intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng CNTT trong dạy – học môn địa lý

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

245
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu như việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang phát huy hiệu quả đối với việc dạy và học nhiều bộ môn thì riêng với môn địa lý, CNTT có rất nhiều thuận lợi. Việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy giúp tiết học thêm sinh động...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng CNTT trong dạy – học môn địa lý

  1. Ứng dụng CNTT trong dạy – học môn địa lý Nếu như việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang phát huy hiệu quả đối với việc dạy và học nhiều bộ môn thì riêng với môn địa lý, CNTT có rất nhiều thuận lợi. Việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy giúp tiết học thêm sinh động Trong sách giáo khoa Địa lí lớp 4, bài Tây Nguyên là bài mà GV khó hướng dẫn HS trình bày được một vài đặc điểm tự nhiên của một số khu vực thuộc các miền địa hình cao nguyên nhất. Vì sao lại khó nhất? Đó là do bài này không có hình ảnh nào nói về đặc điểm tự nhiên của địa hình cao nguyên. Mà trong các tranh ảnh thường được in trên lịch, trên báo cũng hiếm các hình ảnh về địa hình cao nguyên. Nếu làm sa bàn để HS hiểu được đặc điểm tự nhiên của địa hình thì GV không có đủ điều kiện về tài chính cũng như kĩ thuật. Chẳng lẽ bó tay ?
  2. May thay, CNTT đã giúp GV giải quyết khó khăn một cách nhẹ nhàng, giúp HS học tập hứng thú hơn bao giờ hết. Mỗi giờ học địa lí đối với các em thật là một giờ học vui, lí thú như được đi du lịch, được giải trí bằng phim ảnh. CNTT đã giúp GV đứng lớp thoải mái, không mất thời gian treo tranh, dán ảnh. Riêng trong bài Tây Nguyên thì HS tha hồ quan sát và nói chính xác địa hình các cao nguyên như đã từng đến những nơi ấy. HS đạt được yêu cầu tiết học thật dễ dàng, không cần cố gắng cũng nhớ được đặc điểm địa hình, không mù mờ như các lớp HS trước đây (khi chưa có ứng dụng CNTT). Mỗi bài học ở dạng này thường đề cập tới 2 yếu tố tự nhiên (địa hình và khí hậu hoặc địa hình và sông ngòi). Ví dụ: ở các bài Dãy Hoàng Liên Sơn hay bài Tây Nguyên đề cập tới địa hình và khí hậu; ở các bài Đồng bằng Bắc Bộ hay Đồng bằng Nam Bộ đề cập tới địa hình và sông ngòi. Nếu HS quan sát được
  3. vùng núi cao, mây mờ che phủ đỉnh núi thì các em dễ dàng suy luận khí hậu mát mẻ; hoặc HS được quan sát cao nguyên đất đỏ chỉ toàn rừng khộp (rừng rụng lá mùa khô) thì các em biết và hiểu rõ thời tiết nơi này nóng. Còn khi học đến dải đồng bằng duyên hải miền Trung các em sẽ suy luận và hiểu được vì sao đồng bằng nơi này nhỏ hẹp khi quan sát dãy Bạch Mã kéo dài ra tới biển khác hẳn với đồng bằng Nam Bộ thẳng cánh cò bay. Đồng thời, các em hiểu được vì sao khí hậu có sự khác biệt giữa 2 khu vực phía bắc và phía nam dãy Bạch Mã (vì dãy núi cao như bức tường chắn gió). Đối với một số ít HS thông minh nhạy bén thì các em học và hiểu được bài trong sách giáo khoa. Nhưng với nhiều HS có khả năng tiếp thu bài chậm, ham chơi hơn ham học, lo ra thì mục tiêu trên quả là khó khăn vô cùng. Sau tiết học, nhiều khái niệm trừu tượng không gây ấn tượng cho các em nên các em
  4. không nhớ gì cả. Chấm bài thi của các em mà GV cười như mếu. Cứ như là GV chẳng giảng dạy gì cả. Khả năng tổng hợp còn hạn chế, các em nhớ lộn xộn hoạt động sản xuất của vùng này với vùng kia. Nhưng nếu GV chịu khó ứng dụng CNTT vào giảng dạy, cho các em xem phim ảnh sản xuất lúa ở vùng đồng bằng và các loại cây công nghiệp được trồng trên đất đỏ badan thì sẽ dễ dàng phân biệt hai loại hình sản xuất này. Chỉ cần được xem phim một lần duy nhất, không cần ôn, HS vẫn nhớ mãi nội dung bài học. Đồng thời các em hiểu được sự vất vả của người nông dân, và càng quý hạt gạo, quý người nông dân hơn. Có dạy bằng phim ảnh rồi GV sẽ thấy HS hào hứng như thế nào trong các tiết học, các em chờ đợi tiết học, về nhà chuẩn bị tốt hơn, tích cực học tập hơn bao giờ hết. Theo Giáo Dục Online
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2