intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

VIÊM GAN MẠN TÍNH – PHẦN 1 ( CHRONIC HEPATITIS)

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

93
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

VGMT là bệnh gan có tổn thương viêm và hoại tử nhu mô ; có hoặc không có kèm theo xơ hóa, diễn ra thời gian trên 6 tháng. 2/ Nguyên nhân : + VR(B,C,D,G) + Rượu,độc chất(dioxin,aflatoxin) + Thuốc(Rifamycin,INH,Nhuận tràng) + KST:Sán lá gan + Tự miễn:xh KT kháng cơ trơn,kháng nhân… + Bệng Winson,Giảm anpha anti Tripsin + Không rõ NN

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: VIÊM GAN MẠN TÍNH – PHẦN 1 ( CHRONIC HEPATITIS)

  1. VIÊM GAN MẠN TÍNH – PHẦN 1 ( CHRONIC HEPATITIS) I - ĐẠI CƯƠNG: 1/ Định nghĩa: VGMT là bệnh gan có tổn thương viêm và hoại tử nhu mô ; có hoặc không có kèm theo xơ hóa, diễn ra thời gian trên 6 tháng. 2/ Nguyên nhân : + VR(B,C,D,G) + Rượu,độc chất(dioxin,aflatoxin) + Thuốc(Rifamycin,INH,Nhuận tràng)
  2. + KST:Sán lá gan + Tự miễn:xh KT kháng cơ trơn,kháng nhân… + Bệng Winson,Giảm anpha anti Tripsin + Không rõ NN 3/ Cơ chế bệnh sinh: Cơ chế tự miễn( tự mẫn cảm, tự dị ứng). + Là tình trạng mất hoặc giảm khả năng thích ứng miễn dịch của gan đối với chính tổn thương miễn dịch của gan . + Sinh bệnh miễn dịch đối với HBV. Trên phương diện bệnh sinh virus không làm tổn thương tb gan. Vậy vấn đề là loại trừ các tb bị nhiễm bởi một quá trình miễn dịch tb. Kết cục của sự tác động qua lại giữa virus với cơ thể tốt hay xấu, mạn tính hay không là do đáp ứng của cơ thể chứ không phải do virus. - Khi cơ thể không có KN nào giống như HBV thì sự xâm nhập của HBV tác động như một KN lạ, lúc đó cơ thể sẽ đáp ứng mãnh liệt -> kq : bệnh khỏi hẳn hoặc tử vong.
  3. - Nếu KN HBV giống như một phần nào tự KN có sẵn trong cơ thể thì tiến triển sẽ âm ỉ và chuyển sang mạn . - Nếu KN HBV giống hoàn toàn tự KN thì đấy là người mang HBV không triệu chứng. - Nếu sự phân đôi của virus vẫn duy trì dai dẳng thì viêm gan tiến triển thành xơ gan tiên lượng xấu đi. 4 - Diễn biến tự nhiên của HBV mạn: Có 3 pha: - Pha dung nạp virus. ................- Pha thanh thải virus. ................- Pha BHV tồn dư tích hợp (tích nhập). Hai pha đầu xẩy ra khi HBV đang nhân đôi mạnh. Pha sau cùng không liên quan tới giai đoạn không nhân đôi. Pha thanh thải HBV lúc này gan đã có những tổn thương viêm gan mạn xơ gan. Giai đoạn thanh thải HBV xảy ra khi sự dung nạp miễn dịch tr ước đây không còn nữa, các đáp ứng miễn dịch tế bào gây ra sự dung giải tế bào gan bị nhiễm. 5 - Mô bệnh học Đặc điểm nổi bật về mặt mô bệnh học là sự phối hợp hai loại tổn thương:
  4. + Sự xâm nhập viêm chủ yếu là tế bào viêm loại một nhân. + Tế bào gan bị tổn thương ở các mức độ và hình thái khác nhau: hoại tử tế bào và chết tế bào (apoptose). + Sự xâm nhập viêm chủ yếu là Lympho và Plasmocyte cùng nhiều kháng nguyên khác nhau. + Triệu chứng điển hình của tổn thương tế bào là hoại tử cầu nối và hoại tử mối gặm. + Hậu quả của quá trình viêm mạn tính và của tổn thương tế bào gan là sự tái sinh liên tục tế bào gan và phát sinh các sợi colorgen ngoài tế bào, hậu quả cuối cùng là dẫn đến hình thành tổ chức xơ. + Dựa trên những tiêu chuẩn mô bệnh học trên đây người ta chia ra 4 loại viêm gan mạn tính: -Viêm gan mạn tính do vi rút. -Viêm gan mạn tính tự miễn. -Viêm gan mạn tính do thuốc. -Viêm gan mạn tính tiềm tàng (Cryptogenétique).
  5. Tương ứng với từng loại viêm gan mạn tính trên đây, mô bệnh học có thể góp phần rất quan trọng, giúp xác định: -Chẩn đoán. Ví dụ: viêm gan B hoặc C mạn tính. -Mức độ hoạt động của viêm: chia làm 4 mức độ từ nhẹ đến nặng. -Giai đoạn hình thành tổ chức xơ: chia 5 giai đoạn, từ không có tổ chức xơ đến xơ gan. Từ 1995 sự phân loại viêm gan mạn tính thành hai loại là hoạt động và tồn tại không còn được dùng nữa. Thay vào đấy là những khái niệm về chia mức độ và chia giai đoạn tiến triển theo thời gian, những khái niệm này giúp ích nhiều cho điều trị. Mô bệnh học đóng vai trò trung tâm trong chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh. II. PHÂN LOẠI VIÊM GAN MẠN 1. Phân loại theo nguyên nhân - Viêm gan mạn do virut : Một số đặc điểm lâm sàng, đặc biệt là huyết thanh học cho phép chẩn đoán viêm gan do virut B, C và B + D ( không loại trừ còn có virut khác nữa ). - Viêm gan mạn tự miễn : Dựa vào chẩn đoán huyết thanh, người ta phân ra các typ 1,2,3.
  6. - Viêm gan mạn do thuốc - Viêm gan mạn không rõ nguyên nhân hay viêm gan mạn có nguồn gốc ẩn. 2. Phân loại theo mức độ Dựa trên đánh giá về mô bệnh học qua chọc sinh thiết gan tức là dựa vào mức độ viêm và hoại tử. Nhẹ nhất là viêm khoảng cửa ( Portal inflammation ). Nặng hơn là viêm xâm lấn cả vào tiểu thùy gan ( thâm nhiễm các tế bào viêm ) và hoại tử xung quanh khoảng cửa ( hoại tử mối gặm ). Nặng nhất là hoại tử từ khoảng cửa đến tĩnh mạch trung tâm tạo thành các cầu nối ( hoại tử cầu nối – bridging necrosis ). để có thể đánh giá một cách chi tiết hơn, người ta dùng chỉ số hoạt tính mô học ( Histologic Activity index – HAI ) do Knodell – Ishak đề ra bằng cách cho điểm. 3. Phân loại theo giai đoạn Giai đoạn của viêm gan mạn là phản ánh mức độ tiến triển của bệnh. Mức độ tiến triển này dựa trên mức độ xơ hoá. Hệ thống điểm theo Scheuer P.J. Tổn thương xơ.................................................. .........Điểm
  7. F0 = Không có xơ.................................................. ....................0 F1= Xơ nhẹ ( Khoảng cửa giãn rộng, xơ hoá )..........................1 F2= Xơ vừa ( Cầu xơ quanh khoảng cửa, .................................2 ........cầu xơ cửa ) F3= Xơ nặng ( Xơ hoá làm thay đổi cấu trúc ............................3 .........nhẹ nhưng chưa rõ xơ gan ) F4= Xơ gan rõ.................................................. ..........................4 4. Phân loại viêm gan mạn ứng dụng trong thực hành lâm sàng : Căn cứ vào tổn thương mô học và tiến triển của bệnh, người ta chia viêm gan mạn ra các loại sau ( từ nhẹ đến nặng ) : Viêm gan mạn tồn tại, viêm gan mạn tiểu thùy và viêm gan mạn hoạt động. a.Viêm gan mạn tồn tại ( chronic persistent hepatitis ): Thâm nhiễm tế bào viêm chỉ khu trú trong khoảng cửa, không xâm lấn vào tiểu thùy gan. Không có hoại tử mối gặm hoặc hoại tử cầu nối, nh ưng có thể có xơ hoá nhẹ quanh khoảng cửa. Hình ảnh tái tạo các tế bào gan là thường thấy.
  8. - Biểu hiện lâm sàng của viêm gan mạn tồn tại : Rất mờ nhạt, ít triệu chứng và triệu chứng thường nhẹ ( mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn ). Thể trạng bệnh nhân vi êm gan mạn tồn tại hầu nh ư bình thường. Khám chỉ thấy gan to mà ít thấy các triệu chứng của viêm gan mạn khác. Men transaminase tăng nhẹ. - Tiến triển của viêm gan mạn tồn tại : thường diễn biến chậm, giảm dần và có thể khỏi. ít khi viêm gan mạn tồn tại tiến triển nặng lên thành viêm gan mạn hoạt động hoặc xơ gan ( ngoại trừ viêm gan mạn do virut viêm gan ). - Về mức độ : viêm gan mạn tồn tại là viêm gan mạn nhẹ nhất b.Viêm gan mạn tiểu thùy ( chronic lobular hepatitis ) Cũng có thể nói viêm gan mạn tiểu thùy là một dạng của viêm gan mạn tồn tại. Trước đây các tác giả chỉ phân chia viêm gan mạn làm 2 thể ( viêm gan mạn tồn tại và viêm gan mạn tấn công ), có nghĩa là viêm gan mạn tiểu thùy xếp vào viêm gạn mạn tồn tại. - Về tổn thương mô học : ngoài thâm nhiễm viêm ở khoảng cửa còn thấy viêm lan cả vào trong tiểu thùy gan. Trong tiểu thùy gan, có thể thấy ổ hoại tử gần như viêm gan cấp mức độ nhẹ. Giới hạn các tiểu thùy còn nguyên vẹn. Có thể có xơ hoá nhẹ quanh khoảng cửa.
  9. - Về lâm sàng : viêm gạn mạn tiểu thùy biểu hiện các triệu chứng rõ hơn viêm gan mạn tồn tại, đôi khi có đợt bột phát giống nh ư viêm gan cấp. Men transaminase tăng vừa. Nói chung là biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng tương đương nhau. - Tiến triển của viêm gan mạn tiểu thùy : giống như viêm gan mạn tồn tại, tức là chuyển thành viêm gạn mạn hoạt động và xơ gan là hiếm( trừ do nguyên nhân virut) - Về mức độ : viêm gan mạn tiểu thùy là viêm gan mạn mức độ nhẹ hoặc vừa. c.Viêm gan mạn hoạt động ( chronic active hepatitis ) Đặc điểm tổn thương mô học của viêm gan mạn hoạt động là sự thâm nhiễm dày đặc của các tế bào đơn nhân ở khoảng cửa và xâm lấn vào tiểu thùy gan ( ở viêm gan mạn do tự miễn có nhiều plasmocyt xâm nhập ). Hoại tử mối gặm và hoại tử cầu nối là hiện tượng tái tạo các đám tế bào tạo nên các tiểu thùy giả hoặc đảo lộn tiểu thùy khi tổ chức xơ phát triển mạnh. Về tiêu chuẩn mô học của viêm gan mạn hoạt động ít nhất phải có là hoại tử mối gặm. Hoại tử cầu nối có thể thấy ở viêm gan cấp nhưng ở viêm gan mạn hoạt động có hoại tử cầu nối là biểu hiện tiến triển đến xơ gan bởi vì những vùng hoại tử cầu nối sẽ phát triển thành cầu xơ chia cắt các tiểu thùy gan hình thành các cục tân tạo ( nodules ) và phát triển tới xơ gan.
  10. - Về lâm sàng : đa số có xu hướng có triệu chứng ( tuy rằng cũng có một tỷ lệ nhất định không có triệu chứng ). Những triệu chứng hay gặp là mệt, men Transaminase tăng thường xuyên và vàng da. - Về tiến triển của viêm gan mạn hoạt động : ở những trường hợp chỉ có hoại tử mối gặm thì khả năng dẫn đến xơ gan là khó xác định, nhưng ở những trường hợp có hoại tử cầu nối thì đa số dẫn tới xơ gan.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2