intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Văn hóa đô thị giản yếu

Chia sẻ: Gia Ân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:123

104
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Văn hóa đô thị, theo tác giả, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử văn minh nhân loại, là môi trường sống tiến bộ của xã hội loài người. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này mời các bạn tham khảo tài liệu "Văn hóa đô thị giản yếu" của tác giả Trần Ngọc Khánh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Văn hóa đô thị giản yếu

  1. Trần Ngọc Khánh VĂN HÓA ðÔ THỊ Giản Yếu Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
  2. Lời tựa ðô thị là sản phẩm do con người tạo lập. Nó không kém phần kỳ vĩ so với thế giới tự nhiên. Người ta ví ñô thị là “thiên nhiên thứ hai”, vì ñô thị vận ñộng theo quy luật, vận hành theo chu kỳ và vì ñó là môi trường sống của con người. ðô thị hóa làm biến ñổi các hoạt ñộng con người về kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa; làm cho ñời sống con người ngày càng phong phú; giúp con người phát triển toàn diện, cân bằng trong môi trường tự nhiên và xã hội. Xã hội loài người ñã trải qua nhiều thời ñại. Toàn bộ các thành tựu, các giá trị văn hóa và văn minh, vật chất và tinh thần, trong không gian và thời gian, ñều gắn với các quá trình ñô thị hóa. ðô thị hóa là quá trình tất yếu, là thước ño trình ñộ phát triển văn minh và biểu hiện cách thức, mức ñộ tăng trưởng văn hóa qua các thời kỳ khác nhau. Tuy nhiên, người ta thường nói ñến văn minh ñô thị, khu biệt qua các sự kiện lịch sử, xác ñịnh các không gian sinh thái, ñề cao các tư tưởng, học thuyết, các kỷ nguyên tiến bộ khoa học, kỹ thuật hoặc các ñiều kiện cơ sở vật chất, xây dựng hạ tầng, v.v. còn văn hóa ñô thị rất ít khi ñược ñề cập, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, hoặc chỉ quan tâm các hiện tượng riêng lẻ về lối sống, các hoạt ñộng văn hóa, nghệ thuật ñương ñại trong sinh hoạt thị dân. Công trình Văn hóa ñô thị của tác giả Trần Ngọc Khánh, dù mới là phần giản yếu, lần ñầu tiên ñược biên soạn một cách hệ thống và công phu. ðô thị không cố ñịnh hoặc ñứng yên, không tách rời khu vực sản xuất, không tách biệt thị dân với nông dân, mà luôn vận ñộng, chuyển hóa trong không gian và thời gian, theo nhu cầu và ước vọng của con người. ðô thị là ñộng lực phát triển nhờ tổ chức hệ thống hoạt ñộng sản xuất, thương mại, dịch vụ và tiêu dùng. ðô thị gắn với môi trường sống, trở thành nguồn lực tăng trưởng, ñáp ứng các nhu cầu ña dạng của con người. Văn hóa ñô thị, theo tác giả, là sợi chỉ ñỏ xuyên suốt lịch sử văn minh nhân loại, là môi trường sống tiến bộ của xã hội loài người. Nước Việt Nam ngày nay ñang phấn ñấu cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện ñại. Tuy nhiên, ñể thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, không thể bỏ qua sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, trong ñó có thể coi văn hóa ñô thị là một trong các lĩnh vực quan trọng và cần thiết... Thư viện trung tâm ðại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh xin trân trọng giới thiệu công trình này ñến với bạn ñọc gần xa. THƯ VIỆN TRUNG TÂM ðẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM Trần Ngọc Khánh -1- Văn hóa ñô thị giản yếu
  3. Lời nói ñầu Văn hóa ñược nói ñến ngày càng nhiều trên mọi phương diện hoạt ñộng của ñời sống. Trong khoa học xã hội, khái niệm văn hóa ñược xem xét theo quá trình tiến hóa, gắn với quá trình hình thành và các ý nghĩa trực tiếp của nó trong ñời sống xã hội. Tuy nhiên, xưa nay người ta vẫn thường tìm cách ñịnh nghĩa văn hóa là gì, phân tích văn hóa về ngữ nghĩa, mà ít quan tâm tìm kiếm các mối liên hệ giữa lịch sử văn hóa và lịch sử tư tưởng; hoặc theo quan niệm của các nhà khai sáng dân tộc học ở Pháp, mô tả văn hóa ñã xuất hiện như thế nào trong các xã hội loài người [Denys Cuche, 2004]. Văn hóa làm biến ñổi xã hội. Song xã hội không phải là ñối tượng làm biến ñổi của văn hóa, mà bản thân văn hóa cũng chịu tác ñộng trải qua các quá trình tiến hóa. Khoảng cuối thế kỷ XIII, văn hóa mang ý nghĩa trạng thái (thửa ñất ñược trồng), sau ñó mới là một hoạt ñộng thuộc về vật chất (chăm sóc ñồng ruộng, thuần dưỡng gia súc) hoặc tinh thần (biết trồng trọt, chăn nuôi); ñến thế kỷ XVI và nhất là kể từ thế kỷ XVIII, văn hóa trở thành một khái niệm trừu tượng, chỉ ra khả năng phát triển, với sự xuất hiện phạm trù “văn minh” ở châu Âu ñể có thể ñịnh nghĩa thế giới ñang chuyển ñộng. Theo Từ ñiển Hàn lâm Pháp [1718], văn hóa vừa có nghĩa hoán dụ (từ văn hóa trạng thái ñến văn hóa hoạt ñộng), vừa mang nghĩa ẩn dụ (từ trồng trọt ñất ñai ñến chăm sóc tinh thần). Văn hóa vừa biểu hiện các hoạt ñộng của con người ñể xây dựng môi trường sống nhân văn ñối với thế giới bên ngoài, vừa biểu hiện các hoạt ñộng của con người ñể xây dựng chính nó [Bonnemaison, 2000]. Văn hóa là một khái niệm trừu tượng, do ñó, không hiếm khi ghép ñôi với một khái niệm khác như là ñối tượng hoặc thành quả của văn hóa, biểu hiện các ñặc trưng riêng có của xã hội loài người. Chẳng hạn, văn hóa tộc người, văn hóa nông thôn, văn hóa quốc gia, văn hóa ñô thị, văn hóa chính trị, văn hóa kinh doanh, văn hóa nghệ thuật, văn hóa ngôn ngữ, văn hóa thể thao, văn hóa giải trí, văn hóa xã hội, văn hóa thế giới, v.v. Tuy nhiên, cho ñến nay vẫn tồn tại một số quan niệm khác nhau hoặc có thể là chưa thấu ñáo trước hiện tượng cặp ñôi này trong các hoạt ñộng nghiên cứu, giảng dạy và vận dụng trong ñời sống xã hội. Trước hết, ñó là quan niệm theo quyết ñịnh luận văn hóa, ñề cao các giá trị tĩnh tại, coi văn hóa là chủ ñạo, có tính nền tảng, chi phối cặp ñôi; tập trung lý giải văn hóa theo nghĩa trạng thái; làm cho phần ghép sau là thuộc tính ñơn thuần của văn hóa, biểu hiện một mặt hoạt ñộng của văn hóa; hoặc giới hạn trong phạm vi tiếp cận của văn hóa, bị “văn hóa hóa” (enculturation) khi ñảo ngược cặp ñôi. Quan niệm thứ hai tách rời cặp ñôi, coi ñó là hai thực thể ñộc lập, riêng rẽ; mặc dù không phủ nhận mỗi thành tố của cặp ñôi này có tính tương tác, bổ trợ, ñiều chỉnh lẫn nhau, song không biểu hiện nhất quán sự tương quan trong quá trình hình thành và phát triển; làm cho phần ghép sau tưởng chừng như tồn tại bên ngoài văn hóa, thuộc về lĩnh vực có tính chất hoặc quy mô riêng biệt, thường gắn với nhau bằng liên từ “và”. Sau cùng là quan niệm coi cặp ñôi cấu thành một thực thể trừu tượng, không tách rời và luôn biến chuyển, trong ñó văn hóa là một phức hợp tổng thể quy ñịnh bản chất cặp ñôi; phần ghép sau là bộ phận sản phẩm sáng tạo hoặc phương diện biểu hiện của văn hóa, vừa có khả năng vận ñộng tự thân, vừa có chức năng tác ñộng trở lại làm biến ñổi loại hình và các ñặc trưng của văn hóa. Cặp ñôi phổ biến nhất, ra ñời sớm nhất là văn hóa văn minh, trong ñó văn hóa là ñiểm tựa, làm nền tảng cho các giai ñoạn phát triển khác nhau, trong khi văn minh chính là thành quả của văn hóa, trở thành chất xúc tác, làm biến ñổi bộ mặt của văn hóa trong quá trình phát triển. Trong mối quan hệ này, văn hóa bao giờ cũng là cái có trước, tồn tại dưới bốn dạng thức: cái còn lại, cái thành tựu (văn minh), cái thu hoạch (sở ñắc, lưu Trần Ngọc Khánh -2- Văn hóa ñô thị giản yếu
  4. truyền) và cái di sản của quá khứ [Bonnemaison, 2000]; còn văn minh là bộ phận “chín muồi” của văn hóa, mang tính hiện ñại, phổ quát và tiến bộ. Từ nguyên văn minh xuất xứ từ civitas – thành thị, gốc tiếng Latinh là civis, chỉ người ñồng hương, có nghĩa là “một tập thể có ý thức và trách nhiệm”, có nghĩa là một xã hội mang tính dân sự; còn từ nguyên tính dân sự (civilité) lại có nghĩa là nghệ thuật, cách thức sống với nhau ñể có văn minh (civilisé). Tuy nhiên, cặp ñôi này vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau. Thông thường, người ta tách riêng văn hóa thuộc lĩnh vực tinh thần, còn văn minh thuộc lĩnh vực vật chất, kể cả ñối lập giữa văn hóa và văn minh do chịu ảnh hưởng theo quan niệm của ðức từ thế kỷ XVIII; hoặc ñồng nhất văn hóa với văn minh theo quan niệm của Pháp từ thế kỷ Ánh sáng của J.-J. Rousseau và D. Diderot; hoặc quá ñề cao văn hóa, nhất là văn hóa truyền thống, coi “văn hóa là tâm hồn dân tộc” như ở Ý và ðức, dẫn ñến các phong trào Phục hưng (thế kỷ XIV-XVII), các chính sách phát triển văn hóa ở Tây Âu, kể cả cuộc cách mạng văn hóa ở Trung Quốc từ những năm 1960, hoặc quan niệm bảo thủ nhùng nhằng giữa cái cũ và cái mới, coi văn hóa là bản sắc cần bảo tồn hoặc khôi phục, v.v. Cũng vậy, cặp ñôi văn hóa ñô thị là một thực thể toàn vẹn thuộc phạm trù văn hóa. Tính chất cặp ñôi làm cho ñô thị không hạn hẹp trong tính văn hóa của ñô thị (urbanité) hoặc các hoạt ñộng văn hóa ở ñô thị. Sự ghép ñôi với thành tố ñô thị làm cho văn hóa gần gũi hơn, gắn bó hơn với ñời sống thực tiễn; ngược lại, thành tố văn hóa làm cho ñô thị mang tính nhân văn, có bề dày của quá trình tăng trưởng. Văn hóa – Văn minh = Phát triển (ðổi mới, tiến bộ) Văn hóa – ðô thị = Tăng trưởng (Xây dựng môi trường sống) Sự khác nhau giữa tăng trưởng và phát triển phân biệt văn hóa ñô thị với văn minh ñô thị. Văn hóa ñô thị ñòi hỏi quá trình lâu dài, gắn quá khứ với hiện tại, truyền thống với ñổi mới, làm tăng trưởng bền vững môi trường sống; ngược lại, văn minh ñô thị không chỉ ñặt ra yêu cầu ñổi mới, mà còn ñòi hỏi sự thích ứng ñể hòa nhập với tiến bộ. Yếu tố văn hóa chỉ ñịnh ñô thị là một quá trình gồm năm giai ñoạn của quá trình ñô thị hóa: phát hiện (tìm thấy hoặc xác lập ñịa hình, ñịa lợi trong môi trường tự nhiên), phát minh (hình thành cái mới, nhân tạo, theo ý muốn của con người), ñổi mới (ứng dụng vào ñời sống xã hội), tiến hóa (tạo nên chuyển ñộng, biến ñổi) và truyền bá (vừa lan tỏa trong không gian, vừa tiếp nối theo thời gian) [Bonnemaison, 2000]. ðô thị hóa trong văn hóa ñô thị là sự tiếp nối liên tục và xuyên suốt trong lịch sử xã hội loài người. Do ñó, không thể theo quan niệm tách riêng ñô thị hoặc các hình thái ñô thị khác nhau ñể phân biệt thời kỳ tiền ñô thị (proto-) với ñô thị; hoặc ñô thị hóa không chỉ bao gồm các ñô thị xuất hiện trong thời kỳ cách mạng ñại công nghiệp, mà có nguồn gốc từ rất lâu ñời, cách ngày nay trên dưới mười nghìn năm, tương ứng với thời kỳ cách mạng ñá mới, khi con người biểu hiện khả năng tác ñộng vào môi trường tự nhiên ñể sản xuất nông nghiệp. Về thực chất, ñó là công cuộc tạo lập môi trường sống, một “thiên nhiên thứ hai” của con người, dù còn phụ thuộc nhiều vào môi trường tự nhiên. Theo Henri Lefèbvre, xã hội tương lai không còn là xã hội công nghiệp mà là xã hội ñô thị. Có thể quan niệm thành thị là một “phiên bản” của thế giới tự nhiên hoặc thiên nhiên thứ hai, vì thành thị bao hàm ba yếu tố: thành thị không tách rời tự nhiên, vận hành theo quy luật vận ñộng của tự nhiên; thành thị là môi trường sống do con người tạo lập; thành thị là tác nhân ñể hoàn thiện và phát triển con người. Như vậy, con người vừa là nhân, vừa là quả của sự kiện thành thị. Các ñô thị nông nghiệp xuất hiện ñầu tiên, rải rác dọc lưu vực các sông lớn hoặc án ngữ các ngã tư thông thương ñường bộ, nằm cạnh vùng nông thôn rộng lớn nhằm bảo Trần Ngọc Khánh -3- Văn hóa ñô thị giản yếu
  5. ñảm cung ứng nguồn lương thực thực phẩm, ñáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của số thị dân ban ñầu còn ít ỏi, ñược gọi là bộ phận “tinh hoa” (élites) ở thành thị. Ngày nay, ñô thị là môi trường sống của số ñông, ñô thị hóa là quá trình phát triển tất yếu. Ở các nước phát triển hoặc ñang phát triển, các thành thị ñều là ñiểm tập trung dân cư ñông ñúc, dân số ñô thị tăng theo cấp số nhân, không gian ñô thị không ngừng mở rộng. ðầu thế kỷ XIX, dân số ñô thị chỉ mới có 2%, ñến nay ñã vượt hơn một nửa dân số thế giới; dự kiến ñến năm 2030 là 60%. Trong vòng 20 năm từ 1970-1990, tỷ lệ tăng dân số hàng năm ở New York là 4%, nhưng không gian ñô thị tăng 46%. Quá trình ñô thị hóa thu hẹp khoảng cách không gian giữa nông thôn và thành thị. Con người ñược giải phóng khỏi lệ thuộc tự nhiên nhờ phát triển kỹ thuật, nhưng tự nhiên vẫn là bộ phận không tách rời của môi trường văn hóa ñô thị. Tuy nhiên, có quan niệm tách rời nông thôn khỏi thành thị, ñối lập văn hóa nông thôn với văn hóa ñô thị, ñặt ra mâu thuẫn giữa bảo tồn bản sắc truyền thống với biến ñổi thích ứng văn minh. Nông thôn, nông nghiệp và nông dân bao gồm ñịa bàn cư trú, làm việc và sinh sống, là các bộ phận hữu cơ, tương tác hai chiều với thành thị; không tách rời với quá trình ñô thị hóa, cả về thời gian và không gian. Trong quá trình này, chính lực hút và lực ñẩy của thành thị ñã tạo nên xu thế ñô thị hóa nông thôn. Dẫn chứng mô hình “lối sống Mỹ”, nhờ phát triển xe hơi và nhà ở cá nhân mà ñô thị lan tỏa ra vùng ngoại ô từ những năm 1930, cùng với hệ thống ñường cao tốc kết nối liên tục các ñô thị ngoại vi từ năm 1946; hoặc hiện tượng “Losangélisation” giải tập trung các hoạt ñộng kinh tế, hình thành các ñô thị ña trung tâm, tập hợp các xí nghiệp cùng ngành nghề, mở rộng không gian vùng ngoại vi, tạo nên hiệu ứng “bùng nổ” ñô thị. ðô thị không hẳn là không gian phi sản xuất, vì sản xuất không ñơn thuần làm ra sản phẩm bằng sức lao ñộng. Sản xuất trong văn hóa là sáng tạo, trong kinh tế là hoạt ñộng ñầu tư tư bản tìm lợi nhuận hoặc khai thác biến tài nguyên thành của cải. ðến thế kỷ XVIII, 85% dân số thế giới khai thác trực tiếp môi trường tự nhiên – nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp… nhưng ñến ñầu thế kỷ XXI tỷ lệ này chỉ còn lại ít hơn 15%. ðô thị là nơi tập trung nhất các hoạt ñộng thương mại, hoặc nói ñúng hơn nhờ các hoạt ñộng thương mại mà ñô thị hình thành và phát triển. ðô thị bao gồm khu vực trung tâm (CBD), các cao ốc văn phòng, các dịch vụ tài chính, bảo hiểm, bất ñộng sản, các hệ thống thuế khóa, hành chính, luật pháp, v.v. với xu hướng trải rộng ra các vùng ngoại vi của ñô thị thủ phủ (mégapolis) hoặc kết nối (agglomération), kể cả các ngân hà ñô thị (mégalopolis) bao trùm các bề mặt không gian. ðô thị cũng không giản ñơn là nơi có mật ñộ dân số cao, tập hợp các ñiểm dân cư phân bố trên ñịa bàn, mà bản thân dân số, dân cư ñều là các bộ phận chức năng ñô thị, vận ñộng theo quy luật chi phối của ñô thị. Do ñó, ñô thị tập ñại thành các hoạt ñộng xây dựng môi trường sống ngày càng phong phú và tiến bộ của xã hội loài người. Văn hóa ñô thị tổng hòa toàn thể các thành tố văn hóa của loài người trong quá trình hoạt ñộng về mọi phương diện: kinh tế, chính trị, kỹ thuật, xã hội, luật pháp, hành chính, giáo dục, y tế, vệ sinh, tín ngưỡng, tôn giáo, học thuyết, khoa học, kỹ thuật, quy hoạch… nhằm tạo lập ñời sống, cải thiện môi trường sống, làm cho con người phát triển toàn diện và cân bằng. Trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, ñã có nhiều ngành học quan tâm nghiên cứu ñô thị, xuất hiện các chuyên ngành ñô thị như lịch sử ñô thị, ñịa lý học ñô thị, xã hội học ñô thị, nhân học ñô thị hoặc ñô thị học. Tuy nhiên, cho ñến nay trên thế giới cũng như ở nước ta vẫn chưa có môn học nghiên cứu ñô thị gắn với phạm trù văn hóa, trong ñó ñô thị không chỉ là một sự kiện, thực thể riêng biệt hoặc gắn với hoạt ñộng của con người nói chung mà còn là sản phẩm sáng tạo, thành quả hoặc thành tố của văn hóa, gắn với quá trình phát triển của xã hội loài người. Trần Ngọc Khánh -4- Văn hóa ñô thị giản yếu
  6. Từ thế kỷ V, IV trước Công nguyên, nhiều triết gia ñã bắt ñầu chú ý xây dựng các mô hình ñô thị lý tưởng như Platon, Aristote hoặc ñưa ra các ý tưởng ñầu tiên về quy hoạch ñô thị như Hippodamos, Hippocrates; từ các mô hình ñô thị không tưởng của Thomas Moore thế kỷ XVI, Robert Owen, Charles Fourier thế kỷ XIX, hoặc mô hình ñô thị vườn của Ebenezer Howard, ñến mô hình ñô thị hiện ñại của các nhà quy hoạch như Haussmann, Le Corbusier, v.v. ñều thể hiện sự quan tâm sâu sắc ñến môi trường xã hội và nhân văn ở ñô thị. Trong khi các nhà không tưởng loay hoay tìm kiếm một mô hình ñô thị thích hợp, thì các nhà khoa học chịu ảnh hưởng của học thuyết tiến hóa sinh học kể từ công trình Nguồn gốc các loài (On the origin of species, 1859) của Charles Darwin, ñã vận dụng trên nhiều lĩnh vực khác nhau ñể tìm hiểu về nguồn gốc văn hóa và xã hội của loài người như công trình Xã hội cổ ñại (Ancient Societies, 1877) của Lewis H. Morgan, Nguồn gốc gia ñình, chế ñộ tư hữu và Nhà nước (The Origin of the Family, Private Property and the State, 1884) của F. Engels, ñặc biệt là Edward Burnett Tylor nhấn mạnh về tiến hóa văn hóa xã hội, về phát triển kinh tế và văn minh kỹ thuật qua các thời ñại, hoặc về các hình thái phát triển của ñô thị trong lịch sử… ðáng chú ý là các nhà khoa học chịu ảnh hưởng của trường phái mác-xít như Patrick Geddes với công trình Thành thị tiến hóa (Cities in Evolution, 1915); hoặc xuất hiện lần ñầu tiên trường phái xã hội học ñô thị Chicago ở Mỹ vào những năm 1920 và 1930, cho ñến nay vẫn ñể lại nhiều dấu ấn trong các lĩnh vực nghiên cứu ñô thị. Trong phạm vi văn hóa ñô thị, mặc dù Geddes có thể là người ñầu tiên ñề cập ñến văn hóa ñô thị trong công trình của mình, song có lẽ Lewis Mumford mới là người khai sinh ra ngành học qua công trình Văn hóa ñô thị (The Culture of Cities, 1938) và hàng loạt các công trình khác có liên quan về ñô thị như Kỹ thuật và văn minh (Technics and Civilization, 1934), Thành thị trong lịch sử (The City in History, 1961), Kỹ thuật và Phát triển Nhân văn (Technics and Human Development, 1967), v.v. ðể góp phần xây dựng ngành học mới, dựa trên các nghiên cứu bước ñầu về văn hóa và ñô thị, chúng tôi ñề xuất các trọng tâm nghiên cứu văn hóa ñô thị theo phương pháp văn hóa tổng quan, hay còn gọi là phương pháp tọa ñộ văn hóa (coordonnées), biểu thị các tương quan về thời gian – không gian và chủ thể văn hóa trong quá trình ñô thị hóa, với các nội dung chính sau: Thời gian văn hóa ñô thị ñiểm lại sự kiện ra ñời của thành thị; các ñặc trưng văn hóa ñô thị cổ ñại (Hy Lạp và La Mã); quá trình ñô thị hóa từ thành thị trung ñại, cận ñại ñến hiện ñại; chất lượng sống ñô thị và ñặc trưng văn hóa của một số ñô thị lớn trên thế giới. Không gian văn hóa ñô thị gồm có không gian tự nhiên, kỹ thuật và nhân văn, trong ñó ñề cập về sự tiến hóa ñịa hình, ñịa lợi và tổ chức không gian ñô thị; về quy hoạch ñô thị, giao thông vận chuyển và các phân khu chức năng ñô thị; về không gian cư trú, không gian phân tầng và không gian công cộng. Chủ thể văn hóa ñô thị gắn với hoạt ñộng của con người trong quá khứ, hiện tại và tương lai thông qua các di sản văn hóa ñô thị, chính sách văn hóa ñô thị và môi trường văn hóa ñô thị, nhằm bảo ñảm sự cân bằng, hòa nhập và phát triển hài hòa giữa môi trường tự nhiên, xã hội và nhân văn trong quá trình ñô thị hóa. Chúng tôi tin rằng ngành học Văn hóa ñô thị với những tiếp cận bao quát và toàn diện như trên sẽ là nguồn cung cấp bổ trợ và cập nhật kiến thức gắn với thực tiễn ñô thị, nhằm trang bị nhận thức, thúc ñẩy ứng dụng những vấn ñề mang tính thời sự và nhân văn của xã hội ñương ñại, tăng cường ý thức xây dựng xã hội công dân, góp phần xây dựng môi trường văn hóa – văn minh ñô thị phát triển bền vững, rất cần thiết và xứng ñáng dành một chỗ ñứng trong các môn học ngày nay của khoa học xã hội và nhân văn. Trần Ngọc Khánh -5- Văn hóa ñô thị giản yếu
  7. oOo Trong hơn mười năm qua, chúng tôi ñã triển khai ñề tài này trên một số lĩnh vực nghiên cứu. Trải qua sáu khóa ñào tạo cao học và các lớp ñại học ở khoa văn hóa trường ñại học khoa học xã hội và nhân văn, cấu trúc môn học ñã dần ñược ñịnh hình. Sau các chuyến ñi tiếp cận nghiên cứu tại laboratoire về lý thuyết phát triển ñô thị, viện quy hoạch ñô thị Pháp, trường ñại học Paris 8, chúng tôi càng thêm tin tưởng về yêu cầu cần thiết và tiền ñồ khoa học của văn hóa ñô thị. Do các tài liệu tham khảo còn tản mạn, chưa ñầy ñủ hoặc chuyên biệt trong từng lĩnh vực, phạm vi khác nhau, chưa ñược tập hợp, gắn kết một cách hệ thống, từ nhiều nguồn phong phú hơn, nên việc tìm hiểu chuyên ñề này còn nhiều hạn chế, khó khăn. Mặt khác, do các vấn ñề ñô thị không ít tác giả xưa nay ñề cập, nhất là ở nước ngoài, với dung lượng nhiều, không gian rộng, thời gian dài, nên tập sách này ñược xuất bản lần ñầu chỉ nên coi là một bước ñi thăm dò, cả về mặt học thuật cũng như ứng dụng thực tiễn. Về phần chúng tôi, nỗ lực lớn nhất chỉ là những khái quát bước ñầu, dựa trên cấu trúc chuyên ngành và các phương pháp nghiên cứu liên ngành, ở mức ñộ “giản yếu”, chủ yếu nêu ra các kiến thức cơ bản, các ý tưởng, quan niệm khác nhau, “sàng sẩy” từ các nguồn tài liệu tiếp cận còn hạn hẹp, nên chưa dám bàn luận sâu, ñưa ra nhiều hơn các quan ñiểm, lập luận, không ngoài mục ñích bảo ñảm tính chân thực, khách quan khoa học, ñể hướng mở cho các công trình nghiên cứu cụ thể, sâu sắc hơn sau này. Mặc dù ñã cố gắng biên soạn nghiêm túc, cẩn trọng, tập sách không tránh khỏi những sai sót nhất ñịnh, ñôi chỗ còn sơ sài hoặc chưa tường minh. Xin người ñọc lượng thứ, chỉ dẫn và chung sức bổ cứu, hoàn thiện. ðể hoàn thành công trình này, tôi xin hết lòng tri ân Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự dẫn dắt của PGS.TS. Phan Xuân Biên, là nơi ñã tạo cơ hội thuận lợi cho tôi từ năm 1998 nghiên cứu ñề tài này; tôi xin tri ân Trường ñại học khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh là nơi ñào tạo, ñặc biệt là Khoa văn hóa học ñã tạo ñiều kiện giúp tôi giảng dạy chuyên ñề này trong nhiều năm qua. Tôi cũng xin ngỏ lời tri ân Viện IFU, Laboratoire TMU, Lab’Urba – trường ñại học Paris 8, ñại học Paris-Est Marne-la-Vallée ñã nhiệt tình tiếp nhận tôi ñến nghiên cứu, với sự hướng dẫn và ủng hộ tận tình của giáo sư Charles Goldblum, bà giám ñốc Elisabeth Decoster. Tôi cũng không quên những người thầy Mạc ðường, Phan An, Ngô Văn Lệ, các ñồng nghiệp TS Huỳnh Quốc Thắng, GS-TSKH Trần Ngọc Thêm, các thân hữu Phạm Hồng Danh, Nguyễn Quang Bình, Nguyễn ðức Toàn, Bùi Hải ðăng… và nhiều lớp học trò, ñã mang ñến cho tôi nguồn ñộng viên lớn, cảm hứng khoa học kiên ñịnh. Tôi cũng xin ñược cám ơn gia ñình tôi, với người mẹ cả ñời hy sinh, vất vả, người vợ chịu thương chịu khó, các em ñã ủng hộ tôi về vật chất và tinh thần. ðặc biệt, xin tỏ lòng thành kính và biết ơn sâu sắc gia ñình ông bà Vigneron, ñã bảo bọc tôi suốt hơn bốn mươi năm qua, luôn sẵn lòng giúp tôi các phương tiện cần thiết, là chỗ dựa tinh thần vững chắc của tôi trong những chuyến ñi và chuỗi ngày phiêu bạt trên ñất Pháp. TNK, 10/2011 Trần Ngọc Khánh -6- Văn hóa ñô thị giản yếu
  8. PHẦN THỨ NHỨT LÝ THUYẾT VĂN HÓA ðÔ THỊ CHƯƠNG 1 Cơ sở tiếp cận văn hóa ñô thị KHÁI NIỆM VĂN HÓA Con người, về cơ bản, là một loài vật có văn hóa. ðể có văn hóa, con người ñã trải qua quá trình tiến hóa làm người. Quá trình này không ngắn như một ñời người, vài ba thế hệ hoặc dăm bảy nghìn năm mà bắt ñầu cách ngày nay ít nhất 15 triệu năm. Trong quãng thời gian này, con người vừa thích ứng với môi trường tự nhiên, tạo nên các biến ñổi di truyền ñể sinh tồn, vừa thích ứng với môi trường văn hóa bằng nhiều phương thức, trải qua nhiều thời kỳ biến ñổi khác nhau ñể ngày càng phát triển. Trong quá trình tiến hóa ñầu tiên từ các loài vượn người thành người Homo sapiens sapiens, các bản năng loài vật dần bị thoái hóa, thay thế bằng văn hóa. So với quá trình thích ứng tự nhiên do di truyền, thích ứng văn hóa theo các chức năng của loài người diễn ra nhanh hơn. Văn hóa giúp con người thích ứng với môi trường tự nhiên, thích ứng theo các nhu cầu của chính mình, ñồng thời còn làm cho con người có khả năng biến ñổi tự nhiên, biến ñổi các nhu cầu của ñời sống kinh tế, văn hóa và xã hội. Khái niệm văn hóa trước hết nhằm giải thích các ứng xử tự nhiên của con người. ðối với con người, không có “tự nhiên” thuần túy. Tự nhiên ñược biểu hiện bằng văn hóa. Khi nói: “Bạn cứ tự nhiên”, thì trên thực tế có nghĩa là “Bạn cứ ứng xử theo cách của bạn”. Các ứng xử lúc ấy không theo bản năng sinh học mà là ứng xử văn hóa. Văn hóa làm biến ñổi các xã hội loài người. Các nhu cầu theo chức năng sinh tồn của cơ thể như ăn, ngủ, ngồi, ñi lại, tiêu tiểu, tính dục, v.v. ở mỗi xã hội khác nhau là do văn hóa1. Ngay như khác biệt sinh học về giới tính cũng không phải là tự nhiên thuần túy. ðó là sự phân công về vai trò và nhiệm vụ theo giới tính của xã hội loài người. Trong khoa học xã hội, khái niệm văn hóa ñược xem xét theo quá trình tiến hóa lịch sử, trực tiếp gắn với quá trình hình thành ý nghĩa văn hóa trong xã hội hiện ñại. Do ñó, vấn ñề không phải là phân tích văn hóa về mặt ngữ nghĩa, ñịnh nghĩa văn hóa là gì, mà tìm kiếm các mối liên hệ giữa lịch sử “văn hóa” và lịch sử tư tưởng [Denys Cuche, 2004]. Các ñịnh nghĩa văn hóa khác nhau về ngữ nghĩa thường ẩn chứa bất ñồng về phương diện xã hội và dân tộc. Kể từ khi xuất hiện vào thế kỷ XVIII, khái niệm văn hóa theo nghĩa rộng ñược nhiều người chấp nhận. ðó là sự ña dạng về lối sống và cách thức suy nghĩ của con người. VĂN HÓA LÀ GÌ? “Văn hóa” là một từ cổ trong tiếng Pháp, xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XIII ñể chỉ một thửa ñất ñược trồng trọt [Bénéton, 1975]. Từ nguyên cultura theo tiếng Latinh có nghĩa là chăm sóc ñồng ruộng hoặc súc vật. Từ văn hóa ñược khai sinh trong tiếng Pháp, rồi truyền bá sang tiếng Anh, tiếng ðức dưới hình thức vay mượn ngôn ngữ. ðầu thế kỷ XVI, văn hóa không chỉ có ý nghĩa trạng thái, thuộc vật chất (thứ ñược trồng), mà trở thành hoạt ñộng, thuộc tinh thần (biết trồng trọt ñất ñai). Và cho ñến giữa thế kỷ XVI, văn hóa mới có nghĩa bóng, chỉ ra khả năng làm cho nó phát triển, nhưng ñến cuối thế kỷ XVII vẫn chưa ñược sử dụng phổ biến. 1 Marcel Mauss, Techniques du corps, 1936. Trần Ngọc Khánh -7- Văn hóa ñô thị giản yếu
  9. ðầu thế kỷ XVIII, văn hóa ñược ñưa vào Từ ñiển Hàn lâm Pháp [1718], vừa có nghĩa hoán dụ (từ văn hóa trạng thái ñến văn hóa hoạt ñộng), vừa có nghĩa ẩn dụ (từ trồng trọt ñất ñai ñến chăm sóc tinh thần). Tuy nhiên, văn hóa lúc bấy giờ còn ñi kèm với bổ ngữ: “văn hóa” nghệ thuật, văn chương, khoa học... ñể xác ñịnh loại tri thức ñược bồi ñắp. Trong Từ ñiển bách khoa, văn hóa chủ yếu vẫn ñược coi là “trồng trọt ñất ñai”; còn nghĩa bóng nằm trong các chủ ñề khác như: giáo dục, tinh thần, văn chương, triết học, khoa học. Dần dần, “văn hóa” thoát khỏi bổ ngữ, ñược sử dụng ñộc lập ñể chỉ sự “hình thành”, sự “giáo dục” về tinh thần. Lúc ấy ñã diễn ra hiện tượng ngược lại, văn hóa chuyển biến từ hoạt ñộng (giáo huấn) sang trạng thái (tinh thần ñược dạy dỗ vun ñắp; cá nhân ở tình trạng “có văn hóa”). Văn hóa phát triển thành các khái niệm. Các nhà tư tưởng thế kỷ Ánh sáng quan niệm văn hóa là ñặc trưng riêng có của loài người. Theo Joël Bonnemaison [2000], văn hóa là toàn thể tri thức ñược tích lũy và lưu truyền trong lịch sử nhân loại. Văn hóa tồn tại theo bốn dạng thức : – Văn hóa là cái còn lại (résidu). Năm 1981, tạp chí Không gian ñịa lý tổ chức cuộc hội thảo về ñịa văn hóa. Các nhà ñịa lý ở các trường ñại học và viện nghiên cứu (CNRS, ORSTOM) tiếp cận văn hóa với quan niệm: văn hóa là cái còn lại không giải thích ñược khi ta ñã giải thích hết. Cái còn lại ấy không ño ñếm ñược, không sờ mó ñược, dành cho con người tự do sáng tạo. – Văn hóa là cái thành tựu. Từ văn hóa trong ngôn ngữ Ấn-Âu (kwel), ban ñầu có nghĩa là nuôi nấng, chăm sóc, thương mến2. Sau ñó, người Hy Lạp sử dụng trong nông nghiệp, với nghĩa là làm cho cây trồng chín muồi. ðó là thành quả hoạt ñộng, không phải do ngẫu nhiên hoặc “tự nhiên”, tức là không phải do bởi tự nó. ðối với người Hy Lạp, văn hóa là cái thành tựu. Do các cuộc ñại xâm lăng của người Barbares (nghĩa là “man di”, theo cách gọi của người phương Tây), từ văn hóa biến mất khỏi ngôn ngữ Ấn-Âu. ðến thế kỷ XII và XIII, thời văn minh thượng Trung ñại ở châu Âu, văn hóa xuất hiện trở lại trong tiếng Pháp, với ý nghĩa thiên về tôn giáo là sự thờ cúng, tôn thờ (culte), ñể con người phát triển theo ñường hướng thánh thiện. Cho ñến thời Phục hưng, nhất là giai ñoạn Ánh sáng thế kỷ XVIII, từ văn hóa mới có nghĩa rộng như hiện nay. Văn hóa bao gồm tinh thần, tri thức và sự tinh luyện. Văn hóa ñồng nghĩa với tiến bộ, với các giá trị phổ biến; văn hóa trái nghĩa với tự nhiên, man di và dị ñoan. Tóm lại, văn hóa biến ñổi thành văn minh, là thành tựu của con người về tinh thần, là sự sáng tạo không do ngẫu nhiên – giống như ý nghĩa ban ñầu ở Hy Lạp và hầu như không còn mang ý nghĩa tôn giáo. Như vậy, từ văn hóa có phả hệ quan trọng về ý nghĩa, vì hàm chứa song nghĩa và theo lộ trình ñi lên, từ trật tự cấp thấp tự nhiên ñến cấp cao tinh thần. Văn hóa dựa vào tính chất nhị phân (hai mặt) – vật chất và tinh thần – của con người và hoạt ñộng của con người. Văn hóa vừa là hoạt ñộng của con người ñể xây dựng chính nó, vừa thể hiện hoạt ñộng của con người ñối với thế giới xung quanh ở bên ngoài, ñể xây dựng môi trường sống nhân văn. Sự phân biệt tương ñối các ý nghĩa bẩm sinh/tri thức hoặc tính hai mặt tự nhiên/văn hóa làm cho văn hóa mang tính nhân tạo, vì con người không thể có mặt này mà thiếu mặt kia. – Văn hóa là cái sở ñắc và ñược lưu truyền. ðó là toàn thể di sản mà con người tiếp nhận từ các thế hệ trước, gồm các biểu hiện, kiến thức, giá trị, tư tưởng và tính biểu 2 Dân tộc Ấn-Âu vốn là các kỵ binh, chiến binh, sinh sống bằng nghề chăn nuôi ở vùng thảo nguyên. Cho nên, văn hóa ñược họ vận dụng trước hết vào việc chăm nom loài vật, ñặc biệt là nuôi ngựa. Trần Ngọc Khánh -8- Văn hóa ñô thị giản yếu
  10. cảm. Văn hóa còn là phát minh của con người, trong khoảng thời gian và không gian nhất ñịnh. Mỗi thế hệ, mỗi nhóm người lại phát minh và ñổi mới văn hóa mà họ tiếp nhận. Không có truyền thống ñơn thuần, mà truyền thống ñược diễn ñạt lại và làm phong phú thêm. Văn hóa trở thành truyền thống sống ñộng, pha trộn các ñặc trưng ñược lưu truyền và thụ ñắc qua các biến ñộng của thực tiễn. Truyền thống ñược tái tạo này cấu thành nền tảng bản sắc cộng ñồng, ñịa phương, bộ tộc, vùng miền, quốc gia và các thực thể xã hội khác. Bản sắc không ngừng chuyển ñộng, làm cho văn hóa trở nên mạnh mẽ hoặc suy yếu. Văn hóa sống ñược thì cũng có thể chết ñược. Cho nên, bản sắc cũng có thể biến chuyển, theo các chiều hướng khác nhau. – Văn hóa là sự say mê quá khứ qua phong tục. Phong hóa vừa bén rễ với truyền thống, vừa luôn chuyển ñộng và biến ñổi. Phong hóa không là một hệ thống bất ñộng, mà trái lại là di sản, cần ñổi mới và hòa hợp. Nietzsche nói: “Một dân tộc không có ký ức là dân tộc không có tương lai” [Bonnemaison, 2000]. ðỊNH NGHĨA MÁC-XÍT VỀ VĂN HÓA Văn hóa về mặt tư tưởng là kiến trúc thượng tầng, phụ thuộc vào cấu tạo vật chất và kinh tế của xã hội. Văn hóa dùng ñể tái sản xuất, làm cho tinh thần quen với các giá trị quy ước thuộc về văn hóa, ñể cấu trúc ấy tồn tại lâu dài. Tóm lại, văn hóa tạo nên tinh thần, phụ thuộc vào ý thức hệ thống trị. Tuy nhiên, theo quan niệm Trung Quốc trong “cách mạng văn hóa”, tác ñộng lên cấu trúc thượng tầng có thể tác ñộng lên cấu tạo vật chất và kinh tế. Văn hóa và văn minh thuộc về hai truyền thống lịch sử và ñịa lý khác nhau. ðối với người Pháp và người Anh, văn hóa biểu hiện toàn thể các truyền thống tinh thần (morales), còn các truyền thống tri thức (intellectuelles) tạo ra văn minh. Văn minh là phương diện cao của nghệ thuật và văn chương. Trong thế kỷ Ánh sáng của Rousseau và Diderot, văn minh là khái niệm gộp: văn minh thâu tóm văn hóa; văn minh là cái thành tựu từ sự chín muồi lâu dài của văn hóa; văn minh thuộc về tư tưởng tiến bộ, mới mẻ hơn, hiện ñại hơn. Văn minh có tính phổ quát và tiến bộ. Các nền văn minh có xu hướng cho mình ñược quyền nắm giữ tính phổ quát và chân lý, coi ñó là mô thức biểu hiện mà các nền văn minh khác phải theo. Người Pháp coi họ là hình thái phổ quát của Chân (Vrai), phổ cập lý trí; còn người Mỹ coi họ là hình thái phổ quát của Thiện (Bien) [Bonnemaison, 2000]. Ngược lại, ñối với người ðức, văn hóa (kultur) là biểu hiện mang tính ñịa phương, không có tính phổ quát. Văn hóa thuộc về cái ñặc thù, mang tính chủ quan của các dân tộc, làm cho họ trở nên khác biệt. Văn hóa là tâm hồn của một dân tộc. Nước Ý và nước ðức là các nước văn hóa hơn là văn minh. Nếu văn minh là tập hợp thì văn hóa là khác biệt. Chính vì tôn trọng tính khác biệt nên mới có thể ñạt ñến tầm phổ quát. Oswald SPENGLER (1880–1936), nhà triết học và sử học người ðức, quan niệm văn hóa gồm tâm hồn, ñời sống, tính sáng tạo; ñối lập với văn minh gồm tri thức, lý lẽ, óc phân tích. Văn minh là số phận không thể tránh khỏi của mọi nền văn hóa. Văn hóa mang hình ảnh cái cây: thời kỳ ñỉnh cao là thời kỳ ñâm chồi nẩy lộc và còn non trẻ, nhựa cây phát xuất và ñổi mới từ bên trong; văn minh biểu hiện thời kỳ chín muồi của cây: tiến bộ và kỹ thuật chiếm ưu thế hơn sáng tạo và tinh thần. QUAN NIỆM VĂN MINH ðến thế kỷ XVIII, từ văn hóa gần giống như từ văn minh, cả về ngữ nghĩa và khái niệm. “Văn hóa” và “văn minh” thường ñược dùng ở số ít. ðó là cái riêng có của Con người (viết hoa), không phân biệt dân tộc, giai cấp. Tuy nhiên, khi ñứng cạnh nhau, “văn hóa” thiên về các tiến bộ cá thể; còn “văn minh” thuộc về các tiến bộ tập thể. Trần Ngọc Khánh -9- Văn hóa ñô thị giản yếu
  11. Từ văn minh mới xuất hiện ở thế kỷ XVIII, lúc ñầu ñể chỉ sự thuần khiết của phong tục, về sau mới có nghĩa là quá trình ñưa nhân loại thoát khỏi tình trạng vô minh về kiến thức và vô lý về trí tuệ. Văn minh lúc ấy ñược quan niệm là quá trình cải tiến các thiết chế, pháp luật, giáo dục; là cuộc vận ñộng chưa hoàn thành, có thể và cần phải mở rộng ra khai hóa mọi dân tộc của nhân loại. Kể từ ấy, con người ñược ñặt ở vị trí trung tâm của tư tưởng. Con người là trung tâm của vũ trụ. Denis Diderot [1775] là người ñầu tiên nghĩ ñến việc hình thành một “ngành khoa học nhân văn”; còn Alexandre de Chavannes [1787] là người ñầu tiên ñưa ra từ “ethnologie”, hồi ấy có nghĩa là ngành học nghiên cứu “lịch sử văn minh tiến bộ của các dân tộc”. Nếu ý tưởng văn hóa từ thời Hy Lạp ñược truyền lại bằng tiếng Latinh (cultura), thì văn minh (civilisation) có nguồn gốc từ tiếng Pháp, xuất hiện từ thế kỷ XVIII, với ý nghĩa trái với dã man. Châu Âu thế kỷ XVIII cần một khái niệm ñể ñịnh nghĩa thế giới ñang chuyển ñộng, ñể ñịnh vị một nền văn hóa ñược coi là tiến bộ và hiện ñại hơn, ñối lập với dã man. Văn minh xuất xứ từ civitas, thành thị, có gốc tiếng Latinh là civis, chỉ người ñồng hương, có nghĩa là “một tập thể có ý thức và trách nhiệm”, thuộc về một xã hội mang tính dân sự. Từ nguyên tính dân sự (civilité) có nghĩa là nghệ thuật, cách thức sống với nhau ñể có văn minh (civilisé). Từ văn minh cũng có hai nghĩa, tùy theo ñược sử dụng ở số ít hay số nhiều. Văn minh ở số ít là nền văn minh phổ quát của cái tốt ñẹp và tiến bộ, gắn với thành thị, với sự phát triển kỹ thuật và tri thức, với sự xét ñoán về giá trị, với sự ngự trị của lý lẽ. Văn minh là văn hóa ñược phổ quát và biến ñổi theo chiều hướng tiến bộ. Văn minh ở số nhiều rất gần gũi với từ văn hóa, chính là các nền văn hóa lớn. Theo ñịnh nghĩa từ ñiển, văn minh là “Toàn thể các tính chất tôn giáo, ñạo ñức, văn hóa, xã hội và vật chất thuộc về ñặc trưng của một xứ sở hoặc một xã hội”. Tuy nhiên, ở Pháp văn hóa mang ý nghĩa hạn chế hơn văn minh: văn hóa giới hạn ở sự nhận biết về tri thức, ñào tạo về kiến thức. Édouard HERRIOT (1872–1957): “Văn hóa là cái còn lại khi ta ñã quên hết”. Văn hóa ñược coi là toàn thể các phương diện tri thức của một nền văn minh, tương ứng với kiến trúc thượng tầng của chủ nghĩa mác-xít. Ý NGHĨA VĂN HÓA VĂN MINH TRONG KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Văn minh là một tập hợp lớn về xã hội – chính trị – văn hóa và kinh tế; văn hóa là các giá trị chung ñược chia sẻ bởi số ñông, biểu hiện sự liên kết phần tinh túy nhất của tập hợp, là ngọn nguồn của văn minh mà không mang tính toàn bộ (totalité). Trong khoa học xã hội, ñặc biệt là nhân học, sử học và ñịa lý, từ văn hóa ñược hiểu theo nghĩa rộng hơn. Có các nền văn hóa và có các nền văn minh. Quan niệm này kết hợp hai tầng: các giá trị tinh thần và các giá trị vật chất. ðối với nhà nhân học hoặc ñịa văn hóa – tức là các “nhà văn hóa”, không có văn hóa hoặc văn minh cao cấp, mà ña phần các nền văn hóa và văn minh làm cho nhân loại trở nên thịnh vượng. Có khuynh hướng xem xét văn hóa và văn minh không do khác biệt về bản chất mà khác nhau về phạm vi. Mỗi nền văn minh ñều chứa ñựng một số lượng không xác ñịnh ñược các nền văn hóa và các hệ thống văn hóa. Văn minh có ý nghĩa và phạm vi không gian rộng hơn so với văn hóa. Thời gian dài, không gian rộng là hai phạm vi ñặc trưng của văn minh; khác với văn hóa vốn thuộc về từng nhóm người, trong phạm vi ñời sống hàng ngày. Văn minh thuộc về mức ñộ xã hội lớn hơn, thuộc phạm vi siêu văn hóa (métaculturelle), dùng ñể mô tả một nền văn hóa khác; ngược lại văn hóa ñược hiểu ở mức ñộ nhỏ hơn, của các nền văn hóa tộc người, quốc gia hoặc vùng miền Trần Ngọc Khánh - 10 - Văn hóa ñô thị giản yếu
  12. [Bonnemaison, 2000]. Tóm lại, văn hóa cần ñối thoại, còn văn minh cần ñấu tranh lẫn nhau. ðó là “cú sốc của các nền văn minh”, vấn ñề cơ bản của thế kỷ XX. CÁC QUAN NIỆM VĂN HÓA KHÁC NHAU TRÊN THẾ GIỚI ðỨC – ðỐI LẬP VĂN HÓA VỚI VĂN MINH Văn hóa (kultur) theo nghĩa bóng mới xuất hiện từ thế kỷ XVIII ở ðức. Giới thượng lưu ðức, do chịu ảnh hưởng tư tưởng Ánh sáng từ nước Anh, ñã vay mượn từ văn hóa trong ngôn ngữ Pháp ñể diễn ñạt. Từ nửa sau thế kỷ XVIII, giới trí thức thượng lưu ðức sử dụng các giá trị “tinh thần” của văn hóa, bao gồm khoa học, nghệ thuật, triết học và tôn giáo, ñể ñối lập lại các giá trị “phong nhã” của giới quý tộc ðức, bị cô lập với các tầng lớp trung lưu trong xã hội, vì bắt chước theo các kiểu cách ñược coi là “văn minh” của triều ñình Pháp. Theo ñó, bất cứ cái gì có tính xác thực, góp phần làm giàu tri thức và tinh thần ñều là văn hóa; ngược lại, cái gì mang vẻ hào nhoáng, hời hợt, sang trọng bề ngoài thì ñược coi là văn minh. Văn hóa ñối lập với văn minh, giống như sâu sắc phản nghĩa với nông cạn. Có thể nói rằng, chính ý thức dân tộc ðức trước các thế lực phương Tây ñã tạo nên sự ñối lập giữa văn hóa và văn minh, vì trong khi Anh và Pháp ñã hình thành nhà nước sau cách mạng Pháp thì ðức vẫn chưa thống nhất về mặt chính trị. Johann Gottfried HERDER (1744–1803), nhà triết học người ðức, trong công trình Một triết học khác của lịch sử [1774], là người ñầu tiên sử dụng từ “văn hóa” một cách có hệ thống. Herder chống lại thuyết văn hóa phổ quát và ñồng nhất của triết học Ánh sáng Pháp. Ông giải thích các nền văn hóa theo số nhiều, trên cơ sở phân tích tính ña dạng của ngôn ngữ. Ông ñược coi là người mở ñường cho quan niệm văn hóa mang tính tương ñối. Kể từ thế kỷ XIX, dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc ðức, khái niệm kultur có khuynh hướng vạch ra giới hạn, gia cố các khác biệt dân tộc và nhằm ñịnh nghĩa “tính cách ðức”. ðó không chỉ là tính ñộc ñáo, tính riêng biệt tuyệt ñối, mà gồm cả tính ưu việt của văn hóa ðức. Văn hóa theo quan niệm ở ðức là toàn thể các thành quả về nghệ thuật, tri thức và ñạo ñức cấu thành di sản của một dân tộc, làm nền tảng cho sự thống nhất. ðó là các thành quả tinh thần, không lẫn lộn với các thành tựu kỹ thuật gắn với tiến bộ công nghiệp, xuất phát từ thuyết duy lý vô hồn. Kể từ ñó, văn minh ñược coi là tiến bộ vật chất, gắn với phát triển kinh tế và kỹ thuật. PHÁP – VĂN HÓA CỦA CÁC NHÀ KHAI SÁNG DÂN TỘC HỌC Ở Pháp, quan niệm văn hóa theo chiều hướng rất khác biệt. ðó là toàn thể các tính cách riêng của một cộng ñồng, thường có ý nghĩa rộng và chung nhất. Văn hóa không hề ñối lập với văn minh, trong khi “văn minh” ñược sử dụng phổ biến thay thế cho văn hóa3. ðến ñầu thế kỷ XX, văn hóa vẫn theo quan niệm truyền thống của các nhà triết học Ánh sáng về tính phổ quát, trừu tượng. Văn hóa mang ý nghĩa chung là văn hóa nhân loại. “Trước khi có văn hóa Pháp, văn hóa ðức, văn hóa Ý, ñã có văn hóa loài người”4. Văn hóa thuộc lĩnh vực tinh thần, là tri thức dân tộc. Văn hóa không chỉ phát triển tri thức cá nhân, mà trở nên phong phú hơn nhờ tri thức tập thể. Các ñặc thù văn hóa bị thu hẹp; quan niệm thống nhất thắng thế ý thức ña dạng. 3 Công trình Primitive Culture của Tylor ñược dịch sang tiếng Pháp là “Văn minh nguyên thủy”. Và cho ñến năm 1950, tác phẩm kinh ñiển Patterns of Culture của Ruth Benedict vẫn còn dịch sang tiếng Pháp tựa ñề là Échantillons de Civilisations. 4 Dẫn theo Ernest Renan, tại hội nghị “Qu’est-ce qu’une nation?” năm 1882 tại Sorbonne. Trần Ngọc Khánh - 11 - Văn hóa ñô thị giản yếu
  13. Các nhà khai sáng dân tộc học ở Pháp coi văn hóa mang nội dung miêu tả thuần túy. Họ quan niệm, vấn ñề không phải văn hóa là gì, mà cần miêu tả nó ñã xuất hiện thế nào trong các xã hội loài người. ðối với vấn ñề thống nhất trong ña dạng, giữa tính ñặc thù của loài người với sự ña dạng của các dân tộc và của các phong tục, ngành dân tộc học Pháp chia thành hai khuynh hướng: một, ưu tiên thống nhất và thu nhỏ ña dạng, bằng cách coi ña dạng là “tạm thời”, theo một sơ ñồ tiến hóa; hai, ngược lại, coi ña dạng là quan trọng, song về cơ bản không mâu thuẫn với tính thống nhất của nhân loại. Như vậy, từ thế kỷ XVIII ñến thế kỷ XX, sự ñối lập giữa tính ñặc thù ở ðức và tính phổ quát ở Pháp là hai quan niệm khác biệt ñiển hình về văn hóa. ðó cũng là cơ sở của hai cách ñịnh nghĩa khái niệm văn hóa trong khoa học xã hội hiện nay. MỸ – QUAN NIỆM CỦA CÁC NHÀ NHÂN HỌC VĂN HÓA Ngành nhân học văn hóa Mỹ chia thành ba dòng chính: lịch sử văn hóa của Boas; quan hệ giữa văn hóa (tập thể) và nhân cách (cá thể); quan niệm văn hóa là hệ thống truyền thông giữa các cá thể. Các công trình nhân học văn hóa ở Mỹ bị nhiều chỉ trích, song qua ñó cho thấy khoa học văn hóa phát triển mạnh, góp phần bổ sung, hoàn chỉnh các quan niệm văn hóa trước ñó. Các nhà nhân học văn hóa Mỹ không quan niệm văn hóa là ổn ñịnh, ở trạng thái tĩnh, mà cho rằng văn hóa tiến hóa thông qua các biến ñổi, tương tác khi thu nhận văn hóa của các cá thể. Tranh luận xảy ra nhiều nhất về cách tiếp cận tương ñối các văn hóa, chú trọng tính số nhiều của các nền văn hóa hơn là tính ñơn nhất của văn hóa. Theo Boas, ban ñầu thuyết tương ñối là phản ứng về phương pháp luận chống lại thuyết tiến hóa. Tuyệt ñối thì không thể so sánh các nền văn hóa khác nhau, mà chỉ có thể so sánh sau khi ñã nghiên cứu riêng, thấu ñáo từng nền văn hóa. Thuyết bản chất hoặc thực thể luận của Kroeber [1917] quan niệm văn hóa là một thực thể tự nó, thuộc lĩnh vực “cơ chế thượng tầng”, có các quy luật riêng, tồn tại ñộc lập bên ngoài sự kiểm soát của các cá thể. Các nhà nhân học Mỹ thuộc trường phái “văn hóa và nhân cách” quan niệm văn hóa là trừu tượng. Chính các cá thể tạo nên văn hóa, chuyển giao và biến ñổi văn hóa. Người ta không thể quan sát văn hóa trên thực ñịa, vì ñó chỉ là các ứng xử cá thể. Và sau cùng, họ quan niệm chính tầm quan trọng của giáo dục ñã làm nên sự khác biệt văn hóa. CÁC HỌC THUYẾT VÀ TRƯỜNG PHÁI VĂN HÓA TYLOR VÀ HỌC THUYẾT PHỔ QUÁT VĂN HÓA Ngài Edward Burnett TYLOR (1832–1917), nhà sáng lập nhân học xã hội Anh, là người ñầu tiên ñưa ra ñịnh nghĩa theo quan niệm dân tộc học về văn hóa: Văn hóa hoặc văn minh, hiểu theo nghĩa rộng nhất của dân tộc học, là cái toàn thể phức hợp bao gồm nhận thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, ñạo ñức, pháp luật, phong tục và các năng lực hoặc tập tục khác do con người thụ ñắc với tư cách thành viên xã hội [Văn hóa nguyên thủy, Primitive Culture, 1871, tr.1]. ðịnh nghĩa Tylor miêu tả thuần túy và khách quan, không mang tính chuẩn tắc5. Theo Tylor, văn hóa biểu hiện toàn thể ñời sống xã hội của con người; các ñặc trưng văn hóa thuộc về phạm vi tập thể; văn hóa ñược thụ ñắc, không do di truyền sinh học, trong khi nguồn gốc và tính chất của văn hóa phần lớn do vô thức. ðịnh nghĩa Tylor cũng không làm rõ khái niệm văn minh ñối với xã hội nguyên thủy, vì từ nguyên văn minh thuộc cấu trúc thành thị và trong khoa học lịch sử chủ yếu chỉ các thành tựu vật chất, trong khi các xã hội nguyên thủy còn ít phát triển. Thực ra, 5 Khác với các ngành khoa học ñược coi là ñịnh ra và xác ñịnh các chuẩn tắc gồm: mỹ học, lôgic học, ñạo ñức học. Trần Ngọc Khánh - 12 - Văn hóa ñô thị giản yếu
  14. giữa xã hội nguyên thủy và văn minh không khác biệt về bản chất, mà khác nhau do cấp ñộ phát triển về văn hóa. Tylor ñịnh nghĩa văn hóa về khái niệm, song không phải là người ñầu tiên sử dụng từ này trong dân tộc học. Tylor chịu ảnh hưởng trực tiếp các nhà dân tộc học ðức, ñặc biệt là Gustave KLEMM [1843], người sử dụng từ văn hóa theo nghĩa khách quan ñể tham chiếu văn hóa vật chất6. BOAS VÀ HỌC THUYẾT ðẶC THÙ VĂN HÓA Nếu Tylor là người ñầu tiên ñưa ra quan niệm khoa học về văn hóa, thì Franz BOAS (1858–1942) là nhà nhân học ñầu tiên tiến hành ñiều tra thực ñịa bằng quan sát trực tiếp và lâu dài về văn hóa nguyên thủy. Sau chuyến ñi khảo sát người Esquimaux vùng Baffin năm 1883–1884, ông nhận thấy tổ chức xã hội do văn hóa quyết ñịnh hơn là do môi trường tự nhiên. Theo Boas, khác biệt cơ bản giữa các nhóm là do mô thức văn hóa, không phải do chủng tộc; khái niệm chủng tộc không có liên hệ giữa các ñặc trưng hình thể và ñặc trưng tinh thần; không có khác biệt “tự nhiên” (sinh học) giữa con người nguyên thủy và văn minh. ðó là sự khác biệt về văn hóa ñược thụ ñắc, không phải do bẩm sinh. Boas là người ñầu tiên từ bỏ quan niệm chủng tộc khi giải thích các ứng xử của con người. Khác với Tylor, mục tiêu nghiên cứu văn hóa của Boas là các nền văn hóa hơn là Văn hóa. Ông quan niệm dân tộc học là ngành khoa học quan sát trực tiếp. Theo ông, khi nghiên cứu văn hóa ñặc thù, phải ghi chép mọi cái ñến từng chi tiết và phải hiểu biết thấu ñáo nền văn hóa ñược nghiên cứu trước khi ñưa ra kết luận chung. Boas cũng là người sáng lập phương pháp quy nạp và bổ cứu thực ñịa. Chính nhờ ông mà nhân học quan niệm thuyết văn hóa tương ñối như là nguyên tắc thuộc về phương pháp luận, bao gồm quan niệm tương ñối về văn hóa. DURKHEIM VÀ HỌC THUYẾT THỐNG NHẤT CÁC SỰ KIỆN VĂN HÓA Cùng thời với Boas là Émile DURKHEIM (1858–1917), nhà xã hội học người Pháp, người tham gia sáng lập ngành nhân học Pháp, thành lập tạp chí L’Année sociologique [1897], với nhiều công trình chuyên khảo nổi tiếng về dân tộc học. Durkheim không dùng khái niệm văn hóa, mà thường diễn dịch là “văn minh”. Qua công trình soạn chung với Marcel Mauss Chú thích khái niệm văn minh [Note sur la notion de civilisation, 1913], ông ñưa ra quan niệm khách quan và không chuẩn tắc về văn minh. Durkheim cho rằng các nền văn minh ñặc thù góp phần vào văn minh nhân loại, mà nói như Mauss [1901]: “Văn minh của một dân tộc không phải cái gì khác hơn là toàn thể các hiện tượng xã hội. Không có dân tộc phi văn hóa, không văn minh hoặc «tự nhiên»”. Theo Durkheim, các hiện tượng xã hội ñều mang tính biểu trưng, nên cần có chiều kích văn hóa. Các hiện tượng xã hội trải rộng trên các khu vực vượt ra ngoài không gian lãnh thổ quốc gia, hoặc phát triển qua các khoảng thời gian vượt ra ngoài lịch sử một xã hội. Ông muốn chứng minh người nguyên thủy hoàn toàn có khả năng tư duy lôgich. Ông không ñồng tình với sơ ñồ tiến hóa ñơn tuyến, mà quan niệm ñó là “một thân cây tỏa ra nhiều nhánh” [1913]. ðối với thuyết văn hóa tương ñối, Durkheim quan niệm: chuẩn tắc của mỗi xã hội là tương ñối và tương quan với trình ñộ phát triển của nó. Trong sự nghiệp của mình, Durkheim quan tâm ñến việc xác ñịnh bản chất của liên kết xã hội, hơn là ñưa ra một học thuyết mang tính hệ thống về văn hóa. Ông xác ñịnh 6 Klemm chia lịch sử phát triển văn hóa thành ba giai ñoạn: hoang dã, có ñặc trưng sống theo từng hộ gia ñình, không luật lệ, kinh tế chiếm ñoạt (hái lượm, săn bắt); tự cung tự cấp, có luật lệ chặt chẽ ñể liên kết các hộ gia ñình với nhau, phát triển nông nghiệp, chăn nuôi, có chữ viết; tự do, có ñặc trưng là quyền lực của giới tăng lữ ở thời kỳ trước ñó bị sụp ñổ. Trần Ngọc Khánh - 13 - Văn hóa ñô thị giản yếu
  15. xã hội chiếm ưu thế trên cá nhân. Kể từ công trình Tự tử [Le Suicide, 1897], Durkheim triển khai lý thuyết “ý thức tập thể”, ñược coi là một dạng lý thuyết về văn hóa. Theo ông, mọi xã hội ñều có một ý thức chung, ñược hình thành từ các biểu hiện chung, các lý tưởng, giá trị và tình cảm chung ñối với mọi cá nhân trong xã hội ấy. Chính ý thức tập thể tạo nên sự thống nhất và cố kết của một xã hội. Khái niệm “ý thức tập thể” của Durkheim có khi ñược diễn ñạt là “nhân cách tập thể”, rất gần với khái niệm mô thức văn hóa và “nhân cách cơ bản” của các nhà nhân học văn hóa Mỹ, ñặc biệt là lý thuyết văn hóa về “cơ chế thượng tầng” của Alfred Kroeber [1917]. LÉVY-BRUHL VÀ HỌC THUYẾT TIẾP CẬN KHÁC BIỆT Lucien LÉVY-BRUHL (1857-1939) với công trình Chức năng tinh thần trong các xã hội hạ ñẳng [Les fonctions mentales dans les sociétés inférieures, 1910], nêu lên sự khác biệt văn hóa thể hiện hai quan niệm văn hóa khác nhau trong dân tộc học Pháp thời kỳ ñầu. Khác với Durkheim, Lévy-Bruhl sử dụng khái niệm “tinh thần” thay cho “văn hóa”, nhằm bác bỏ học thuyết tiến hóa ñơn tuyến và luận giải về sự tiến bộ tinh thần. Lévy-Bruhl cũng không chia sẻ các luận ñiểm Tylor về thuyết vật linh của người nguyên thủy. Trong công trình Tinh thần nguyên thủy [La mentalité primitive”, 1922], ông chống lại tư tưởng coi hoạt ñộng tinh thần của “người nguyên thủy” ở dạng sơ khai (tiền lôgich), trẻ thơ hoặc bệnh lý so với bối cảnh thời ñại. Trái lại, theo Lévy-Bruhl, người nguyên thủy thực hành tinh thần trong ñiều kiện bình thường, kể cả phức tạp và phát triển theo cách của họ. Ông khẳng ñịnh con người có cùng ñời sống tâm lý cơ bản hơn là khác biệt, song ông phản ứng quan niệm chỉ theo một phương thức chức năng duy nhất. Ông cũng không ñồng tình với Durkheim muốn chứng minh con người ở mọi xã hội ñều có tinh thần “lôgich”, buộc phải tuân theo các quy luật của lý trí. Các quan ñiểm của Lévy-Bruhl hồi ñầu thế kỷ XX mâu thuẫn với thuyết phổ quát (trừu tượng) của triết học Ánh sáng và các nguyên tắc ñạo ñức theo khuôn mẫu của phần lớn các học giả Pháp, do ñó, ñã tạo nên nhiều cuộc tranh luận khoa học sôi nổi về tính khác biệt (altérité) và bản sắc văn hóa. KROEBER VÀ HỌC THUYẾT TRUYỀN BÁ VĂN HÓA Các học trò của Boas như Alfred KROEBER (1876–1960) và Clark WISSLER (1870–1947) tiếp tục nghiên cứu phạm trù lịch sử của các hiện tượng văn hóa. Họ vay mượn một loạt khái niệm về “vùng văn hóa” và “ñặc trưng văn hóa” của các nhà nhân học “truyền bá” ðức hồi ñầu thế kỷ XX, ñể nghiên cứu sự phân bố trong không gian của một hoặc nhiều ñặc trưng văn hóa của các nền văn hóa ở gần nhau và phân tích quá trình lan truyền của chúng. “Truyền bá văn hóa” là kết quả quan hệ giữa các nền văn hóa khác nhau và sự di chuyển các ñặc trưng văn hóa. Khi có hiện tượng hội tụ các ñặc trưng giống nhau trong một phạm vi không gian, người ta gọi ñó là vùng văn hóa. Trong ñó, ở khu vực trung tâm là các ñặc trưng văn hóa cơ bản; còn ở khu vực ngoại vi, các ñặc trưng này ñan xen lẫn nhau với các ñặc trưng ñến từ các khu vực văn hóa lân cận. MALINOWSKI VÀ HỌC THUYẾT PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG VĂN HÓA Bronislaw MALINOWSKI (1884–1942), nhà nhân học Anh gốc Ba Lan, mang quốc tịch Áo, là người ñưa ra thuyết chức năng tập trung ở hiện tại, ñể chống lại thuyết tiến hóa hướng ñến tương lai và thuyết truyền bá hướng về quá khứ. Theo ông, chỉ có quãng thời gian ở giữa là nơi mà nhà nhân học có thể nghiên cứu các xã hội loài người một cách khách quan; cần quan sát trực tiếp các nền văn hóa trong tình trạng hiện tại, không cần truy ngược về nguồn gốc vì hão huyền và không có chứng cứ khoa học; mỗi nền văn hóa hình thành một hệ thống cân bằng theo chức năng, trong ñó các yếu tố phụ Trần Ngọc Khánh - 14 - Văn hóa ñô thị giản yếu
  16. thuộc lẫn nhau, nên cần loại trừ việc nghiên cứu riêng rẽ; văn hóa biến ñổi chủ yếu ñến từ bên ngoài, do sự giao tiếp văn hóa. ðể giải thích các nền văn hóa có chức năng khác nhau, trong công trình Lý thuyết khoa học về văn hóa [Une théorie scientifique de la culture, 1944], Malinowski xây dựng học thuyết về các “nhu cầu” gây nhiều tranh cãi. Các yếu tố cấu thành một nền văn hóa có chức năng thỏa mãn các nhu cầu chủ yếu của con người. ðối tượng của ngành nhân học không phải là nghiên cứu các ñặc trưng văn hóa vô nghĩa, cũng không phải các sự kiện văn hóa riêng rẽ, mà là các thiết chế (kinh tế, chính trị, pháp luật, giáo dục...) và quan hệ giữa các thiết chế trong tương quan của một hệ thống văn hóa. Hạn chế của học thuyết chức năng là ít có khả năng giải quyết các mâu thuẫn nội tại, các rối loạn chức năng và các hiện tượng bệnh lý của văn hóa. Tuy vậy, công lao của Malinowski là chứng minh không thể nghiên cứu văn hóa từ bên ngoài và quá lâu về thời gian. Ông không bằng lòng với phương pháp quan sát trực tiếp tại chỗ, mà ñã hệ thống hóa việc sử dụng phương pháp dân tộc học miêu tả, thường gọi là phương pháp “quan sát tham dự”. TRƯỜNG PHÁI “VĂN HÓA VÀ NHÂN CÁCH” Từ những năm 1930, ngành nhân học Mỹ hướng ñến một hướng ñi mới trong cố gắng tìm cách giải thích một cách kiên trì các khác biệt văn hóa giữa các nhóm người. Họ cho rằng nghiên cứu văn hóa còn quá trừu tượng, trong khi quan hệ giữa cá nhân với văn hóa của mình còn chưa ñược tính ñến; văn hóa không thể tồn tại như một thực thể tự nó, nằm ngoài các cá thể, dù cho mọi văn hóa ñều ñộc lập tương ñối so với các cá thể; mỗi nền văn hóa xác ñịnh một kiểu ứng xử chung cho toàn thể các cá thể tham gia vào nền văn hóa ñó. Vấn ñề cần làm sáng tỏ là văn hóa ñã hiện diện trong cá thể như thế nào, thúc ñẩy họ hành ñộng ra sao và tạo nên cách ứng xử nào. Vấn ñề cơ bản của trường phái này là nhân cách. Con người ñồng nhất với nhau về phương diện sinh học và tâm lý, song cơ chế nào làm cho các cá thể lúc ñầu có bản chất giống nhau, biến ñổi thành các kiểu nhân cách ñặc trưng khác nhau trong các nhóm riêng biệt. Họ ñặt ra giả thuyết ña số các nền văn hóa tương ứng với nhiều kiểu nhân cách. Edward SAPIR (1884–1939), nhà nhân học ngôn ngữ Mỹ gốc ðức, cho rằng việc truyền bá các ñặc trưng văn hóa, các yếu tố văn hóa từ nền văn hóa này ñến nền văn hóa khác không ñộc lập với các cá thể, mà chính ứng xử của các cá thể có thể giải thích sự vay mượn văn hóa ñặc thù [1949]. Ruth BENEDICT (1887–1948) ñề xuất khái niệm “mô thức văn hóa” [1934] từ ý tưởng của Boas và Sapir. Theo ñó, mỗi nền văn hóa có một kiểu mô thức ñặc trưng, ñồng nhất và gắn bó với nhau nhờ các thiết chế (ñặc biệt là giáo dục) và các giá trị, qua ñó ñiều khiển các cá thể theo một “sơ ñồ” vô thức trong mọi hoạt ñộng của ñời sống. Margaret MEAD (1901–1978) nghiên cứu về cách thức, mô hình giáo dục và các hệ quả văn hóa mà cá thể tiếp nhận ñể hình thành nhân cách của mình. ðó là quá trình “truyền giao văn hóa” và xã hội hóa nhân cách bằng giáo dục. Nhân cách cá thể không phải do các ñặc ñiểm sinh học mà do “mô thức” văn hóa ñặc thù của xã hội. ðó là quá trình mà các nhà nhân học gọi là “văn hóa hóa” (enculturation), tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa mô thức văn hóa, phương pháp giáo dục và nhân cách chủ ñạo. Ralph LINTON (1893–1953) cho rằng ngoài tâm lý của từng cá thể còn có tâm lý chung của mọi thành viên trong một cộng ñồng, gọi là “nhân cách cơ bản”. Văn hóa biến ñổi do ưu thế hơn hẳn của một kiểu nhân cách nào ñó mà các thành viên trong một cộng ñồng cùng chia sẻ. Trong công trình Cơ sở văn hóa của nhân cách [1945], ông cho Trần Ngọc Khánh - 15 - Văn hóa ñô thị giản yếu
  17. rằng mỗi nền văn hóa ưu tiên một trong số các kiểu nhân cách ñược xã hội coi là “bình thường”, phù hợp với chuẩn mực văn hóa và hệ thống các giá trị. Abram KARDINER (1891–1981) ñã cộng tác chặt chẽ với Linton ñể triển khai quan niệm “nhân cách cơ bản”, ñược hình thành ở cá thể thông qua “các thiết chế sơ ñẳng” (trước hết là gia ñình và hệ thống giáo dục) riêng của mỗi xã hội; và nhân cách cơ bản này tác ñộng trở lại văn hóa của nhóm bằng cách sản sinh ra “các thiết chế thứ cấp” (ñặc biệt là hệ thống các giá trị và tín ngưỡng). LÉVI-STRAUSS VÀ HỌC THUYẾT PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VĂN HÓA Claude LÉVI-STRAUSS (1908–2009), nhà nhân học người Pháp, người ñược James Frazer xưng tụng là “cha ñẻ ngành nhân học hiện ñại”, ñã ñưa ra một ñịnh nghĩa về văn hóa: Mọi văn hóa ñều có thể xem là toàn thể các hệ thống biểu trưng ñược ñặt lên hàng ñầu gồm ngôn ngữ, quy tắc hôn nhân, quan hệ kinh tế, nghệ thuật, khoa học, tôn giáo. Tất cả các hệ thống này ñều nhằm diễn tả một số phương diện hiện thực của tự nhiên và xã hội, ñặc biệt là các quan hệ mà hai loại hiện thực này trao ñổi lẫn nhau và các hệ thống biểu trưng của từng loại trao ñổi với nhau [1950]. Lévi-Strauss chịu ảnh hưởng của nhân học văn hóa Mỹ về tính toàn thể của văn hóa, ñặc biệt là của Boas, Kroeber và Benedict do ông ở Mỹ một thời gian khá lâu (1941- 1947). Trong công trình Nhiệt ñới buồn [Tristes tropiques, 1955], ông mượn của Ruth Benedict bốn ý tưởng chủ yếu: một, các nền văn hóa khác biệt do một mô thức nào ñó; hai, các kiểu văn hóa khả dĩ tồn tại với số lượng giới hạn; ba, nghiên cứu các xã hội “nguyên thủy” là phương pháp tốt nhất ñể xác ñịnh sự kết hợp giữa các yếu tố văn hóa; bốn, sự kết hợp này có thể ñược nghiên cứu tự bản thân chúng, ñộc lập với các cá thể trong nhóm và họ không có ý thức gì về sự kết hợp này. Ngoài việc nghiên cứu các biến ñổi văn hóa, Lévi-Strauss còn phân tích tính không thể biến ñổi của một nền văn hóa ñặc thù mà ông coi là “vốn chung” của nhân loại. Tham vọng về nhân học cấu trúc của Lévi-Strauss là nhận biết và tiếp thu các sự kiện bất biến, tức là các “tư liệu” văn hóa giữa các nền văn hóa luôn luôn giống nhau do tính thống nhất về ñời sống tâm lý của con người, tất nhiên là với số lượng có giới hạn. Tổ chức ñời sống xã hội phụ thuộc vào một nền văn hóa và ñòi hỏi thực hiện các quy ước xã hội. Trong các ñiều kiện chung về chức năng của ñời sống xã hội, có thể tìm gặp các quy ước phổ biến vốn là các nguyên tắc cần thiết của mọi ñời sống xã hội. Chẳng hạn, việc cấm loạn luân là cơ sở cần thiết cho các trao ñổi của xã hội. CÁC TIẾP CẬN VĂN HÓA TRONG KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ðối với các nhà ñịa lý với tư duy thực nghiệm ở Mỹ, văn hóa bao gồm các thứ không thuộc về tự nhiên. Họ phân biệt văn hóa là cái nhìn thấy ñược trong cảnh quan ñịa lý, do con người tạo lập nên và có khả năng làm thay ñổi môi trường tự nhiên. ðó là cảnh quan ñược nhân hóa. ðối với các nhà nhân học, văn hóa nằm ngay ở ngành học. Mỗi dân tộc ñược ñịnh nghĩa trước tiên là có một nền văn hóa riêng. ðó là một toàn thể phức hợp như là một tổng thể mà con người có ñược. Mỗi cá nhân sinh ra trong xã hội ñều thuộc về một nền văn hóa. Văn hóa mang ý nghĩa tập thể, thuộc về một cộng ñồng, bộ tộc, xã hội... Nói như HÉRODOTE, “Phong tục là vua của mọi thứ”. Có hàng ngàn cách thức ñể thỏa mãn nhu cầu của con người về ăn, ở, ngủ, nghỉ, ñi lại hoặc làm việc. ðối với các nhà văn hóa, họ quan niệm mọi nền văn hóa vừa giống nhau vừa khác nhau trên một số phương diện, vì ñáp ứng các nhu cầu và các mục tiêu chung bằng các cách thức khác nhau. Ở cấp ñộ ñầu tiên thì sự khác biệt tách rời nó ra, ñến cấp ñộ thứ hai thì tập hợp lại. Trần Ngọc Khánh - 16 - Văn hóa ñô thị giản yếu
  18. Song có lẽ chính các nhà ngôn ngữ mới ñưa ra ñịnh nghĩa văn hóa ñầy ñủ và rõ ràng nhất. Émile BENVENISTE (1902–1976), chuyên gia Ấn-Âu, nhà ngôn ngữ học người Pháp, ñịnh nghĩa: “Tôi gọi văn hóa là môi trường của con người, là mọi thứ vượt qua các chức năng sinh học ñể ñem lại cho cuộc sống, cho hoạt ñộng của con người hình thức, ý nghĩa và nội dung” [Bonnemaison, 2000]. Từ văn hóa ñược sử dụng ở ñây vừa thuộc phạm vi vật chất – giống như các nhà ñịa lý Mỹ – vừa thuộc phạm vi trí tuệ và tinh thần. Văn hóa là một hệ thống các thái ñộ, tín ngưỡng và các biểu trưng. Giống như ngôn ngữ, văn hóa ñược ñịnh nghĩa thông qua việc truyền ñạt. ðó là toàn thể các thứ di sản mà con người nhận ñược từ các thế hệ ñi trước: các biểu hiện, tri thức, giá trị, ý tưởng, tính biểu cảm. Nhưng văn hóa cũng là cái mà con người phát minh, sinh sống trong một thời ñiểm và một không gian nhất ñịnh. Cho nên, người ta nói văn hóa những năm 30, những năm 60, văn hóa vùng miền, văn hóa ñô thị, văn hóa ngoại ô, văn hóa xí nghiệp, v.v. vì văn hóa luôn ñược hoàn thiện, ñổi mới, phát minh trở lại tùy theo các thế hệ, nhóm người. Không có truyền thống nào là thuần chất. Mọi truyền thống khi truyền ñạt lại ñều ñược các thế hệ, nhóm người diễn giải lại. Chính vì vậy mà văn hóa là một truyền thống sống ñộng, hỗn hợp các ñặc trưng ñược lưu truyền và các ñặc trưng tri thức của một thực thể chuyển ñộng, cấu thành bản sắc. Văn hóa bao gồm cả văn minh vật chất và văn minh tinh thần. Nhưng hệ luận văn hóa ñòi hỏi cả hai phải gắn với nhau thành một hệ thống, mang tính tổng thể, gọi là phức hợp văn hóa. ðó là một hệ thống ñi từ ñặc trưng vật chất nhất ñến ñặc trưng tinh thần nhất. Văn hóa gần giống như ngôn ngữ. ðó là một toàn thể, một hệ thống tiến triển phức hợp và tương tác. Văn hóa biểu hiện sự chuyển ñộng từ cái này ñến cái kia, từ cách sống ñến ý nghĩa ñời sống [Bonnemaison, 2000]. Ngành ðịa văn hóa nói riêng bao gồm việc nghiên cứu cùng lúc các nền văn hóa và văn minh. Nó không bị lạc hướng khi nghiên cứu sâu vào các quá trình của văn hóa, mà ở các phạm vi khác nhau: quá trình văn minh và quá trình của các nền văn hóa [Bonnemaison, 2000]. ðịa văn hóa phân biệt văn hóa có bốn trình ñộ, từ ñơn giản ñến phức tạp là: ñặc trưng văn hóa hay các yếu tố văn hóa, các tập hợp hay phức hợp văn hóa, các nền văn hóa và các nền văn minh. Cái toàn thể (còn gọi là phức hợp văn hóa hoặc chu kỳ văn hóa) cấu thành từ các yếu tố hoặc ñặc trưng. Văn hóa hội nhập các phức hợp văn hóa khác nhau trong một hệ thống văn hóa tổng quát (global). Một nền văn hóa hay một hệ thống văn hóa bao gồm nhiều tập hợp hoặc phức hợp văn hóa (một tập hợp có nhiều phức hợp). Văn hóa tham gia vào văn minh, hội nhập ở tầng cao của các nền văn minh. VĂN HÓA LÀ MỘT QUÁ TRÌNH [Bonnemaison, 2000] Quá trình ñược ñịnh nghĩa là sự tiến hóa của một tập hợp các ñối tượng theo một thông số cơ sở. Chẳng hạn, công nghiệp hóa, ñô thị hóa, giao lưu văn hóa là các quá trình. Mọi nền văn hóa ñều là một quá trình, trong ñó có thể phân tích thành 5 giai ñoạn: phát hiện, phát minh, ñổi mới, tiến hóa và truyền bá. – Phát hiện là tìm thấy cái gì ñó tồn tại trong môi trường tự nhiên, chưa từng sử dụng ñến, có thể sử dụng mà không cần sáng tạo – Phát minh là tạo ra cái gì mới, nhân tạo, xuất phát từ ý muốn của con người. Phát minh cấu thành ñộng lực phát triển xã hội, nhất là khi nó tạo nên sự ñổi mới [Schumpeter, 1911]. – ðổi mới là ứng dụng phát minh hoặc khám phá trong một lĩnh vực kỹ thuật và trong ñời sống xã hội. Chẳng hạn, phát minh ra transistors cho phép ứng dụng một loạt Trần Ngọc Khánh - 17 - Văn hóa ñô thị giản yếu
  19. ñổi mới trong lĩnh vực công nghiệp ñiện tử. Ngược lại, cũng có những khám phá hoặc phát minh không phát sinh ñổi mới vì các lý do văn hóa, kinh tế – xã hội và chính trị. – Tiến hóa là một trào lưu ñi từ ñơn giản ñến phức tạp, từ biến chuyển, ñổi mới lúc ñầu ñến các hệ thống phức tạp hơn. – Truyền bá là quá trình lan tỏa trong không gian và tiếp nối trong thời gian. Như vậy, quá trình văn hóa là một trào lưu liên tục, vì nó kéo theo một loạt các phản ứng dây chuyền. Xã hội càng tiên tiến, văn hóa càng trở nên phức tạp, không thuần nhất và quá trình ñổi mới diễn ra một cách nhanh chóng. Lịch sử nhân loại ñã và ñang xảy ra ba cuộc cách mạng : từ cách mạng ñá mới ñến cách mạng công nghiệp và ñến nay là cách mạng thông tin và truyền thông. Quyết ñịnh luận văn hóa hay chủ nghĩa văn hóa ñược coi là phương thế ưu tiên dành cho các phương diện văn hóa giải thích sự cấu thành các hiện tượng lịch sử, xã hội và các tập tính tinh thần (mentalités). KHÁI NIỆM “TIỂU VĂN HÓA” VÀ “XÃ HỘI HÓA” Trong thế kỷ XIX, xã hội học và dân tộc học ñược hình thành và trở thành các ngành khoa học ñộc lập. Pháp là nơi khai sinh ngành xã hội học. Trong thời kỳ ñầu, xã hội học ở Pháp ñộc quyền nghiên cứu mọi lĩnh vực của xã hội loài người. Các vấn ñề xã hội chiếm ưu thế, làm lu mờ các vấn ñề văn hóa. Dân tộc học dần thu hẹp ở lĩnh vực miêu tả (ethnographie), bị coi là một nhánh phụ của ngành xã hội học. Sự gần gũi giữa hai ngành học dẫn ñến việc xã hội học vay mượn các phương pháp nghiên cứu của nhân học, còn nhân học ñi vào các lĩnh vực của xã hội học. Các nhà nhân học ñưa ra bằng chứng về sự thống nhất văn hóa ở Mỹ; còn các nhà xã hội học hướng ñến tính ña dạng văn hóa của xã hội Mỹ, dẫn ñến hình thành khái niệm “tiểu văn hóa” của các nhóm tộc người, các tầng lớp xã hội, của người nghèo, kẻ phạm pháp, ñồng tính, thanh thiếu niên, v.v. Các hiện tượng “phản văn hóa” như phong trào “hippie” vào những năm 1960 và 1970 cũng ñược coi là một tiểu văn hóa. Các nhà xã hội học ở Mỹ còn ñưa ra khái niệm “xã hội hóa”, ñể giải thích tính liên tục qua nhiều thế hệ của các nền văn hóa hoặc tiểu văn hóa ñặc thù giữa các nhóm xã hội khác nhau. Họ quan niệm ñó là quá trình hội nhập của cá thể vào một xã hội hoặc một nhóm người riêng biệt, bằng cách thu mình vào các mô thức văn hóa riêng của xã hội hoặc của nhóm người ñó. Tuy nhiên, khái niệm “xã hội hóa” chỉ sử dụng phổ biến từ cuối những năm 1930, ñể phản ánh vấn ñề cơ bản của xã hội học lúc bấy giờ là làm thế nào cá thể trở thành thành viên trong xã hội của mình và làm thế nào xã hội ñồng nhất về bản sắc. Theo Émile DURKHEIM [1922], mỗi xã hội ñều thông qua giáo dục ñể truyền lại cho các cá thể cấu thành xã hội toàn thể các tiêu chuẩn xã hội và văn hóa, nhằm bảo ñảm sự ñoàn kết giữa mọi thành viên của xã hội, và các cá thể ñều phải làm theo ở mức ñộ nhất ñịnh. Nhà xã hội học người Mỹ Talcott PARSONS [1954] tìm cách dung hòa các phân tích của Durkheim và Freud trong quá trình xã hội hóa. Ông cho rằng xã hội hóa hoàn tất ở tuổi thanh niên; ñời sống cá thể càng sớm phù hợp với các tiêu chuẩn, giá trị của xã hội thì càng thích ứng dễ dàng hơn với “hệ thống xã hội”; ngoài gia ñình là tác nhân xã hội ñầu tiên chiếm ưu thế, không thể xem thường vai trò của trường học và nhóm ñồng ñẳng (bạn học và bạn chơi). Ngoài ra, Robert K. MERTON [1950] còn ñưa ra khái niệm “xã hội hóa ñi trước”, ñể chỉ hiện tượng một cá thể tìm cách thích ứng và thu mình vào trước, theo các tiêu chuẩn và giá trị của một nhóm mà cá thể ấy còn chưa thuộc về nhưng muốn hội nhập. Trần Ngọc Khánh - 18 - Văn hóa ñô thị giản yếu
  20. Peter L. BERGER và Thomas LUCKMANN [(1966) 1986] còn phân biệt “xã hội hóa sơ ñẳng” (thời thơ ấu) và “xã hội hóa thứ cấp” (thời thanh niên). Họ quan niệm xã hội hóa là một quá trình không ngừng trong cuộc ñời của một cá thể, bao gồm các giai ñoạn “giải xã hội hóa” (cắt ñứt hội nhập với mô thức chuẩn mực) và “tái xã hội hóa” (trên cơ sở thu mình vào một mô hình khác). HỆ THỐNG VĂN HÓA [Bonnemaison, 2000] Một hệ thống văn hóa tạo nên các ñặc trưng nhờ tổ chức ñặc thù bên trong của nó. Hệ thống văn hóa khác với hệ thống xã hội, vì có tính chất bao quát hơn, gồm có bốn yếu tố: kiến thức, kỹ thuật, tín ngưỡng và không gian. ðây cũng là bốn cực hay bốn trụ cột của hệ thống văn hóa. – Di sản kiến thức: Văn hóa trước hết là di sản kiến thức. ðó là sự hiểu biết về thế giới, làm cho văn hóa mang tính “khoa học”. Bên cạnh khoa học phương Tây có tính phổ quát, còn có các “khoa học” trong mỗi nền văn minh khác nhau, ở mỗi tộc người ngoại lai, gọi là các khoa học tộc người (ethnosciences) ngoài phương Tây, ñược coi là các khoa học hoặc kiến thức tiền hiện ñại. Ngày nay, văn hóa bản ñịa ñược ñánh giá cao, không bị coi là thấp kém như ñầu những năm 1950... – Di sản kỹ thuật: gồm các kỹ năng và công cụ. Theo cách nói của nhà ñịa lý người Pháp Paul Vidal de la Blache (1845–1918), ñó là các lối sống, dựa vào các kỹ thuật cơ bản, ñáp ứng các nhu cầu ñầu tiên của ñời sống ñể sinh tồn, ñể phân biệt con người với loài vật. ðó còn là nghệ thuật sống, một lý lẽ ñể sống. – Tín ngưỡng: kiến thức và kỹ thuật “ngoài phương Tây” còn dựa trên tín ngưỡng tôn giáo, thể hiện một cách nhìn về thế giới, thường ñược coi là tầng cao của văn hóa, biểu hiện mối liên hệ cơ bản giữa các giá trị và kỹ thuật. Văn hóa mang lại ý nghĩa, ñưa ra cách nhìn về thế giới, tức là cách giải thích thế giới. ðó là trật tự của tư duy, dựa trên tín ngưỡng, huyền thoại và các giá trị. ðó cũng là trật tự của văn hóa, kết hợp ý nghĩa ñạo ñức và thẩm mỹ, luân lý và nghệ thuật, lý trí và xúc cảm, thường ñược coi là các biểu hiện. Mọi văn hóa ñều là hệ thống các biểu hiện khác biệt, còn gọi là các biểu trưng ñịa lý. Không có ký ức thì không có văn hóa, bởi vậy không có tương lai. Ký ức càng xa về thời gian, văn hóa càng phong phú. Nếu thiếu quá khứ, ñời sống văn hóa chỉ gắn với hiện tại, quay lưng với chiều sâu văn hóa... ðó là sự phủ nhận văn hóa. Trong một số trường hợp, tín ngưỡng tôn giáo ñược thay thế bằng ý thức hệ. Chủ nghĩa mác-xít ñược coi là tôn giáo không có Thượng ñế của con người, xây dựng trên trái ñất một “ngày mai tươi sáng” nhờ vào cuộc ñấu tranh của giai cấp cần lao. Từ ý thức hệ ñến tín ngưỡng chỉ có một bước chân. Như vậy, một cách nhìn về thế giới là một hệ thống cấu thành từ bốn yếu tố: các biểu hiện, các huyền thoại sáng thế, các biểu trưng ñịa lý và ký ức. Hệ thống này biểu hiện tầng cao của văn hóa. – Không gian: Các nền văn hóa ñược xây dựng và ñịnh vị trong một không gian. Fernand BRAUDEL (1902–1985), nhà sử học người Pháp nổi tiếng với Lý thuyết hệ thống kinh tế-xã hội trên phạm vi thế giới, cho rằng văn hóa có một chỗ dựa ñịa lý. Khác với quyết ñịnh luận ñịa lý, nó có quan hệ biện chứng giữa môi trường và văn hóa. Môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn không cách ly lẫn nhau, mà tạo nên môi trường văn hóa và môi trường ñịa lý. Sự phân chia các nền văn hóa trong không gian tạo nên các vùng văn hóa. Vùng văn hóa ñược ñịnh nghĩa là một không gian tương ñối ñồng nhất, trong ñó có kết hợp một số ñặc trưng văn hóa chủ ñạo. Các vùng văn hóa không khép kín, mà có thể tiếp nhận, trao ñổi các ñặc trưng văn hóa với nhau. Có thể hình dung ba cấp ñộ cấu thành một hệ thống văn hóa là: vùng văn hóa, không gian sống và không gian văn hóa. Trần Ngọc Khánh - 19 - Văn hóa ñô thị giản yếu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2