Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 3 * 2007<br />
<br />
ỨNG DỤNG PHƢƠNG PHÁP PCR BÁN ĐỊNH LƢỢNG<br />
VÀ ĐỊNH LƢỢNG XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ SAO CHÉP<br />
CỦA HEPARANSULPHAT INTERACTING PROTEIN Ở MÔ UNG THƢ<br />
Trần Vân Khánh*, Tạ Thành Văn*<br />
Phương pháp PCR bán định lượng và định lượng là những phương pháp đơn giản, chính xác và cho độ<br />
tin cậy tương đối cao được sử dụng rất rộng rãi để xác định mức độ biểu hiện của mỗi gen được khuyếch đại<br />
sau mỗi phản ứng PCR.<br />
Mục tiêu: Sử dụng phương pháp PCR bán định lượng và định lượng để đánh giá mức độ sao chép của<br />
Heparansulphat Interacting Protein (HIP) ở mô ung thư so với mô lành tính; so sánh kết quả của 2 phương<br />
pháp trên.<br />
Phương pháp: Tách triết mRNA tổng số từ mô ung thư và lành tính; tổng hợp cDNA; xác định mức<br />
độ sao chép của HIP sử dụng phương pháp PCR bán định lượng và định lượng.<br />
Kết quả: Cả phương pháp này đều cho kết quả tương tự như nhau; HIP được tăng cường sao chép rất<br />
rõ ở những mô ung thư trong khi đó phát hiện được rất thấp trên mẫu lành tính.<br />
Kết luận: Mức độ biểu hiện của HIP ở mô ung thư và mô lành tính khác biệt nhau một cách rõ rệt.<br />
Chúng ta có thể dùng một trong hai phương pháp PCR bán định lượng và định lượng trên để đánh giá mức<br />
độ sao chép của HIP trong chẩn đoán bệnh ung thư.<br />
Từ khóa: HIP/L29; cancer; transcript.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE DETERMINATION HEPARANSULPHAT INTERACTING PROTEIN (HIP) TRANSCRIPT IN<br />
CANCER TISSUES USING SEMIQUANTITATIVE PCR AND QUANTITATIVE PCR METHODS<br />
Tran Van Khanh, Ta Thanh Van * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 – Supplement of No 3 – 2007: 36 – 40<br />
Semiquantitative PCR and quantitative PCR are accurate and simple methods. They are commonly<br />
used to determine amplified gene levels in PCR reaction.<br />
Objective: Using semiquantitative PCR and quantitative PCR methods to determine HIP transcript<br />
levels in cancer and normal tissue; to evaluate sensibility of tow methods.<br />
Methods: mRNA was extracted from cancer and normal tissues, cDNA synthesis by reverse<br />
transcript-polymerase chain reaction (RT-PCR); HIP transcript determination using semiquantitative PCR<br />
and quantitative PCR methods.<br />
Results: Both methods showed the same results: HIP transcript was up regulated in cancer tissues.<br />
Conclusion: Levels of HIP transcript was different between cancer tissue and the normal control.<br />
Semiquantitative PCR and quantitative PCR are useful methods to determine HIP transcript for cancer<br />
diagnosis.<br />
Key words: HIP/L29; cancer; transcript<br />
<br />
ĐẶT VẤNĐỀ<br />
Heparin và heparansulfate (HP/HS) là đại<br />
phân tử mang điện âm với độ sulphate hóa rất<br />
<br />
cao, chính vì vậy chúng có khả năng tương tác<br />
với nhiều loại protein trong các quá trình sinh<br />
học khác nhau và đóng vai trò rất quan trọng<br />
trong việc hình thành và duy trì cấu trúc chức<br />
<br />
* Trường Đại học Y Hà Nội<br />
<br />
36<br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh– Tế Bào Bệnh Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 3 * 2007<br />
năng của tế bào(6). Daniel D. Carson và cộng sự<br />
đã phát hiện ra một protein bề mặt tế bào biểu<br />
mô thận người và một số dòng tế bào khác,<br />
protein này được đặt tên là Heparansulphat<br />
Interacting Protein (HIP)(2). Đây là một protein<br />
có chiều dài 155 aa với trọng lượng phân tử<br />
khoảng 18 kDa(3). Khi nghiên cứu sâu hơn về<br />
chức năng sinh học của HIP các tác giả đã phát<br />
hiện ra rằng HIP cũng có chức năng tương tự<br />
như những protein gắn ái lực với HP/HS và<br />
chúng được tổng hợp nhiều ở các dòng tế bào<br />
nội mạc và tế bào biểu mô trưởng thành. Một<br />
số nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng<br />
HIP được tăng cường tổng hợp ở các dòng tế<br />
bào và mô ung thư ở cả mức độ RNA thông<br />
tin và protein như: ung thư tuyến giáp trạng<br />
và ung thư vú, ung thư đại tràng... Đặc biệt<br />
mức độ biểu hiện của HIP liên quan chặt chẽ<br />
với quá trình phát triển và xâm lấn của ung<br />
thư và phụ thuộc vào mức độ ác tính của các<br />
dòng ung thư(1,7). Việc nghiên cứu tìm hiểu cơ<br />
chế ung thư ở mức độ phân tử, từ đó tìm ra<br />
phương pháp chẩn đoán hữu hiệu và điều trị<br />
sớm là một lĩnh vực đang được rất nhiều nhà<br />
khoa học quan tâm. Trong một vài nghiên cứu<br />
gần đây, bằng phương pháp RT-PCR chúng<br />
tôi đã phát hiện thấy mRNA của HIP được sao<br />
chép với một lượng đáng kể trong mô ung thư<br />
vú và ung thư tuyến tiền liệt trong khi đó<br />
không phát hiện được hoặc phát hiện rất thấp<br />
ở mô u xơ(4,5). Trong nghiên cứu này, chúng tôi<br />
đã sử dụng phương pháp RT-PCR bán định<br />
lượng và định lượng để xác định mức độ sao<br />
chép của HIP ở mô ung thư, từ đó so sánh kết<br />
quả, đánh giá độ tin cậy của 2 phương pháp<br />
trên để ứng dụng chúng xác định mức độ sao<br />
chép của HIP và các gen khác trong chẩn đoán<br />
bệnh ung thư.<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG-PHƢƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Đối tƣợng<br />
30 bệnh nhân ung thư được chẩn đoán xác<br />
định dựa trên lâm sàng, cận lâm sàng (siêu<br />
âm, hoá sinh, mô bệnh học) tại Bệnh viện K<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Hà nội. Chúng tôi sử dụng 15 mẫu mô lành<br />
tính để làm đối chứng.<br />
<br />
Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Tách chiết mRNA và tổng hợp cDNA<br />
RNA tổng số được tách chiết từ mô ung<br />
thư theo quy trình chuẩn đã được mô tả trước<br />
đây(5). 5µg RNA tổng số được sử dụng để tổng<br />
hợp chuỗi cDNA bổ xung bằng phản ứng<br />
reverse transcript-polymerase chain reaction<br />
RT- PCR.<br />
Phương pháp PCR bán định lượng<br />
Cặp mồi đặc hiệu với HIP có trình tự như<br />
sau: HIP-F: 5’-GCT TAT GGT GCA GAC ATG<br />
G -3’; HIP-R: 5’-CAG AGA TAT CTA CTC<br />
TGA AGC-3’. PCR được tiến hành với tổng<br />
thể tích 20µl gồm: 4 µl cDNA, 2 µl 10x Ex Taq<br />
Buffer, 2 µl 2.5mM dNTPs, 10 pmol mồi xuôi<br />
và ngược, 1 unit Ex Taq Polymerase (Takara<br />
Bio Inc.Kyoto, Japan). Chu trình nhiệt của<br />
phản ứng PCR như sau: Biến tính 940C - 5<br />
phút, 35 chu kỳ 940C - 50 giây, 580C - 50 giây,<br />
720C - 50 giây , 720C - 5 phút. Sử dụng gen nội<br />
chuẩn GAPDH để đánh giá chất lượng RNA<br />
và so sánh lượng mẫu sử dụng trong phản<br />
ứng RT-PCR. Đậm độ mỗi vạch HIP và<br />
GAPDH được xác định nhờ phần mềm chuyên<br />
dụng. Mức độ sao chép của HIP được tính bằng tỉ<br />
lệ HIP/GAPDH rồi vẽ đồ thị.<br />
Phương pháp PCR định lượng<br />
(Agilent 2100 Bioanalyzer with DNA 1000<br />
Lab Chips; Agilent Technologies, Palo Alto,<br />
CA): Phương pháp PCR định lượng được ứng<br />
dụng để đánh giá độ tin cậy của phương pháp<br />
trên. Quy trình PCR được tiến hành tương tự<br />
như phương pháp PCR bán định lượng. Vì<br />
phương pháp này rất nhạy và có thể đánh giá<br />
được mức độ sao chép của HIP cho dù ở mức<br />
độ rất thấp nên chu kỳ của phản ứng được<br />
giảm từ 35 xuống 24 chu kỳ. Sản phẩm PCR<br />
sau đó được điện di trên hệ thống capillary<br />
(Capillary electrophoresis) và mức độ sao<br />
chép của HIP được xác định thông qua hệ<br />
thống máy tính. Kết quả PCR định lượng được<br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh – Tế Bào Bệnh Học<br />
<br />
37<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 3 * 2007<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
biểu thị trên đồ thị tương ứng với các đỉnh.<br />
GAPDH cũng được sử dụng để so sánh lượng<br />
mẫu sử dụng trong mỗi phản ứng.<br />
<br />
và mẫu lành tính. Sau khi được điện di trên<br />
agarose 2%, sản phẩm PCR nhận được có kích<br />
thước phân tử 444 bp (hình 1a). Quan sát<br />
chúng ta thấy đậm độ vạch PCR ở những mẫu<br />
ung thư rõ hơn so với những mẫu lành tính,<br />
kết quả gợi ý rằng HIP tăng cường sao chép ở<br />
những mô ung thư trong khi đó sao chép rất thấp<br />
ở những mô lành tính.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊNCỨU<br />
Để xác định mức độ sao chép của HIP, sử<br />
dụng cặp mồi đặc hiệu với HIP chúng tôi tiến<br />
hành phản ứng RT-PCR bán định lượng trên<br />
những mẫu RNA tổng số tách từ mẫu ung thư<br />
<br />
a.<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
HIP<br />
<br />
GAPDH<br />
<br />
b.<br />
200<br />
180<br />
160<br />
140<br />
120<br />
100<br />
80<br />
60<br />
40<br />
20<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
1<br />
<br />
2<br />
2<br />
<br />
3<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
6<br />
<br />
7<br />
7<br />
<br />
Hình 1: Kết quả của phản ứng RT-PCR của HIP và GAPDH ở mô ung thư và mô lành tính (a). Sản phẩm<br />
được khuyếch đại từ cDNA của mô ung thư (1-5) và mô lành tính (6-7). Kết quả định lượng của<br />
HIP/GAPDH tương ứng với hình a đã được tính và vẽ đồ thị (b).<br />
Nhận xét: Sản phẩm PCR đặc hiệu của gen<br />
<br />
mRNA tốt đảm bảo tiêu chuẩn cho phản ứng,<br />
<br />
GAPDH trên những mẫu ung thư và những<br />
<br />
đồng thời không có sự khác biệt về lượng mẫu<br />
<br />
mẫu lành tính tương ứng có kích thước 350 bp<br />
<br />
đã sử dụng trong mỗi phản ứng PCR. Kết quả vẽ<br />
<br />
(hình 1a). GAPDH là một gen thể hiện trên<br />
<br />
đồ thị của tỉ lệ HIP/GAPDH ở hình 1b cho thấy<br />
<br />
mọi tế bào, không phụ thuộc vào thể loại,<br />
<br />
HIP được tăng cường sao chép rất rõ ở những<br />
<br />
trạng thái hoạt động hay nguồn gốc nên được<br />
<br />
mô ung thư trong khi đó phát hiện được rất thấp<br />
<br />
dùng như một gen nội chuẩn. Kết quả của<br />
<br />
trên những mẫu lành tính. Điều này khẳng định<br />
<br />
phản ứng khuếch đại GAPDH chỉ ra rằng cả 7<br />
<br />
rõ sự khác biệt về mức độ biểu hiện của HIP ở<br />
<br />
bệnh nhân nghiên cứu đều có chất lượng<br />
<br />
mô ung thư so với mô lành tính.<br />
<br />
38<br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh– Tế Bào Bệnh Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 3 * 2007<br />
<br />
M<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
G<br />
<br />
H<br />
M<br />
M<br />
<br />
1<br />
M<br />
<br />
M<br />
<br />
H<br />
<br />
M<br />
G<br />
<br />
M<br />
<br />
M<br />
<br />
2<br />
M<br />
<br />
M<br />
<br />
3**<br />
<br />
G<br />
<br />
M<br />
<br />
i<br />
<br />
3<br />
***<br />
<br />
***<br />
<br />
G<br />
<br />
***<br />
<br />
4<br />
***<br />
<br />
***<br />
<br />
M<br />
M<br />
<br />
M<br />
<br />
G<br />
M<br />
<br />
***<br />
<br />
5<br />
***<br />
<br />
G<br />
<br />
6<br />
<br />
***<br />
<br />
***<br />
<br />
M<br />
<br />
***<br />
<br />
M<br />
<br />
G<br />
<br />
7<br />
<br />
***<br />
<br />
***<br />
<br />
M<br />
<br />
HIP<br />
<br />
M<br />
<br />
GAPDH<br />
<br />
Hình 2: Hình ảnh của phản ứng RT-PCR định lượng. Kết quả PCR định lượng của HIP tương ứng với đỉnh<br />
H ở mô ung thư và mô lành tính (bên trái). Kết quả PCR của gen GAPDH tương ứng với đỉnh G (bên<br />
phải). Đỉnh M tương ứng với marker 15 và 1500 bp. Sản phẩm được khuyếch đại từ cDNA của mô ung thư<br />
(1-5) và mô lành tính (6-7)<br />
phản ứng. Kết quả này một lần nữa khẳng<br />
Nhận xét: Kết quả PCR định lượng đánh<br />
định HIP được tăng cường sao chép rất rõ ở<br />
giá mức độ sao chép của HIP sử dụng hệ<br />
những mô ung thư.<br />
thống điện di cappilary (hình 2) chỉ rõ: đỉnh H<br />
(bên trái) tương ứng với mức độ mức độ biểu<br />
hiện của HIP ở những mẫu ung thư (1-5) cao<br />
hơn rõ ràng so với những mẫu lành tính (6-7)<br />
trong khi đó đỉnh G (bên phải) tương ứng với<br />
mức độ biểu hiện của gen GAPDH không thấy<br />
có sự khác biệt, điều này chứng tỏ không có sự<br />
khác biệt về lượng mẫu sử dụng trong mỗi<br />
<br />
BÀNLUẬN<br />
Việc nghiên cứu tìm hiểu những gen tăng<br />
cường tổng hợp ở mô ung thư sẽ giúp hiểu rõ<br />
hơn về cơ chế phân tử của bệnh, từ đó cho<br />
phép chúng ta tìm ra những marker có giá trị<br />
để chẩn đoán xác định và mức độ tiến triển<br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh – Tế Bào Bệnh Học<br />
<br />
39<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 3 * 2007<br />
<br />
của mô ung thư. HIP là một protein bề mặt tế<br />
bào được phát hiện lần đầu tiên ở dòng tế bào<br />
biểu mô thận người và được tổng hợp rất<br />
nhiều ở các dòng tế bào nội mạc và tế bào biểu<br />
mô trưởng thành. HIP gắn trực tiếp vào<br />
Heparin, một loại protein có khả năng tương<br />
tác với nhiều loại protein khác nhau vì vậy<br />
HIP tham gia vào quá trình liên kết tế bào – tế<br />
bào, tế bào – khoảng gian bào. Rohde và cộng<br />
sự đã chứng minh rằng HIP giúp cho những tế<br />
bào trophoblast gắn vào biểu mô thận và tăng<br />
cường quá trình xâm lấn tế bào. Một vài<br />
nghiên cứu trong và ngoài nước gần đây đã<br />
chứng minh rằng HIP được tăng cường tổng<br />
hợp ở các dòng tế bào và mô ung thư ở cả mức<br />
độ RNA thông tin và protein(1,4,5,7). Sự tăng<br />
cường tổng hợp của HIP ở những mô ung thư<br />
sẽ thúc đẩy sự tương tác tế bào-tế bào, tế bàongoại bào đồng thời nó có thể đóng vai trò<br />
quan trọng cho sự phát triển, khư trú và xâm<br />
lấn của khối u.<br />
Trong nghiên cứu này chúng tôi đã dùng<br />
phương pháp RT-PCR bán định lượng và định<br />
lượng để xác định mức độ biểu hiện của gen<br />
HIP ở mô ung thư so sánh với mô lành tính.<br />
Đây là những kỹ thuật đơn giản, chính xác và<br />
cho độ tin cậy tương đối cao. Cả 2 phương<br />
pháp này đều cho kết quả tương tự như nhau:<br />
HIP được tăng cường tổng hợp rất rõ ở những<br />
mô ung thư trong khi đó phát hiện được rất<br />
thấp ở mô lành tính. Điều này giúp cho chúng<br />
tôi có những định hướng tiếp theo và có thể<br />
ứng dụng những phương pháp này như một<br />
công cụ hữu ích không chỉ trong việc đánh giá<br />
mức độ biểu hiện của HIP ở những mô ung<br />
thư mà trong cả việc nghiên cứu tìm hiểu<br />
đánh giá mức độ biểu hiên của những marker<br />
khác trong chẩn đoán bệnh ung thư.<br />
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp<br />
với các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài<br />
cho thấy mức độ sao chép mRNA của HIP<br />
được tăng cường ở dòng tế bào và mô ung thư<br />
<br />
40<br />
<br />
trong khi đó không biểu hiện hoặc biểu hiện<br />
rất thấp ở mô lành tính. Sự tăng cường tổng<br />
hợp của HIP ở những mô ung thư cho phép<br />
chúng ta kết luận rằng, HIP có mối liên hệ<br />
chặt chẽ với sự phát triển mô ung thư và có<br />
thể dùng HIP như một marker có giá trị góp<br />
phần chẩn đoán bệnh ung thư.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Từ những kết quả nghiên cứu trên cho<br />
phép chúng tôi rút ra một số kết luận sau:<br />
- Mức độ biểu hiện của HIP giữa mô ung<br />
thư và mô lành tính khác biệt nhau một cách<br />
rõ rệt.<br />
- Cả 2 phương pháp PCR bán định lượng<br />
và định lượng đều cho kết quả tương tự nhau<br />
với độ tin cậy cao. Chúng ta có thể dùng một<br />
trong hai phương pháp này để đánh giá mức<br />
độ sao chép của HIP và một số marker khác<br />
trong chẩn đoán xác định bệnh ung thư.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO.<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
7.<br />
<br />
De Nigris, F., Visconti, R.,Fusco, A., et al. (1998).<br />
Overexpression of the HIP gene coding for a heparin/<br />
heparin sulfate – binding protein in human thyroid<br />
carcinomas. Cancer Res. 58, 4745-4751.<br />
Jacobs, A.L., Julian, J.A., Sahin, A.A., and Carson, D.D.<br />
(1997). Heparin/Heparansulfate interacting protein<br />
expression and functions in human breast cancer cells and<br />
normal breast epithelia. Cancer Research 57, 5148-5154.<br />
Liu. S., Smith, E. Sott, Julian, J., Rohde, H.L, Karin, J.<br />
Norman., and Carson, D.D. (1996). cDNA Cloning and<br />
expression of HIP, a novel cell surface heparan<br />
sulfate/heparin-binding protein of human uterine<br />
Epithelial cells and cell lines. Journal of biological<br />
chemistry.271, 11817-11823.<br />
Nguyễn Thị Phương Ngọc, Trần Vân Khánh, Đào Kim<br />
Chi, Phạm Thị Lý và Tạ Thành Văn (2006). Tăng cường<br />
tổng hợp heparan sulfate interacting protein ở mô ung<br />
thư tuyến tiền liệt. Tạp chí dược học. 367, 132-135.<br />
Phan Tôn Hoàng và Tạ Thành Văn (2005). Sự sao chép<br />
Heparin/Heparan Sulfate Interacting Protein (HIP) ở mô<br />
ung thư vú. Tạp chí nghiên cứu Y học. 38, 5-10.<br />
Tạ Thành Văn (1989). Heparin: Sự tương tác với protein<br />
Tạp chí nghiên cứu Y học 6, 69-72.<br />
Wang, Y., Cheong, D., Chan, S., Chuan Hooi, S. (1997).<br />
heparin/heparan sulfate interacting protein gene<br />
expression is up – regulated in human colorectal<br />
carcinoma and correlated with differentiation status and<br />
metastasis. Cancer Res. 59, 2989-2994.<br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh– Tế Bào Bệnh Học<br />
<br />