intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

“Hàng tồn kho là nụ cười của khách hàng”

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

94
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Tư vấn là một lĩnh vực không chỉ đòi hỏi kinh nghiệm, mà còn phải có sự sáng tạo, liên tục đổi mới, nhạy bén và cập nhật nhiều tình huống, kiến thức mới. Đơn cử, trong một năm, nếu thực hiện khoảng 20 dự án thì tôi phải có 20 chiến lược khác nhau, vì mỗi công ty đòi hỏi một mô hình quản lý riêng, chiến lược riêng, hướng đi riêng. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng thì hành trình khai phá, tìm tòi cái mới, chinh phục điểm 10 của...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: “Hàng tồn kho là nụ cười của khách hàng”

  1. “Hàng tồn kho là nụ cười của khách hàng” - Tư vấn là một lĩnh vực không chỉ đòi hỏi kinh nghiệm, mà còn phải có sự sáng tạo, liên tục đổi mới, nhạy bén và cập nhật nhiều tình huống, kiến thức mới. Đơn cử, trong một năm, nếu thực hiện khoảng 20 dự án thì tôi phải có 20 chiến lược khác nhau, vì mỗi công ty đòi hỏi một mô hình quản lý riêng, chiến lược riêng, hướng đi riêng. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng thì hành trình khai phá, tìm tòi cái mới, chinh phục điểm 10 của tôi sẽ không bao giờ có điểm dừng và đích đến luôn là một cột mốc vô tận. * Ông mới nói người làm tư vấn đòi hỏi phải có kinh nghiệm. theo cách hiểu của tôi là phải có quá trình trải nghiệm trong kinh doanh, nhưng ông thì dường như chưa kinh qua giai đoạn này. Vậy dựa vào đâu ông có kinh nghiệm để tư vấn chiến lược cho DN? Thời còn học Đại học Kinh tế, tôi rất chăm chú nghe thầy giảng bài, nhưng các bài giảng lúc đó chỉ đơn thuần là lý thuyết, thi thoảng mới đưa ra tình huống giả định để mọi người cùng giải quyết. Tôi nghĩ, nếu đi làm mình sẽ có dịp cọ xát thực tế và khi phải đối mặt với tình huống cụ thể, mình sẽ biết tự tìm cách giải quyết. Như vậy, không chỉ có dịp áp dụng bài học vào thực tiễn mà còn nhớ bài lâu hơn.
  2. Vì thế, tôi quyết định đi làm thêm ở các trung tâm bán hàng và liên tục thay đổi công việc để được tiếp cận nhiều môi trường khác nhau. Song song đó, tôi tìm đọc rất nhiều sách, chủ yếu là sách viết về kinh doanh và những gương doanh nhân thành công ở Mỹ. Lúc đó, lương làm thêm của tôi chỉ có 500.000 đồng/tháng, vậy mà tôi dám nhịn ăn để mua một bộ sách kinh tế học giá tới một triệu rưỡi. Một lần, khi chở khách trên xe xích lô, thấy ông ta đọc cuốn Giám đốc - người làm ra lợi nhuận, cuốn sách nói về mô hình kinh doanh mở, kinh nghiệm điều hành DN của chủ tịch công ty điện toán của Mỹ, tôi mê quá và đề nghị ông khách thay vì trả tiền xe thì cho tôi xin cuốn sách. Đọc sách, tôi thấy thực tiễn quản lý DN với lý thuyết khác nhau nhiều quá nên càng hăng tìm tòi, trải nghiệm. Năm 1998, tôi tốt nghiệp thạc sĩ và đi dạy học. tình cờ trò chuyện với Tổng giám đốc Công ty Holcim, ông ta giao tôi xây dựng chiến lược phát triển cho Holcim. Sau khi dự án mang lại hiệu quả, ông đề nghị tôi làm trợ lý chiến lược với mức lương chỉ hai tháng đã đủ mua một căn nhà. Nhưng tôi nghĩ, nếu làm ở Holcim tôi chỉ giải quyết được bài toán về kinh tế và chỉ có sự nghiệp trong một phạm vi nhỏ, còn ra ngoài làm tôi sẽ có cơ hội phát triển rộng hơn. Trước khi chia tay, Tổng giám đốc Holcim nói với tôi: “Với năng lực của anh, tôi khuyên anh nên chọn nghề tư vấn”. Nhờ lời khuyên của ông, tôi tự tin hơn khi nhận tư vấn thêm cho một vài DN như May Phương Đông, Việt Tiến, Tập đoàn Dệt May Việt Nam...
  3. Mặc dù kinh nghiệm tôi có được lúc đó hoàn toàn từ việc tìm tòi kiến thức trong sách vở, cộng thêm một chút trải nghiệm từ những công việc làm thêm và một chút “năng khiếu” bẩm sinh về kinh doanh và quản lý, nhưng nhờ quá trình tư vấn cho DN, đối mặt với nhiều lĩnh vực, nhiều mô hình kinh doanh và tình huống khác nhau, tôi đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm. Theo tôi, nếu đi làm chính thức ở một công ty chưa chắc tôi đã có được nhiều kinh nghiệm như vậy. * Thế tại sao một số người có nhiều kinh nghiệm, từng giữ vị trí lãnh đạo cấp cao ở các công ty đa quốc gia, có tên tuổi, sau 3 tháng thử việc tại Win-Win, ông lại từ chối? - Chỉ ít người thôi, không phải tất cả. Trải nghiệm trong nghề, tôi đã rút ra một điều: kinh nghiệm là quan trọng, nhưng để thành công trong nghề tư vấn, phải có một năng khiếu - khả năng đặc biệt về tầm nhìn chiến lược và quản lý. Chỉ có năng khiếu mới có thể giúp DN tạo nên sự đột phát trong tiến trình phát triển và đây là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự trọng nể của khách hàng. * Ra đời vào thời điểm nghề tư vấn chưa phổ biến, lại thêm khủng hoảng kinh tế, nhưng theo tiết lộ của ông, năm 2008 lại là năm thành công của Win-Win, làm thế nào ông có được thành công này? - Năm 2006 tôi được mời nói chuyện trong chương trình “CEO trong thế giới phẳng”. sau buổi diễn thuyết, nhiều người vây quanh tôi xin số điện
  4. thoại, nên tôi nghĩ nhu cầu tư vấn khá lớn và quyết định thành lập công ty sớm hơn dự định hai năm. Trước đó, từ năm 1998 tôi đã có kế hoạch chuẩn bị đội ngũ nhân sự: tìm sinh viên giỏi, cho các em đi học và tích lũy kinh nghiệm từ các công ty tư vấn nước ngoài. Tuy nhiên, vừa thành lập được hai năm thì khủng hoảng kinh tế xảy ra. Mặc dù đúng dịp đầu năm, ký được sáu hợp đồng tư vấn, nhưng thấy DN khó khăn, lấy tiền của họ trong lúc này là không đúng với triết lý kinh doanh “Cùng khách hàng thành công” của Win-Win, nên tôi tiếp tục tư vấn theo đúng hợp đồng mà không thu tiền. Để lấy ngắn nuôi dài, tôi chọn hai lĩnh vực không bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng là vàng và dầu khí để tìm khách hàng tư vấn. Để tiếp cận với DN, tôi đã dùng hai trong số năm cuốn sách của tôi được nhiều người biết đến là Thu hút và giữ chân người giỏi và Phương thức tìm ý tưởng kinh doanh làm quà tặng cho các giám đốc. Sau khi đọc sách, một số người đã điện thoại cho tôi nói rằng họ có cảm tưởng dường như tôi đang ngồi trong DN họ để viết ra những điều trong sách, và họ mời tôi đến tư vấn. Một số khách hàng khi qua được thời kỳ khó khăn càng gắn bó và thân thiết với Win-Win
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0