Xây dựng kinh tế độc lập tự chủ khi hội nhập kinh tế với Hoa Kỳ - 3
lượt xem 5
download
Từ ngày 25 tháng 7 năm 1995, ta đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN và từ ngày 01 tháng 01 năm 1996 bắt đầu thi hành nghĩa vụ thành viên của ASEAN bằng cách chính thức tham gia vào Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung của ASEAN (AFTA/CEPT). Tham gia vào ASEAN, ta đã trở thành thành viên của một tổ chức khu vực gồm 10 nước thành viên có diện tích 4,5 triệu km2 với dân số khoảng 500 triệu người với...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xây dựng kinh tế độc lập tự chủ khi hội nhập kinh tế với Hoa Kỳ - 3
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Từ ngày 25 tháng 7 năm 1995, ta đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN và từ ngày 01 tháng 01 năm 1996 bắt đầu thi hành nghĩa vụ thành viên của ASEAN bằng cách chính thức tham gia vào Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung của ASEAN (AFTA/CEPT). Tham gia vào ASEAN, ta đã trở thành thành viên của một tổ chức khu vực gồm 10 n ước thành viên có diện tích 4,5 triệu km2 với dân số khoảng 500 triệu người với tổng sản phẩm quốc gia khoảng 737 tỷ USD và tổng buôn bán thương mại khoảng 720 tỷ USD. Bằng việc tham gia vào AFTA/CEPT, Việt Nam sẽ phải tuân thủ và thực hiện đầy đủ các quy định, cam kết cơ bản và bắt buộc của Hiệp định nhưng vẫn phải tìm những cách vận dụng phù hợp các quy định có tính linh hoạt của Hiệp định để vừa bảo hộ một cách hợp lý, đồng thời nâng dần khả năng sản xuất cũng như cạnh tranh của các ngành sản xuất tỏng nước nhằm giảm tối đa những bất lợi của ta khi thực hiện các bước tham gia vào AFTA/CEPT. Ngày 15 tháng 6 năm 1996, ta đã gửi đơn xin gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC) và tháng 11 năm 1998 đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức này, một tổ chức hiện có 21 thành viên, trong đó bao gồm cả các nền kinh tế phát triển, đang phát triển và chuyển đổi (từ kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường). Mục tiêu của APEC cũng là phát triển bền vững thông qua các chương trình thúc đẩy mở cửa và thuận lợi hoá thương mại, đầu tư, hợp tác kinh tế – kỹ thậut theo các nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tự nguyện, công khai và không phân biệt đối xử giữa các nước thành viên cũng như các đối tác không là thành viên. Các cam kết mang tính tự nguyện nhưng việc thực hiện là bắt buộc, do tuyên bố ở cấp cao và hàng 19
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com năm được đưa ra kiểm điểm. Các vấn đề chính trị, tuy được quan tâm nhưng thường được bàn một cách không chính thức. 2.5.3. Những kết quả đạt được : Những kết quả của công cuộc đổi mới đạt được trong 10 năm qua có thể nói là chưa từng có trong lịch sử Việt Nam. ở phần trên cũng đã nói đến một phần nào đó thành tựu mà Việt Nam đã đạt được thông qua các giải pháp được áp dụng trong công cuộc đổi mới kinh tế, phần này muốn tập trung phân tích các kết quả của công cuộc đổi mới trên ba lĩnh vực : tốc độ tăng trưởng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các vấn đề xã hội. Trước hết phải kể đến mức tăng trưởng cao. Tổng sản phẩm trong n ước (GDP) trong thời kỳ 1991 – 2000 đã tăng bình quân hàng năm là 7,4%, theo đó tổng giá trị GDP đạt gấp đôi năm 1990. GDP theo đầu người tăng 1,8 lần. Nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng khá và toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Giá trị sản lượng toàn ngành tăng bình quân hàng năm 5,6%. Trong đó nông nghiệp tăng 5,4%, thuỷ sản tăng 9,1%, lâm nghiệp tăng 2,1%. Nổi bật nhất là sản lượng lương thực tăng bình quân mỗi năm 1,1, triệu tấn. Sản lượng lương thực năm 2000 đạt 34 triệu tấn, đưa mức lương thực bình quân đầu người từ 294,9 kg năm 1990 lên trên 436 kg năm 2000. Việt Nam từ nước nhập khẩu lương thực hàng năm, trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới. Sản lượng của một số cây công nghiệp trong thời kỳ 1999 – 2000 đã tăng khá cao : cà phê tăng 4,7 lần, cao su 4,5 lần, chè tăng 2 lần, mía tăng 3 lần, bông tăng 9,7 lần. 20
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Sản lượng thuỷ sản tăng bình quân trong 10 năm là 8,85%. Giá trị sản lượng công nghiệp tăng bình quân trong 10 năm qua là khoảng 12,8 – 13% năm. Công nghiệp chế biến đã có tốc độ tăng trưởng khá và đã chiếm tới 60,6% giá trị toàn ngành công nghiệp năm 1999. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã tăng lên đáng kể .Tính đến quí I năm 1999 đã có 2624 dự án được cấp giấy phép đầu tư với tổng vốn đăng kí là 35,8 tỉ USD ,nếu tính cả vốn bổ xung là 40,3 tỉ USD . Cơ cấu kinh tế đã có những chuyển biến tích cực .Tỉ trọng trong nông, lâm,ngư nghiệp trong GDP đã giảm từ 38,7% năm 1990 xuống còn 25,4% năm 1999; công nghiệp và xây dựng đã tăng từ 22,6% lên 34,9%; dịch vụ từ 35,7% lên 40,1%. Các nghành dịch vụ phát triển đặc biệt là nghành bưu chính viễn thông , du lịch ….. đã nâng được tỉ trọng lên trên 40% GDP. Đồng thời cơ cấu vùng kinh tế đã thay đỏi theo hướng tập trung phát triển 3 vùng trọng điểm : TP Hồ Chí Minh – Vũng Tàu ,Hà Nội-Hải Phòng- Quảng Ninh, Đà Nẵng-Quảng Ngãi ,đồng thời đa dành sự quan tâm cần thiết tới những vùng miền núi ,vùng sâu ,vùng xa . Đồng thời với sự tăng trưởng về kinh tế mức sống của dân cư cả nông thôn và thành thị đều được cải thiện rõ rệt: GDP theo đầu người trong 10 năm qua đã tăng 1,8 lần , thu nhập bình quân một người một tháng đã tăng 3,2 lần .Số học sinh đi học ở các cấp khác nhau từ tiểu học đến đại học đã tăng khoảng 2,3- 4,3 lần .Chỉ số HDI nâng lên từ thứ 122/174 nước năm 1995 lên 110/174 nước nă m 1999. Công tác chăm sóc sức khoẻ của nhân dân đã có nhiều tiến bộ .Năm 1990tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng là 50%,tỉ lệ chết của trẻ dươi 1 tuổi là 46%,dưới 5 tuỏi là 69,5%,tuổi thọ trung bình là 64 thì tới năm 1998 các chỉ tiêu tương ứng trên đã giảm 21
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com xuống còn 38,9%, 39%, 48,5%, 68 tuổi . Số hộ đói nghèo đã giảm rõ rệt từ 30% năm 1992 xuống còn 10,6% năm 2000. Đến cuối năm 1998 cả nước có 15 tỉnh thành phố có tỉ lệ hộ đói nghèo dưới 10%. Thực hiện so với dự kiến kế hoạch thời kì 1996-2000 Chỉ tiêu chủ yếu Dự kiến Đạt Tỉ lệ (%) Tốc đọ tăng sản lượng nông nghiệp ( %/ năm ) 4,5-5 5,1-5,2 104 Sản lượng lương thực (qui thóc )năm 1999( Triệu tấn) 30-32 33 106 Tốc độ tăng GDP (%/ năm ) 9-10 6,8 70 Tốc độ tăng giá trị sản lượng công nghiệp 14-15 12 85 Tổng kim nghạch xuất khẩu ( Tir USD) 58-60 50 86 Vốn đầu tư nước ngoài (Tỉ USD) 13-15 11 80 Vốn ODA( Tỉ USD) 7-8 5 70 Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong năm 2000 Triệu lượt người 3,5-4 2 51 Tuy vậy bên cạnh những thành tựu mà ta đã đạt được ,chúng ta cũng còn một số hạn chế . Chính trong quá trình mở rộng thị trường xuất khẩu ,nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá đa làm cho sự phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ nét .Những người có khả năng buôn bán , có đầu óc kinh doanh thì giàu lên nhanh chóng còn nhưng người không biết cách buôn bán thì bị phá sản . Hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng sâu . Đời sống của người dân tuy đã được cải thiện song sự phân bố này lại không đều . ởthành thị thì hầu hết mức sống của người dân là cao trong khi đó ở nông thôn một số nơi người dân còn nghèo khổ , chỉ tính riêng trong thời kỳ từ năm 1993-1998 số lượng 22
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com người ngèo đói chiếm 58% Đi kèm với hiện tượng đói ngèo là sự bất bình đẳng trong tất cả các lĩnh vực :Văn hoá - Kinh tế – Chính trị – Tư tưởng… Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với các nước trên thế giới còn dẫn đến việc gia tăng các tệ nạn xã hội : Ma tuý ,nghiện hút… Tuy có những mặt hạn chế như vậy nhưng cũng cần khẳng định rằng mặt tích cực là chủ yếu ,mặt tiêu cực chỉ là phần nhỏ . Và hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại nhiều lợi ích cho quá trình phát tiển kinh tế ở Việt Nam . 2.5.4.Một số nhận định và đề xuất Dựa vào kết quả ở phần trên và bối cảnh của Việt Nam hiện nay cùng với xu hướng phát triển của đất nước, khu vực và toàn cầu, một số nhận định và đề xuất có thể được đưa ra trong bài viết này như sau : Thứ nhất, kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới, Việt Nam đã tiến hành những bước dài trên con đường mở cửa và hội nhập quốc tế. Du hội nhập quốc tế ở cấp độ nào cũng mang lại lợi ích cho Việt Nam và lợi ích đó càng lớn khi mức độ hội nhập càng cao. Vấn đề Việt Nam phải chủ động và tích cực chuẩn bị các điều kiện hội nhập, đồng thời lựa chọn đúng giải pháp và bước đi trong quá trình này. Thứ hai, hội nhập vào khu vực AFTA có tác dụng nhỏ bé đối với nước ta kể cả trong vấn đề giảm nghèo đói và bất bình đẳng. Vì vậy để đẩy nhanh và bền vững tốc độ giảm nghèo và bất bình đẳng thì Việt Nam phải kết hợp giữa hội nhập vào khu vực AFTA với hội nhập vào APEC và WTO. Thứ ba, hội nhập kinh tế gắn với nghèo đói và bất bình đẳng. Dưới tác động của cải cách và hội nhập quốc tế hiện nay đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hoá 23
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com trong xã hội. Để đảm bảo mục tiêu giảm nghèo và công bằng xã hội, Nhà nước phải có chính sách khuyến khích, ưu tiên đầu tư cho các ngành sử dụng nhiều lao động, một số ngành dịch vụ, ngành phi nông nghiệp…, đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn để họ có thể làm việc ở các khu vực này. Mặt khác phải đầu tư kỹ thuật, các dịch vụ nông nghiệp, chuyên môn… cho khu vực nông nghiệp, nông thôn để nâng cao năng suất lao động của khu vực có số người nghèo đông đúc này. Thứ tư, Nhà nước có hình thức bảo trợ xã hội điều chỉnh phù hợp với thị trường lao động trong điều kiện nền ninh tể mở và hội nhập quốc tế. Hội nhập quốc tế sẽ tạo ra kẻ thắng, người thua và người nghèo sẽ chịu nhiều thua thiệt nhất. Để giúp đỡ người bị rủi ro khi mới tham gia hội nhập, đồng thời xây dựng một nền tảng vững chắc cho các hộ gia đình - đặc biệt là người nghèo - cảm thấy thoải mái chấp nhận các rủi ro trước mắt có thể xảy đến do hội nhập, Nhà nước phải thực hiện tốt việc phân phối lại, thông qua chính sách thuế, trợ cấp làm giảm sự bất bình đẳng trong xã hội. Đồng thời phải phát triển nền kinh tế nhiều th ành phần, nhiều hình thức sở hửutong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo -là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế . Tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường , đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lí của Nhà nước .,phát triển các loại thị trường :Vốn,tiền tệ, chứng khoán ,………… Đi kèm theo đó là đỏi mới chính sách và kiện toàn hệ thống tài chính,tiền tệ . Thực hiện công tác công bằng, hiệu quả trong chính sách phân phối bảo đảm sự phát triển an toàn lành mạnh của thị trường tài chính tiền tệ .Tiếp tục cải cách hệ thống thuế phù hợp với tình hình đất nước và cam kết quốc tế .tiếp tục cơ cấu lại ngân sách Nhà nước 24
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com ,tăng dần tích luỹ cho đầu tư phát triển, tinh giản biên chế bộ máy Nhà nước .Thực hiện chính sách tiền tệ bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Sử dụng linh hoạt có hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ như tỉ giá ,lãi suất ….. Nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam. Giải quyết nợ tồn đọng với các nước trên thế giới. Đồng thời phát triển giáo dục và đào tạo , khoa học và công nghệ .Tăng cường tiềm lực và đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ .Coi trọng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin ,công nghệ tự động hoá . Trên đây là một số giải pháp chính mà theo tôi đó là những giải pháp hợp lí đối với việc phát triển nền kinh tế Việt Nam hiện nay . Tài liệu tham khảo 1. Tạp chí Cộng sản – Số 33/ Tháng 11/Năm 2002 2. Tạp chí Kinh tế phát triển 3.Tạp chí Nghiên cứu lí luận –Số 2/ Năm 2000 4. Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới- Số 4/ Năm 2000 5.Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới- Số4/Năm 2001 6.Văn kiện đại hội đảng XI 25
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân tích Tài chính Nghiên cứu tình huống Dự án Chung cư Mercury
11 p | 571 | 54
-
Quảng cáo và PR nên độc lập
4 p | 113 | 17
-
BÀI TẬP THU HOẠCH MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH
17 p | 112 | 10
-
Xây dựng kinh tế độc lập tự chủ khi hội nhập kinh tế với Hoa Kỳ - 1
9 p | 89 | 4
-
Quy chế quản trị công ty - Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền
13 p | 75 | 4
-
Quy chế nội bộ về quản trị công ty - Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà
19 p | 51 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn