Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
TỔNG HỢP HỆ THU - PHÁT TỰ ĐỘNG CHỐNG QUÁ TẢI MÁY<br />
THU ĐÀI RADAR ĐIỀU KHIỂN HỎA LỰC<br />
Lê Văn Sâm1*, Vũ Hỏa Tiễn2, Trần Ngọc Quý3<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả tổng hợp cấu trúc một hệ thu - phát khép kín<br />
cho đài radar điều khiển hỏa lực (ĐKHL) có tác dụng tự động chống quá tải máy<br />
thu trong điều kiện cự ly và diện tích phản xạ hiệu dụng (PXHD) của mục tiêu thay<br />
đổi trong dải rộng. Bằng bộ tự động phát hiện quá tải máy thu và bộ điều khiển, hệ<br />
thống máy thu được khép kín với máy phát và bộ suy giảm tín hiệu (SGTH) đầu vào<br />
hình thành hệ thống tự động thu-phát khép kín. Hệ thống sẽ tự động điều khiển công<br />
suất máy phát và bộ SGTH khắc phục hiện tượng quá tải máy thu khi biên độ tín<br />
hiệu đầu vào vượt ngưỡng điều chỉnh của mạch tự động điều chỉnh hệ số khuếch đại<br />
(APY). Ưu điểm của hệ thống mới là loại bỏ thao tác bằng tay, nâng cao mức tự tự<br />
động hóa quá trình xử lý tín hiệu duy trì chất lượng thông tin đầu vào các hệ bám<br />
tọa độ mục tiêu của đài radar ĐKHL.<br />
Từ khóa: Radar ĐKHL; Quá tải máy thu; Phổ tín hiệu; Điều khiển máy phát.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Như ta đã biết, trong tất cả các loại radar ĐKHL, một trong những yêu cầu quan trọng<br />
đối với tín hiệu đầu vào các bộ tự động đo - bám tọa độ là biên độ ổn định và không méo<br />
dạng. Yêu cầu này là cần thiết nhằm giảm sai số xác định tọa độ trong các hệ bám [1, 6].<br />
Khi cự ly và diện tích PXHD của mục tiêu thay đổi trong dải rộng sẽ làm cho dải biến<br />
thiên tín hiệu đầu vào máy thu rất lớn, trong khi đó yêu cầu đối với dải thay đổi biên độ tín<br />
hiệu đầu ra máy thu (đầu vào các hệ bám tọa độ) lại rất nhỏ. Các phương pháp truyền<br />
thống nhằm ổn định biên độ tín hiệu đầu ra máy thu mà ta thường gặp là sử dụng các<br />
mạch: tự động điều chỉnh hệ số khuếch đại (APY); điều chỉnh khuếch đại bằng tay (PPY);<br />
điều chỉnh SGTH đầu vào; thay đổi công suất máy phát bằng tay. Trong đó, những biện<br />
pháp điều chỉnh bằng tay có chung hạn chế là phản ứng của trắc thủ thường bị giữ chậm,<br />
dẫn tới máy thu bị quá tải tạm thời, gây méo tín hiệu và gây sai số chủ quan trong các hệ<br />
đo bám tọa độ.<br />
Nâng cao mức độ tự động hóa quá trình xử lý tín hiệu trong máy thu, cung cấp thông<br />
tin đủ độ tin cậy cho các hệ bám tọa độ chỉ có thể khi ta loại bỏ hoàn toàn các cơ cấu điều<br />
chỉnh bằng tay. Đây là vấn đề cần thiết không chỉ để giải phóng lao động của con người,<br />
mà còn trực tiếp nâng cao chất lượng thông tin đầu vào các hệ đo bám tọa độ mục tiêu<br />
trong các đài radar ĐKHL.<br />
Vấn đề nêu trên có thể được giải quyết bằng một hệ thu - phát khép kín tự động điều<br />
chỉnh các tham số như công suất máy phát hay hệ số SGTH đầu vào máy thu, sao cho các<br />
mạch APY luôn làm việc trong dải danh định, máy thu không bị quá tải. Vấn đề khép kín<br />
hệ thu – phát đã được đề cập đến trong [16, 17, 18, 19, 20, 22, 25]. Để khép kín hai hệ thu<br />
và phát, cần tổng hợp được hai khâu mới là bộ phát hiện quá tải máy thu và bộ điều khiển.<br />
Dưới đây sẽ giới thiệu về phương pháp tổng hợp hai thành phần mới đó cho một hệ tự<br />
động thu – phát tín hiệu khép kín, trong đó máy phát tín hiệu dò không gian và bộ SGTH<br />
đầu vào máy thu là hai đối tượng điều khiển.<br />
2. PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP BỘ PHÁT HIỆN QUÁ TẢI MÁY THU VÀ BỘ<br />
ĐIỀU KHIỂN HỆ TỰ ĐỘNG THU - PHÁT KHÉP KÍN<br />
2.1. Vai trò của APY và hiện tượng quá tải máy thu<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 55, 06 - 2018 3<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
Trong máy thu vô tuyến bất kỳ, APY là hệ thống mạch tự động điều chỉnh hệ số<br />
khuếch đại (HSKĐ) để ổn định biên độ tín hiệu đầu ra theo thay đổi biên độ tín hiệu đầu<br />
vào. Tức là APY có tác dụng tự động duy trì tín hiệu cần xử lý trong dải khuếch đại tuyến<br />
tính. Tuy nhiên, dải điều chỉnh của APY là hạn chế, phụ thuộc vào dải thay đổi biên độ<br />
của tín hiệu đầu vào và đặc trưng khuếch đại của máy thu. Chính vì vậy, APY luôn cần<br />
“sự hỗ trợ” bổ sung như thay đổi công suất máy phát, thay đổi hệ số SGTH đầu vào máy<br />
thu hay điều chỉnh PPY. Vị trí của APY, PPY và bộ SGTH trong tuyến thu của một đài<br />
radar ĐKHL thế hệ mới có cấu trúc rút gọn như trên hình 1 [23]. Hệ thu – phát trên hình 1<br />
chỉ liên hệ với nhau thông qua hệ thống đồng bộ tín hiệu, điều khiển bởi máy tính số trung<br />
tâm (MTSTT) mà không được khép kín về phương diện điều khiển.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ khối hệ thống thu-phát đài radar ĐKHL thế hệ mới.<br />
KĐCT- Khuếch đại cao tần; SGTH - Bộ suy giảm tín hiệu; KĐTT- Khuếch đại trung tần;<br />
ABT- Bộ tự động báo động; fns - Tần số ngoại sai; APY-Mạch tự động điều chỉnh HSKĐ.<br />
Trong điều kiện công suất máy phát không thay đổi, cự ly (R) mục tiêu thay đổi trong<br />
dải rộng (từ hàng trăm xuống vài km) cộng với diện tích PXHD của mục tiêu có thể là bất<br />
kỳ (từ 0.02m2 đến 100m2) dải biến động công suất tín hiệu đầu vào máy thu sẽ rất lớn, có<br />
thể xác định theo những biểu thức sau [3, 6].<br />
Tính dải động đầu vào máy thu:<br />
P (1)<br />
DMT =10log px_max <br />
P <br />
px_min <br />
Tính công suất tín hiệu phản xạ từ mục tiêu:<br />
P0G p .Gt .λ 2 .σ mt .η.η'<br />
Ppx = (2)<br />
(4π)3 R 4 .L<br />
Trong đó: Ppx – Công suất tín hiệu phản xạ từ mục tiêu ở đầu vào máy thu; Ppx_max,<br />
Ppx_min – Công suất lớn nhất và nhỏ nhất tín hiệu đầu vào trong dải làm việc của máy thu<br />
đảm bảo tỷ số tín/tạp (ngưỡng phát hiện) cho trước; P0 – Công suất đỉnh xung dò đầu ra máy<br />
phát; Gp, Gt - HSKĐ anten phát và thu; - Bước sóng mang; mt - Diện tích PXHD của mục<br />
tiêu; , η’ - Hiệu suất truyền năng lượng từ máy phát đến anten và từ anten thu tới tầng<br />
KĐCT; R - Cự ly tới mục tiêu; L - Tổng mất mát, suy giảm trên đường truyền của hệ thống.<br />
Thực tế, mỗi máy thu có một giá trị dải động D nhất định, xác định tính năng kỹ - chiến<br />
thuật của nó. Trong dải động, công suất tín hiệu có thể biến thiên từ Ppx_min đến Ppx_max và<br />
máy thu (nhờ có APY, PPY) vẫn bảo đảm được quá trình ổn định biên độ tín hiệu đầu ra.<br />
<br />
<br />
<br />
4 L. V. Sâm, V. H. Tiễn, T. N. Quý, “Tổng hợp hệ thu - phát … đài radar điều khiển hỏa lực.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Tuy nhiên, nếu công suất tín hiệu vượt ngoài dải động, cần có biện pháp SGTH và công<br />
suất phát xạ bằng tay. Như đã đặt vấn đề, do các cơ cấu PPY, SGTH, giảm công suất được<br />
điều chỉnh bằng tay, nên thực tế máy thu có thể bị quá tải tạm thời do sự can thiệp không<br />
kịp thời của trắc thủ.<br />
Hiện tượng quá tải máy thu có thể được phác họa như [26]. Theo đó, khi máy thu bị<br />
quá tải do tín hiệu đầu vào lớn quá, tín hiệu đầu ra bị méo phi tuyến (hình 2a).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
b)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a)<br />
<br />
c)<br />
Hình 2. Hiện tượng méo phi tuyến và thay đổi phổ của tín hiệu ở đầu ra máy thu.<br />
Tín hiệu bị méo phi tuyến làm cho cấu trúc phổ thay đổi, biên độ các vạch phổ vùng tần<br />
số cao (hình 2c) cao hơn so với biên độ các vạch phổ của tín hiệu trước khi quá tải (hình<br />
2b), điều đã được phân tích kỹ trong [26].<br />
Nếu chọn một vạch phổ (thứ m) ở vùng tần số cao và đánh giá biên độ của nó trước và<br />
sau quá tải máy thu ta hoàn toàn xác định được thời điểm quá tải. Quá tải máy thu dẫn tới<br />
méo dạng tín hiệu, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đo - bám tọa độ [1, 21].<br />
Khảo sát dải biến động công suất tín hiệu phản xạ đầu vào máy thu với bộ tham số của<br />
một đài radar ĐKHL cụ thể: dải động máy thu DMT=50dB; Rmt=(3005)Km; P0=75KW;<br />
=3cm; Gp =Gt =42dB; x=1.49s; L=7dB. min=0.02m2 (máy bay tàng hình B1);<br />
max=100m2 (máy bay B52) [security.org]. Mô hình hóa các khối hệ thu-phát radar theo<br />
hình 1 và biểu thức (2) bằng MATLAB-SIMULINK như sơ đồ hình 3.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Sơ đồ mô phỏng hệ thống thu-phát radar.<br />
Kết quả ta nhận được hai đồ thị trên hình 4 phản ánh sự thay đổi công suất tín hiệu<br />
phản xạ ứng với hai mục tiêu có diện tích PXHD là min=0.02m2 (B1) và max=100m2 (B52)<br />
bay vào đài radar từ một cự ly ban đầu là R0mt=300Km.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 55, 06 - 2018 5<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
Nếu biến đổi ngược ngưỡng trên điện áp APY tầng KĐTT-I (hình 1) thành công suất<br />
theo quan hệ sau:<br />
2<br />
U maxAPY<br />
P=U maxAPY I= (3)<br />
RT<br />
Trong đó: UmaxAPY – Ngưỡng trên điện áp APY; RT – Tải (trở kháng) tương đương phối<br />
hợp giữa tầng KĐCT với KĐTT-I, RT =50Om, thì ta có ngưỡng trên APY: NmaxAPY=10logP<br />
(đường công suất max cho phép) để so sánh phát hiện thời điểm quá tải máy thu, cũng là<br />
thời điểm cần thay đổi công suất hoặc SGTH (hình 1).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Dải thay đổi công suất tín hiệu phản xạ từ mục tiêu ở đầu vào<br />
và thời điểm quá tải máy thu.<br />
Qua khảo sát, rút ra những nhận xét sau:<br />
- Cự ly xảy ra quá tải lần thứ nhất của máy thu đối với mục tiêu là B52 vào khoảng<br />
210Km, còn đối với mục tiêu tàng hình B1 vào khoảng 15Km. Điều đó nói lên rằng ngoài sự<br />
phụ thuộc vào cự ly mục tiêu, quá tải máy thu còn phụ thuộc rất nhiều vào diện tích PXHD của<br />
mục tiêu.<br />
- Trong thực tế, ta không biết trước được cự ly, vận tốc và diện tích PXHD của mục tiêu,<br />
nên không thể xác định trước được thời điểm quá tải máy thu.<br />
- Máy thu có thể bị quá tải tạm thời nhiều lần sau mỗi lần điều chỉnh công suất hay SGTH<br />
bằng tay.<br />
Từ những nhận xét trên, vấn đề đầu tiên cần giải quyết đối với một hệ tự động thu –<br />
phát khép kín như đã đề xuất là phải tổng hợp được bộ tự động phát hiện quá tải máy thu.<br />
2.2. Tổng hợp cấu trúc bộ phát hiện quá tải máy thu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Sơ đồ cấu trúc bộ phát hiện quá tải máy thu.<br />
<br />
<br />
6 L. V. Sâm, V. H. Tiễn, T. N. Quý, “Tổng hợp hệ thu - phát … đài radar điều khiển hỏa lực.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Trong [26] đã đề xuất phương pháp phát hiện quá tải máy thu trên cơ sở phân tích chân<br />
dung phổ chùm xung phản xạ đầu ra máy thu. Thuật toán phát hiện và nhận dạng quá tải<br />
máy thu thể hiện trên sơ đồ cấu trúc bộ phát hiện và nhận dạng quá tải như trên hình 5. Sơ<br />
đồ có sự liên kết phần thiết bị với các module phần mềm giải các thuật toán.<br />
Từ đầu ra máy thu chùm xung phản xạ Smt(t,nTx) được trích ra, đưa vào bộ phát hiện.<br />
Cấu trúc của chùm xung có dạng:<br />
<br />
Smt (t)=A(t)p(τch -τgc )(t) pτ x (t-nTx ) (4)<br />
n=-<br />
Trong đó:<br />
ch ch<br />
1 khi 2 t 2<br />
Quy luật điều biên chùm: p( ) ( t gc ) (5)<br />
0 khi t ch ;hay > ch<br />
ch gc<br />
<br />
<br />
2 2<br />
Quy luật điều biên xung:<br />
x x<br />
A( t ) khi t <br />
p( x )( t nTx ) 2 2<br />
(6)<br />
0 khi t x hay > x<br />
2 2<br />
Biên độ tín hiệu:<br />
P0 .G p .Gt . 2 . mt . . '<br />
A(t) K Ppx (t) 4 (7)<br />
( 4 )3 Rmt _ max Vmt t .L<br />
Qua biến đổi Fourie nhanh (FFT) phổ chùm xung phản xạ có dạng:<br />
<br />
j 2 f gc x . ch<br />
Smt ( f ) Ae sinc( nF )sinc[ <br />
x x ch (f nFx f0' )] (8)<br />
Tx n1<br />
<br />
Biên độ vạch phổ thứ m trong phổ tín hiệu phản xạ từ mục tiêu:<br />
x ( ch gc ) <br />
x<br />
Smt (m f ) <br />
Tx<br />
sinc( m T<br />
nm<br />
)sinc[ ( ch gc )(f mFx ] (9)<br />
x<br />
<br />
τ x .(τ ch -τ gc )<br />
Biên độ vạch phổ trung tâm: STT (0)= (10)<br />
Tx<br />
Biên độ vạch phổ thứ m được chuẩn hóa theo vạch phổ trung tâm:<br />
S mt (mf) <br />
S mt (m f ) sinc( m x ).sinc ( ch gc ).mFx (11)<br />
STT ( 0 ) nm Tx<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 55, 06 - 2018 7<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
Thuật toán so sánh với ngưỡng phát hiện:<br />
<br />
S mf,(k+1)Fch <br />
ΔSmt =20log mt NG<br />
Smt mf,kFch (12)<br />
<br />
Trong đó: NG – Ngưỡng phát hiện; tj – Thời điểm phát hiện; m - Chỉ số vạch phổ được<br />
theo dõi.<br />
Bộ phát hiện liên tục so sánh biên độ vạch phổ “m” (11) của hai chùm xung phản xạ<br />
liền kề (k và k+1). Khi thỏa mãn (12) bộ phát hiện tạo tín hiệu báo động quá tải “j” đưa tới<br />
bộ điều khiển.<br />
2.3. Tổng hợp thuật toán và cấu trúc bộ điều khiển chống quá tải máy thu<br />
Với mục đích tạo ra tín hiệu điều khiển máy phát và bộ SGTH trên cơ sở tín hiệu thông<br />
báo quá tải “j” từ bộ tự động phát hiện quá tải máy thu, bộ điều khiển chống quá tải máy<br />
thu hoạt động trên cơ sở hình thành “Từ chế độ” và “Từ điều khiển” của máy tính số có<br />
cấu trúc như hình 6:<br />
<br />
Bộ điều khiển chống quá tải máy thu<br />
t1/(P01)<br />
D7<br />
Đến bộ giải<br />
t2/(P02) mã của máy<br />
D8 “Từ điều khiển”<br />
“Từ chế độ”<br />
<br />
<br />
Máy tính số<br />
<br />
<br />
<br />
“j” Bộ tạo phát<br />
mã điều t3/(SG1) D5<br />
Mã báo<br />
quá tải<br />
khiển t4/(SG2)<br />
D6 Đến bộ giải<br />
t5/(SG3) mã của bộ<br />
D17 SGTH<br />
Register 1<br />
Hình 6. Cấu trúc bộ điều khiển chống quá tải máy thu.<br />
Sơ đồ bao gồm: bộ tạo mã điều khiển (thuật toán trên hình 7); thanh ghi dữ liệu đầu ra<br />
(register 1); thanh ghi “Từ chế độ”; máy tính số với chương trình điều hành hệ thống;<br />
thanh ghi “Từ điều khiển”.<br />
Nguyên lý hoạt động của bộ điều khiển là trước mỗi chu trình làm việc của đài radar<br />
ĐKHL, bộ tạo mã điều khiển tiến hành kiểm tra tín hiệu báo quá tải máy thu từ bộ phát<br />
hiện quá tải “j”. Mỗi khi có “j=1”, bộ tạo mã điều khiển sẽ căn cứ vào trạng thái hiện tại<br />
của các bit điều khiển tương ứng (D7-P=0.1P0; D8-P=0.01P0; D5-SG=8dB; D6-SG=18dB;<br />
D17-SG=26dB) tiến hành đưa một bít trong số các bít trên lên giá trị 1 theo thứ tự định<br />
trước (VD. chọn thứ tự D7-D8-D5-D6-D17). Các trạng thái của Register 1 sẽ được cập<br />
nhật vào thanh ghi “Từ chế độ” để đưa vào máy tính số.<br />
Máy tính số căn cứ vào “Từ chế độ” để tạo ra “Từ điều khiển”, đưa đến các phần tử<br />
chấp hành là máy phát hay bộ SGTH. “Từ điều khiển” là mã mà máy tính số tạo ra, để điều<br />
khiển tham số hay chế độ làm việc của đối tượng điều khiển.<br />
Ở đầu vào đối tượng điều khiển (máy phát hay bộ SGTH) đều có bộ giải mã để giải mã<br />
“Từ điều khiển”, thông tin sau giải mã sẽ trực tiếp điều khiển sự thay đổi tham số hay trạng<br />
thái của đối tượng trước mỗi chu trình làm việc của đài radar.<br />
<br />
<br />
<br />
8 L. V. Sâm, V. H. Tiễn, T. N. Quý, “Tổng hợp hệ thu - phát … đài radar điều khiển hỏa lực.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Start<br />
<br />
<br />
P , P , P ; SG , SG ; SG ; j=0; N<br />
0 01 02 1 2 3 G<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
j=1<br />
Sai<br />
Đúng<br />
Đúng<br />
P01=1?<br />
Sai Đúng<br />
P02=1?<br />
P01=1<br />
Sai<br />
Đúng<br />
SG1=1?<br />
P02=1?<br />
Sai<br />
Đúng<br />
SG1=1? SG2=1?<br />
Sai<br />
Đúng<br />
SG3=1?<br />
SG2=1?<br />
Sai<br />
<br />
SG3=1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
j=0<br />
<br />
End<br />
<br />
Hình 7. Lưu đồ thuật toán bộ điều khiển.<br />
3. TỔNG HỢP HỆ TỰ ĐỘNG THU - PHÁT KHÉP KÍN<br />
VÀ KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ<br />
3.1. Cấu trúc hệ tự động thu – phát khép kín<br />
Trên cơ sở bộ phát hiện quá tải máy thu và bộ điều khiển đã tổng hợp được ở mục 2, có<br />
thể khép kín hai hệ thu và phát (hình 1) thành một hệ thu – phát khép kín bởi hai phần tử<br />
mới tổng hợp. Cấu trúc chức năng hệ thu – phát khép kín thể hiện trên hình 8.<br />
<br />
Anten<br />
Máy phát<br />
phát<br />
Các tín hiệu điều<br />
Mục tiêu khiển thay đổi cấu<br />
trúc tín hiệu và<br />
công suất phát<br />
Anten Bộ phát hiện Bộ điều<br />
Máy thu<br />
thu QTMT j khiển<br />
<br />
Hình 8. Cấu trúc hệ kín tự động thu – phát chống quá tải máy thu.<br />
Cấu trúc động học hệ thu - phát khép kín thể hiện trên hình 9 dưới đây, trong đó có các<br />
khâu sau: khâu đo - bộ phát hiện; khâu chấp hành – bộ điều khiển; đối tượng điều khiển –<br />
máy phát xung dò hoặc bộ SGTH; khâu phản hồi âm.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 55, 06 - 2018 9<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
Khâu phản hồi âm gồm: đường truyền xung dò đặc trưng bởi hệ số suy giảm (L); mục<br />
tiêu đặc trưng bởi cự ly (Rmt) và diện tích PXHD (σmt); công suất tín hiệu phản xạ (Ppx)<br />
phụ thuộc chủ yếu vào công suất máy phát (P0), cự ly và diện tích PXHD của mục tiêu;<br />
máy thu với đầu vào là bộ SGTH (đối tượng điều khiển).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 9. Cấu trúc động học hệ kín tự động thu – phát chống quá tải máy thu.<br />
Hàm truyền tương ứng với các khâu động học:<br />
ΔSmt<br />
- Khâu đo (bộ phát hiện): K PH (p)= (13)<br />
NG<br />
- Khâu chấp hành (bộ điều khiển) – hàm logic rời rạc dạng bậc thang đầu vào là mã<br />
phát hiện, đầu ra là mã “Từ điều khiển”.<br />
P0i<br />
- Đối tượng điều khiển, máy phát: K MP (p)= 1 (14)<br />
P0<br />
Ppx(i)<br />
- Đối tượng điều khiển, bộ SGTH: K SG (p)=10log (15)<br />
Ppx min<br />
- Hàm truyền máy thu (theo KĐ): K MT (p) K SG .K FFT .K (p) (16)<br />
Trong đó: KSG xác định theo (15), không đổi giữa 2 lần điều chỉnh; KFFT – Hệ số biến<br />
đổi tín hiệu thành phổ nằm trong dải (0,6-0,8); KΣ(p) – Hệ số khuếch đại tổng của máy thu<br />
điều chỉnh bởi APY, có dạng:<br />
K<br />
K (p)= (17)<br />
p(1+pTAPY )<br />
K max<br />
Với: KΣ= - Hệ số khuếch đại tổng điều chỉnh bởi APY; TAPY - Hằng số thời<br />
K APY<br />
gian mạch APY (quán tính APY).<br />
3.2. Tổ chức khảo sát<br />
a) Lựa chọn công cụ mô phỏng và bộ tham số<br />
Sử dụng các công cụ có sẵn của phần mềm Matlab-Simulink như các thư viện<br />
Simulink, SimRF, Phase Array System toolbox<br />
Bộ tham số của một đài radar ĐKHL và mục tiêu giả định như được lựa chọn như ở<br />
mục 2.1 và thể hiện trong bảng 1 dưới đây.<br />
<br />
<br />
10 L. V. Sâm, V. H. Tiễn, T. N. Quý, “Tổng hợp hệ thu - phát … đài radar điều khiển hỏa lực.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Bảng 1. Dữ liệu khảo sát hệ tự động thu - phát chống quá tải máy thu.<br />
Tham số đài radar và Trường hợp Trường hợp Trường hợp Trường hợp<br />
mục tiêu 1 2 3 4<br />
Công suất xung dò, Kw 75; 7.5; 0.75 75; 7.5; 0.75 75; 7.5; 0.75 75; 7.5; 0.75<br />
H/s KĐ anten Gp=Gt, dB 42 42 42 42<br />
H.suất thu η, phát η’ 0.9 0.9 0.9 0.9<br />
Tổn hao đ/truyền L 0.1 0.1 0.1 0.1<br />
Độ rộng xung dò τx, μs 1,4 1,4 1,4 1,4<br />
Tần số lặp lại xung Fx, Hz 100 100 100 100<br />
Độ dài bước sóng λ, cm 3 3 3 3<br />
Mức SG tín hiệu thu,dBw 8; 18; 26 8; 18; 26 8; 18; 26 8; 18; 26<br />
Cự ly phát hiện R0, km 300 100 50 300<br />
Độ cao ban đầu H0,m 2000 2000 2000 2000<br />
Vận tốc Vmt, m/s 200 200 200 200<br />
D/tích PXHD σmt, m2 90 10 1 0.02<br />
b) Thuật toán khảo sát theo các cấu trúc hình 7 và 8 có dạng<br />
Bắt đầu<br />
<br />
<br />
P0,Gp,Gt,λ,η,η’,L,Rmax,Vmt<br />
<br />
<br />
i=0; j=0<br />
<br />
<br />
t=i∆t<br />
<br />
<br />
P0 . x max .G 2 . 2 . mt . . '<br />
i=i+1<br />
Ppx 4<br />
(4 )3 Rmax Vmt .t .L<br />
U px K BD Ppx P01=0.1P0 P02=0.01P0<br />
<br />
Đúng Đúng<br />
Sai Đúng Sai Sai Sai Sai<br />
U (t=t j ) j=j+1 j=1 j=2 j=3 j=4<br />
20log px 50dB?<br />
U px_min ? ? ? ?<br />
Đúng Đúng<br />
<br />
Upx= 20log(Upx)-8dB<br />
<br />
<br />
Upx= 20log(Upx)-18dB<br />
<br />
<br />
Upx= 20log(Upx)-26dB<br />
<br />
<br />
<br />
END<br />
<br />
Hình 10. Thuật toán khảo sát hiệu ứng tự động chống quá tải máy thu.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 55, 06 - 2018 11<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
3.3. Kết quả khảo sát, nhận xét và đánh giá<br />
a) Đặc trưng phát hiện quá tải máy thu chung cho các phương án mục tiêu trong bảng 1,<br />
tức là không phụ thuộc vào σmt, Rmt và Vmt<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 11. Đặc trưng phát hiện quá tải máy thu.<br />
b) Đặc trưng thay đổi công suất tín hiệu đầu vào máy thu khi có hiệu chỉnh tự động<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a) mt=90m2; b) mt=10m2;<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
c) mt=1m2; d) mt=0.02m2<br />
Hình 12. Thay đổi công suất tín hiệu phản xạ từ mục tiêu ở đầu vào máy thu<br />
khi có tự động điều chỉnh.<br />
<br />
<br />
12 L. V. Sâm, V. H. Tiễn, T. N. Quý, “Tổng hợp hệ thu - phát … đài radar điều khiển hỏa lực.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Nhận xét:<br />
+ Đối với tất cả 4 trường hợp thay đổi diện tích PXHD của mục tiêu dải biến thiên công<br />
suất tín hiệu đầu vào máy thu (hình 11a,b,c,d) luôn được tự động duy trì trong giới hạn<br />
nằm dưới ngưỡng quá tải (ngưỡng APY quy đổi).<br />
+ Khi diện tích PXHD của mục tiêu giảm, cự ly gây quá tải máy thu (các điểm 1, 2, 3,<br />
…, 5) dịch về bên trái. Quy luật này hoàn toàn phù hợp với biểu thức radar (2) tính công<br />
suất tín hiệu phản xạ (Ppx).<br />
Bảng 2. Dữ liệu khảo sát hệ thu - phát tự động chống quá tải máy thu.<br />
Cự Quá<br />
ly Quá tải Quá tải Quá tải Quá tải lần Quá tải lần<br />
tải<br />
Trường phát lần 1 lần 2 lần 3 4 5<br />
lần<br />
hợp hiện (P0→P01) (P01→P02) (SG=8dB) (SG=18dB) (SG=26dB) cuối<br />
[Km] [Km] [Km] [Km] [Km]<br />
[Km] [Km]<br />
1 300 206.7 114.1 65.16 41.16 22.96 7<br />
2 250 100 65.67 37.56 23.56 13.1<br />
3 185 50 36.8 20.96 13.5 7<br />
4 30 16.67 9<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Đối với những đài radar ĐKHL có những đặc điểm như: máy phát (Klistron, bán dẫn<br />
cộng công suất,…) có thể điều chỉnh được công suất phát; có cơ cấu điều chỉnh khuếch đại<br />
và suy giảm tín hiệu bằng tay, hoàn toàn có thể khép kín hai hệ thu và phát thành hệ thu -<br />
phát khép kín tự động điều khiển công suất tín hiệu đầu vào để chống quá tải cho máy thu.<br />
Cơ sở để có thể thực hiện đề xuất trên là phải tổng hợp được bộ tự động phát hiện quá<br />
tải và bộ điều khiển chống quá tải máy thu như đã giới thiệu trong bài báo.<br />
Kết quả tổng hợp thuật toán, cấu trúc hệ tự động thu phát khép kín và khảo sát trên<br />
phần mềm Matlab-simulink cho thấy: hệ đã tự động thay đổi công suất máy phát hay mức<br />
suy giảm tín hiệu đầu vào máy thu, duy trì công suất tín hiệu phản xạ từ mục tiêu luôn nằm<br />
dưới ngưỡng cho trước, bảo đảm cho máy thu làm việc trong dải tự động điều chỉnh<br />
khuếch đại (dải APY) không bị quá tải.<br />
Một trong những ưu điểm nổi bật của hệ tự động thu – phát khép kín là tự động điều<br />
chỉnh được công suất tín hiệu đầu vào máy thu mà không phụ thuộc vào vận tốc chuyển<br />
động, diện tích PXHD của mục tiêu. Ưu điểm này không những nâng cao mức độ tự động<br />
hóa cho hệ thống xử lý thông tin mục tiêu, mà còn nâng cao được độ chính xác đo – bám<br />
các tọa độ nhờ nâng cao chất lượng thông tin đầu vào.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Blackman S., Popoli R (1999), “Design and analysis of modern tracking systems”,<br />
Artech House”.<br />
[2]. By Bob Muro (2012), “The Importance of Peak Power Measurements for Radar<br />
Systems”, Microwae Journal.<br />
[3]. David Jenn (2015), “Radar Fundamentals”, Naval Postgraduate School<br />
[4]. Ergezer H.; Keskin M.F.; Gunay O. (2014), “Real - Time Radar, Target, and<br />
enviroment Simulator, Advances in Intelligent Systems and Computing”, Springer<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 55, 06 - 2018 13<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
[5]. EYAD ARABI & SADIQ ALI (2008), “Behavioral Modeling of RF front end<br />
devices in Simulink®”, Chalmers University of Technology Göteborg, Sweden.<br />
[6]. Hamish Meikle (2008) , “Modern radar systems”, Artech House.<br />
[7]. Lawson, James L (1990), “Threshold signals”, New York : McGraw-Hill.<br />
[8]. Mark A. Wickert (2011), “Spectrum Representation”, ECE 2610 Lecture.<br />
[9]. Merrill Skonik (2008), “Radar handbook”, Mc Graw Hill.<br />
[10]. Rawat C. D. and Anuja D. Sarate (2014), “Modern Signal Processing in Radar”,<br />
International Journal of Application or Innovation in Engineering & Management<br />
[11]. [11] Richard Curry G. (2005), “Radar system performance modeling”, atech House.<br />
[12]. Tzong-Lin Wu (2014), “Receiver Design”, National Taiwan University.<br />
[13]. Willems, J.C., Polderman, J.W. (1998), “Introduction to the Mathematical Theory<br />
of Systems and Control”, Springer science New York.<br />
[14]. Witteman, Wilhelmus Jacobus (2006), “Detection and Signal Processing”,<br />
Springer.<br />
[15]. Victor Rabinovich (2010), “Automotive Antenna Design and Applycation”, CRC<br />
Press.<br />
[16]. Muhammad H.Rashid (2007), “Power Electronics Handbook Device, circuits and<br />
application”, University of West Florida.<br />
[17]. [17] Nathan A. Goodman (2007) “Closed-Loop Radar with Adaptively Matched<br />
Waveforms” , University of Arizona.<br />
[18]. Simon Haykin (2006), “Cognitive Radar A way of the future”, IEEE SIGNAL<br />
PROCESSING MAGAZINE.<br />
[19]. Simon Haykin, Yanbo Xue and Timothy N. Davidson (2008), “Optimal Waveform<br />
Design For Cognitive Radar”, Department of Electrical and Computer Egineering<br />
McMaster University.<br />
[20]. Pawan Setlur (2009), “waveform scheduling via directed information in cognitive<br />
radar”, University of Illinois at Chicago.<br />
[21]. Баскаков, А. И. - Исследование характеристик, методов формирования и<br />
обработки зондирующих радиолокационных сигналов сложной формы: Цикл<br />
лабораторных работ/2003.<br />
[22]. Жукова И.Н. - Эффективные методы обработки квазинепрерывных сигналов и<br />
способы их реализации. – Дисс. Работы к.т.н. – Новгород: НПИ, 1999.<br />
[23]. [23] Канащенкова А.И., Меркулова В.И., “Защита радиолокационных систем от<br />
помех ”, Радиотехника (Т1,2,3), Москва, 2003.<br />
[24]. Марпл П. С.Л. мл. Цифровой спектральный анализ и его приложения. - М.,<br />
Мир, 1990, 584 с.<br />
[25]. Нилов М.А., Безуглов А.В., Быстрое Н.И., Ушенин А.Б. Построение<br />
радиолокаторов со сложными квазинепрерывными сигналами. - Радиотехника,<br />
№ 8, 1997 г., журнал в журнале - Радиосистемы, вып. 25, с. 52-56.<br />
[26]. Ле Ван Шам, Ву Хоа Тиен. Чан Нгок Куй (2017), “Разработка алгоритма<br />
программного обеспечения автоматического обнаружения нелинейных<br />
искажений полезного сигнала в приёмном тракте РЛС управления огнём при<br />
большом динамическом диапазоне”. Журнала “Естественные и Технические<br />
науки” (ВАК) №10 (112) , 2017.<br />
<br />
<br />
<br />
14 L. V. Sâm, V. H. Tiễn, T. N. Quý, “Tổng hợp hệ thu - phát … đài radar điều khiển hỏa lực.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SYNTHESIZING THE AUTOMATIC OVERLOAD PREVENTION TRANSMIT -<br />
RECEIVE SYSTEM IN FIRE-CONTROL RADAR<br />
In this paper, the automatic overload-recever prevention transmit-receive system<br />
was synthesised. The transmit-receive system is closed via the automatic overload<br />
detector and the controller to automatically control the transmitter and the<br />
attenuator to prevent the overload receiver. As a result, in the new transmit-receive<br />
system, receiver overload is automatically prevented; manual methods to prevent<br />
overload receiver are rejected and signal peformance into the tracking system of<br />
fire-control-radar is automatically improved.<br />
Keywords: The fire control radar systems, Controller to control the transmitter, Stablizing the receiver<br />
dynamic range.<br />
Nhận bài ngày 02 tháng 5 năm 2018<br />
Hoàn thiện ngày 27 tháng 5 năm 2018<br />
Chấp nhận đăng ngày 08 tháng 6 năm 2018<br />
1<br />
Địa chỉ: Học viện Phòng không – Không quân ;<br />
2<br />
Khoa Kỹ thuật điều khiển - Học viện KTQS;<br />
3<br />
Viện Tên lửa - Viện Khoa học và Công nghệ quân sự.<br />
*<br />
Email: lethaosam@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 55, 06 - 2018 15<br />