Tư tưởng quản trị: Nguồn gốc gây nên tình trạng nhiều doanh nghiệp nhà nước thua lỗ
lượt xem 48
download
Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đóng góp 40% tổng sản phẩm quốc nội, là thành phần chủ đạo của nền kinh tế. Trong những năm qua, mặc dù Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều giải pháp nhằm tăng sức cạnh tranh, nhưng thực trạng hoạt động của khối kinh tế này vẫn bộc lộ rất nhiều yếu kém, sức cạnh tranh còn thấp, nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ kéo dài tạo gánh nặng cho ngân sách, ngân hàng. “Tình trạng rất nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả trong khi nhiều giám đốc lại trở nên siêu giàu”(1) là......
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tư tưởng quản trị: Nguồn gốc gây nên tình trạng nhiều doanh nghiệp nhà nước thua lỗ
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Phát triển I Tư tưởng quản trị: Nguồn gốc gây Niên khóa 2004 - 2005 Bài viết chính sách số 2 nên tình trạng nhiều DNNN thua lỗ Tư tưởng quản trị: Nguồn gốc gây nên tình trạng nhiều doanh nghiệp nhà nước thua lỗ Hồ Khắc Tế Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đóng góp 40% tổng sản phẩm quốc nội, là thành phần chủ đạo của nền kinh tế. Trong những năm qua, mặc dù Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều giải pháp nhằm tăng sức cạnh tranh, nhưng thực trạng hoạt động của khối kinh tế này vẫn bộc lộ rất nhiều yếu kém, sức cạnh tranh còn thấp, nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ kéo dài tạo gánh nặng cho ngân sách, ngân hàng. “Tình trạng rất nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả trong khi nhiều giám đốc lại trở nên siêu giàu”(1) là phổ biến. Bài viết này mong muốn được ứng dụng một số cơ sở lý thuyết kinh tế để phân tích bản chất của hiện tượng trên. Nguyên nhân từ đâu ? Phân phối thu nhập có tác động đến hiệu quả kinh doanh và hành vi lựa chọn của người quản trị. Khi nền kinh tế chuyển sang thời đại tin học, tri thức đã trở nên quan trọng hơn vốn đầu tư trong quá trình tạo ra lợi nhuận; tài sản trí tuệ phát triển mạnh hơn tài sản vốn. Vì vậy người lao động cho rằng bản thân mình xứng đáng được hưởng một mức đãi ngộ cao hơn, bên cạnh đó lại hình thành những tư tưởng trì trệ trong lao động do việc phân phối lương vẫn còn tính chất bình quân chủ nghĩa. Thực tế cơ chế phân phối lợi nhuận sau thuế tại DNNN quy định thiếu cụ thể, chưa ổn định đã hạn chế động lực của người quản lý điều hành trong DNNN. Tình trạng rời bỏ DNNN để tổ chức công ty riêng ngày càng phổ biến. Bên cạnh đó là chế độ tài chính thiếu chặt chẽ tạo nên những khoản thu nhập ngoài lương của một nhóm người nắm quyền lực trong doanh nghiệp, hoạt động vì lợi ích cá nhân mà không quan tâm đến lợi ích tập thể hay có thể hiểu rộng trên toàn hệ thống nền kinh tế luôn tồn tại những mối quan hệ nhóm nhằm lạm dụng, cấu kết, chi phối quyền lực để thu lợi riêng. Như vậy, chính sách phân phối thu nhập mang tính công bằng danh nghĩa đã tác động đến hiệu quả kinh doanh và hành vi lựa chọn của người quản trị. Hồ Khắc Tế - Fetp10 1 1/6/05
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Phát triển I Tư tưởng quản trị: Nguồn gốc gây Niên khóa 2004 - 2005 Bài viết chính sách số 2 nên tình trạng nhiều DNNN thua lỗ Lý thuyết lựa chọn tối ưu giải thích hiện tượng trên như thế nào? Hành vi của nhà quản trị doanh nghiệp do chính mục tiêu của họ quyết định trên cơ sở những ràng buộc các mối quan hệ xã hội và chịu sự chi phối bởi định chế, quyền lợi và nghĩa vụ. “Quyền lợi cá nhân” hiểu theo nghĩa rộng là mục tiêu hàng đầu của con người, do đó mọi hành vi của con người luôn hướng đến sự lựa chọn tối ưu giữa lợi ích tập thể và quyền lợi cá nhân, giữa đạo đức và ràng buộc hệ thống. Một dẫn chứng cụ thể khi so sánh giữa nguồn thu nhập từ tỷ lệ “hoa hồng” trên một hợp đồng có thể không ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận doanh nghiệp nhưng số tiền đó có giá trị rất lớn so với thu nhập từ lương do đó nếu những ràng buộc lỏng lẽo sẽ tạo cơ hội cho người quản lý quyết định chọn lựa phương án mang lại nhiều lợi ích cá nhân. Suy rộng toàn xã hội, có thể tổng số tiền tham nhũng so với GDP là không lớn nhưng số tiền tham nhũng trên một nhóm người so với GDP bình quân đầu người thì hoàn toàn khác, sự bất bình đẳng, sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội phải chăng cũng phát sinh từ đây. Tính chất sở hữu vốn có quyết định hành vi của chủ doanh nghiệp không? Thực sự cho đến nay vấn đề sở hữu và quyền quản lý tài sản giao cho DNNN vẫn chưa rõ ràng; ai là người chịu trách nhiệm cuối cùng về hiệu quả sử dụng vốn; tiêu chuẩn nào đánh giá hiệu quả hoạt động của người đại diện chủ sở hữu. Bên cạnh đó thực tế còn thiếu hệ thống giám sát của nhà nước đối với người quản lý và thường chậm trễ để xác định trách nhiệm trong những trường hợp thất thoát, lãng phí tài sản tại DNNN… gây nên sự lạm dụng sở hữu nhà nước vì mục đích tư lợi. Nhìn từ gốc độ quản lý tài chính doanh nghiệp cho thấy hành vi quản trị của người quản lý chịu ảnh hưởng bởi tính chất sở hữu vốn. Với một tài sản như nhau nhưng tính chất sở hữu khác nhau sẽ mang lại hiệu quả sử dụng tài sản hoàn toàn khác nhau. Một chủ đầu tư bỏ vốn ra để tự làm chủ kinh doanh thì mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận do đó mọi hành vị của họ là tối đa suất sinh lời của đồng vốn. Một giám đốc làm thuê thì hành vi quản trị của họ chịu quyết định bởi những rành buộc giữa quyền lợi và nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động với chủ đầu tư và nếu bản thân họ có một phần vốn góp thì hành vi quản trị của họ là điểm tối ưu giữa sức lao động, thu nhập từ lương và phần chia cổ tức trong những ràng buộc của điều lệ hoạt động và hợp đồng lao động. Giám đốc DNNN thì sao? Hành vi của họ chịu tác động những yếu tố nào? Tối đa hóa lợi nhuận có phải là mục tiêu kinh doanh hay không? Nều giả định họ không phải là người “đại diện” mà là người sở hữu thực sự thì hành vi họ có thay đổi không? Hơn nữa, đối với DNNN việc phát huy vai trò của đòn bẩy tài chính nhằm tận dụng “lá chắn thuế” về bản chất là không có ý nghĩa; sản xuất kinh doanh thua lỗ thường được đỗ lỗi do gánh nặng lãi vay ngân hàng; các DNNN trong thời gian qua lại được hỗ trợ quá nhiều từ phía nhà nước cũng như ưu đãi bởi chính sách tín dụng tạo nên một “tâm lý ỷ lại”, trông chờ hỗ trợ vốn của nhà nước. Không ít Giám đốc “ham muốn” được vay nhiều tiền từ Quỹ Hỗ trợ Hồ Khắc Tế - Fetp10 2 1/6/05
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Phát triển I Tư tưởng quản trị: Nguồn gốc gây Niên khóa 2004 - 2005 Bài viết chính sách số 2 nên tình trạng nhiều DNNN thua lỗ Đầu tư Phát triển, từ các ngân hàng thương mại để đầu tư mở rộng sản xuất mà không quan tâm đến hiệu quả cũng như khả năng trả nợ của dự án. Với vai trò là người đại diện vốn sở hữu nhà nước được giao nhiệm vụ quản trị doanh nghiệp nhằm tối đa hóa lợi nhuận, mở rộng sản xuất tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế… phải chăng mọi hành động của họ đều hướng đến lợi ích của nhà nước hay đó chỉ là phương tiên để mưu cầu lợi ích cá nhân. “Lý thuyết thông tin bất cân xứng” giải thích như thế nào? “Lý thuyết thông tin bất cân xứng” chỉ ra rằng, mặc dù giữa người quản lý doanh nghiệp với người chủ sở hữu có rất nhiều ràng buộc về pháp lý, chế độ báo cáo, phân chia quyền lợi… nhưng thực tế người quản lý có những hành động mà chủ sở hữu không biết được do đó tạo nên một “tâm lý ỷ lại” hoặc phát sinh những hành vi được quyết định bởi đặc điểm cá nhân nhằm mang lại lợi ích bản thân và dĩ nhiên là sẽ gây nên tổn thất cho chủ sở hữu. Tính chất trên hiện nay lại được biểu hiện rất đậm nét ở các DNNN do hậu quả của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp để lại. Ai và điều gì có thể ngăn cản được? Phải chăng cần phải có những ràng buộc chặt chẽ gây nên một áp lực lớn về “rủi ro đạo đức” của người quản lý mới hy vọng hạn chế được những hàng vi trên. Vậy, vấn đề đặt ra là người chủ sở hữu vận dụng lý thuyết động cơ, khuyến khích (incentive theory) như thế nào để có thể đề ra những chính sách, giải pháp đúng đắn nhằm giải quyết tốt vấn đề trên. Hệ thống luật pháp chưa chặt chẽ có phải là một nguyên nhân không? Thực tế hiện nay khung pháp lý cho quản trị doanh nghiệp còn thiếu và yếu ở mọi khâu, một số điều luật còn chưa rõ ràng. Cụ thể, Luật về hợp đồng và xử lý tranh chấp hợp đồng chưa được hoàn thiện, dẫn đến tính trạng các hợp đồng đã được ký kết nhưng không được tôn trọng thực hiện đang ở mức cao kéo theo tình trạng nợ nần dây dưa kéo dài, chiếm dụng vốn lẫn nhau trong nhiều DNNN. Các quy định luật pháp về kế toán, kiểm toán và công khai minh bạch thông tin còn ít có hiệu lực. Luật phá sản vẫn chưa phát huy hết tác dụng trong thực tế, nhiều DNNN đã không còn khả năng thanh toán song vẫn tiếp tục tồn tại, kinh doanh, chiếm dụng vốn để kinh doanh gây ra phản ứng dây chuyền, làm xấu thêm môi trường kinh doanh và nâng cao các rủi ro cho doanh nghiệp. Giải pháp Qua một số phân tích bản chất của vấn đề, xin được đề xuất một số giải pháp sau: - Nhà nước cần tập trung hoàn thiện hệ thống pháp lý; phát huy cao hiệu lực của hợp đồng lao động giữa người quản lý với chủ sở hữu (theo Nghị định số 199/2004 ngày 03/12/04 về Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước, tổng giám đốc hoặc giám đốc DNNN sẽ bị miễn nhiệm hoặc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn nếu vi phạm về chế độ báo cáo, kinh doanh thua lỗ… đã thể hiện một phần cải cách DNNN). Hồ Khắc Tế - Fetp10 3 1/6/05
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Phát triển I Tư tưởng quản trị: Nguồn gốc gây Niên khóa 2004 - 2005 Bài viết chính sách số 2 nên tình trạng nhiều DNNN thua lỗ - Phát huy Luật phá sản, tránh chọn lựa giải pháp tình thế “cổ phần hóa đối với những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, mất hết vốn”. - Thực hiện cổ phần hóa theo cơ chế thị trường (đầu giá, niêm yết công khai) nhằm cổ phần hóa các DNNN thành các công ty có số lượng lớn cổ đông là các cá nhân và tổ chức. Vốn của nhà nước tồn tại dưới dạng cổ phiếu ưu đãi không có quyền biểu quyết không chỉ giúp giảm chi phí cho các đơn vị giữ vốn nhà nước, mà còn đảm bảo quyền nhận cổ tức và sở hữu các tài sản trong DNNN, hạn chế các đại diện của nhà nước lạm dụng quyền lực của mình thực hiện cổ phần sai nguyên tắc. - Thực hiện phân phối lại thu nhập hợp lý, xây dựng các tiêu chí và quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp, người đại diện phần vốn và vốn góp của nhà nước tại các doanh nghiệp, công ty cổ phần với những ràng buộc cụ thể và chi tiết; tránh tập trung quyền lực cũng như hạn chế sự can thiệp của Chính phủ quá sâu vào kinh doanh của DNNN. Tóm lại, một trong năm yếu tố đảm bảo cho sự chuyển đổi thành công từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường là các DNNN phải hoạt động tuân thủ theo nguyên tắc thị trường, tối đa hóa lợi nhuận, hoạt động năng động sáng tạo nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận trong một môi trường cạnh tranh. Trục trặc lớn của nền kinh tế do hoạt động yếu kém của các DNNN không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà trở thành hiện tượng phổ biến của các nền kinh tế chuyển đổi. Phân tích bản chất của hiện tượng là cơ sở để xây dựng chính sách đúng đắn nhằm khắc phục những hạn chế, thiết lập những giải pháp đúng đắn tạo động cơ và khuyến khích nhà quản trị hành động đúng nguyên tắc đảm bảo hội đủ năm yếu tố của nền kinh tế thị trường, phát huy vai trò chủ đạo của DNNN đối với sự phát triển đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO (1) Lê Đăng Doanh, Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, tham luận tại “Hội nghị quốc tế về Quản trị doanh nghiệp” do Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) phối hợp cùng Bộ Tài chính tổ chức sáng ngày 06/12/2004. http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=612&ItemID=18219 (20/12/2004) Nguyễn Đình Cung, Quản trị doanh nghiệp nhà nước theo Luật DNNN: Được và chưa được (trình bày tại Tọa đàm của Ban soạn thảo Luật Doanh nghiệp thống nhất ngày 19/10/2004) Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa 10) http://www.cpv.org.vn/content.asp?topic=2&subtopic=9 (24/12/2004) Nghị định số 199/2004 về Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước ngày 03/12/2004 http://www.mof.gov.vn/Default (20/12/04) Hồ Khắc Tế - Fetp10 4 1/6/05
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn