intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ung thư miệng

Chia sẻ: Zxacsqdwe Zxacsqdwe | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

133
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ung thư miệng hay ung thư khoang miệng là loại u ác tính có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng như lợi, lưỡi, môi, má, vòm việng, sàn miệng. Thống kê trên thế giới cho thấy ung thư miệng là một trong sáu loại ung thư thường gặp nhất. Càng ngày người ta thấy tỷ lệ ung thư miệng trong cộng đồng càng tăng dần lên, đặc biệt với người trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ung thư miệng

  1. Ung thư miệng
  2. Ung thư miệng hay ung thư khoang miệng là loại u ác tính có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng như lợi, lưỡi, môi, má, vòm việng, sàn miệng. Thống kê trên thế giới cho thấy ung thư miệng là một trong sáu loại ung thư thường gặp nhất. Càng ngày người ta thấy tỷ lệ ung thư miệng trong cộng đồng càng tăng dần lên, đặc biệt với người trẻ. Ở châu Á, đặc biệt là Ấn Độ, ung thư miệng chiếm đến 40% ung thư nói chung. Trên thế giới hàng năm, người ta ước tính có khoảng 500.000 trường hợp mắc ung thư mới và có khoảng 1,5 triệu người đang sống chung với bệnh ung thư miệng. Nguyên nhân Nguyên nhân chính gây ung thư miệng đến nay chưa rõ, nhưng chắc chắn người ta đã xác định được các yếu tố nguy cơ cao gây ung thư miệng đó là: Sử dụng thuốc lá ở các dạng khác nhau (có kèm theo hoặc không kèm theo uống rượu) như hút thuốc lá, thuốc lào, tẩu thuốc, nhai trầu thuốc. Những người dùng thuốc lá có kèm uống rượu thì nguy cơ bị mắc bệnh cao hơn lên rất nhiều; Nghiện rượu nặng; Nhiễm virus HPV (Human Papiloma Virus); Các tổn thương tiền ung thư khác của khoang miệng như bạch sản, hồng sản, viêm nấm candida quá sản mạn tính, các vết loét do sang chấn liên tục kéo dài… Như vậy, có thể nói bệnh ung thư miệng là b ệnh có thể phòng tránh được bằng cách loại trừ các nguy cơ này.
  3. Hình ảnh ung thư ở lợi giai đoạn sớm. Không giống các bộ phận khác của cơ thể, ung thư miệng thường xuất hiện với những triệu chứng sớm mà bệnh nhân cảm nhận đ ược khi ăn uống, nuốt, nói ngay cả khi tổn thương còn rất nhỏ. Các dấu hiệu nghi ngờ và triệu chứng sớm Ung thư miệng nẩy sinh từ khoang miệng, có thể được phát hiện sớm bởi thầy thuốc và chính bản thân người bệnh. Không giống các bộ phận khác của cơ thể, ung thư miệng thường xuất hiện với những triệu chứng sớm mà bệnh nhân cảm nhận được khi ăn uống, nuốt, nói ngay cả khi tổn thương còn rất nhỏ. Ở thời kỳ này việc chẩn đoán xác định rất dễ dàng bằng cách cắt tổn
  4. thương nghi ngờ làm mô bệnh học dưới tác dụng gây tê tại chỗ. Ung thư miệng có thể có các biểu hiện: Loét bờ gồ, có hoại tử trung tâm vết loét; Các ổ loét ở các đường nứt sâu trên lưỡi; Các loét nham nhở ở niêm mạc miệng, dễ chảy máu khi đụng chạm nhẹ; Các mảng cứng ở miệng; Các quá sản lợi khu trú ở một răng hay một nhóm răng. Đ ể giúp thầy thuốc chẩn đoán sớm ung thư miệng, khi có các dấu hiệu sau đây, người bệnh cần đến khám các cơ sở chuyên khoa phẫu thuật miệng hàm mặt: Bất cứ vết loét nào tồn tại trong miệng trên 2 tuần; Bất cứ chảy máu nào trong miệng không giải thích được; Sờ thấy bất cứ mảng cứng nào trong miệng; Bất cứ mảng trắng nào trong miệng; Bất cứ mảng đỏ hay đỏ trắng nào trong miệng; Hàm giả đang sử dụng bình thường tự nhiên không đeo được ho ặc lắp không khít; Đau, khó vận động lưỡi; Đau xương hàm; Đau khi nuốt; Đau khi ăn nhai; Đau họng. Khi có các d ấu hiệu trên, cần đến ngay cơ sở y tế. Thầy thuốc sẽ làm các quy trình sau để khám và chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân: Khám đánh giá tổn thương; Gây tê tại chỗ, cắt tổn thương để làm mô bệnh học; Một số trường hợp nếu tổn thương nghi ngờ lan rộng hoặc ở sâu, để giúp cho chẩn đoán và điều trị, thầy thuốc có thể chỉ định cho làm thêm các thăm dò khác như chụp X quang, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ, chụp PET scan… tùy theo sự đánh giá tổn thương khi thăm khám. Ðiều trị ung thư miệng Điều trị ung thư miệng hiện tại có 3 biện pháp chủ yếu là phẫu thuật, xạ trị và điều trị hóa chất. Với các ung thư miệng đến sớm, việc điều trị phẫu thuật cắt bỏ khối u có kết quả rất khả quan. Tỷ lệ bệnh nhân sống trên 5 năm lên đến 85%.
  5. Tùy theo tiến triển của u, có thể áp dụng các mức độ điều trị phẫu thuật khác nhau: Cắt bỏ u đơn thuần; Cắt u và nạo vét hạch cổ; Cắt u, nạo vét hạch cổ kèm phẫu thuật tái tạo. X ạ trị có thể được sử dụng phối hợp trước hoặc sau phẫu thuật để tăng thêm hiệu quả điều trị, tuy nhiên nó cũng có nhiều tác dụng phụ như khô miệng, sâu răng, loét, chảy máu khoang miệng, hoại tử xương hàm… Hóa trị liệu có thể dùng phối hợp với xạ trị trong một số trường hợp để làm tăng tác d ụng của xạ trị. Hóa trị thường gây ra những tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, rụng tóc. Theo dõi sau điều trị Bệnh nhân sau điều trị ung thư cần được theo dõi chặt chẽ theo lịch trình sau: Một năm đầu bệnh nhân cần được khám lại mỗi tháng 1 lần; Năm thứ 2 cần khám lại 2 tháng một lần; Các năm sau khám lại sau mỗi 6 tháng. Mục đích của việc khám định kỳ là để điều trị các vấn đề răng miệng như sâu răng, bệnh quanh răng, cải thiện chất lượng cuộc sống và đ ặc biệt để phát hiện xử trí tái phát hoặc các ổ ung thư mới nếu có. Phòng bệnh Đ ể phòng ngừa ung thư miệng cần áp dụng các biện pháp sau: Bỏ thuốc lá để tránh cho các tế b ào khoang miệng tiếp xúc hóa chất gây ung thư; Không uống rượu quá mức; Tăng cường ăn các loại rau quả giàu vitamin, đặc biệt là cà rốt; Riêng với ung thư môi, để phòng ngừa nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều và nên dùng kem bảo vệ môi khi ra nắng; Khám răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần ở các cơ sở chuyên khoa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2