Về việc biên soạn giáo trình lý luận văn học bậc đại học ở ta 50 năm qua
lượt xem 6
download
Phần ba, trình bày về Phương pháp sáng tác. Ngoài các phương pháp sáng tác quen thuộc mà không giáo trình nào bỏ qua, giáo trình mới bổ sung các chương nói về vấn đề phương pháp sáng tác trong văn học cổ phương Đông
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Về việc biên soạn giáo trình lý luận văn học bậc đại học ở ta 50 năm qua
- Về việc biên soạn giáo trình lý luận văn học bậc đại học ở ta 50 năm qua
- Phần ba, trình bày về Phương pháp sáng tác. Ngoài các phương pháp sáng tác quen thuộc mà không giáo trình nào bỏ qua, giáo trình mới bổ sung các chương nói về vấn đề phương pháp sáng tác trong văn học cổ phương Đông, về chủ nghĩa tự nhiên và chủ nghĩa hiện đại, về việc tăng cường kiến thức cơ sở của lý luận văn học đối với giáo viên, học sinh THPT phù hợp với việc đưa phân môn l ý luận văn học với tư cách là môn học độc lập vào chương trình bộ môn ngữ văn THPT. Phần bốn, hoàn toàn mới mẻ, có tên là Phương pháp nghiên cứu văn học. ở đây vừa trang bị những kiến thức về phương pháp luận nghiên cứu văn học nói chung, vừa đi sâu vào các phương pháp nghiên cứu cụ thể khi phân tích tác phẩm, nhân vật, tác giả. Điều đó sẽ giúp người học khi ra trường đảm nhiệm công tác giáo dục có thể phát huy hiệu quả khi đứng lớp giảng văn. Có thể nói, bộ giáo trình lý luận văn học này là một nỗ lực đổi mới tư duy lý luận văn học ở ta, ít nhiều đáp ứng kịp thời nhu cầu của người học, người đọc và xã hội. Sách được sử dụng trong khoảng thời gian dài trên dưới 15 năm cho đến cuối thế kỷ XX, vắt sang đầu thế kỷ XXI. Sách được tái bản vào các năm 1997 và 2002, cả hai lần tái bản đều được in vào một quyển khổ lớn dày hơn 700 trang. Song song với trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nhưng có chậm hơn một chút, tổ bộ môn Lý luận văn học trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), do GS. Hà Minh Đức làm chủ biên, đã cho ra mắt cuốn giáo trình Lý luận văn học mới. Một tập thể cán bộ giảng dạy trẻ của bộ môn đã được huy động vào việc viết các phần của sách.
- Xuất hiện vào những năm đầu của công cuộc đổi mới, quán triệt tinh thần cải cách giáo dục theo định hướng dân tộc và hiện đại, so với bộ giáo trình đầu tiên của trường này được biên soạn trước đó 30 năm như phần trên đã điểm qua, giáo trình mới được trình bày gọn vào một quyển sách chỉ hơn 300 trang khổ vừa. Vẫn kết cấu gồm bốn phần như trước đây, song nội dung cụ thể và logic tư duy, kiến văn đã có nhiều điểm mới khác trước nhiều. Sức trẻ trong tư duy l ý luận đã tìm đến những góc độ tiếp cận mới mẻ do mạnh dạn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành kết hợp với liên ngành, xem xét thấu đáo và toàn diện quá trình văn học trong mối tương tác giữa các thành tố chỉnh thể: hiện thực đời sống - tài năng sáng tạo - chất lượng tác phẩm - hiệu quả tiếp nhận. Giáo trình đã có thêm các chương mới về nhà văn và quá trình sáng tác và thi pháp học. Tác phẩm văn học là nơi hội tụ các vấn đề lý luận thiết cốt của sáng tạo và tiếp nhận văn học. Nó cần được quan sát như một cấu trúc chỉnh thể với các thành tố nội dung và hình thức xuyên thấm vào nhau, nương tựa vào nhau mà tồn tại, phát huy giá trị thẩm mĩ. Không thể xem nhẹ phương diện hình thức, cũng như biệt lập hoặc thổi phồng vai trò của nó, song đúng là ở một tác phẩm văn học đích thực, hình thức là cái nhờ vào đó nội dung tác phẩm được biểu hiện và nhận biết; bản thân hình thức tác phẩm cũng có ý nghĩa và nội dung nội tại. Vậy là, trong tình hình các quan điểm lý luận đang vận động phát triển, giáo trình lý luận văn học trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã cố gắng nâng hệ thống kiến thức lên bình diện cao hơn trước, đảm bảo sự bền vững và tính năng động của lý luận trong sự tham chiếu vào thực tiễn sáng tạo của nhà văn và quá trình tiếp nhận của công chúng. Cũng như sách của các đồng nghiệp bên Đại học Sư phạm Hà Nội, cuốn giáo trình
- Lý luận văn học của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội hiện vẫn đang được sử dụng, tính đến năm 2003, sách đã được nhà xuất bản Giáo dục tái bản đến lần thứ 9. 4. Bước sang thế kỷ XXI, Đảng ta đã nhận thức sự cấp bách của việc “đẩy mạnh công tác lý luận, phê bình, nghiên cứu văn học nghệ thuật”. Tại Chỉ thị số 18/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (2003) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về công tác văn học nghệ thuật trong tình hình mới, một trong những nhiệm vụ chiến lược đề ra là “xây dựng cơ sở lý luận của nền văn học nghệ thuật Việt Nam”, “chỉ đạo chặt chẽ việc biên soạn các chương trình văn học, nhạc, hoạ, múa… trong Nhà trường”(1). Gần đây Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng trình Đại hội X, lại nhấn mạnh vấn đề “nâng cao chất lượng dạy và học” theo hướng “chuẩn hoá, hiện đại hóa, xã hội hoá” và “tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng và hiệu quả của hoạt động lý luận - phê bình văn học nghệ thuật”(2). Theo tinh thần trên, để tránh nguy cơ tụt hậu trong lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy lý luận văn học ở Nhà trường bậc Đại học, chúng tôi thiển nghĩ: trong vòng mười năm tới chúng ta nên sớm tập trung lực lượng các nhà khoa học và nhà sư phạm thuộc các trung tâm giảng dạy Đại học và viện nghiên cứu cấp Quốc gia, khẩn trương tiến hành biên soạn bộ sách giáo khoa chuẩn về lý luận văn học, để giảng dạy trong khoa văn các Trường Đại học trên cả nước.
- Nhân đây chúng tôi xin bày tỏ niềm vui mừng, khi thấy rằng ngay từ những năm đầu thế kỷ XXI, nhận thức đổi mới biên soạn sách giáo trình lý luận văn học đã được triển khai một cách nhạy cảm, bởi một nhóm chuyên gia của bộ môn lý luận văn học khoa văn Đại học Sư phạm Hà Nội, do các giáo sư đầu ngành chủ trì. Tập 1, 400 trang, của Bộ giáo trình lý luận văn học mới của nhóm này, do GS.TSKH. Phương Lựu chủ biên, đã được xuất bản vào năm 2002, cho thấy những tín hiệu mới, năng động của tư duy lý luận văn học đương đại ở ta. Với tựa đề Văn học - Nhà văn - Bạn đọc, trọng tâm của giáo trình giờ đây đã không còn hướng vào những khía cạnh chung chung của nguyên lý văn học, mà tập trung nhằm lý giải sâu sắc quá trình sáng tạo cũng như tiếp nhận văn học nghệ thuật. Tính nhân văn, bản chất thẩm mỹ của văn học nghệ thuật được đề cao từ góc độ nhận thức rằng văn học được làm ra bởi tài năng của con người và hướng về con người mà tác động, nhắn gửi. Tập III của Giáo trình dày 336 trang, mang tên Tiến trình văn học (chứ không có tựa đề Phương pháp sáng tác như trước đây), cũng vẫn do GS.TSKH. Phương Lựu chủ biên, đã xuất bản vào đầu năm 2006. Phần được bổ sung mới đã nghiên cứu hai khái niệm là “tiến trình văn học” và “thời đại văn học”, giới hạn xem xét chúng căn cứ vào những nguyên tắc tư tưởng - nghệ thuật. Văn học, trên hai phương diện sinh thành và cấu trúc, có quan hệ gắn bó chặt chẽ; và tuy có những quy luật phát triển tương đối độc lập, nhưng văn học về cơ bản vận động tương ứng với sự phát triển của lịch sử xã hội. Đối với các phương pháp sáng tác, tập sách trình bày chúng theo diễn tiến của các thời đại văn học, trong đó chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa được đặt trong bình diện nghiên cứu đồng đại với các khuynh hướng hiện thực khác của thế kỷ XX. Từ bỏ cái nhìn độc tôn đối với phương pháp sáng tác vang bóng một thời này, sách vừa cho thấy tính hợp lý - lịch sử cùng tinh hoa và đóng góp nổi bật của nó, nhưng đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những bất cập, giới hạn, thậm
- chí mặt trái của kiểu tư duy nghệ thuật mà phương pháp sáng tác này hàm chứa. Tập II - Tác phẩm và loại thể văn học - do GS.TS. Trần Đình Sử được phân công chủ biên đang khẩn trương biên soạn. Tập này, như Lời giới thiệu in ở đầu tập 1, sẽ được triển khai theo hướng khám phá các đặc trưng nghệ thuật, tính dân tộc và bản lĩnh cá tính sáng tạo in dấu trong cấu trúc tác phẩm và thể loại sáng tác như thế nào. Hy vọng tập này sớm ra mắt nay mai, để khép lại trọn bộ Giáo trình, minh chứng nỗ lực cách tân kiến văn lý luận từ một trung tâm đào tạo bậc Đại học ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ mới. Song, có lẽ không nên bằng lòng và dừng lại ở đó. Chúng tôi nghĩ, sau Đại học Sư phạm Hà Nội, trong khi các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khác (chẳng hạn: Đại học Quốc gia, Viện khoa học xã hội Việt Nam…) vẫn có thể biên soạn các giáo trình hoặc sách chuyên đề đi sâu vào một vài phương diện của khoa học văn học để đáp ứng yêu cầu đào tạo của mình, thì Nhà nước ta vẫn rất cần nghĩ đến một giáo trình lý luận chuẩn quốc gia làm chủ thể. Nó sẽ có vai trò tiến tới thay vì các giáo trình có tính chất nội bộ. Logic của con đường chuẩn hoá kiến thức lý luận văn học đòi hỏi như vậy! Thực tế ở các quốc gia có nền lý luận tiên tiến cũng đã và đang làm như vậy(3). Một giáo trình chuẩn quốc gia cần tham khảo kinh nghiệm biên soạn của các nước tiên tiến trên thế giới. Theo đó, chẳng hạn, văn học không
- thể nghiên cứu một cách tách biệt, mà cần xem xét trong sự tương thích với mỹ học, văn hoá học và nghệ thuật học. Bởi, văn học là một loại hình nghệ thuật đặc thù, có ngôn ngữ nghệ thuật riêng; nó là một bộ phận trọng yếu của văn hoá dân tộc và văn minh nhân loại; văn học nhận thức và sáng tạo theo quy luật của cái Đẹp. Lý luận văn học cũng không thể chỉ tổng kết đơn phương trên cơ sở kinh nghiệm nghệ thuật của Âu - M ỹ, dù đó là khu vực có nền văn minh hiện đại phát triển cao. Ngày nay lý luận văn học cần phải bao quát cả thành tựu của tư duy văn học từ các chân trời khác, từ phương Đông và các châu lục khác. Sự độc đáo và phong phú của tư duy văn học xưa nay ở bất kỳ đâu, cũng luôn luôn là dấu hiệu thể hiện sự đa dạng, quyền bình đẳng tăng trưởng của văn hoá, văn minh nhân loại. Lý luận văn học là khoa học lý thuyết nhằm làm sáng tỏ nội dung tư duy văn học và phương pháp luận của tư duy ấ y. Nó cần phải chỉ ra sự vận động đồng đẳng của các quan điểm, lý thuyết, khuynh hướng, trường phái trong lộ trình khám phá bản chất và đặc thù của đối tượng nghiên cứu (tác giả, tác phẩm, người đọc). Và các phương pháp nghiên cứu, tiếp cận văn học đã ra đời, tồn tại với các ưu điểm/ bất cập, sở trường/ sở đoản của nó cần xem như những thực thể hiện hữu. Tất cả những nội dung đó cho thấy sự đa dạng, kế tục và phát triển của các trường phái, phương pháp sáng tác, phương pháp và thủ pháp nghiên cứu xưa nay đã phô bày bức tranh sống động của đời sống văn học dân tộc trên mỗi giai đoạn lịch sử văn minh của loài người. Một bộ giáo trình lý luận văn học chuẩn hoá như vậy, tất nhiên đòi hỏi sự chuẩn bị kiên trì, kỹ lưỡng, chu tất về lực lượng, đầu tư thích đáng về kinh phí. Và cần được tiếp sức từ thái độ trân trọng tham khảo kinh
- nghiệm quý báu và hợp tác đa phương với các nhà khoa học có bề dày thành tựu trên lĩnh vực chuyên ngành này của nước ngoài. Cần tổ chức biên dịch công phu các công trình có giá trị tham khảo của họ ra tiếng Việt, trao đổi kinh nghiêm biên soạn và giảng dạy lý luận văn học bằng các hội thảo quốc tế. Một nền Đại học đạt tiêu chuẩn quốc tế mà chúng ta đang nhằm tới, trong đó không thể không bao hàm lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy lý luận văn học, mà khâu đột phá là trước mắt tự mình biên soạn giáo trình lý luận chuẩn quốc gia, đạt chất lượng cao, có khả năng hội nhập được với trình độ tiên tiến của khu vực và quốc tế./.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Tin học 10 bài 19: Tạo và làm việc với bảng
16 p | 482 | 92
-
Giáo án Công nghệ 10 bài 33: Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi
4 p | 433 | 63
-
Giáo án Đạo đức 2 bài 4: Chăm làm việc nhà
6 p | 964 | 62
-
Giáo án Đạo đức 5 bài 13: Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc
5 p | 616 | 46
-
Giáo án Hình học 6 chương 1 bài 10: Trung điểm của đoạn thẳng
10 p | 357 | 39
-
Giáo án Đạo đức 1 bài 2: Gọn gàng sạch sẽ
5 p | 342 | 33
-
Giáo án Đạo đức 5 bài 9: Em yêu quê hương
4 p | 488 | 31
-
Giáo án Công nghệ 6 bài 17: Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn
6 p | 417 | 31
-
Giáo án Công nghệ 8 bài 24: Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép
3 p | 333 | 30
-
Giáo án Địa lý 12 bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp
4 p | 420 | 25
-
TẬP LÀM VĂN LẬP BIÊN BẢN MỘT VỤ VIỆC
4 p | 355 | 23
-
Giáo trình tin học 12 - Tiết 92 Cấu trúc bảng - (1 tiết/4 tiết)
10 p | 191 | 23
-
Giáo trình tin học 12 - Tiết 18 Các lệnh và thao tác cơ sở - (Tiết 1/2 tiết)
6 p | 100 | 13
-
Về việc biên soạn giáo trình lý luận văn học bậc đại học ở ta 50 năm qua_2
9 p | 173 | 11
-
Bài giảng Đạo đức 5 bài 2: Có trách nhiệm về việc làm của mình
17 p | 156 | 10
-
Giáo trình tin học 12 - Tiết 19 Các lệnh và thao tác cơ sở - (Tiết 2/2 tiết)
11 p | 132 | 9
-
Giáo án Tin học lớp 7 – Bài 1: Chương trình bảng tính (Tiếp theo)
5 p | 64 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn