intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Triển khai 5S tại các công ty dệt may

Chia sẻ: Ngũ Nguyệt Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

55
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn việc triển khai áp dụng 5S tại các Công ty May. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Triển khai 5S tại các công ty dệt may

  1. TRIỂN KHAI 5S TẠI CÁC CÔNG TY DỆT MAY Ngô Thị Thu Hà, Lâm Mai Thảo, Đào Thị Loan, Lê Thanh Nghĩa, Phan Nguyễn Thế Nam Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trần Thị Hồng Mỹ TÓM TẮT Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ thì hàng rào kỹ thuật sẽ vô cùng khó khăn cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Trong ngành may, bên cạnh việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, các doanh nghiệp phải áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến trên thế giới để nâng cao năng suất, chất lượng và cải thiện môi trường làm việc như hệ thống ISO 9000, ISO 14000, TQM,… Trong bài báo này, nhóm tác giả sẽ giới thiệu việc triển khai áp dụng 5S tại các Công ty May. 5S là nền tảng cơ bản để thực hiện các hệ thống đảm bảo chất lượng xuất phát từ quan điểm nếu làm việc trong một môi trường lành mạnh sạch sẽ, thoáng đãng tiện lợi thì tinh thần sẽ thải mái, năng suất lao động cao hơn. Một trong những lợi ích 5S mang lại là tạo dựng củng cố, nâng cao hình ảnh chuyên nghiệp của công ty trong mắt khách hàng. Điều này rất quan trọng trong một doanh nghiêp, đặc biệt là doanh nghiệp dệt may. Từ khóa: Sàng lọc; sắp xếp; sạch sẽ; săn sóc; sẵn sàng. 1 KHÁI NIỆM 5S 1.1 Khái niệm 5S là tên của một phương pháp quản lý, sắp xếp nơi làm việc. Nó được viết tắt của 5 từ trong tiếng Nhật gồm: Seiri (Sàng lọc), Seiton (Sắp xếp), Seiso (Sạch sẽ), Seiketsu Săn sóc), và Shitsuke (Sẵn sàng). Sàng lọc: có nghĩa là phân loại, tổ chức các vật dụng theo trật tự. Đây chính là bước đầu tiên doanh nghiệp cần làm trong thực hành 5S. Nội dung chính của S1 là phân loại, di dời những thứ không cần thiết, có thể bán đi hoặc tái sử dụng. Sắp xếp: Sau khi đã loại bỏ các vật dụng không cần thiết thì công việc tiếp theo là tổ chức các vật dụng còn lại một cách hiệu quả theo tiêu chí dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ trả lại. Sạch sẽ: Thường xuyên vệ sinh, giữ gìn nơi làm việc sạch sẽ thông qua cách tổ chức vệ sinh tổng thể và tổ chức vệ sinh hàng ngày máy móc vật dụng và khu làm việc. S3 hướng tới cải thiện môi trường làm việc, giảm thiểu rủi ro, tai nạn đồng thời nâng cao tính chính xác của máy móc thiết bị (do ảnh hưởng của bụi bẩn). Săn sóc: Luôn luôn kiểm tra, duy trì 3S ở trên. Bằng việc phát triển S4, các hoạt động 3S sẽ được cải tiến dần dựa theo tiêu chuẩn đã đặt ra và tiến tới hoàn thiện 5S trong doanh nghiệp. Sẵn sàng: Nghĩa là rèn luyện, tạo nên một thói quen, nề nếp, tác phong cho mọi người trong thực hiện 5S. 628
  2. 1.2 Lợi ích Nơi làm việc trở nên sạch sẽ và ngăn nắp hơn. Tăng cường phát huy sáng kiến cải tiến. Mọi người trở nên có kỷ luật hơn. Các điều kiện hỗ trợ luôn sẵn sàng cho công việc. Chỗ làm việc trở nên thuận tiện và an toàn hơn. Cán bộ công nhân viên tự hào về nơi làm việc sạch sẽ và ngăn nắp của mình. Đem lại nhiều cơ hội kinh doanh hơn. 1.3 Vai trò của 5S Cải tiến Năng suất (P – Productivity). Nâng cao Chất lượng (Q – Quality). Giảm chi phí (C – Cost). Giao hàng đúng hạn (D – Delivery). Đảm bảo an toàn (S – Safety). Nâng cao tinh thần (M – Morale). Khi thực hiện 5S thành công trong công ty, 5S sẽ mang lại sự thay đổi kỳ diệu. Những thứ không cần thiết sẽ được loại bỏ khỏi nơi làm việc, những vật dụng cần thiết được xếp ngăn nắp, gọn gàng, đặt ở những vị trí thuận tiện cho người sử dụng, máy móc thiết bị trở nên sạch sẽ, được bảo dưỡng, bảo quản. Từ các hoạt động 5S sẽ nâng cao tinh thần tập thể, khuyến khích sự hoà đồng của mọi người, qua đó người làm việc sẽ có thái độ tích cực hơn, có trách nhiệm và ý thức hơn với công việc. 2 TRIỂN KHAI THỰC HIỆN 5S TẠI CÔNG TY MAY 2.1 Sàng lọc Sàng lọc có nghĩa là phân loại, tổ chức các vật dụng theo trật tự. Đây là bước đầu tiên doanh nghiệp cần làm trong thực hành 5S. Di dời những vật dụng không cần thiết ở nơi làm việc, giúp cho doanh nghiệp tránh lãng phí thời gian trong việc tìm kiếm vật dụng và xây dựng môi trường làm việc an toàn hơn. Các bước thực hiện: Bước 1: Quan sát thật kỹ nơi làm việc của mình cùng với đồng nghiệp. Từ đó phát hiện, xác định những thứ không cần thiết cho công việc mình. Tiếp tục thông báo xem có ai cần dùng vật đó hay không. Hủy bỏ ngay những thứ không cần thiết đó. Bảng 1. Khu vực và nội dung thực hiện sàng lọc trong doanh nghiệp may Khu vực Sàng lọc ăn ph ng Hồ sơ, giấy tờ Kho Nguyên liệu, phụ liệu hư hỏng Khu vực cắt Giấy vụn, vải vụn, rác Khu vực may Phụ liệu hư hỏng, rác, bán thành phẩm hư, lõi chỉ, chỉ thừa Khu vực hoàn thành Rác, phụ liệu đóng gói hư hỏng, phụ liệu thừa Bước 2: Nếu chưa thể quyết định xem liệu vật đó còn có ích cho công việc hay không thì đánh dấu kèm ngày tháng sẽ hủy. Sau đó để riêng ra một chỗ. Bước 3: Sau một khoảng thời gian, kiểm tra xem ai cần đến nó không. Nếu không hãy hủy bỏ vật đó. 629
  3. 2.2 Sắp xếp Sắp xếp mọi thứ gọn gàng và có trật tự. Sau khi đã loại bỏ những vật dụng ko cần thiết thì công việc tiếp theo là tổ chức các vật dụng còn lại theo tiêu chí dễ tìm – dễ thấy, dễ lấy – dễ trả lại. Từ đó tạo nên môi trường làm việc an toàn, tiết kiệm thời gian di chuyển và thuận tiện cho người sử dụng chúng. Các bước thực hiện: Bước 1: Tất cả mọi thứ cần sắp xếp đều là những vật dụng cần thiết. Bởi vì những vật cần loại bỏ đã được thực hiện tại bước 1 – Sàng lọc. Bạn cần suy nghĩ để cái gì? Ở đâu? cho đẹp mắt, thuận tiện và an toàn. Bước 2: Trao đổi về cách sắp xếp, bố trí với các đồng nghiệp. Bước 3: Lập ra danh mục các vật dụng và sơ đồ nơi lưu giữ. Cần ghi chú vị trí cụ thể đến từng ngăn kéo, ngăn tủ để dễ dàng trong việc tìm kiếm. Bước 4: Nên có sơ đồ riêng về bình cứu hỏa, dụng cụ cấp cứu, van an toàn để có thể sử dụng ngay nếu xảy ra sự cố. Bảng 2. Khu vực và nội dung thực hiện sàng lọc trong doanh nghiệp may Khu vực Sắp xếp ăn phòng Hồ sơ, giấy tờ lưu trữ theo từng loại, có danh mục kiểm soát rõ ràng Rập cứng, sơ đồ phải lưu theo từng bộ, từng mã hàng, khách hàng Kho Sắp xếp nguyên liệu, keo, phụ liệu thành khu riêng, có bảng nhận diện trạng thái. Sắp xếp nguyên phụ liệu khoa học theo thứ tự sản xuất trước để ngoài cho dễ thấy, dễ lấy Khu vực cắt Sắp xếp khu vực trải vải, khu vực cắt, ép mex, đánh số, bóc tập, phối kiện cho hợp lý. Phải có kệ để bán thành phẩm. Dụng cụ cắt phải để khu vực riêng. Bán thành phẩm cắt, bán thành phẩm thay thân, keo phải sắp xếp ngăn nắp Khu vực may Máy móc thiết bị bố trí phù hợp Khu vực lấy dấu cắt gọt, ủi chi tiết phải sắp xếp khoa học để không ảnh hưởng đến công nhân may Công nhân bố trí bán thành phẩm và dụng cụ may hợp lý hóa thao tác Phải có kệ để bán thành phẩm Quản lý tốt kim gãy Khu vực hoàn Máy móc thiết bị ủi, bao gói được bố trí phù hợp thành Phụ liệu đóng gói sắp xếp hợp lý Phải có kệ để phân size 630
  4. 2.3 Sạch sẽ Vệ sinh nơi làm việc và giữ gìn nơi làm việc sạch sẽ thông qua việc tổ chức tổng vệ sinh và vệ sinh máy móc hàng ngày. Việc này hướng tới cải thiện môi trường làm việc, giảm thiểu rủi ro, tại nạn đồng thời nâng cao tuổi thọ của máy. 2.4 Săn sóc Mục tiêu của săn sóc là duy trì 3 hoạt động trên 1 cách lâu dài. Săn sóc giúp tạo ra một hệ thống để duy trì và giữ gìn sạch sẽ tại nơi làm việc. Bạn cần tạo ra một lịch làm vệ sinh cụ thể. Cần đặt ra các tiêu chuẩn rõ ràng để đánh giá hiệu quả của việc săn sóc. Thiết kế ra các nhãn mác rõ ràng về tiêu chuẩn cho các vị trí quy định. Thiết lập thống nhất về giới hạn, vị trí. 2.5 Sẵn sàng Mục chính là đào tạo mọi người tuân theo thói quen làm việc tốt, giám sát nghiêm ngặt nội quy tại nơi làm việc và luôn hướng tới cải thiện việc thực hiện 5S trong Doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đây là bước khó khăn bởi các nhân viên cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định. Chữ S này cần được thực hiện một cách tự giác mà không cần ai nhắc nhở, ra lệnh. Sẵn sàng một cách tự giác để trở thành một thói quen. 5S tạo ra bầu không khí lành mạnh và thoải mái cho nhân viên. Việc đảm bảo mọi người đều hiểu và đồng lòng sẽ tạo ra thành công cho 5S. Các nguyên lý, kỹ thuật sử dụng khi thực hiện 5S trong sản xuất: Điều kiện tốt nhất: thực hiện 4M (nguyên vật liệu, máy móc, nhân công và phương pháp) trong điều kiện tốt nhất thì sẽ không có chế phẩm. Dòng sản xuất: Thực hiện toàn bộ quy trình trôi chảy như một dòng sông, thì sẽ không có lãng phí trong lưu kho. Kể từ khi nhận nguyên vật liệu đến khi giao hàng. Kiểm soát bằng hình ảnh: Thực hiện tất cả các hoạt động dễ nhìn thì sẽ không có nhầm lẫn trong vận hành hay hành động nhanh. Áp dụng PDCA để lập kế hoạch, thực hiện, kiểm soát và cải tiến việc thực hiện 5S. 3 KẾT LUẬN Để thực hiện 5S thành công, lãnh đạo luôn cam kết và hỗ trợ. Điều kiện tiên quyết cho sự thành công khi thực hiện 5S là sự hiểu biết và ủng hộ của lãnh đạo trong việc hình thành các nhóm công tác và chỉ đạo thực hiện. Bắt đầu bằng đào tạo, đào tạo cho mọi người nhận thức được ý nghĩa của 5S, cung cấp cho họ những phương pháp thực hiện là khởi nguồn của chương trình. Khi đã có nhận thức và có phương tiện thì mọi người sẽ tự giác tham gia và chủ động trong các hoạt động 5S. Mọi người cùng tự nguyện tham gia, bí quyết thành công khi thực hiện 5S là tạo ra một môi trường khuyến khích được sự tham gia của mọi người. Lặp lại vòng 5S với tiêu chuẩn cao hơn, thực hiện chương trình 5S là sự lặp lại không ngừng các hoạt động nhằm duy trì và cải tiến công tác quản lý. Ngoài ra: ‚Hai cái đầu luôn tốt hơn một cái đầu‛ để phát huy tối đa phương pháp huy động trí não. Luôn ý thức tìm ra các điểm không thuận tiện để cải tiến. Luôn ý thức tìm ra những nơi làm việc không ngăn nắp để cải tiến. Tìm ra những khu vực làm việc không an toàn để cải tiến. Tìm ra những nơi chưa sạch sẽ để cải tiến. Tìm ra các điểm lãng phí để loại bỏ. Mở rộng phạm vi vệ sinh bề mặt máy móc. Chú ý tới các khu vực công cộng như căn tin, nhà vệ sinh, vườn, hành lang ngoài 631
  5. và bãi đỗ xe. Chỉ ra những bằng chứng mà nhân viên cần phải tăng cường hoạt động 5S. Sử dụng hữu hiệu cách thức kiểm soát bằng trực quan. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Tạ Thị Kiều An, Ngô Thị Ánh, Đinh Phượng ương (2000), Quản lý chất lượng, Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. [2] Nguyễn Thị Ngọc Quyên (2015), Quản lý chất lượng ngành may, Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh. 632
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2