Trở thành cha mẹ hoàn hảo - 1
lượt xem 16
download
Trở thành cha mẹ hoàn hảo Để mầm non tương lai phát triển hoàn thiện, vai trò của bạn, người cha trong gia đình, rất quan trọng. Những lời khuyên sau giúp bạn trở thành tấm gương sáng trong ánh mắt trẻ thơ. Đừng trở thành người cha luôn “tra khảo” Hãy tiếp cận con bằng cách tìm hiểu suy nghĩ, tình cảm của con. Cứ tra khảo kiểu “tại sao lại thế?” “không nói đừng có trách” để biết con mình đang nghĩ gì thì tin chắc bạn chẳng đạt được mục đích đâu. Mặc dù lúc đó trẻ sẽ rất sợ nhưng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Trở thành cha mẹ hoàn hảo - 1
- Trở thành cha mẹ hoàn hảo Để mầm non tương lai phát triển hoàn thiện, vai trò của bạn, người cha trong gia đình, rất quan trọng. Những lời khuyên sau giúp bạn trở thành tấm gương sáng trong ánh mắt trẻ thơ. Đừng trở thành người cha luôn “tra khảo” Hãy tiếp cận con bằng cách tìm hiểu suy nghĩ, tình cảm của con. Cứ tra khảo kiểu “tại sao lại thế?” “không nói đừng có trách” để biết con mình đang nghĩ gì thì tin chắc bạn chẳng đạt được mục đích đâu. Mặc dù lúc đó trẻ sẽ rất sợ nhưng lại cảm thấy không sẵn sàng chia sẻ, không tin tưởng. Xem ra làm vậy bạn giống một cảnh sát hơn. Vây hãy cố gắng “hạ hoả” trong những tình huống như thế nhé. Hành động hơn nói suông Đôi khi hành động của bạn có hiệu quả hơn bất kì sự “giáo huấn” nào. Trẻ hay bắt chước người lớn trong cư xử. Vì thế nên dạy con qua chính hành động của bạn nếu những bài lý thuyết không có tác dụng gì. Luôn nhớ, cha chính là tấm gương để con nhìn vào. Ủng hộ bà xã Nếu trong nhà luôn có hai tiếng nói trái ngược “nếu con làm vậy sẽ bị phạt” và “không sao đó chỉ là lỗi nhỏ thôi mà” thì dần dần trẻ sẽ không biết nghe lời.
- Cha mẹ cần thống nhất quan điểm trước khi đưa ra yêu cầu, quyết định gì với trẻ. Trước mặt con, bạn nên là người ủng hộ những quyết định của bà xã. Điều đó sẽ làm trẻ biết nghe lời mẹ thay vì chỉ giận dỗi, mít ướt. Thể hiện tình yêu Biểu hiện cảm xúc bằng cử chỉ và lời nói thường không phải là thói quen của người cha dù trong lòng rất yêu thương con. Nhưng những lời nói, cử chỉ yêu thương của bạn với trẻ nhỏ lại có vai trò động viên khuyến khích trẻ rất nhiều. “Cha tin rằng nếu cố gắng con sẽ làm được”, “Con đã làm rất tốt” - Từng là một cậu bé đứng trước cha mình, chắc bạn hiểu được sức mạnh cổ vũ của những lời nói đó. Luôn kiên nhẫn Kiên nhẫn với con cũng là một khó khăn với cha vì xem ra đây là đặc ân dành cho người mẹ. Nhưng điều này lại vô cùng quan trọng nếu bạn muốn xích lại gần con hơn. Hãy bớt nóng này khi dạy con bạn nhé. Là người cha đặc biệt Biết lắng nghe và nhìn xung quanh nhưng bạn không nên rập khuôn người khác trong việc dạy con. Hãy tự rút kinh nghiệm cho bản thân và tìm ra “con đường” của riêng mình trong việc dạy dỗ, chăm sóc và chơi với con cái.
- Đừng để kí ức ảnh hưởng đến tình cảm Một tuổi thơ vất vả, một sự giáo dục quá nghiêm khắc, bị ngược đãi, tất cả những kí ức đó rất dễ ảnh hưởng đến cách cư xử áp đặt của bạn với con mình. Hơn ai hết, bạn hiểu được cảm giác không được nhận đủ yêu thương trong gia đình là thế nào nên hãy bù đắp nhiều hơn cho con. Đôi khi đó lại là kinh nghiệm tốt để bạn trở thành người cha hoàn hảo. Hải Yến / Theo CBN.com 10 bước nuôi dạy con thành công Với trẻ thơ, cuộc sống này có quá nhiều điều mới lạ. Bé cần lắm sự h ướng dẫn của cha mẹ khi chập chững những bước đầu tiên trước cuộc đời. Bạn hãy ghi nhớ 10 điều sau để giúp bé phát triển tốt. 1. Khen thưởng Khen thưởng kịp thời giúp gây dựng lòng tự trọng và tự tin ở trẻ. Quan trọng là nội dung khen thưởng phải rõ ràng theo từng trường hợp, ví dụ “con mang giày nhanh và khéo quá nhỉ”. Khi đó trẻ sẽ hiểu được mình vừa mới hoàn thành tốt công việc gì. Ngoài lời nói, các hình thức khen thưởng có tổ chức khác như bảng vàng hoặc phiếu bé ngoan cũng rất thích hợp, là động lực dẫn đến những hành vi đúng đắn của trẻ. 2. Nhất quán
- Luôn theo đúng những gì ta nói và làm với trẻ. Nếu bạn cứ thay đổi mục tiêu xoành xoạch, và liên tục thiết lập quy định mới, trẻ sẽ chẳng hiểu người lớn muốn gì ở chúng nữa. 3. Tạo dựng thói quen Thói quen tốt (ngủ đúng giờ giấc, ăn đúng bữa, không ăn vặt nhiều) giúp lịch trình trong ngày ổn định, trẻ sẽ thoải mái và yên tâm hơn. Cũng nhờ đó bạn có đủ thời gian làm mọi việc mà không bị stress, sử dụng được thời gian để thư giãn và chơi đùa với con. 4. Những ranh giới Sắp đặt ranh giới rõ ràng là cách chứng tỏ quyền hạn của mình với trẻ, để trẻ hiểu cần làm việc gì ở nơi nào, vào lúc nào. Trẻ cần biết rõ điều gì được phép và không được phép, từ đó các cháu tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp. Điều này đồng nghĩa với không nên cho con quá nhiều chọn lựa dẫn đến việc trẻ sẽ trở thành thiếu dứt khoát. 5. Kỷ luật Cần luôn kiểm soát các quy định mình đặt ra một cách kiên định và công bằng. Trẻ cần hiểu ra rằng c ư xử thế nào sẽ có kết quả thế ấy: ngoan thì được khen thưởng, hư phải bị phạt. Nếu bạn đối xử công bằng, trẻ cũng sẽ ứng xử hợp lý theo. 6. Cảnh báo
- Khi trẻ hư, hãy cảnh báo, cho trẻ cơ hội suy nghĩ lại hành động của mình và tự quyết định xem nên tiếp tục hay dừng lại trước khi bị phạt. Còn nên có tín hiệu cảnh báo trước khi bạn ra ngoài, trước giờ ăn, trước khi yêu cầu bé ngừng chơi và đi cất đồ chơi. Cách thông báo trước như vậy giúp trẻ chuẩn bị tinh thần làm sang việc khác. Yêu cầu trẻ làm việc một cách nhanh gọn không công bằng chút nào và có thể khiến trẻ nổi cơn bướng. Biết trước điều người lớn yêu cầu, trẻ sẽ “hợp tác” tốt hơn. 7. Giải thích Không thể chỉ nói “không” để từ chối trẻ, bạn nên giải thích tại sao và như thế nào. Đừng lên lớp dài dòng, hãy trả lời trọn vẹn những câu trẻ hỏi, dẫn giải rõ ràng từ những điều bạn đang làm hay đang nhìn thấy, dùng các ví dụ minh hoạ gần gũi với đời sống của trẻ. 8. Kiềm chế Làm cha mẹ phải biết kiềm chế, bình tĩnh kiểm soát mọi việc, không bao giờ la hét hoặc đối xử độc tài với con. Cũng không nên thúc giục, gây áp lực về thời gian với trẻ. Đừng làm lớn chuyện với những gì không thay đổi ngay được. Ngay cả khi khen thưởng trẻ cũng cần kiềm chế. Khen trẻ hoài sẽ khiến lời khen vô nghĩa. Cũng khó mà chứng tỏ tình yêu thương đặc biệt của bạn tới con nếu cứ luôn mua cho các cháu quà.
- 9. Trách nhiệm Khi lớn lên, trẻ phải chịu trách nhiệm với h ành vi, đồ đạc và thân thể của mình. Hãy để con tự ăn, tự đánh răng, tự dọn dẹp đồ chơi và phòng ngủ. Như thế trẻ sẽ thấy tự hào về bản thân và đồ đạc riêng của mình. Nhiệm vụ bạn giao cho con nên vừa sức và dễ hoàn thành. 10. Nghỉ ngơi - Giải trí Cần nhớ dành thời gian vui chơi với con, hôn hít và âu yếm thật nhiều. Luôn giữ thái độ thư giãn khi tham gia các hoạt động xã hội, trong giờ ăn và giờ tắm của trẻ. Tiếp cận từng giai đoạn của trẻ (ví dụ nh ư tập ngồi bô) với thái độ cởi mở và dễ chịu. Thỉnh thoảng tự cho mình những giây phút nghỉ ngơi bên vợ/chồng mà không mang theo bé. Thư giãn sẽ đem lại nhiều thay đổi tích cực không ngờ. Theo Web trẻ thơ 10 câu nên nói với con Trong quá trình phát triển tâm hồn của bé, những lời nói của mẹ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Duới đây là 10 câu nói đặc biệt mà bạn có thể tham khảo. 1. Mẹ yêu con! Tất nhiên là bạn yêu con bạn rồi. Nhưng một lời nói dịu dàng trong một khung cảnh thích hợp hẳn sẽ làm con của bạn rất hạnh phúc và chẳng thể nào quên. 2. Con của mẹ ngoan lắm!
- Có thể vì lý do chủ quan hoặc nghiêm khắc, bạn hay thấy con mình có nhiều tật xấu, nhưng thay vì "ghi khắc" những tật đó để có dịp la rầy con thì tốt hơn hết hãy nêu những ưu điểm của con để chúng phát huy. 3. Bạn ấy giỏi và con cũng rất giỏi! Một lời khen thái quá sẽ khiến trẻ dễ tự đề cao mình và là tiền đề để chúng mắc bệnh tự kỷ. Nhưng một lời khen kịp lúc sẽ kích thích sự phát triển và phấn đấu của trẻ. 4. Con tự đứng lên được mà, không sao đâu! Trẻ con ngã là chuyện thường xuyên. Đừng vội xuýt xoa “Con có sao không? Con đau chỗ nào?"... Hãy bình tĩnh quan sát (nếu con ngã không quá nặng) và động viên con tự đứng lên. 5. Mẹ ghi nhận ý kiến của con, nhưng để mẹ bàn với bố xem sao! Tự nhiên con bạn đòi một thứ gì đó, một món đồ chơi chẳng hạn. Nếu bạn không thích thì cũng đừng vội dập tắt ngay l òng ham muốn của con. Hãy “hoãn binh” với chúng bằng câu nói trên. 6. Dạ, có mẹ đây! Bạn đừng cho là ngược đời. Nhất là khi trẻ vừa biết nói, hãy tạo cho trẻ có những ấn tượng về những ngôn từ đầu tiên mà nó sẽ phải nói thường xuyên, như dạ, thưa, vâng... Đầu óc non nớt của trẻ sẽ cảm nhận được ngay rằng: mẹ còn dạ với mình thì tất nhiên phải “dạ” khi mẹ gọi thôi!
- 7. Cảm ơn con! Con giúp bạn một điều gì đó, câu đầu tiên bạn nên nói là lời cảm ơn. Điều đó sẽ làm cho trẻ cảm thấy mình trở nên quan trọng và kích thích chúng “nhiệt tình” làm những việc khác. Lời cảm ơn còn giúp chúng có thói quen cảm ơn khi được ai đó giúp đỡ. 8. Con có muốn giỏi giống bố không? Hầu hết các đứa trẻ đều muốn mình giỏi như ba hoặc mẹ. Tất nhiên, điều này buộc các bạn phải thực sự gương mẫu với con cái. 9. Mẹ cũng nghĩ vậy! Trẻ thường chia sẻ với bạn về một vấn đề nào đấy. Tốt hơn hết hãy chia sẻ, đồng tình với chúng. Nếu thấy con sai thì sau đó nhẹ nhàng uốn nắn, đại loại: “Hồi nhỏ mẹ cũng nghĩ vậy, nhưng lớn nên mẹ lại thấy khác…” hoặc “Con nghĩ đúng đó,nhưng ngoài ra, điều đó còn...”... 10. Mẹ xin lỗi con! Bạn cũng có thể mắc lỗi lắm chứ. Chẳng hạn quên làm việc gì cho con, hoặc làm sai. Đừng ngại nói lời xin lỗi và phải sớm tìm cách khắc phục. Điều đó khiến cho trẻ có thói quen xin lỗi khi có lỗi. Theo Phụ nữ TP.HCM 10 điều con cái mong chờ ở cha mẹ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
7 cách phát triển IQ cho trẻ
3 p | 144 | 27
-
Trở thành cha mẹ hoàn hảo -3
8 p | 70 | 11
-
6 lỗi lớn phụ huynh cần tránh khi dạy con
6 p | 83 | 10
-
Trở thành cha mẹ hoàn hảo -4
8 p | 88 | 10
-
Trở thành cha mẹ hoàn hảo -7
8 p | 84 | 10
-
Trở thành cha mẹ hoàn hảo -6
8 p | 74 | 9
-
Trở thành cha mẹ hoàn hảo -5
8 p | 54 | 9
-
ĐỐI PHÓ VỚI CÁC SỞ THÍCH CỦA CON TRẺ -3
5 p | 80 | 9
-
Trở thành cha mẹ hoàn hảo -9
7 p | 94 | 8
-
Trở thành cha mẹ hoàn hảo -8
8 p | 87 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn