intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TỔNG QUÁT VỀ RĂNG MIỆNG - Dụng cụ bảo vệ hàm là gì

Chia sẻ: Nguyen Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

98
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dụng cụ bảo vệ hàm là gì? Dụng cụ bảo vệ hàm là gì? Dụng cụ bảo vệ hàm là một dụng cụ được làm bằng nhựa dẻo cho người chơi thể thao hoặc các hoạt động tiêu khiển đeo nhằm bảo vệ răng tránh bị chấn thương. Tại sao tôi phải mang dụng cụ bảo vệ hàm? Ðể bảo vệ miệng của bạn khỏi bị thương tích. Toàn ngành nha nhất trí ủng hộ việc sử dụng dụng cụ bảo vệ hàm trong nhiều hoạt động thể thao khác nhau. Có hơn 200,000 vụ chấn thương miệng và hàm xảy ra hằng năm. Các...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TỔNG QUÁT VỀ RĂNG MIỆNG - Dụng cụ bảo vệ hàm là gì

  1. Dụng cụ bảo vệ hàm là gì? Dụng cụ bảo vệ hàm là gì? Dụng cụ bảo vệ hàm là một dụng cụ được làm bằng nhựa dẻo cho người chơi thể thao hoặc các hoạt động tiêu khiển đeo nhằm bảo vệ răng tránh bị chấn thương. Tại sao tôi phải mang dụng cụ bảo vệ hàm? Ðể bảo vệ miệng của bạn khỏi bị thương tích. Toàn ngành nha nhất trí ủng hộ việc sử dụng dụng cụ bảo vệ hàm trong nhiều hoạt động thể thao khác nhau. Có hơn 200,000 vụ chấn thương miệng và hàm xảy ra hằng năm. Các dụng cụ bảo vệ hàm có chống lại việc xảy ra thương tích không? Dụng cụ bảo vệ hàm có thể chống lại việc xảy ra thương tích nặng như chấn thương não, xuất huyết não, ngất xỉu, nứt xương hàm và chấn thương cổ bằng cách ngăn chặn những trường hợp làm cho hàm dưới đập lên và kẹt lại ở hàm trên. Dụng cụ bảo vệ hàm còn vẹt được các mô thịt mềm trong miệng ra để khỏi bị răng
  2. cắn phải, làm rách cũng như bầm môi và má, nhất là cho những ai đang mang các thiết bị chỉnh hình răng. Trong trò chơi thể thao nào tôi nên mang dụng cụ bảo vệ hàm? Bất cứ lúc nào có nhiều cơ hội va chạm với người chơi khác hoặc với các bề mặt cứng thì nên mang dụng cụ bảo vệ hàm. Những người chơi bóng rổ, bóng mềm, đấu vật, bóng đá, bóng vợt (lacrosse), rugby, trượt sàn theo hàng, và võ thuật cũng như trượt bán và đua xe đạp đều nên mang dụng cụ bảo vệ hàm trong khi thi đấu. Hiện tại, đối với năm môn thể thao ở mức độ không chuyên, người chơi bắt buộc phải mang dụng cụ bảo vệ hàm trong lúc tập luyện và lúc thi đấu, đó là: quyền Anh, bóng bầu dục, khúc côn trên băng, bóng vợt nam và khúc côn cầu trên cỏ nữ. Tại sao trẻ em không mang dụng cụ bảo vệ hàm? Các bậc cha mẹ đôi khi không hiểu rõ mức độ va chạm cũng như sự chấn thương nặng ở răng có thể xảy ra trong các môn thể thao mà con mình tham gia. Tuy nhiên không phải tất cả các trường học, nhưng ở một vài nơi khuyên mang dụng cụ bảo vệ hàm trong các môn thể thao nhiều va chạm. Tiền mua có thể là một yếu tố nữa, mặc dù dụng cụ bảo vệ hàm được bán dưới nhiều giá khác nhau.
  3. Có những loại dụng cụ bảo vệ hàm khác nhau nào? Dụng cụ bảo vệ hàm làm sẵn: Mua dụng cụ bảo vệ hàm làm sẵn là sự chọn lựa rẻ tiền nhất và cũng là ít hiệu quả nhất vì độ điều chỉnh cho vừa vặn có giới hạn. Người đeo có thể bị lệch phát âm và khó thở vì dụng cụ bảo vệ này cần giữ yên bằng hai hàm đóng lại. Dụng cụ bảo vệ hàm làm sẵn không được chấp nhận là một thiết bị bảo vệ hàm, mặt. Thiết bị bảo vệ theo hình miệng: Dụng cụ bảo vệ hàm được bán dưới dạng vỏ lót và "luộc và cắn". Loại vỏ được lót bằng chất acrylic hoặc cao su. Khi được đặt vào miệng của người chơi thể thao thì vật liệu lót sẽ nặn dáng theo răng và cứng lại. Vật liệu lót của dụng cụ bảo vệ hàm "luộc và cắn" được bỏ ngâm vào nước sôi khoảng 10 đến 45 giây, xong chuyển sang nước lạnh và sau đó đặt lên răng. Dụng cụ bảo vệ hàm "luộc và cắn" được hơn 90 phần trăm người chơi thể thao sử dụng. Mặc dù loại này rẻ tiền hơn loại bảo vệ hàm được đặt làm theo yêu cầu khách hàng, nhưng không vừa vặn và bền bằng. Dụng cụ bảo vệ hàm được đặt theo yêu cầu khách hàng: Sự chọn lựa tốt nhất là dụng cụ bảo vệ hàm do nha sĩ của bạn làm. Loại này mang lại sự bảo vệ, vừa vặn, và dễ chịu nhiều nhất bởi vì được đúc đúng theo răng của bạn. Tôi nên bảo quản dụng cụ bảo vệ hàm như thế nào?
  4. Làm sạch dụng cụ bảo vệ hàm bằng cách rửa nước ấm (không nóng) và xà  phòng. Trước khi đem cất, ngâm dụng cụ bảo vệ hàm vào dung dịch súc miệng.  Giữ dụng cụ bảo vệ hàm của bạn khi không cần sử dụng trong một hộp  nhựa thật thoáng. Hộp phải có nhiều lỗ thoáng khí để dụng cụ bảo vệ hàm được khô ráo dễ dàng. Nhiệt độ cao có ảnh hưởng xấu đến dụng cụ bảo vệ hàm, do đó đừng để nơi  có ánh nắng chiếu lên trực tiếp hoặc để trong xe hơi đóng kín cửa. Ðừng bẻ cong dụng cụ bảo vệ hàm khi cất giữ.  Ðừng sử dụng hoặc mang dụng cụ bảo vệ hàm của người khác.  Gọi cho nha sĩ làm dụng cụ bảo vệ hàm của bạn nếu có vấn đề gì. 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0