khi những thể xác còn hiện hữu thì chịu sự tác động của các vị thần ở tầng Đất. Tiểu kết chương 1 Thông qua những phân tích trên, chúng tôi đúc kết một số vấn đề như sau: Thứ nhất, tình hình nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không phải là một hướng nghiên cứu mới. Tuy nhiên, nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của một tộc người đang được nhiều học giả quan tâm. Thứ hai, về mặt giới thuyết khái niệm để đi vào xác định đối tượng nghiên cứu của luận án chúng tôi đồng tình với các quan điểm đi trước là không nên phân biệt một cách rạch ròi giữa tín ngưỡng với tôn giáo. Thứ ba, Trà Vinh là một địa bàn được đánh giá là khá cổ xưa trong lịch sử hình thành và phát triển của người Khmer tại vùng đất Nam bộ. Nơi đây còn lưu giữ khá nhiều những hiện vật khảo cổ cũng như những giá trị văn hóa tinh thần độc đáo của tộc người Khmer. Thứ tư, ngoài những nét đặc trưng về sinh học thì tôn giáo là yếu tố tạo nên những nét văn hóa độc đáo trong đời sống văn hóa của người Khmer ở Trà Vinh mà cụ thể là Phật giáo Nam tông. 10
  13. Chương 2 ĐẶC TRƯNG TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI KHMER Ở TRÀ VINH 2.1. Đối tượng thờ cúng và sự phối thờ 2.1.1. Đối tượng thờ cúng Người Khmer ở Trà Vinh quan niệm tổ tiên là những người có quan hệ huyết thống. Việc xác định mối quan hệ huyết thống với người đã khuất cũng quan trọng để xác định linh hồn tổ tiên. Ngoài ra, người Khmer ở Trà Vinh còn có hiện tượng phối thờ như: ông bà, cha mẹ, vợ chồng, cô, dì, cậu, chú, thậm chí có cả con cháu. Như vậy đối với người Khmer đối tượng được xem là “tổ tiên” là những người có mối quan hệ huyết thống đối với những người cùng sinh sống trong gia đình, họ không phân biệt vai vế cũng như chi họ của các linh hồn. 2.1.2. Sự phối thờ 2.1.2.1. Thờ Phật tổ với vai trò bảo hộ cuộc sống con người Sự phối thờ Phật tổ cùng với các vị tổ tiên trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là đặc trưng rất phổ biến ở người Khmer. Đối với người Khmer, Phật có thể bảo vệ được linh hồn tổ tiên lẫn những người còn sống. Trong mỗi ngôi nhà người Khmer có thể chưa có bàn thờ tổ tiên nhưng phải có bàn thờ Phật. Phật thường được thờ bằng vật tượng trưng là tranh Phật hoặc tượng Phật 2.1.2.2. Thờ các vị sư sãi với ý nghĩa nhớ ơn người có công Đối với người Khmer, các vị sư là đại diện cho Phật pháp, là hiện thân của đức Phật, sư sãi có vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của họ. Vì vậy, các vị sư cũng là đối tượng chính được phối thờ trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Trà Vinh. Thứ nhất sư sãi là người đang thực hiện việc tu hành theo đạo hạnh của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, là người đảm nhận việc giáo hóa chúng sanh, truyền giáo lý đến cho Phật tử trong phum, sróc, là cầu nối giữa Phật tử với đức Phật. Thứ hai, ngoài vai trò là người đại diện cho đức Phật để truyền dạy giáo lý, các vị sư sãi, đặc biệt là các vị trụ trì chùa có vai trò rất quan trọng trong cộng đồng Thứ ba, các vị sư còn là người thầy giáo dục các thế hệ trẻ 11
  14. 2.2. Bàn thờ tổ tiên và vật thờ 2.2.1. Bàn thờ 2.2.1.1. Về vấn đề lập bàn thờ Theo truyền thống của tộc người Khmer, sau khi người thân qua đời họ làm tang ma, thực hiện hỏa táng, bảo quản phần tro cốt đặt lên bàn thờ tại gia đình. Tuy nhiên, trước khi lập bàn thờ tổ tiên thì mỗi gia đình đã lập bàn thờ Phật. Việc chọn vị trí đặt bàn thờ là rất quan trọng. Vị trí lập bàn thờ phải thể hiện được sự tôn kính đối với ông bà tổ tiên và các đối tượng được phối thờ đặc biệt là đức Phật. Theo đó, người Khmer thường chọn vị trí trang trọng nhất của ngôi nhà để đặt bàn thờ. Về cơ bản, cách chọn không gian và vị trí đặt bàn thờ trong gia đình người Khmer ở Trà Vinh tương tự như ở các gia đình người Kinh, người Hoa. 2.2.1.2. Cách bài trí, sắp xếp bàn thờ Bát hương là vật không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên. Bát hương phải được đặt ở giữa bàn thờ và trước đối tượng thờ. Trên một bàn thờ có thể có nhiều đối tượng được thờ nhưng người Khmer chỉ đặt duy nhất một bát hương ở giữa bàn thờ. Tuy nhiên độc đáo nhất trong cách bài trí bàn thờ tổ tiên của người Khmer là nguyên tắc bài trí thể hiện niềm tin, sự tôn kính đối với đức Phật và các vị sư sãi trong phum, sróc. Thông qua cách bố trí bàn tổ tiên và các bàn thờ khác trong gia đình người Khmer cho thấy họ rất đề cao Phật giáo trong niềm tin tín ngưỡng. Tuy mục đích của việc bài trí là để thờ cúng tổ tiên nhưng Phật giáo Nam tông vẫn giữ một vị trí quan trọng trong niềm tin của người Khmer. 2.2.2. Vật thờ Dạng bàn thờ không đặt vật thờ: Đây là những gia đình thuộc dạng hộ khó khăn của địa phương hoặc người mất không có đi ảnh để lại. Dạng vật thờ vừa là di ảnh, vừa là vật thay thế: Đại đa số các gia đình đều cho rằng việc thờ di ảnh ông bà là có từ sau giải phóng (khoảng từ năm 1975 đến nay), họ đã tìm kiếm hình ảnh cũ hoặc vẽ lại theo trí nhớ của người nào đó trong gia đình sau đó đặt lên bàn thờ để tưởng Ngoài ra, trên bàn thờ tổ tiên còn có các vật dụng khác như: cặp chân đèn (làm bằng đồng hay bằng gỗ), bình hoa hoặc bộ kỷ để đặt bát hương nhưng các 12
  15. vật này chủ yếu để trang trí cho đẹp thêm bàn thờ mà không mang yếu tố tâm linh. 2.3. Người chịu trách nhiệm thờ cúng và thực hành nghi lễ 2.3.1. Người chịu trách nhiệm thờ cúng Theo truyền thống của cộng đồng người Khmer, người con út trong gia đình sẽ chịu trách nhiệm thờ cúng ông bà tổ tiên. Trong các gia đình người Khmer cũng có qui ước nếu người con út vào chùa tu học và không hoàn tục thì trách nhiệm cúng ông bà sẽ giao cho người anh hoặc chị liền kề. Trường hợp gia đình chỉ toàn là nữ mà người con út không thể thờ cúng ông bà được thì trách nhiệm đó được giao cho người chị lớn nhất trong nhà. Nhìn chung, vấn đề người chịu trách nhiệm thờ cúng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer có thể nói là khá linh hoạt. 2.3.2. Người thực hành nghi lễ cúng tổ tiên Việc quy định người thực hành nghi lễ tùy thuộc vào tính chất và quy mô lớn nhỏ của từng nghi lễ. Hàng ngày họ thắp hương cho ông bà hai lần vào lúc sáng sớm và lúc chiều tối, việc thắp hương không bắt buộc phải là gia chủ, nam hay nữ. Trong những dịp tổ chức lễ cúng ông bà như: Đôlta, Chôl Chnăm Thmây nếu gia đình không mời các ông sư về đọc kinh thì người đại diện gia đình sẽ đến bàn thờ đọc lời khấn theo tâm suy nghĩ của mình. Đối với các gia đình có điều kiện tổ chức nghi lễ lớn thường mời những người chuyên nghiệp am hiểu phong tục lễ nghi chủ trì, đó là các vị Achar hoặc các vị sư trong chùa. 2.4. Nghi lễ tang ma – dấu mốc chuyển đổi linh hồn người chết về với Phật và tổ tiên 2.4.1. Tang ma - một thực hành nghi lễ đời người quan trọng của người Khmer Tang lễ của người Khmer thường được người thân tổ chức theo phong tục truyền thống để tạo phước cho linh hồn người mất. Bên cạnh đó, việc tổ chức tang ma cho người chết cũng được coi như là nghi lễ chuyển tiếp để linh hồn người chết trở thành tổ tiên, từ đây họ được thờ cúng trên ban thờ, được nhận “phước” từ con cháu với tư cách “tổ tiên”. Achar và các nhà sư là những người giữ vai trò chính trong các thực hành nghi lễ của người Khmer. 13
  16. 2.4.2. Những thủ tục và lễ thức cơ bản trong tang ma -Thủ tục và nghi lễ cho người hấp hối sắp qua đời Sau khi có mặt tại gia đình có tang lễ, việc đầu tiên là Achar You Ky chỉ đạo đặt người hấp hối trên một chiếc giường, chân hướng ra ngoài cửa, yêu cầu con cháu dựng lên một “Bàn thiên linh hồn”, yêu cầu người trong gia đình sắp xếp 04 chiếc ghế cho 04 vị sư ngồi đối diện quay mặt vào người hấp hối để tụng kinh hóa độ. - Thủ tục và nghi lễ khâm liệm phần xác Gần đến giờ khâm liệm ông Achar Bon Sop yêu cầu người nhà chuẩn bị các lễ vật đến bên cạnh xác người mất để là lễ khâm liệm. Khi xác đã được đặt vào hòm, ông Achar Bon Sop cầm bó đuốc đi 3 vòng quanh hòm và nhỏ những giọt sáp xuống đất gọi là Pot xây ma (để đánh dấu ranh giới giữa xác và hồn ma bên ngoài, tránh các hồn ma xâm nhập vào xác). Cuối cùng AChar You Ky cầm búa đóng đinh 4 góc hòm đầu tiên, vừa đóng, vừa niệm chú, sau đó giao cho Ban đạo tỳ cùng với gia đình thực hiện các bước còn lại để trang trí quan tài. Tang lễ trải qua nhiều lễ thức cho người chết như: Lễ cúng Tổ nghiệp của A Char You Ky (L’ây tean T’Bôn), Lễ cúng thần, Lễ cúng Chư thiên (Têvôđa), Lễ cầu siêu, Lễ bái Tam bảo, An vị Phật. Trong các lễ đều phải đọc các bài kinh khác nhau. - Lễ di quan, hỏa táng Khi đến giờ di quan, A Char You Ky yêu cầu gia đình cử 04 người để mang các mâm lễ khi thực hiện di quan gồm: Thứ nhất, người con lớn nhất hoặc em của người mất: Tuôl Tean T’Bôn (đội thúng tổ Achar You Ky) Thứ hai, người trực tiếp thờ cúng: Tuôl Chơn Thúp (đội bát hương); Thứ ba, con hoặc cháu trai của người mất: Praileak (dẫn đường); Thứ tư, con hoặc cháu trai của người mất: Buôs Muk P’Lơn (ôm bộ “áo cà sa” tu trả ơn). Achar Bon Sop đứng trước quan tài đọc tiểu sử người đã khuất và lời cảm tạ, hướng dẫn để làm lễ di quan. Lễ di quan được diễn ra dưới sự điều hành của các vị Achar. 14
  17. - Lập bàn thờ vong và các thủ tục nghi lễ sau đám tang Bàn thờ vong được lập sau khi người thân đưa quan tài của người mất đi hỏa táng hoặc đi chôn. Sau đám tang, ở người Khmer có hai nghi lễ quan trọng là lễ dâng phước cho người chết và lễ mãn tang. Khi người chết được bảy ngày (đối với người chưa lập gia đình) hay chín ngày (đối với người đã lập gia đình) gia đình làm lễ dâng phước cho linh hồn. 2.5. Thực hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên 2.5.1. Thực hành nghi lễ thờ cúng hằng ngày Mỗi ngày gia đình thắp hương cho bàn thờ tổ tiên hai lần vào buổi sáng sớm và buổi chiều tối. Khi người Khmer thắp hương sẽ hành lễ theo thứ tự từ Phật đến các vị sư và cuối cùng là tổ tiên. Khi gia đình có lễ cưới, người Khmer cũng phải trình cáo với ông bà tổ tiên và thực hiện các nghi lễ cúng tổ tiên để cầu mong cho cô dâu chú rể được hạnh phúc và an yên. Ngoài những nghi thức thờ cúng tổ tiên hằng ngày, người Khmer ở Trà Vinh còn tổ chức cúng tổ tiên vào các dịp lễ tết trong năm để thể hiện lòng hiếu thảo cũng như việc tạo phước cho tổ tiên. 2.5.2. Lễ Chôl Chnăm Thmây (lễ vào năm mới hay lễ chịu tuổi) Đây là lễ đón năm mới của người Khmer. Ở Trà Vinh, người Khmer tổ chức đón năm mới vào cuối tháng 4 (theo Phật lịch). Lễ này được kéo dài trong ba ngày. Trong những ngày này, bàn thờ tổ tiên phải được trang hoàng cho thật đẹp, bài trí bánh trái, hoa quả để cúng cho ông bà trong dịp năm mới 2.5.3. Lễ cúng tổ tiên thường niên (Sel Đôlta) Trong một năm, tất cả các gia đình người Khmer ở Trà Vinh thường tổ chức cúng ông bà rất long trọng trong ngày cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 âm lịch (thời gian này có thể bị lệch 1 vài ngày vì tuỳ thuộc vào lịch “Maha Sangkran” của người Khmer) gọi là lễ Đôlta (Sel Đôlta). Ngày thứ nhất: Gia đình trang hoàng ần thờ tổ tiên, mời Achar và các vị sư về nhà tổ chức cúng tổ tiên. Ngày thứ hai: Gia đình tổ chức tạo phước cho tổ tiên thông qua việc dâng cơm cho các vị sư, mời các vị sư tụng kinh cầu siêu cho linh hồn tổ tiên tại chùa. 15
  18. Ngày thứ ba (30/8): Gia đình bày 1 mâm cơm như ngày thứ nhất để tiễn linh hồn tổ tiên về lại với Phật. 2.5.4. Lễ cầu siêu và đại cầu siêu Lễ cầu siêu: Đây là lễ thường làm cho tất cả những người đã chết nhiều đời trong gia đình, tùy vào quyết định tổ chức của mỗi gia đình. Người Khmer quan niệm rằng tất cả những người chết dù dưới dạng nào đều là chúng sinh của đức Phật, phần hồn được Phật độ trì. Lễ cầu siêu được tổ chức vào ngày thứ ba của năm mới tức là ngày thứ ba sau lễ Chôl Chnăm Thmây. Lễ đại cầu siêu: Thường do các gia đình sau một khoảng thời gian con cháu làm ăn khá giả nên tổ chức để tạ ơn và tạo phước cho ông bà tổ tiên hoặc tạo phước cho cha mẹ còn đang sống. Lễ này cũng không ấn định thời gian tổ chức, nhưng đòi hỏi tổ chức cầu kỳ và nhiều lễ vật hơn lễ cầu siêu. Tiểu kết chương 2 Về đối tượng thờ cúng, người Khmer xác định đó là linh hồn của những người có quan hệ huyết thống. Không phân biệt chi họ và tôn ti đối với đối tượng được gọi là “tổ tiên”, ngoài ra còn có sự phối thờ các đối tượng với mối quan hệ tôn giáo có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng. Bàn thờ tổ tiên được bố trí theo nguyên tắc tôn trọng tôn giáo, tạo sự gần gũi với gia đình và thể hiện sự kính trọng đối với linh hồn tổ tiên. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer có đặc trưng riêng về người chịu trách nhiệm thờ cúng, đặc biệt là người thực hành các nghi lễ. Tang ma của người Khmer tổ chức khá cầu kỳ, phức tạp tạo đặc trưng riêng của tộc người. Trong quá trình thờ cúng tổ tiên, các nghi lễ được thực hiện vào những ngày thường nhật đồng thời cũng được thực hiện vào những dịp hiếu hỷ. Lễ Đôlta (Sel Đôlta) là cúng ông bà mang đặc trưng riêng của cộng đồng người Khmer. 16
  19. Chương 3 BIẾN ĐỔI TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI KHMER Ở TRÀ VINH HIỆN NAY 3.1. Biến đổi về hình thức và nội dung Biến đổi đầu tiên có thể nhận thấy rõ nhất là hình thức tổ chức tang lễ để đưa linh hồn người mất về với tổ tiên. Nếu trong truyền thống người Khmer chỉ hoả táng người mất giữ lại phần tro cốt để thờ thì ngày nay xuất hiện ngày càng nhiều hình thức địa táng. Nguyên nhân của sự thay đổi này là sự tác động của nhiều yếu tố thực tiễn khác nhau. Một yếu tố khác đã biến đổi trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Trà Vinh là hình thức tổ chức thờ cúng. Không gian và vị trí đặt bàn thờ tổ tiên đã có những thay đổi theo kiến trúc của ngôi nhà. Nghi lễ trong thực hành thờ cúng tổ tiên cũng có sự thay đổi, nếu theo các tư liệu ghi lại thì trong truyền thống người Khmer thắp hương cho ông bà tổ tiên vào các buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều tối thì hiện nay các gia đình chủ yếu thắp hương cho ông bà vào lúc chiều tối. Về nội dung trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Trà Vinh cũng có những thay đổi đáng kể. 3.2. Sự tác động của thay đổi kinh tế đối với việc thờ cúng tổ tiên Thứ nhất là xây dựng “nơi yên nghỉ” cho linh hồn. Ngày nay nhiều hộ gia đình đã không thực hiện phương thức hoả táng mà thay vào đó là phương thức địa táng và xây dựng cho người mất phần mộ khang trang với quan niệm linh hồn người mất sẽ cảm thấy vui vẻ khi con cháu lo lắng cho mình “mồ yên mả đẹp Thứ hai là thể hiện sự chăm lo cho “đời sống” của linh hồn thông qua các nghi lễ. Các lễ vật cũng được chuẩn bị đầy đủ và tươm tất hơn có thể nói là “mâm cao cỗ đầy” với quan niệm con cháu được đầy đủ sung túc thì ông bà cũng phải được như vậy. Thứ ba là vấn đề phát triển kinh tế và quan niệm về tổ tiên. Trong xã hội đương đại người Khmer thờ cúng tổ tiên với quan niệm linh hồn tổ tiên luôn gần gũi với con cháu, phù hộ độ trì cho con cháu về sức khoẻ, công việc làm ăn và tinh thần vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Vấn đề kinh tế và mối quan hệ xã hội cũng đã làm thay đổi thời gian tổ chức cúng tổ tiên. 17
  20. 3.3. Sự biến đổi của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên do tác động của hôn nhân đa tộc người Do tính dân chủ của Phật giáo Nam tông đã ảnh hưởng sâu rộng đến cộng đồng nên tạo điều kiện cho nam nữ Khmer đến tuổi trưởng thành được tự do yêu nhau, không bị cha mẹ hay qui định của lễ tộc ràng buộc gia đình. Chính tư tưởng mở thoáng này đã tạo điều kiện để thanh niên nam nữ của người Kinh, người Hoa và người Khmer có điều kiện tìm hiểu, yêu thương và kết hôn với nhau. Chúng tôi nhận thấy có hai xu hướng biến đổi trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên do quá trình cộng cư và kết hôn đa tộc người như sau: Thứ nhất là xu hướng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer được giản lược và tiếp nhận các giá trị văn hoá tín ngưỡng của các tộc người cộng cư. Thứ hai là xu hướng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của các tộc người khác hoà trộn vào tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer và ngược lại. Bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp có sự giao lưu các giá trị văn hoá tín ngưỡng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cả hai tộc người. 3.4. Biến đổi qua giao lưu văn hóa với các tộc người cộng cư Từ kết quả khảo sát cho thấy hiện nay trong quá trình cộng cư, giao lưu văn hóa đã và đang dẫn đến khá nhiều điểm tương đồng giữa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer với các tộc người cộng cư như người Kinh, người Hoa. Cụ thể : Việc lập bàn thờ tổ tiên có nhiều sự tương đồng với người Kinh và người Hoa. Ngày nay, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Trà Vinh đã và đang tiếp tục thể hiện sự giao lưu với văn hóa của các tộc người anh em bằng những dạng thức mới. Trong hình thức cúng tổ tiên cũng có khá nhiều gia đình đã chuyển sang tổ chức cúng tổ tiên vào ngày mất theo truyền thống của người Hoa và người Kinh. 3.5. Biến đổi trong nhận thức của thế hệ trẻ về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Nguy cơ dẫn đến sự lãng quên những giá trị truyền thống trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer là từ giáo dục truyền thống. Xuất hiện nhiều quan niệm giản lược nội dung nghi lễ thờ cúng 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2