Về nguồn gốc dân tộc Việt Nam và Ðịa đàng phương Ðông của Oppenheimer
lượt xem 26
download
Tham khảo tài liệu 'về nguồn gốc dân tộc việt nam và ðịa đàng phương ðông của oppenheimer', khoa học xã hội, lịch sử văn hoá phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Về nguồn gốc dân tộc Việt Nam và Ðịa đàng phương Ðông của Oppenheimer
- Về nguồn gốc dân tộc Việt Nam và Ðịa đàng phương Ðông của Oppenheimer Trong báo Thế Kỷ 21 (số tháng 12 năm 2001, nam California, USA) ông Nguyễn văn Tuấn có đặt lại vấn đề nguồn gốc (Tàu) của dân tộc và văn minh Việt Nam sau khi ông đọc cuốn "Địa đàng ở phương Đông" của Stephen Oppenheimer. Với nhiều điểm mới dựa trên sự tổng hợp tài liệu nhiều ngành (khảo cổ học, ngữ học, di truyền học, dân tộc học) và kết quả nghiên cứu của chính Oppenheimer, "Địa đàng ở phương Đông" phát giác sự đóng góp quan trọng của vùng Đông Nam Á trong lịch sử nhân loại. Ngô thế Vinh đã giới thiệu sách này trong bài "Tìm về phương Đông- Địa đàng lại đánh mất" trong Thế Kỷ 21 số tháng tư năm 2000. Việc Nguyễn văn Tuấn (NVT) tóm tắt cuốn sách đồ sộ này (560 trang với kiểu chữ nhỏ) và thêm những dữ kiện mới thông báo rất đáng ca ngợi. Những thuyết mới về nguồn gốc dân tộc khi được thông báo cho cộng đồng người Việt Nam giúp hiểu thêm về cội nguồn tổ tiên, xóa bỏ mặc cảm tự ti (nếu có). Tuy nhi ên, do tầm quan trọng của vấn đề, khi sử dụng những số liệu và dữ kiện để chứng minh quan điểm của mình, có lẽ chúng ta cần thận trọng để tránh các bẫy rập tự tôn, duy chủng tộc, duy dân tộc quá khích.
- Tự tôn dân tộc - tự tôn chủng tộc. Người Tàu rất tự tôn, không riêng ở cái tên Trung Quốc tự xưng, mà còn vì thói quen hay tự nhận là "người đầu tiên" sáng chế ra nhiều thứ (dù có phần nào sự thật). Tính tự tôn này đôi khi cũng thể hiện trong lãnh vực khoa học. Một số khoa học gia Trung Quốc muốn chứng minh đất Trung Hoa là nơi phát sinh ra giống dân Á châu, và văn minh tộc Hán là văn minh trung tâm thế giới. Họ cố tình che dấu, giảm thiểu, hay vơ chung vào văn minh tộc Hán những nền văn minh rực rỡ cổ xưa tìm thấy trên đất Trung Hoa nhưng không thuộc vùng ảnh hưởng Hán tộc. Điển hình là trường hợp văn minh Sanxingdui phía bắc Thành Đô (Chengdu, thuộc tỉnhTứ Xuyên), phía nam thượng lưu sông Dương tử. Năm 1986, một nhóm thợ lò gạch tình cờ tìm được một hố tế lễ chứa đầy đồ đồng, vàng và ngọc thạch. Khi đoàn khảo cổ Tứ Xuyên đến đó khai quật, họ tìm ra hố thứ hai. Tổng số đồ vật trên 800 món, với nhiều thức tuyệt xảo bằng đồng, kích thước to, trong đó có tượng người cao bằng người thật (1.72 m), nhiều đầu người và mặt nạ bằng đồng. Đây là tượng đồng to nhất tìm thấy ở Trung Hoa. Tượng có mắt to và xếch, mũi lớn, lông mày rậm dày và miệng thật rộng, rõ ràng không phải chân dung tiêu biểu người Hán. Hơn nữa nền văn minh đời Thương, là văn minh cổ nhất của Tàu, không hề có đồ đồng mang dạng người. Trung Hoa xem đó là cổ vật thuộc nhóm dân Ba- Thục, và xếp chúng vào thời đại cuối thời Thương. Một nhóm khảo cổ Hoa Nhật khám phá ra thêm một thứ đền "kim tự tháp" ở Longma, phía tây- nam Thành Đô, có cùng những đường nét văn hóa. Đền này
- nằm tại trung tâm thành cổ, trong khi đền thờ, nơi tế lễ cổ và thuần Trung Quốc (Hán) đều nằm ngoài vòng thành. Các nhà khảo cổ Nhật ước tính tuổi cho nền văn minh này là 3000 đến 4700 năm về trước. Khám phá này được công bố ở Kyoto, Nhật vào tháng 10 năm 1996, hình ảnh được đăng trên những báo lớn và sau đó trong những sách, báo Anh và Pháp ngữ, trong khi báo Trung Hoa không hề đăng, và rất ít thường dân Tàu biết đến tin này. Trên thực tế, Trung Hoa không muốn chấp nhận sự hiện diện một nền văn minh khác, rực rỡ và xưa hơn văn minh Hán tộc vốn dĩ được xem là văn minh gốc của cả nước. Vào nửa đầu thế kỷ 20, các nhà khảo cổ Ấu châu đặc biệt chú trọng đến việc khai quật các di tích tiền sử ở những nước thuộc địa. Nhưng vì dựa vào mô hình các giai đoạn phát triển kĩ thuật ở châu Ấu để nghiên cứu các dữ kiện khảo cổ nên họ đã đưa đến những kết luận nhuộm màu ưu / duy chủng tộc trong chiều hướng tôn cao văn minh dân da trắng. Nhà khoa học Áo Heine-Geldern nổi tiếng về thuyết thiên di ở Đông Nam Á, đã cố sức chứng minh văn hoá Đông Sơn bắt nguồn từ văn hoá phương tây người Kimmer, hay người Tokhara (tức người Nhục Chi) từ vùng Hắc Hải thiên di đến (thật ra người Tokhara chỉ đến vùng nam Tây Bá Lợi Á). Mansuy, người Pháp đã phát giác ra các di vật ở Bắc Sơn (vùng Cao Bằng Lạng Sơn),- theo Hà Văn Tấn- đã "gắn sự xuất hiện của kĩ thuật mài đá trong văn hoá Bắc Sơn với yếu tố tộc người da trắng có nguồn gốc phương Tây." Nhà tiền sử học Mĩ Movius xem sự kiện trường tồn của đồ đá đặc thù Á Châu "Choppers/Chopping-tools" là biểu hiện tính chất kém phát triển của văn hoá
- Đông phương so với Tây phương cùng thời. Coedès, hàn lâm viện sĩ Pháp, từng là Giám đốc Viện Viễn Đông Bác Cổ danh tiếng, cũng cho rằng cư dân bản địa Đông Dương vốn thiếu óc sáng tạo, ít khả năng tiến hoá và khó tiến bộ nếu không có sự đóng góp của bên ngoài. Nói thẳng ra, tất cả các nhà khảo cứu này cho rằng cư dân Đông phương cổ mọi rợ, không văn minh bằng cư dân Tây phương cổ. Vô tình hay hữu ý, các nhà khoa học thời đó đưa ra những lí lẽ biện minh cho chính sách thuộc địa mà kết luận đưa ra là dân Tây phương (có bổn phận) đem ánh sáng văn minh đến cho những dân tộc bán khai địa phương. Đó là tính tự cao chủng tộc của người da trắng. Nhưng Đông Nam Á thời tiền sử có thật sự kém văn minh như người ta tưởng không? Ngày nay đa số khoa học gia công nhận rằng không thể áp dụng mô hình các giai đoạn kĩ thuật ở Ấu Châu để định tuổi cho dụng cụ đá tại Đông Nam Á, và qua đó định tuổi các nền văn hoá Đông Nam Á, là vùng có khí hậu và môi trường sống hoàn toàn khác. Dụng cụ chặt đẽo choppers sở dĩ không thay đổi trong một thời gian dài là vì người Đông Nam Á thời đó đã biết dùng tre, gỗ chế biến thành dụng cụ cần thiết cho đời sống hằng ngàỵ. Nhưng người ta không tìm ra được các thứ vật dụng này vì chúng đã bị tiêu huỷ trong môi trường Đông Nam Á nóng ẩm ; và chính công cụ đá đã được sử dụng trong việc chế tạo tre, gỗ thành đồ dùng. Đó là
- mô hinh gỗ / mộc , tức "lignic" model, hay bamboo-karst model. Người ta có thể khẳng định như thế nhờ những phương pháp tiếp cận khảo cổ học mới sau này (dựa vào kinh tế học, sinh thái học và xã hội học). Một trong các bằng chứng thực tiễn là cuộc sống của bộ lạc nhỏ Tasaday trên đảo Mindanao (Phi luật Tân). Dân bộ lạc này vẫn còn sống theo kinh tế săn bắt-hái lượm như người "thời đồ đá", nhưng họ hầu như không có (vì không cần) công cụ làm bằng đá. Dân tiền sử Đông Nam Á sống thiên về hái lượm cây, trái, đào củ và săn, bắt, bẫy các loài thú nhỏ hơn là thú lớn như dân xứ lạnh Ấu châu (bò rừng, tuần lộc...), nên không cần dùng khí giới lao, cung với lưỡi ngọn lao, mũi tên làm bằng đá đẽo. Họ săn heo rừng, khỉ, nai, nhím, chim... bằng cung nỏ với tên tre chuốc nhọn hay bằng ống thổi (blow-pipe) với mũi tên (là) gân lá tẩm thuốc độc, như dân các bộ lạc miền núi Việt Nam và trong rừng Indonesia ngày nay. Trong vùng nhiệt đới nóng ẩm, rừng nhiều cây lá, nếu cần che thân, sử dụng vỏ cây hay lá cây thì mát mẻ, dễ chịu và tiện lợi hơn da thú ; và vì không cần da thú nên họ không cần công cụ đá để nạo da thú như người tiền sử Ấu châu; họ bắt cá, săn thú, xẻ thịt, với các cạm bẫy, dao chế biến từ tre, lá, như thổ dân trên đảo Mentawai xứ Indonesia ngày nay. Nói chung những bộ lạc miền nhiệt đới chưa "văn minh" hiện nay vẫn chế tạo rất nhiều đồ dùng từ tre, mây, gỗ, lá. Đó là dấu vết kinh nghiệm cư dân cổ bản địa truyền lại. Các hình vẽ thú, cảnh đi săn, trên vách nhiều hang động Ấu Châu thời tiền sử (peintures rupestres), cho biết thịt là món ăn chính của người tiền sử tại đây. Trong
- khi đó, người cổ Hoà Bình ăn nhiều sò ốc, bằng chứng là vỏ các loài ốc núi và ốc nước ngọt tìm thấy trong những đống rác bếp trong hang động trên mười ngàn năm trước (ở vùng Hoà Bình và vịnh Hạ Long); cũng như sau đó người sống dọc bờ biển từ vịnh đến bắc Trung Phần đều vẫn ăn sò, điệp biển và để lại hàng đống vỏ lớn. Cư dân Bắc Việt cổ đã ăn ốc từ 15 000 năm tr ước (và bây giờ ta vẫn ăn), điều này không thấy trong di tích người tiền sử Ấu châu. Sau những phát hiện khảo cổ chấn động thế giới vào thập niên 60 tại Thái Lan, Malaysia, Indonesia, một số nhà tiền sử học đã đặt lại vấn đề tiền sử Đông Nam Á. Solheim II, giáo sư Đại học Hawaii, viết một loạt bài từ năm 1967 về sự ra đời sớm của việc trồng trọt, làm gốm, đóng thuyền, đúc đồ đồng thau... Solheim đã đi ngược lại các luận điểm của Heine-Geldern (nguồn gốc từ người Tokhara, Kimmer) về cuộc thiên di của người Nam Đảo (Austronesian) và nguồn gốc văn hoá Đông Sơn. Theo Solheim, đóng góp của văn hoá cư dân Đông Nam Á vào văn hoá Bắc Trung Quốc thật quan trọng ; ông đưa thuyết mạng lưới buôn bán đường biển liên đảo, gọi là mạng Nusantao, ở khắp vùng Thái bình Dương từ Nhật xuống đến các đảo phía nam từ trên mười ngàn năm trước. Những nhà hàng hải Nusantao này là cư dân vùng thềm Sunda phía đông Indonesia và nam Phi luật Tân, đã buộc lòng phải dùng đường biển khi mực nước dâng cao làm ngập đất họ sống. Tuy nhiên, Hà văn Tấn cho rằng luận điểm của Solheim chưa có hay không có cơ sở vững chắc, với nhiều điểm "phi lý, hỗn loạn" và dễ bị chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi lợi dụng.
- Sau Solheim, một số nhà khảo cổ học khác như Meacham ở Hong Kong, Higham ở Tân Tây Lan, Pookajorn ở Thái Lan đều đồng ý là vùng Đông Nam Á, từ Thái Lan xuống Indonesia qua bán đảo Đông Dương, là cái nôi của văn minh Nam Á (Austroasiatic)- Nam Đảo (Austronesian). Và mới đây, Oppenheimer còn đi xa hơn nữa, khi đưa ra thuyết rằng văn minh Đông Nam Á là cội nguồn của văn minh phương tây, rằng khi cư dân thềm Sunda di tản tránh biển dâng, họ đã đến vùng Lưỡng Hà - Trung Đông, mang theo kinh nghiện trồng trọt, làm đồ gồm và ... sự tích Đại hồng thủy. Bác sĩ Oppenheimer, nhà thám hiểm nhà nghiên cứu, người bạn các dân tộc Đông Nam Á. Oppenheimer tốt nghiệp bác sĩ Đại học Oxford bên Anh năm 1971. Năm 1972 ông sang vùng Viễn Đông hành nghề tại nhiều bịnh viện trong vùng, mà độc đáo nhất là khi ông làm "bác sĩ bay" (flying-doctor) ở Borneo. Ở vùng này gần hai mươi năm, ông du hành và nghiên cứu về nhân học khắp Đông Nam Á lục địa (kể cả Việt Nam) và các đảo Thái bình Dương. Ông không ngại nguy hiểm, lặn lội nơi thâm sâu cùng cốc, tìm đến những bộ lạc còn giữ ngôn ngữ xưa hay cổ tích truyền khẩu... Trong sách nói trên có vài bức ảnh do tác giả chụp. Có một ảnh nhà sàn với hàng chữ : nhà sàn thành phố không đất Sitankai (cất trên bải san hô ngầm) giữa biển Sulu, tác giả chú thích rằng người tiếp viên trên tàu (ship's steward) ở góc
- phải hình đã cứu tác giả và ý trung nhân của ông thoát khỏi tay lính Phi. Ông kể giai thoại đó như sau: Lần đó ông cùng ý trung nhân người Tàu đi du lịch, và gặp hai người Tây phương tại nam Phi Luật Tân. Hai người này khuyên đôi tình nhân trẻ đi "fun trip" bằng tàu trên vùng biển Sulu đầy đảo nhỏ phía nam Mindanao (Philippins)-bắc Borneo. Họ nghe theo, đáp một t àu lớn chuyên chở hành khách địa phương lẫn hàng hoá qua các hải đảo Sulu. Đến mỗi làng, tàu thả người xuống, và cho khuân lên những bao hải sâm (sea cucumber) món hàng đắt tiền rất được các nhà hàng ăn ở Hong Kong ưa chuộng. Tàu được một nhóm lính vũ trang đi theo bảo vệ chống hải tặc trong vùng. Một lần, đám lính ấy nhậu say, toan "dòm ngó" cô vợ sắp cưới của ông. Khi tình trạng đến hồi nguy hiểm thì thuỷ thủ đoàn đến kịp lúc, đưa hai người lánh lên boong trên, cứu họ thoát nạn. Nhờ giai thoại này độc giả biết thêm một phần đời tư tác giả, một người yêu Đông Nam Á và yêu người Đông Nam Á (cô ấy sống ở Nam Trung Hoa, có lẽ thuộc chủng Nam Mongolic, như các dân Đông Nam Á khác). Đầu thập niên 80 ông chuyển qua ngành nhi khoa nhiệt đới, và làm việc ở Madang, vùng phía bắc New Guinea (Tân Guy nê, đảo phía bắc Úc Châu). Ông rất ngạc nhiên khi thấy quá nhiều trẻ mới sinh bị thiếu máu (anaemic) mà không thiếu sắt (iron deficiency). Đem mẩu máu lấy từ cuống rún trẻ về tr ường y khoa nhiệt đới ở Liverpool (ở Anh) phân tích, ông nhận thấy trẻ sơ sinh thiếu máu vì hồng huyết cầu hình dạng không bình thường, rất dễ vỡ trong một "bịnh" di truyền gọi
- là a-thalassaemia (aT), do thiếu một trong hai gene (di tố) tạo ra a (alpha) globin ; alpha globin là một trong bốn protein a,b,d,g ; (bệnh b- thalassemea do thiếu gene b) hợp với phần tử heme chứa chất sắt tạo th ành haemoglobin (viết tắt HbA, F) nằm trong tế bào máu đỏ (hồng cầu). Khi các genes này có "vấn đề", các Hb tạo nên (A, F) không theo tỉ lệ bình thường hoặc cấu trúc bị biến dạng (HbS, HbC, HbE.) khiến cho hồng cầu biến dạng, dễ vỡ. Thí dụ hồng cầu có hình liềm (HbS) hoặc cầu tròn thay vì hình cầu lõm hai mặt. Tuỳ theo mức độ các "vấn đề" là giảm, thiếu globins hay chuyển đổi các thành phần nucleic acids tạo di tố, và tuỳ các đôi di tố tương hợp hay dị hợp mà các hậu quả mất máu nặng nhẹ khác nhau. Tính miễn nhiễm sốt rét l à một hậu quả (tốt bất) ngờ của sự biến dạng và dễ vỡ của hồng cầu. Khi nghiên cứu kĩ sự phân bố trẻ sơ sinh aT trên đảo, ông thấy trẻ có cha mẹ gốc vùng núi cao bên trong đảo ít bị sốt rét hơn trẻ trong các làng vùng thấp, ven biển hay trên đảo nhỏ xung quanh. Để biết rõ nguyên nhân, ông bỏ thì giờ đi thăm từng gia đình các em bé được phân tích máu, hỏi gốc gác và tiếng nói của họ. New Guinea là nơi có số ngôn ngữ cao nhất thế giới (750 thứ tiếng) đa số là thổ ngữ Papua, các tiếng còn lại thuộc họ Nam Đảo, tiếng nói người sống ven biển. Điểm nghịch lí là số trẻ aT không phân bố theo gốc gác tiếng nói, mà phân bố theo độ cao nơi gia đình sống. Những trẻ aT đều thuộc gia đình miền núi cao chưa hề bị sốt rét. Nhờ lấy mẩu máu này ở New Guinea đem về Anh phân tích gene mà ông thành ngườI đầu tiên khám phá ra sự liên hệ giữa a-thalassaemia và sự phân bố
- bịnh sốt rét trong vùng New Guinea ; kết quả này công bố trên báo The Lancet năm 1984. Ông đi đến kết luận là những người không bị sốt rét nhờ hưởng gene aT của ông cha tổ tiên, vì chỉ những người có gene đột biến aT mới sống còn qua sự "tuyển lựa tự nhiên" của bịnh sốt rét. Bịnh sốt rét là bịnh gây tử vong cao cho loài người: ngày nay sốt rét vẫn làm chết người trên thế giới nhiều hơn các bịnh khác. Trong bệnh này, các trùng Plasmodium vào người theo vết cắn muỗi Anopheles, vào gan và hồng huyết cầu kí sinh để tiếp tục sinh sôi tăng trưởng. Oppenheimer khám phá ra là trùng sốt rét Plasmodium falciparum không tấn công đ ược hồng huyết cầu aT, và trùng này bị chận không lan tràn được trong cơ thể người bị muỗi nhiễm trùng cắn. Đây là một kết quả quan trọng, nhất là cho dân Đông Nam Á ( hay bị sốt rét và bị "thiếu máu"-anemia- do thalassaemia), được công bố trên báo khoa học hàng đầu thế giới (Nature) năm 1997.. Những đợt đột biến đưa đến sự tuyển chọn gene kháng sốt rét thay đổi tùy nơi, nên cùng là aT mà di tố đột biến ở Việt Nam và ở New Guinea chẳng hạn, không giống nhau, gây ra hiện tượng "thiếu máu" anemia nặng hay nhẹ tùy theo di tố truyền lại cho dân đó. Căn cứ theo bản đồ những vùng có di tố "chống sốt rét" và nhiều dữ kiện văn hoá phong tục khác, ông suy ra rằng dân Đông Nam Á đã di cư đến Trung Đông (dân Trung Đông cũng hay bị thalassaemia) và lập văn minh cổ Ur và Ai cập. Khi nghiên cứu về sốt rét, Oppenheimer để ý thấy vùng phân bố các nhóm dân New Guinea có liên hệ đến huyền thoại-cổ tích : những bộ lạc nói tiếng khác nhau
- nhưng có cùng cổ tích truyền khẩu thì có cùng di tố. Thế là ngoài nghiên cứu y khoa, ông còn tìm hiểu sâu về dân Á châu, về cổ tích, tiền sử, ngôn ngữ, tập quán của họ. Từ những kiến thức đa dạng này, ông có một số ý niệm về sự hình thành của hai nhóm dân chính Đông Nam Á, là dân nói tiếng Nam Á (Austroasian) và dân nói tiếng Nam Đảo (Austronesian). Để tiếp tục công trình, ông làm giáo sư nhi khoa tại Đại Học Hongkong từ 1990 đến 1994; ông nghiên cứu về những đường thiên di đưa người nói tiếng Nam Đảo đi chiếm lĩnh các hải đảo trên một vùng biển rộng lớn, trải từ Madagascar ở bờ tây Ần độ dương đến đảo Hawaii và đảo Phục Sinh ( Iles de Pâques) phía đông Thái Bình dương. Trở về giảng dạy ở Đại học Oxford sau khi rời Hongkong, ông không ngừng tìm hiểu về hai giống dân Nam Á- Nam Đảo mà ông đã từng chung sống trong hai mươi năm. Tình cảm đặc biệt của ông đối với dân và đất Đông Nam Á đã thể hiện qua cuốn sách "Địa đàng ở phương Đông". "Địa đàng ở phương Đông" Như Nguyễn văn Tuấn đã nhận xét, cuốn sách này tập trung những dữ kiện nhiều mặt, cũ mới, về vùng Đông Nam Á. Ông NVT đã lược qua đầy đủ những điểm chính của sách, nên tôi không trở lại.
- Nói chung, Oppenheimer tổng hợp các tài liệu trong đó có kết quả nghiên cứu của chính mình bao gồm y khoa, ngôn ngữ, nhân chủng, xã hội học để đưa ra một thuyết hoàn toàn mới mẻ về nguồn gốc một số dân tộc và văn minh Á châu cũng như thế giới. Điểm độc đáo chính là sự kết hợp nhiều bộ môn nói trên, cổ điển và hiện đại, khoa học chính xác và khoa học nhân văn. Trong kết hợp này, các huyền thoại, cổ tích truyền khẩu giữ vai trò đặc biệt. Việc sử dụng các truyền thuyết có một sức thuyết phục nào đó, thí dụ khi ta thấy quả thật Việt Nam, ngoài một số tập tục, cũng có những cổ tích và huyền thoại truyền miệng khá giống những vùng xa phía nam như New Guinea. Tích Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Trầu Cau của ta nói về hai người cùng yêu, tranh chấp một cô gái với một số khúc mắc éo le tương tự như tích Kulabob và Manup c ủa các bộ lạc trên những hòn đảo nam Thái bình Dương. Theo Oppenheimer, chuyện tích này rất dài, nhiều tình tiết, ở vùng đảo ấy người ta kể cả ngày; thỉnh thoảng phải ngưng kể để... ăn trầu. Kulabob trong tích vùng New Guinea được xem là thuỷ tổ dân nói tiếng Nam Đảo. Manup là anh ; còn người em Kulabob, đôn hậu, giỏi giang, đã sáng chế ra thuật xâm mình, chế tàu đi biển và Kulabob lái tàu đánh cá rất điêu luyện.... Một hôm đi săn, Kulabob bắn lạc một mũi tên khắc chạm tinh vi. Lúc đi tìm mũi tên, Kulabob bị chị dâu (vợ Manup) "dụ dỗ", quyến rũ. Cô này dấu mũi tên và nằn nì Kulabob
- xâm một hình đẹp trên chỗ kín của mình. Kulabob không muốn nhưng cuối cùng đã xiêu lòng chìu ý chị dâu. Trong một dạng chuyện kể, hai người đã ái ân với nhau lúc đó. Khi người anh khám phá ra chuyện ngoại tình này, đi tìm giết em mình. Hai anh em đánh nhau dữ dội bằng đủ cách, kể cả pháp thuật, nhưng bất phân thắng bại. Cuối cùng để tránh huynh đệ tương tàn, Kulabob làm một chiếc tàu to bỏ đi về hướng biển cả, chở theo người, cây, thú vật và đồ đạc, từ đó lập thành các nhóm dân hải đảo Thái bình Dương. Oppenheimer xem tích Kulabob này là cổ tích gốc của tất cả các dân liên hệ huyết thống đến giống dân Nam Đảo, vi có rất nhiều dạng kể khác nhau trong vùng đảo. Theo ông, chuyện cổ Cain/ Abel ở Cận Đông và Adonis/Attis/ Osiris ở Ai Cập được ghi lại sau đó bắt nguồn từ tích Kulabob, cũng như truyền thuyết đại hồng thủy ghi lại thành thiên trường ca Gilgamesh xứ Ur cổ xưa bắt nguồn từ một tích gốc Nam Đảo và do thảm kịch nước biển dâng ngập đại lục thềm Sunda mà ra. Từ các chuyện cổ và từ những chi tiết như dấu xâm mình, mắt xếch trên tượng Ur cổ, Oppenheimer kết luận là nền văn minh Lưỡng Hà và Ai Cập đã bắt nguồn từ văn hoá Nam Đảo nông nghiệp. Sự phân chia ngôi thứ xã hội, tổ chức chính trị, tín ngưỡng, phù phép (magic) đều do những người sống trên thềm Sunda mang đến Trung Đông bằng đường biển khi Sundaland bị nhận chìm dưới nước. Thuyết về nguồn gốc xưa của văn minh Đông Nam Á và đường thiên di người Nam Đảo nói chung rất "quyến rủ", có mạch lạc, giá trị, nh ưng không thể khẳng định vì chưa có những phương pháp định "tuổi" các truyền thuyết, cho phép xếp
- chúng theo thứ tự trước sau, thêm vào đó những chứng minh về ảnh hưởng Nam Đảo trên hai nền văn minh cổ sáng chói này theo tôi không đủ sức thuyết phục. Bởi vì vùng Cận Đông là vùng có người hiện- đại H. sapiens sống từ rất lâu (-100 000 năm ). Những người ở đấy cũng lập nên làng xã từ gần 10 000 năm nay, từ Turkey đến Israel, và từ lâu đã sống bằng nghề canh nông (lúa mạch, lúa mì), chăn nuôi (dê, cừu, bò...). Cái nôi các giống lúa mạch, lúa mì, dê, cừu, bò. thuần dưỡng của cả nhân loại chính là ở nơi đó. Tuy nghề làm đồ gốm ở đấy có niên đại sau đồ gốm Jomon bên Nhật (khoảng -10 000 năm ), nhưng các kĩ thuật khác (đi ngựa, làm xe, làm đồ vật bằng đồng thau, bằng sắt ) được biết rất sớm. Ngày nay người sống trong vùng này giống người Ấu hơn người Á Châu. Giả thuyết của Oppenheimer sẽ thuyết phục hơn nếu có thêm những bằng chứng khác. Những điểm có thể gây ngộ nhận trong bài N. V. Tuấn. Tôi muốn bàn đến một số điểm trong bài của N..V. Tuấn dễ gây ngộ nhận, có thể đưa đến nhận định không chính xác về nguồn gốc dân tộc Việt Nam.
- 1- Thuyết "Bắc tiến" (của người cổ Việt Nam), theo kết quả mới về nghiên cứu di truyền? Quả có "Bắc tiến" cách đây trên 50 000 năm, từ vùng Đông Nam Á lên Trung Hoa. Tuy nhiên, ở đây phải hiểu theo hiện tượng thiên di người cổ nói chung. Mới đây, nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới hợp tác nhau để so sánh genes người ở vùng Đông Á châu và đã đưa ra một kết luận quan trọng đăng trên hai bài báo (xem tác giả Chu, Su, phần sách tham khảo) : người cổ thuộc giống người hiện- đại (sapiens) đến từ Phi châu, ghé vùng Đông Dương trước, rồi từ đó thiên di lên phía bắc đến nam Trung Hoa, và sau đó hợp chủng với người Altaic (từ Trung Á đến sau qua đường thiên di bắc Á châu) thành dân "mới hơn" sống ở đông Siberia -Tây Bá Lợi Á. Dĩ nhiên trên đường thiên di đầu tiên từ Phi châu xuống phía nam, tổ tiên dân Á Đông đã ghé bán đảo Ần Độ trước khi đến Đông Nam Á, nên người Ần Độ không thể "có gốc gác Đông Nam Á" được như Nguyễn Văn Tuấn đề nghị. Ần Độ sau đó đã đón nhận rất nhiều luồng thiên di khác, trong đó có cả chủng da trắng aryen đến từ phía tây bắc. Oppenheimer có đ ưa ra ý kiến là một trong những chủng sống ở đông bắc Ần Độ, chủng Munda nói tiếng thuộc họ Nam Á nh ư người Việt và dân Đông Nam Á lục địa, là di dân Nam Á đến từ phía đông (là Thái Lan, nơi có vết tích lúa xưa) vào thời tiền sử, mang theo kĩ thuật trồng lúa.
- Oppenheimer có thể có lí về điểm này, nhưng ông không hề nói dân Ần nói chung có gốc gác ở Đông Nam Á. Nhóm dân rất cổ tại Ần Độ là Dravidians (hiện còn người kế thừa ở nam Ần) gần với tổ tiên Phi châu, nhưng cũng đã lai với các chủng đến sau. Chỉ có thổ dân các hòn đảo đông Ần Độ (Nicobar...) còn nhiều nét của tổ tiên đến từ Phi châu là cổ hơn cả, vì họ ít gặp di dân khác để lai giống. Chúng ta biết rằng càng gần gốc Phi châu, các di tố càng đa dạng. Genes của dân Đông Nam Á đa dạng hơn genes những dân phía đông bắc Á châu, nghĩa là dân Đông Nam Á gần tổ tiên Phi châu hơn Đông Bắc Á. Cần nói thêm là kết luận của bài Chu & Su (xem sách tham khảo) được rút ra từ kết quả mới về phân tích genes các giống dân thiểu số tại nam Trung Hoa (kết hợp với kết quả phân tích genes khác như thổ dân Đài Loan v..v..); genes "Đông Nam Á" là genes (một) người Kampuchia, còn genes người Việt Nam không có trong những genes nghiên cứu !. Trung Hoa đã đóng góp nhiều vào kết quả này qua chương trình "Chinese Human Genome Diversity Project". Kết luận tương tự thật ra đã được Ballinger rút ra ở di truyền học từ 1992 (xem phần sách tham khảo). Ba mươi năm trước, Bình Nguyên Lộc cũng đề nghị là người cổ Việt Nam (ông gọi là "Mã Lai đợt I, hay Lạc bộ Trãi") đã từ phía nam tiến lên làm chủ phía bắc Trung Hoa, nhưng sau đó bị giống dân phía bắc (lai dân
- Nhục Chi) đẩy lùi trở xuống. Kết quả phân tích genes của các nhóm Chu/ Su cho biết nói chung dân Đông Nam Á gần "tổ" Phi châu, nhưng không đủ chi tiết để cho biết những sự lai giống trước sau nào đã đưa đến các giống dân khác nhau hiện nay. Tất cả các dân tộc trên thế giới ngày nay đều đã lai "giống" (ít) nhiều dù tất cả đều cùng gốc tổ Phi Châu, vì người hiện- đại đã không ngừng thiên di từ lúc sinh ra hơn trăm ngàn năm trước tại Phi Châu. 2- Có phải Người Hoà Bình tràn lan về phía nam (Indonesia ?) , lên hướng bắc (Trung Hoa ?) và sang hướng tây (Thái Lan ?). Văn hoá Hòa Bình (với giai đoạn muộn từ 7000 đến 12000 năm trước đây) được bà Colani, nhà khảo cổ Pháp, khai quật, nghiên cứu và đề xuất ra vào cuối những năm 1920. Văn hoá này có nh ững đặc trưng về dụng cụ đá cuội (pebble) ghè trên một hay hai mặt thành chopping tools và về nơi cư dân sống : hang động đá vôi. Cho đến nay người ta chưa có bằng chứng trực tiếp về sự nảy sinh nông nghiệp trong văn hoá Hoà Bình ở Việt Nam, mặc dù có những bằng chứng gián tiếp, như môi trường, sự khủng hoảng về cách tìm thức ăn, sự xuất hiện của rìu đá mài. Danh từ "Hoà Bình" ngày nay được các nhà khảo cổ thế giới dùng trong khái niệm techno-complex (phức hợp kĩ thuật) để chỉ những di tích khảo cổ loại này. Nhiều hang động có di tích người tìm thấy ở Thái Lan qua những thập niên gần đây được xếp vào techno-complex loại Hoà Bình. Khi nghiên cứu phấn hoa trong tàng đất
- khảo cổ ở nhiều hang, đặc biệt trong Spirit Cave tại Thái Lan, ng ười ta nghĩ là chủ nhân chúng đã bắt đầu trồng một số cây như trầu cau, bầu bí.vào giai đoạn cuối của thời săn bắt-hái lượm. Theo thói quen trong ngành, người ta dùng tên của nơi mà đặc trưng về di tích khảo cổ được tìm thấy lần đầu -Hoà Bình- để chỉ di tích có đặc trưng đó tìm được sau này, ngay cả khi chúng được tìm ra trong vùng khác. "Người Hoà Bình" là những người thuộc văn hoá đặc trưng tiền đá mới (pre- neolithic) này. Tôi nghĩ không phải dụng cụ đá tìm được ở Úc Châu là từ Hoà Bình mà ra, vì tuổi di tích Úc già hơn, bởi niên đại sớm nhất của văn hoá Hoà Bình, theo khảo cổ học Việt Nam, là 18 ngàn năm trước (với rất ít di tích trong khoảng thời gian từ đó đến 12 ngàn năm trước). Người sống ở Hoà Bình khó lòng vượt mấy ngàn cây số để đến Úc từ 14 000 đến 20 000 năm tr ước. Theo tôi, chữ "người Hoà Bình" dùng cho các di tích ở nơi khác không có nghiã là người ở Hoà Bình -Bắc Việt- vào thời điểm đó (7 000 đến 12 000 năm tr ước) đã tràn lan đến những nơi khác như Thái Lan, Indonesia, Úc, Trung Hoa. Về văn hoá Hoà Bình, các nhà khảo cổ Việt Nam đã đóng góp rất nhiều qua các công trình nghiên cứu quan trọng được công bố, thiết tưởng không cần nói thêm. Độc giả nào muốn biết thêm về việc có một hay nhiều văn hoá Hoà Bình, văn hoá hay phức hợp kĩ thuật, có thể xem "Theo dấu các nền văn hoá cổ" của giáo s ư Hà văn Tấn.
- 3- Kĩ thuật làm đồ đồng thau (dụng cụ, vũ khí) của cư dân Đông sơn có trình độ cao nhất nhì thế giới ? Trình độ đúc đồng của cư dân Đông Sơn ( 700 năm trước công nguyên đến sau công nguyên) quả rất cao, nhưng không thể nói là cao hơn trình độ thợ các nơi khác, trong các nền văn minh có lâu trước Đông Sơn. Điển hình là nền văn minh Sanxingdui nói trên, xưa hơn Đông Sơn đến mấy ngàn năm. Nền văn minh bắc Trung Hoa thời Thương (thiên kỷ thứ hai trước công nguyên) đã làm ra hàng loạt đỉnh đồng to như trống Đông Sơn với nhiều khắc chạm độc đáo. Còn đồ đồng tìm thấy ở Thái Lan tuy không to bằng nhưng xưa hơn Đông Sơn khá nhiều (một ngàn năm ) và cũng có sắc thái riêng. Đó là không kể đến những đồ đồng làm tại các đô thị văn minh cổ ở Irak, vùng Cận Đông, Ai cập sớm hơn đồ đồng Đông Sơn rất nhiều. Đồ đồng Đông Sơn có mặt trễ hơn đồ đồng của rất nhiều nơi khác, tôi tự hỏi biết đâu cư dân Đông Sơn cũng đã có dịp học hỏi thêm kĩ thuật đến từ những nơi gần Việt Nam. Kết quả khảo cổ cho thấy cư dân Phùng Nguyên chỉ mới bắt đầu luyện đồng mà chưa biết đúc vật dụng. Đến thời Đồng Đậu trên dưới 3000 năm trước đây, đột nhiên cư dân sống ở đấy đúc được nhiều đồ kĩ thuật cao như lưỡi giáo, mũi tên. Phải chăng có một (hay nhiều?) thời kì cư dân bản địa được dịp tiếp xúc, gặp gỡ các kĩ thuật khác qua những sứ giả, thương khách? Hay một lí do khác? (Tôi sẽ trở lại về thay đổi này ở phần sau) Nghĩa là thợ Đông Sơn vào khoảng 2500 năm trước đã chứng minh khả năng sáng tạo kĩ thuật và mĩ thuật, khi
- làm được một số lượng lớn trống to giá trị cao, dùng trong lãnh vực thương mại, ngoại giao khắp cõi Đông Nam Á, nhưng khả năng nội tại này không loại trừ việc kết hợp và ứng dụng các đặc tính nhân bản là hiếu học, óc tò mò, ý muốn cách tân. 4- "Đồ gốm Việt Nam xuất khẩu khắp Đông Nam Á đến tận Melanesia, tr ước khi có ảnh hưởng của Ần Độ" ?. Tôi e rằng có nhầm lẫn về điểu này: Việt Nam cổ xuất khẩu trống đồng chứ không xuất khẩu đồ gốm. Đồ gốm thời Phùng Nguyên, trước Đông Sơn, có hoa văn độc đáo, sau đó được dùng trang trí đồ đồng Đông Sơn. Gốm Đông Nam Á nổi tiếng thế giới là gốm Lapita xưa 3500 năm, tìm được ở nhiều đảo vùng nam Thái Bình Dương. Gốm Lapita nổi tiếng không phải chỉ vì đẹp, mà còn vì dính dáng đến nguồn gốc các thuyết thiên di của giống dân nói tiếng Nam Đảo. Đó là thuyết "chuyến tàu nhanh" (express train) chở dân Nam Đảo đi từ Đài Loan đến khắp vùng biển nam Thái Bình Dương của Bellwood, và thuyết "hai chuyến tàu, nhanh và chậm" của Oppenheimer. Cả hai đều không nhắc nhở đến gốm Phùng Nguyên.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Về nguồn gốc dân tộc Việt Nam và Ðịa đàng phương Ðông
23 p | 290 | 112
-
hỏi đáp về 54 dân tộc việt nam: phần 2
107 p | 232 | 48
-
Nguồn gốc người việt trên cơ sở khoa học
19 p | 204 | 47
-
Một vài ghi chép thêm về văn minh cổ và nguồn gốc dân tộc Việt Nam
30 p | 184 | 44
-
Vùng biên giới phía Bắc Việt Nam - Nguồn gốc tộc người: Phần 2
48 p | 133 | 23
-
Nguồn gốc dân tộc Việt Nam và Ðịa đàng phương Ðông – Phần 3
21 p | 130 | 19
-
Nguồn gốc dân tộc Việt Nam và Ðịa đàng phương Ðông – Phần 2
14 p | 83 | 13
-
500 câu hỏi đáp lịch sử - văn hóa Việt Nam: Phần 1
40 p | 37 | 12
-
Cội nguồn và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam: Phần 1
110 p | 76 | 11
-
Giáo trình Dân tộc học, tôn giáo học: Phần 2
73 p | 21 | 11
-
Ẩn dụ ý niệm “bão” trong tiếng Việt đối chiếu với “arashi” trong tiếng Nhật nhìn từ góc độ miền nguồn
7 p | 92 | 10
-
Dân tộc và vấn đề dân tộc trong nghiên cứu Lịch sử Việt Nam
13 p | 129 | 8
-
Một số ghi nhận về nguồn gốc của từ xưng hô trong Phật giáo Việt Nam
5 p | 66 | 7
-
Nhận diện về nguồn gốc và nội dung cuộc vận động dân tộc dân chủ ở Việt Nam đầu thế kỉ xx
7 p | 55 | 7
-
Bàn về nguồn góc người Việt - người Mường
14 p | 79 | 5
-
Tìm hiểu kiến thức về 54 dân tộc Việt Nam
95 p | 32 | 5
-
Dấu tích tiếng Khách Gia trong tiếng Việt
12 p | 51 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn