intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hà Tĩnh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

56
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng NTM tại Hà Tĩnh từ năm 2009 đến nay để làm rõ những thành tựu và hạn chế của quá trình này, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy tiến trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hà Tĩnh

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- PHAN ĐỨC PHÚ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH HÀ TĨNH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.MAI THỊ THANH XUÂN Hà Nội - 2013
  2. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân là nhiệm vụ mang tính chiến lược đặc biệt. Sau 30 năm đổi mới, đến nay sự phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đời sống nông dân đã có phần được cải thiện. Tuy nhiên, sự phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay còn thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm; đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Trước tình trạng đó, vào năm 2006 Đảng và Chính phủ đã chủ trương xây dựng nông thôn mới, trước hết là thí điểm tại một số làng xã theo Quyết định 2614/QĐ-BNN- HTX của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Vào năm 2009, trên cơ sở Nghị quyết số 26-NQ/TƯ "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 491/QĐ-TTg, ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới; và Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Thực hiện chủ trương này, năm 2009 cả nước đã triển khai thí điểm mô hình nông thôn mới trên 11 xã thuộc các vùng miền khác nhau trên cả nước, với 19 tiêu chí thuộc 5 nhóm tiêu chí khác nhau. Tại Hà Tĩnh, xã Gia Phố (huyện Hương Khê) được lựa chọn là 1 trong 11 xã điểm đó. Ngoài Gia Phố, tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai xây dựng mô hình NTM trên các xã khác. Đến nay, sau gần 5 năm triển khai, phong trào xây dựng NTM tại Hà Tĩnh đã mang lại những thành công bước đầu. Tuy nhiên, để phong trào này trở thành hiện thực trên địa bàn, cán bộ và nông dân trong tỉnh còn gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc cả về chính sách và biện pháp triển khai. Điều đó đòi hỏi các cấp, các ngành phải tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi để đề xuất được các giải pháp chính sách hữu hiệu, nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách và các biện pháp thực thi. 1
  3. Xuất phát từ yêu cầu đó, dưới góc độ quản lý kinh tế, tôi chọn đề tài luận văn thạc sĩ của mình là “Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hà Tĩnh”. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Tại sao phải xây dựng mô hình NTM thay thế cho mô hình nông thôn truyền thống? Tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện chủ trương này đến đâu, và còn phải tiếp tục làm gì để mô hình NTM được xây dựng thành công tại nhiều vùng nông thôn khác trên địa bàn của tỉnh? . 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng NTM tại Hà Tĩnh từ năm 2009 đến nay để làm rõ những thành tựu và hạn chế của quá trình này, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy tiến trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh nhanh hơn và hiệu quả hơn. 2.2.Nhiệm vụ Để thực hiện được mục đích trên, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng mô hình nông thôn mới. - Phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng mô hình nông thôn mới tại Hà Tĩnh từ năm 2009 đến nay. - Đưa ra giải pháp thúc đẩy tiến trình xây dựng mô hình nông thôn mới tại tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nông thôn, trực tiếp là mô hình NTM và quá trình triển khai xây dựng mô hình nông thôn mới. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu mô hình nông thôn mới ở tỉnh Hà Tĩnh - Phạm vi thời gian: Từ khi thí điểm triển khai mô hình (năm 2009) đến nay. 2
  4. 4. Đóng góp của luận văn - Làm rõ thêm nội hàm của khái niệm mô hình nông thôn mới và sự cần thiết xây dựng mô hình nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay. - Đánh giá khách quan thực trạng xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2009-2014, phát hiện những hạn chế và tìm ra nguyên nhân của hạn chế đó. - Đề xuất một số giải pháp cả trong ngắn hạn và dài hạn nhằm đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020. - Luận văn là tài liệu tham khảo cho chính quyền các cấp và người dân địa phương trong việc triển khai xây dựng nông thôn mới. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề lý luận, thực tiễn về mô hình xây dựng nông thôn mới. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng mô hình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hà Tĩnh Chương 4: Mục tiêu, quan điểm và giải pháp thúc đẩy tiến trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020. 3
  5. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 1.1.1. Những công trình nghiên cứu đã công bố liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn Xây dựng mô hình nông thôn mới là một một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Điều này đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều cấp và nhiều giới. Vì vậy, đã có nhiều cuộc hội thảo khoa học, nhiều đề tài và bài báo đã được công bố. Nội dung các bài viết có thể phân thành bốn nhóm: Nhóm 1: gồm những bài nghiên cứu bối cảnh và ý nghĩa của sự nghiệp xây dựng nông thôn mới; Nhóm 2: gồm những bài nghiên cứu nội dung xây dựng nông thôn mới; Nhóm 3: gồm những công trình tổng kết kinh nghiệm của thế giới và khu vực về quá trình xây dựng nông thôn mới; và Nhóm 4: gồm những bài nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh tiến trình xây dựng nông thôn mới. Đề tài nghiên cứu dựa trên thực trạng tiến hành từng tiêu chí của tỉnh Hà Tĩnh để có thể đánh giá được hiệu quả và đưa ra quan điểm về xây dựng mô hình nông thôn mới đang được xây dựng tại địa phương. 1.1.2. Kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố và khoảng trống cần được luận văn tiếp tục nghiên cứu, làm rõ Về mô hình NTM tại Hà Tĩnh tuy cũng đã có một số công trình đề cập, song chủ yếu là những công trình nghiên cứu về mô hình này sau khi triển khai 1-2 năm. Từ đó đến nay, tiến trình xây dựng NTM tại Hà Tĩnh vẫn tiếp tục vận động, vì vậy những số liệu và nhận định, đánh giá về thực trạng đã không còn đảm bảo tính thực tiễn nữa. Vì vậy, đòi hỏi phải tiếp tục có những công trình nghiên cứu khác đầy đủ hơn và cập nhật hơn. Luận văn “Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hà Tĩnh” của chúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu và bổ sung những vấn đề lý luận và thực tiễn đó. 1.2. Một số vấn đề lý luận chung về mô hình nông thôn mới 1.2.1. Khái niệm nông thôn và nông thôn mới 1.2.1.1. Nông thôn (truyền thống) Từ những khái niệm về nông thôn trên, có thể định nghĩa: Nông thôn là vùng lãnh thổ trong đó đa số dân sinh sống bằng nghề nông. Tập hợp dân cư này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã. 4
  6. 1.2.1.2. Nông thôn mới Nông thôn mới trước hết nó vẫn là nông thôn, song so với nông thôn truyền thống nó có những điểm khác biệt. Theo Đề án xây dựng NTM quốc gia, để một vùng nông thôn được gọi là NTM thì phải được xây dựng theo 5 nội dung sau: - Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn tăng nhanh; - Hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; - Môi trường xanh, sạch, đẹp; - Bản sắc dân tộc được bảo tồn và phát huy; - Trình độ người dân được nâng cao, hệ thống chính trị được củng cố. Để xây dựng nông thôn với 5 nội dung đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký Quyết định số 491/QĐ-TTg ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới bao gồm 19 tiêu chí ( xem phần Phụ lục). 1.2.2. Sự cần thiết xây dựng mô hình nông thôn mới Thứ nhất, do yêu cầu nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân nông thôn Thứ hai, do yêu cầu hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội tại các vùng nông thôn Thứ ba, do yêu cầu đưa người nông dân sản xuất nhỏ, manh mún trở thành người nông dân sản xuất hàng hóa lớn Thứ tư, do yêu cầu rút ngắn khoảng cách phát triển của nông thôn so với thành thị Thứ năm, do yêu cầu bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc 1.2.3. Các nguyên tắc và các bước triển khai xây dựng nông thôn mới 1.2.3.1. Các nguyên tắc xây dựng nông thôn mới Xây dựng nông thôn mới phải tuân thủ 5 nguyên tắc cơ bản sau: Thứ nhất, xây dựng nông thôn mới theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính Thứ hai, được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia. Thứ ba, Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự án của Chương trình xây dựng NTM; Thứ tư, được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã 5
  7. hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); Thứ năm, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; 1.2.3.2. Các bước triển khai xây dựng nông thôn mới Trình tự xây dựng NTM gồm 7 bước như sau: - Bước 1: Thành lập hệ thống quản lý, thực hiện; - Bước 2: Tổ chức thông tin, tuyên truyền về thực hiện Chương trình xây dựng NTM (được thực hiện trong suốt quá trình triển khai thực hiện); - Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí đã ban hành; - Bước 4: Xây dựng quy hoạch NTM của xã ; - Bước 5: Lập, phê duyệt đề án xây dựng NTM của xã; - Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án; - Bước 7: Giám sát, đánh giá và báo cáo về tình hình thực hiện Chương trình. 1.2.4. Một số tiêu chí và tiêu chuẩn chủ yếu của mô hình nông thôn mới 1.2.4.1. Tiêu chí chủ yếu của mô hình nông thôn mới Ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 491/QĐ-TTg, ban hành "Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới” bao gồm 19 tiêu chí, được chia thành 5 nhóm. * Quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển * Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn * Phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất * Phát triển văn hóa - xã hội và bảo vệ môi trường * Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh Ý nghĩa của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: - Là cụ thể hóa đặc tính của xã NTM thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH. - Bộ tiêu chí là căn cứ để xây dựng nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, là chuẩn mực để các xã lập kế hoạch phấn đấu đạt 19 tiêu chí nông thôn mới. - Là căn cứ để chỉ đạo và đánh giá kết quả thực hiện xây dựng NTM của các địa phương trong từng thời kỳ; đánh giá công nhận xã, huyện, tỉnh đạt nông thôn mới; đánh giá trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền xã trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. 1.2.4.2. Các tiêu chuẩn nông thôn mới * Tiêu chuẩn “Hộ nông thôn mới” 6
  8. * Tiêu chuẩn “Thôn nông thôn mới” * Tiêu chuẩn “ Xã nông thôn mới” Là xã đạt 19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. * Tiêu chuẩn “ Huyện nông thôn mới” Huyện có 75% số xã trong huyện đạt nông thôn mới. * Tiêu chuẩn “ Tỉnh nông thôn mới” Có 80% số huyện trong tỉnh đạt nông thôn mới. 1.2.5. Nội dung chủ yếu xây dựng mô hình nông thôn mới 1.2.5.1. Tạo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao 1.2.5.2. Xây dựng con người mới ở nông thôn 1.2.5.3. Phát triển môi trường nông thôn bền vững 1.2.5.4. Giữ vững sự ổn định chính trị ở nông thôn 1.2.5.5. Xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại 1.3. Khái quát về quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới ở Việt Nam 1.3.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng mô hình nông thôn mới 1.3.1.1 Mục tiêu và nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới Trước tính cấp thiết của việc đổi mới nông thôn, hướng tới một nông thôn phát triển bền vững, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa X đã đưa ra nghị quyết về xây dựng mô hình nông thôn mới. Mục tiêu của Chương trình này là xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; xây dựng nông thôn mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 1.3.1.2. Đầu tư xây dựng nông thôn mới 1.3.2. Một số kết quả chủ yếu về xây dựng mô hình nông thôn mới Theo báo cáo tổng hợp của Ban Chỉ đạo, đến nay có 185 xã đạt 19 tiêu chí; số tiêu chí đạt chuẩn bình quân cả nước tăng từ 4,7 tiêu chí/xã năm 2011 lên 8,47 tiêu chí/xã năm 2014; có 93,1% số xã hoàn thành quy hoạch chung; 81% số xã phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới; có khoảng trên 9.000 mô hình sản xuất có hiệu quả, tăng thu nhập cho nông dân, bao gồm: mô hình sản xuât hàng hóa theo chuỗi giá trị có ứng dụng công nghệ cao, cánh đồng lớn, gắn sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông 7
  9. sản, liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân; thu nhập của dân cư nông thôn năm 2013 tăng hơn 1,8 lần so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo nông thôn đến hết 2013 là 12,6%, giảm bình quân 2% năm trong thời điểm kinh tế khó khăn. 1.3.3. Một số tồn tại, hạn chế trong chương trình xây dựng nông thôn mới Bên cạnh những kết quả rất quan trọng đã đạt được, việc thực hiện Chương trình trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế: Tiến độ triển khai nhìn chung còn chậm so với mục tiêu, yêu cầu; nhận thức của một bộ phận cán bộ đảng viên và người dân về những nội dung thiết yếu của Chương trình chưa đầy đủ, việc quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền ở một số nơi chưa thường xuyên, sâu sát; một số cơ chế, chính sách, không phù hợp, chậm được bổ sung điều chỉnh, sửa đổi; công tác sơ kết, nhân rộng mô hình chưa được thường xuyên, kịp thời; bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo ở một số địa phựợng còn chưa đủ mạnh; việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới và phương thức tổ chức mô hình sản xuất trong nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu; tốc độ tăng trưởng của nông nghiêp đang có xu hướng chậm lại; sản xuất nông nghiệp chậm phát triển theo hướng hiện đại, thiếu tính bền vững; quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa gắn được sản xuất với chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu; nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp chưa được coi trọng. .. Như vậy, chương trình thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới đã đạt được nhiều thành công đáng kể sau gần năm năm thực hiện. Nhưng bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. 8
  10. CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp luận Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng hóa khoa học trong quá trình nghiên cứu. 2.2. Phương pháp cụ thể 2.2.1. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu Các số liệu thu thập được sẽ được xử lý một cách khoa học dựa trên các phương pháp khác. 2.2.2. Phương pháp thống kê – so sánh Phương pháp này chủ yếu sử dụng trong chương 1, 3, 4 của luận văn. Cụ thể: - Nghiên cứu tài liệu, các văn bản, Nghị quyết, Nghị định, Quy định về chương trình xây dựng nông thôn mới trên cả nước nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng - Phân tích các báo cáo của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh, của UBND các huyện về sơ kết chương trình xây dựng mô hình nông thôn mới. - Tổng hợp các số liệu báo cáo và tình hình thực tế qua khảo sát - So sánh với các xã thí điểm khác trên cả nước - Đánh giá thực trạng xây dựng mô hình của tỉnh Hà Tĩnh. 2.2.3. Phương pháp logic – lịch sử Tác giả dùng phương pháp nghiên cứu lôgíc-lịch sử trong toàn bộ luận văn để xâu chuổi, xem xét, tổng hợp, khái quát và đưa ra các quan điểm một cách hệ thống từ lý luận, kinh nghiệm thực tiển của vấn đề nghiên cứu cho đến tình hình địa bàn nghiên cứu để đề xuất các giải pháp. 2.2.4. Phương pháp phân tích – tổng hợp Tại chương 3, tác giả dùng phương pháp này để tổng hợp và khái quát tình hình, thực trạng của vấn đề nghiên cứu, từ đó đưa ra những ưu điểm, hạn chế cũng như các vấn đề đặt ra trong quá trình triển khai thực hiện chủ trương xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. 9
  11. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH HÀ TĨNH 3.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của Hà Tĩnh ảnh hưởng đến tiến trình xây dựng mô hình nông thôn mới 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, có toạ độ địa lý từ 17°54’ đến 18°50’ vĩ Bắc và từ 103°48’ đến 108°00’ kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía tây giáp nước Lào, phía đông giáp biển Đông. Hà Tĩnh là tỉnh đứng khoảng thứ 20 về diện tích và thứ 22 về dân số trong các tỉnh thành của cả nước. Hà Tĩnh có TP Hà Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh và 10 huyện: Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc, Thạch Hà, Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh. 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Hà Tĩnh có 1 thành phố, 1 thị xã, 10 huyện với 235 xã, 15 phường và 12 thị trấn. Vào năm 2010, dân số Hà Tĩnh đạt mức 1.227.673 người, đứng thứ 21 trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước và đứng thứ 3 trong các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ (sau Thanh Hóa và Nghệ An). Trong đó, dân số nông thôn có 310.983 hộ gia đình nông thôn với 1.037.664 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 84,42% dân số của tỉnh, có 550.900 người trong độ tuổi lao động, trong đó lao động trong các ngành nông, lâm, thủy sản là 391.014 người, chiếm 60,5% lao động xã hội và 70,98% số người trong độ tuổi lao động khu vực nông thôn là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm, có vai trò, vị trí quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây là lực lượng hùng hậu, là sức mạnh có thể huy động để xây dựng nông thôn mới . 3.2. Các hoạt động triển khai đề án xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hà Tĩnh 3.2.1. Chủ trương, chính sách của tỉnh Hà Tĩnh về xây dựng nông thôn mới. 3.2.2. Lập quy hoạch, xây dựng các đề án Bảng 3.1. Tiến độ xây dựng và quy hoạch các đề án QUY HOẠCH XÂY DỰNG CÁC ĐỀ ÁN Đề án xây dựng NTM Đề án PTSX TT Đơn vị Đã phê Chờ phê Đã phê Chờ phê Đã phê Chờ phê duyệt duyệt duyệt duyệt duyệt duyệt Thạch Hà 1 11 xã 18 xã 16 xã 13 xã 17 xã 12 xã (29 xã) 10
  12. Cẩm Xuyên 2 25/25 xã 5 xã 5 xã (25 xã) Kỳ Anh 3 24 xã 3 xã 5 xã 02 xã 5 xã 02 xã (32 xã) Lộc Hà 4 13/13 xã 13 xã 13 xã (13 xã) Hương Khê 5 21/21 xã 17 xã 4 xã 17 xã 4 xã (21 xã) Hương Sơn 6 30 /30xã 30 xã 30 xã (30 xã) Vũ Quang 7 9/9 9 xã 9 xã (9 xã) Đức Thọ 8 15 xã: 12 xã 15 xã 12 xã 15 xã 12 xã (27 xã) Nghi Xuân 9 17/17xã 17/17 17/17 (17 xã) Can Lộc (22 10 22/22 xã 22/22 xã 22/22 xã xã) 11 Hồng Lĩnh 1 xã 1 xã 1 xã TP Hà Tĩnh 12 5 xã 1 xã 6/6 xã 6/6 xã ( 6 xã) Tổng cộng 193 34 156 31 157 30 Nguồn: Báo cáo của các huyện đến ngày 29/12/2013 Ghi chú: 4 xã chưa triển khai, gồm: xã Hương Quang, Hương Điền huyện Vũ Quang nằm trong vùng Dự án Ngàn Trươi, Cẩm Trang; xã Thạch Hải huyện Thạch Hà nằm trong vùng mỏ sắt Thạch Khê; xã Kỳ Lợi huyện Kỳ Anh nằm trong Khu kinh tế Vũng Áng 3.2.3 Chuẩn bị nguồn lực 3.2.3.1. Thành lập bộ máy triển khai Chương trình 3.2.3.2. Tổ chức tập huấn cho cán bộ chủ chốt 3.2.3.3. Tạo nguồn vốn Để triển khai chương trình, đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn. Vì vậy, ngoài nguồn vốn ngân sách trung ương cấp, tỉnh còn huy động từ các nguồn khác. 11
  13. Bảng 3.2. Vốn xây dựng NTM của tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2013 Kết quả thực hiện STT Nội dung Lũy kế 3 2011 2012 2013 năm (1) (2) (3) (4) (5) (6)=3+4+5 Vốn trực tiếp cho 1 Chương trình nông 397.734 492.840 474.237 1.364.812 thôn mới Ngân sách Trung 1.1 97.435 96.904 94.927 289.266 ương 1.2 Ngân sách tỉnh 65.000 89.000 105.000 259.000 1.3 Ngân sách huyện 71.939 106.132 50.365 228.436 1.4 Ngân sách xã 163.360 200.804 223.945 588.110 Vốn lồng ghép từ 2 các chương trình, 931.975 1.015.921 1.405.300 3.353.196 dự án khác 3 Vốn tín dụng 5.893.000 5.374.000 2.332.692.0 13.599.692 Vốn huy động từ 4 145.497 175.504 859.500 1.180.500 doanh nghiệp Vốn huy động 5 đóng góp của cộng 483.793 482.947 205.950 1.172.690 đồng dân cư Vốn huy động từ 6 nguồn khác (con em - - 150.358 150.358 xa quê, từ thiện…) Tổng số 7.851.998.5 7.541.212.0 5.428.037.0 20.821.248 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 3.3. Kết quả chủ yếu về xây dựng nông thôn mới tại Hà Tĩnh 3.3.1. Kết quả thực hiện quy hoạch, đề án xây dựng NTM Được sự chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của Ban Chỉ đạo Chương trình nông thôn mới, Tổ Công tác của Ban Chỉ đạo, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh, huyện; công tác lập và phê duyệt đồ án quy hoạch, đề án đạt tiến độ so với yêu cầu, kết quả đến nay 235/235 xã được phê duyệt (đạt 100%); 224/235 xã (đạt 95,32%) hoàn thành việc điều chỉnh theo Thông tư 13 của liên Bộ. 3.3.2. Kết quả phát triển sản xuất và nâng cao đời sống cho người dân nông thôn Kết quả trong 4 năm đã xây dựng được hàng ngàn mô hình sản xuất, kinh doanh quy mô vừa và lớn, trong đó có 729 mô hình phát triển sản xuất kinh doanh có 12
  14. hiệu quả doanh thu trên 200 triệu đồng, lợi nhuận trên 120 triệu đồng trở lên; thành lập mới được 244 HTX, giải quyết hàng trăm lao động tại các địa phương, nâng cao thu nhập cho xã viên và người lao động; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng từ 8,47 triệu đồng năm 2010 lên 13,69 triệu đồng năm 2012. 3.3.3. Kết quả xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu Các tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng phục vụ sản xuất, thiết yếu dân sinh được cải thiện đáng kể: Phong trào hiến đất làm đường giao thông nông thôn phát triển rộng khắp, toàn tỉnh đã có hơn 67 ngàn hộ hiến đất với trên 3,3 triệu m2, với giá trị trên 400 tỷ đồng. Trong 03 năm, đã nhựa hóa và bê tông hóa 2.254,7 km đường giao thông nông thôn đạt chuẩn. 3.3.4. Kết quả phát triển giáo dục, y tế, văn hoá và bảo vệ môi trường Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm đầu tư nâng cấp, kết quả đạt được những kết quả quan trọng, cụ thể: - Lĩnh vực giáo dục: Hệ thống trường học được quy hoạch, sắp xếp hợp lý, quy mô lớn hơn, đảm bảo tốt hơn yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và nhu cầu học tập của con em nhân dân; - Lĩnh vực y tế: Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị các trạm y tế được nâng cấp, bổ sung đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, từng bước đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, năm 2012, toàn tỉnh có 76 xã có Trạm y tế đạt chuẩn giai đoạn II. - Về văn hóa, thể thao: Phong trào thi đua xây dựng nếp sống văn minh, cùng nhau đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư ngày càng được quan tâm, cơ bản các khu dân cư đã có hương ước, quy ước; có 74%% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 34% đạt khu dân cư văn hóa. Đến này có 56/235 xã đạt tiêu chí Văn hóa. - Về nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn: Vệ sinh môi trường từng bước được cải thiện, tỷ lệ người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 79,81%, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng công trình hợp vệ sinh đạt 64,1%, tỷ lệ số hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh đạt 66%. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, mức độ đáp ứng nhu cầu. - Việc quy hoạch hệ thống trường mầm non và phổ thông còn chậm, - Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao xã và thôn của tất cả các địa phương chưa đạt chuẩn do kinh phí xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật khá lớn, các tiêu chí về thôn, làng văn hóa thay đổi do quá trình nhập thôn. 13
  15. - Đội ngũ cán bộ y tế tại Trạm y tế còn thiếu và có nơi còn yếu, nhất là thiếu Bác sỹ, cán bộ Y học cổ truyền, dược tá. Cơ cấu cán bộ tại Trạm y tế chưa phù hợp. - Các xã đã đạt chuẩn do kinh phí còn khó khăn nên thiếu kinh phí duy tu, bảo dưỡng nên một số hạng mục xuống cấp; công tác khám chữa bệnh vẫn chưa phát huy hết khả năng chuyên môn của trạm y tế. 3.3.5. Kết quả xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và gìn giữ an ninh, trật tự xã hội. - Tiêu chí Hệ thống chính trị: 113/235 xã đạt chuẩn (đạt 48,1%), công tác sáp nhập thôn cơ bản đã hoàn thành, từ 2.535 thôn xuống còn 1.929 thôn (giảm được 606 thôn và gần 5.000 cán bộ cấp thôn); mỗi thôn sau khi sáp nhập có ít nhất 150 hộ, chỉ có một số trường hợp đặc thù có ít nhất 100 hộ/thôn; - Tiêu chí An ninh trật tự xã hội: 220/235 xã đạt chuẩn (đạt 93,6%). An ninh trật tự xã hội được giữ v ững, ổn định, phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với phong trào XDNTM" được đẩy mạnh; các hộ gia đình chấp hành nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xây dựng gia đình văn hoá, làm giàu chính đáng. 3.3.6. Kết quả chung- mức độ đạt được theo Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM Dựa theo Bộ tiêu chí NTM của quốc gia, đến cuối năm 2013, tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được như sau: 14
  16. Bảng 3.3: Đánh giá kết quả xã đạt tiêu chí nông thôn mới theo nhóm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Mục Kết quả đạt tiêu chí Tỷ Tỷ tiêu TT Nhóm Số Số Số Tỷ lệ NTM lệ lệ đến lượng lượng lượng (%) (%) (%) 2015 1 Nhóm 1 Số xã đạt 19 tiêu chí 0 0 0 0 13 5.5 61 2 Số xã đạt 18 tiêu chí 0 0 1 0.4 0 0.0 3 3 Số xã đạt 17 tiêu chí 0 0 1 0.4 2 0.9 8 Nhóm 2 4 Số xã đạt 16 tiêu chí 1 0.4 2 0.9 4 1.7 11 5 Số xã đạt 15 tiêu chí 1 0.4 4 1.7 5 2.1 9 6 Số xã đạt 14 tiêu chí 1 0.4 3 1.3 8 3.4 21 7 Số xã đạt 13 tiêu chí 1 0.4 2 0.9 14 6.0 21 8 Nhóm 3 Số xã đạt 12 tiêu chí 3 1.3 7 3.0 12 5.1 24 9 Số xã đạt 11 tiêu chí 4 1.7 9 3.8 16 6.8 18 10 Số xã đạt 10 tiêu chí 6 2.6 16 6.8 15 6.4 21 11 Số xã đạt 09 tiêu chí 8 3.4 12 5.1 36 15.3 20 12 Số xã đạt 08 tiêu chí 15 6.4 31 13.2 40 17.0 8 13 Nhóm 4 Số xã đạt 07 tiêu chí 26 11.1 34 14.5 32 13.6 6 14 Số xã đạt 06 tiêu chí 34 14.5 48 20.4 20 8.5 3 15 Số xã đạt 05 tiêu chí 51 21.7 29 12.3 13 5.5 1 16 Số xã đạt 04 tiêu chí 46 19.6 28 11.9 3 1.3 0 17 Số xã đạt 03 tiêu chí 24 10.2 7 3.0 2 0.9 0 18 Nhóm 5 Số xã đạt 02 tiêu chí 13 5.5 1 0.4 0 0 0 19 Số xã đạt 01 tiêu chí 1 0.4 0 0 0 0 0 20 Số xã đạt 0 tiêu chí 0 0 0 0 0 0 0 + Nhóm 1 (Xã đạt 19 tiêu chí NTM): 13 xã đạt, gồm: Gia Phố - Hương Khê, Tùng Ảnh – Đức Thọ, Thạch Tân – Thạch Hà, Thạch Châu – Lộc Hà, Thiên Lộc – Can Lộc, Sơn Châu – Hương Sơn, Hương Trà – Hương Khê, Cẩm Bình – Cẩm Xuyên, Kỳ Tân – Kỳ Anh, Thuận Lộc – TX Hồng Lĩnh, Thạch Hạ - TP Hà Tĩnh, Kỳ Phương- Kỳ Anh, Kỳ Trung- Kỳ Anh. Nếu xét cụ thể hơn theo từng tiêu chí thì mức độ đạt được như sau: 15
  17. Bảng 3.4: Đánh giá kết quả xã đạt tiêu chí nông thôn mới theo tiêu chí Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Mục TT Số xã đạt Tiêu chí NTM Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ tiêu đến lượng (%) lượng (%) lượng (%) 2015 1 Xã đạt tiêu chí số 1 117 49.8 179 76.2 224 95.3 235 2 Xã đạt tiêu chí số 2 2 0.9 10 4.3 11 4.7 83 3 Xã đạt tiêu chí số 3 5 2.1 20 8.5 26 11.1 82 4 Xã đạt tiêu chí số 4 119 50.6 144 61.3 176 74.9 199 5 Xã đạt tiêu chí số 5 66 28.1 70 29.8 94 40.0 160 6 Xã đạt tiêu chí số 6 5 2.1 11 4.7 18 7.7 81 7 Xã đạt tiêu chí số 7 21 8.9 29 12.3 54 23.0 97 8 Xã đạt tiêu chí số 8 104 44.3 155 66.0 179 76.2 196 9 Xã đạt tiêu chí số 9 79 33.6 83 35.3 97 41.3 136 10 Xã đạt tiêu chí số 10 22 9.4 41 17.4 103 43.8 146 11 Xã đạt tiêu chí số 11 9 3.8 19 8.1 26 11.1 96 12 Xã đạt tiêu chí số 12 13 5.5 34 14.5 95 40.4 144 13 Xã đạt tiêu chí số 13 81 34.5 90 38.3 117 49.8 178 14 Xã đạt tiêu chí số 14 45 19.1 72 30.6 97 41.3 161 15 Xã đạt tiêu chí số 15 118 50.2 119 50.6 129 54.9 181 16 Xã đạt tiêu chí số 16 24 10.2 36 15.3 56 23.8 120 17 Xã đạt tiêu chí số 17 1 0.4 9 3.8 13 5.5 52 18 Xã đạt tiêu chí số 18 92 39.1 89 37.9 113 48.1 168 19 Xã đạt tiêu chí số 19 190 80.9 171 72.8 220 93.6 235 Như vậy có thể thấy, kết quả sau 5 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, tỉnh Hà Tĩnh mới chí đạt mức trung bình, tức đạt khoảng 8-9/19 tiêu chí so với chuẩn NTM của Chính phủ. 16
  18. 3.4. Đánh giá chung 3.4.1. Những thành tựu cơ bản Sau gần 5 năm xây dựng mô hình nông thôn mới, tuy gặp không ít khó khăn nhưng Hà Tĩnh đã đạt được nhiều thành công đáng kể, nổi bật là: Thứ nhất, nhận thức của cán bộ và nhân dân trong tỉnh về xây dựng NTM đã có sự chuyển biến rõ nét. Thứ hai, bộ máy chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình đã hoàn thiện và hoạt động ổn định; công tác tham mưu hiệu quả, kịp thời. Thứ ba, công tác quy hoạch và đề án đã được triển khai có hiệu quả. Thứ tư, công tác tài trợ, đỡ đầu đạt kết quả đáng trân trọng, kết quả đã tạo được đợt vận động chính trị lớn trên toàn tỉnh, chung tay góp sức cùng xã xây dựng nông thôn mới. Thứ năm, Hà Tĩnh là một trong số ít đơn vị đạt được nhiều tiêu chí và đạt mức độ cao trong xây dựng mô hình nông thôn mới. Thứ sáu, kinh tế các xã điểm đã có sự phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, chất lượng cao. 3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân 3.4.2.1 Những hạn chế chính *Thứ nhất, tốc độ triển khai dự án vẫn còn chậm * Thứ hai, tốc độ tăng trưởng kinh tế và đời sống tại các xã điểm còn thấp * Thứ ba, tại nhiều xã môi trường còn bị ô nhiễm nặng Thứ tư, đời sống vật chất và tình thần còn thấp * Thứ năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng còn cao so với chỉ tiêu các xã điểm xây dựng nông thôn mới 3.4.2.2. Nguyên nhân  Do năng lực quản lý của cán bộ và nhận thức của người nông dân còn hạn chế Do thực hiện đồng thời nhiều dự án trong thời gian ngắn Do khó khăn trong huy động vốn nên các dự án phải chờ vốn, chậm tiến độ, hiệu quả không cao * Do chưa tạo được sự gắn kết nhịp nhàng giữa các cấp, các ngành và việc thực hiện tiêu chí nông thôn mới chưa được cụ thể hoá hữu cơ vào kế hoạch hành động của các ngành, các cấp. * Do mạng lưới cơ sở đào tạo nghề còn thiếu đồng bộ 17
  19. CHƯƠNG 4: MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020 4.1. Mục tiêu, quan điểm, phương châm về xây dựng mô hình nông thôn mới ở Hà Tĩnh đến năm 2020 4.1.1 . Quan điểm, phương châm “Dân cần, dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và dân thụ hưởng”. 4.1.2. Mục tiêu xây dựng NTM của Hà Tĩnh đến năm 2020 Theo kế hoạch, toàn tỉnh phấn đấu đến giữa năm 2015 không còn xã đạt dưới 7 tiêu chí, cuối năm 2015 có thêm 28 xã đạt chuẩn, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2015 lên 48 xã; đến năm 2020, phấn đấu có thêm ít nhất 70 xã đạt chuẩn, không còn xã dưới 10 tiêu chí… 4.2. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy tiến trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh đến năm 2020 4.2.1. Tạo sự chuyển biến mạnh hơn nữa trong nhận thức của người dân về xây dựng mô hình nông thôn mới 4.2.2. Nâng cao vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới 4.2.3. Tăng cường huy động vốn đầu tư xây dựng NTM đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 4.2.4. Nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý dự án xây dựng mô hình NTM 4.2.5 Tăng cường phối, kết hợp giữa các cấp chính quyền, ban ngành trong xây dựng nông thôn mới 18
  20. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Nghiên cứu những vấn đề lý luận về xây dựng mô hình NTM và thực tiễn vấn đề này tại Hà Tĩnh trong thời gian từ năm 2009 đến nay, có thể rút ra một số kết luận chủ yếu sau: 1. Xây dựng nông thôn mới là quá trình tất yếu trên con đường đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Đó cũng là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định như: chính sách đúng đắn, qui hoạch phù hợp, nguồn vốn lớn, chất lượng nguồn nhân lực cao..., thì mới có thể thành công. 2. Tại Hà Tĩnh, sau gần 5 năm thực hiện đề án xây dựng mô hình nông thôn mới đã đạt được một số kết quả quan trọng bước đầu. Đó là, phần lớn các xã điểm đã đạt được nhiều tiêu chí của mô hình nông thôn mới, trong đó năm 2013 đã đánh dấu sự thành công lớn nhất. 3. Do những khó khăn chủ quan và khách quan, nhất là nguồn vốn huy động cho Dự án hạn chế nên tiến trình xây dựng nông thôn mới tại Hà Tĩnh vẫn chưa đạt được như mong muốn của các cấp lãnh đạo cũng như người dân. Tình trạng người nghèo vẫn còn tỷ lệ cao, môi trường ô nhiễm chưa được xử lý, các công trình văn hóa-xã hội chưa phát triển mạnh.v.v… 4. Để đẩy nhanh tiến trình này và nhân rộng trên phạm vi toàn tỉnh, trong những năm tiếp theo Hà Tĩnh phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trước mắt cần thực hiện các giải pháp chủ yếu, như: Tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người dân về xây dựng mô hình nông thôn mới; Nâng cao vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới; Tăng cường huy động vốn đi đôi với sử dụng vốn có hiệu qủa; Nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý; và tăng cường phối, kết hợp giữa các cấp chính quyền, ban ngành trong xây dựng nông thôn mới 5. Do thời gian hạn chế, phạm vi khảo sát chỉ dừng trong địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nên luận văn chưa có đủ điều kiện để phát hiện những vấn đề mới cho lý luận cũng như chưa khái quát được toàn diện mọi mặt hoạt động của đề án xây dựng nông thôn mới. Một số khuyến nghị với cấp trên là: - Về Bộ tiêu chí quốc gia: cần thống nhất và làm rõ những vấn đề về khái niệm, phạm vi, nội dung, phương pháp thu thập tính toán của từng tiêu chí để việc thực thi chính sách tại các địa phương được diễn ra thuận tiện và hiệu quả hơn, nhất là trong việc triển khai, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện ở các xã thí điểm. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2