BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
ĐẶNG VĂN TRUNG<br />
<br />
KHỐNG CHẾ BỀ RỘNG VẾT NỨT CỦA<br />
DẦM BÊ TÔNG CỐT THÉP THEO CÁC<br />
TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ<br />
<br />
Chuyên ngành: Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp<br />
Mã số: 60.58.20<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT<br />
<br />
Đà Nẵng - Năm 2013<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS PHAN QUANG MINH<br />
<br />
Phản biện 1: TS. Trương Hoài Chính<br />
Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Quang Viên<br />
<br />
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn<br />
tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 27<br />
tháng 9 năm 2013<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br />
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br />
- Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Hiện tượng nứt kết cấu bê tông cốt thép thường gây lo ngại<br />
cho chủ đầu tư và người sử dụng công trình. Mặc dù đã tính toán khả<br />
năng chịu lực theo trạng thái giới hạn 1 (Tiêu chuẩn Việt Nam<br />
TCVN 5574:2012) nhưng khi tính toán đều bỏ qua quy định giới hạn<br />
bề rộng vết nứt trong quá trình tính toán kiểm tra kết cấu theo trạng<br />
thái giới hạn 2 (hay trạng thái giới hạn sử dụng). Các vết nứt ảnh<br />
hưởng đến sự an toàn của kết cấu, làm giảm độ bền lâu của kết cấu,<br />
cần thiết phải xử lý hay gia cường để tránh xảy ra sự cố công trình..<br />
Ngược lại, trong nhiều trường hợp hiện tượng nứt kết cấu có thể chấp<br />
nhận được mà không đòi hỏi xử lý hay gia cường bổ sung để kết quả<br />
tính toán kiểm tra khả năng chịu lực thực tế của kết cấu hoặc kết quả<br />
thí nghiệm thử tải kết cấu cho thấy kết cấu đảm bảo các yêu cầu chịu<br />
lực theo thiết kế. Vì vậy, việc xét đến ảnh hưởng của vết nứt trong<br />
tính toán thiết kế kết cấu là cần thiết nhằm tránh các sự cố nảy sinh<br />
do nứt kết cấu hoặc có thể tránh được việc xử lý kết cấu không cần<br />
thiết khi phát hiện thấy hiện tượng nứt nhưng nằm trong giới hạn cho<br />
phép của quy chuẩn, tiêu chuẩn.Hai vấn đề nứt liên quan đến tính<br />
toán thiết kế kết cấu bê tông cốt thép là:<br />
(1) Tính năng sử dụng (bao gồm bề rộng khe nứt lớn nhất, mật<br />
độ vết nứt và sự ăn mòn cốt thép)<br />
(2) ảnh hưởng của nứt đến sự suy giảm độ cứng kết cấu/cấu<br />
kiện.<br />
Vì vậy tác giả chọn đề tài: “ Khống chế bề rộng vết nứt của<br />
dầm bê tông cốt thép theo các tiêu chuẩn thiết kế ”<br />
<br />
2<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Nghiên cứu các yêu cầu tính toán và khống chế bề rộng vết<br />
nứt của dầm bê tông cốt thép theo lý thuyết kết cấu bê tông cốt thép<br />
và theo các tiêu chuẩn thiết kế .<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
-<br />
<br />
Đối tượng nguyên cứu :Dầm bê tông cốt thép chịu uốn<br />
<br />
-<br />
<br />
Phạm vi nguyên cứu :Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN<br />
<br />
5574:2012; Tiêu chuẩn Châu Âu Eurocode 1992-1-1; Tiêu chuẩn<br />
Hoa Kỳ ACI 318-95 và ACI 318-2002<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Nghiên cứu lý thuyết.<br />
- Phân tích dựa trên các bài toán cụ thể<br />
5. Bố cục luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, nội dung luận văn được trình bày gồm có<br />
3 chương:<br />
- Chương 1: Tổng quan về vết nứt.<br />
- Chương 2: Khống chế bề rộng vết nứt của cấu kiện chịu uốn<br />
bê tông cốt thép theo các tiêu chuẩn thiết kế.<br />
- Chương 3: Ví dụ tính toán.<br />
- Kết luận và kiến nghị<br />
<br />
3<br />
CHƯƠNG 1<br />
<br />
TỔNG QUAN VỀ VẾT NỨT<br />
1.1. KHÁI NIỆM<br />
Nứt là một hiện tượng bệnh lý đặc trưng của kết cấu bê tông<br />
cốt thép. Sự xuất hiện các khe nứt báo hiệu tình trạng suy giảm tính<br />
năng chịu lực của kết cấu. Bắt đầu từ những vết nứt đầu tiên do co<br />
ngót trong giai đoạn thi công cho đến những khe nứt gẫy của kết cấu<br />
bê tông cốt thép, hiện tượng nứt thực sự là một tiêu chí quan trọng để<br />
đánh giá tình trạng chịu tải của kết cấu công trình.<br />
1.2. SỰ LÀM VIỆC CỦA DẦM BÊ TÔNG CỐT THÉP [6]<br />
Theo dõi sự phát triển của ứng suất và biến dạng tiết diện<br />
thẳng góc của dầm trong quá trình thí nghiệm, có thể chia thành các<br />
giai đoạn sau:<br />
Giai đoạn 1. (Giai đoạn đàn hồi và tiết diện chưa có vết nứt)<br />
sb