ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
------------------
NGUYỄN THỊ NGỌC MINH
XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU CỦA VIỆT NAM SANG EU TRONG
BỐI CẢNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – EU
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 8310106
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. VŨ THANH HƯƠNG
Hà Nội – 2024
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua 34 năm thiết lập quan h ngoại giao, EU đã trở thành một trong
những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt
kinh tế, thương mại, đầu tư, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế -
hội hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Về thương mại hàng hóa, EU thị
trường tiềm năng dành cho các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu với nhu cầu dồi dào
thị trường tiêu thụ rộng lớn. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Viêt Nam sang
EU vẫn là sản phẩm truyền thống, có thế mạnh như hàng dệt may, giày dép các loại,
nông lâm thủy sản, máy vi tính… Đặc điểm nổi bật trong cấu thương mại
giữa hai bên tính bổ sung lớn về lợi thế nhu cầu xuất nhập khẩu, ít mặt hàng
mang tính đối đầu, cạnh tranh trực tiếp (Phạm Thị Dự, 2018). Chính thế, việc
được thỏa thuận thương mại chung giữa Việt Nam EU luôn được kỳ vọng sẽ
mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho các thể tham gia hoạt động thương mại giữa
hai bên và lợi ích dành cho người tiêu dùng Việt Nam và EU.
Từ khi tiến hành cải cách nền kinh tế năm 1986, Việt Nam đã tham gia ký kết
16 FTA với cách quốc gia hoặc thành viên của ASEAN; cùng với đó, Việt Nam
cũng đang trong quá trình đàm phán 2 hiệp định thương mại khác. Đặc biệt, trong
những năm trở lại đây, Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu Việt Nam
(EVFTA) chính thức hiệu lực o năm 2020 được xem như hích lớn cho
thương mại Việt Nam, khi được tiếp cận với một thị trường rộng lớn, giàu tiềm
năng như EU với các thỏa thuận thương mại ưu đãi.
Ngành sản xuất xuất khẩu hạt điều của Việt Nam cũng được hưởng lợi từ
hiệp định này. Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2021, kim ngạch
xuất khẩu nhân điều của Việt Nam đạt gần 3,66 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2020,
chiếm khoảng 7,52% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành nông nghiệp Việt
Nam (Hoàng Liêm, 2022). Ở chiều ngược lại, theo Tridge, châu Âu là khu vực nhập
khẩu hạt điều lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 40% giá trị nhập khẩu hạt điều toàn
cầu. Năm 2023, EU đối tác nhập khẩu lượng hạt điều thô số một của Việt Nam,
2
với kim ngạch đạt 7,7 triệu USD từ Việt Nam, chiếm 30,4% kim ngạch xuất khẩu
hạt điều của Việt Nam ra thế giới (Theo số liệu ITC Trade Map, 2024), đứng sau
Hoa Kỳ chiếm 29,4%. thể thấy, EU thị trường trọng điểm trong hoạt động
xuất khẩu hạt điều của Việt Nam. EVFTA được đưa vào thực thi đã tạo điều kiện
cho hạt điều của Việt Nam hội thâm nhập sâu hơn vào một th trường tiêu thụ
đầy tiềm năng với nhu cầu lớn, đa dạng, mức thuế quan ưu đãi 0%. Tuy nhiên, bên
cạnh đó, EU cũng được đánh giá một thị trường khắt khe trong các yêu cầu về
quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn về chất ợng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn
bảo vệ người lao động, môi trường,... đối với các mặt hàng nông sản nói chung
hạt điều nói riêng.
Nhận thức được những vấn đề nêu trên, đề tài luận văn “Xuất khẩu hạt điều
của Việt Nam sang EU trong bối cảnh thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt
Nam EU” sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam
trong bối cảnh thực thi EVFTA; từ đó thể phân tích những thay đổi đưa ra
những kiến nghị giải pháp phù hợp.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích thực trạng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang EU trong bối
cảnh thực thi EVFTA.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Bài nghiên cứu gồm các nhiệm vụ chính, đó là:
-Phân tích các cam kết trong EVFTA liên quan đến mặt ng hạt điều xuất
khẩu của Việt Nam.
-Phân tích đánh giá thực trạng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang EU
trong bối cảnh thực hiện EVFTA.
-Phân ch các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang
EU trong bối cảnh thực hiện EVFTA.
-Đề xuất c giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang
EU trong bối cảnh thực thi EVFTA.
3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang EU
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
-Phạm vi không gian: EU và Việt Nam
-Phạm vi thời gian: Từ 2010 đến 2023
-Phạm vi nội dung: Bài luận văn tập trung nghiên cứu nhóm hạt điều thô (mã
HS 08013100) và nhóm hạt điều sơ chế (mã HS 08013200)
4. Khung phân tích
Hình 0.: Khung phân tích của luận văn
4
4.1. Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp phân tích thống kê
-Phương pháp tổng hợp
-Phương pháp so sánh
-Phương pháp phân tích SWOT
4.2. Dữ liệu nghiên cứu
a. Phân loại hạt điều: Trong phạm vi của luận văn tập trung nghiên cứu các
hạt điều thô hoặc mới qua chế (mã HS 08013100 08013200). Ngoài ra, luận
văn sử dụng số liệu liên quan đến hạt điều đã qua chế biến HS 20081910 nhằm
mục đích so sánh với hạt điều thô/mới qua chế về tỷ trọng kim ngạch xuất
khẩu.
b. Nguồn dữ liệu: Phương pháp thu thập dữ liệu: tiến hành thu thập dữ liệu thứ
cấp tại các nguồn thông tin chính thống: Giáo trình, sách chuyên khảo, luận văn/
Các ấn phẩm đăng trên Tạp chí Công thương, c Báo cáo Thường niên của Bộ
Công thương, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê/ Các trang web: ITC Trade
Map – trademap.org, Trung tâm WTO – trungtamwto.vn, Hiệp hội điều Việt Nam –
vinacas.com.vn.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn liên quan đến
xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang EU trong bối cảnh thực hiện EVFTA.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang EU trong bối cảnh
thực hiện EVFTA.
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang EU trong bối
cảnh thực hiện EVFTA.
5