2-3 DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT BÁN DẪN
lượt xem 11
download
Hiểu được các tính chất đặc biệt của chất bán dẫn làm cho nó được xếp vào một loại vật dẫn riêng, khác với các vật dẫn quen thuộc là kim loại. - Hiểu được các hạt tải điện là electron tự do, lỗ trống và cơ chế tạo thành các hạt tải điện trong chất bán dẫn tinh khiết. - Hiểu được tác dụng của tạp chất có thể thay đổi một cách cơ bản tính chất điện của chất bán dẫn. Bằng cách pha tạp chất thích hợp, người ta có thể tạo thành chất bán dẫn...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 2-3 DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT BÁN DẪN
- 2-3 DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT BÁN DẪN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức - Hiểu được các tính chất đặc biệt của chất bán dẫn làm cho nó được xếp vào một loại vật dẫn riêng, khác với các vật dẫn quen thuộc là kim loại. - Hiểu được các hạt tải điện là electron tự do, lỗ trống và cơ chế tạo thành các hạt tải điện trong chất bán dẫn tinh khiết. - Hiểu được tác dụng của tạp chất có thể thay đổi một cách cơ bản tính chất điện của chất bán dẫn. Bằng cách pha tạp chất thích hợp, người ta có thể tạo thành chất bán dẫn loại n và loại p với nồng độ hạt mong muốn. - Hiểu được sự hình thành lớp chuyển tiếp p – n và giải thích được tính chất chỉnh lưu của lớp tiếp giáp p – n. 2. Kỷ năng - Giải thích được tính chất dẫn điện của bán dẫn tinh khiết và tạp chất loại p, n. - Giải thích dòng điện qua lớp tiếp giáp p – n. II. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên
- a. Kiến thức và dụng cụ: - Thí nghiệm dụng cụ như sơ đồ hình 22.1 – SGK. - Một số loại điôt bán dẫn. - Các hình vẽ trong SGK đã phóng to. - Thí nghiệm phóng điện dưới áp suất thấp. b. Phiếu học tập: P1. Chọn câu phát biểu sai Chất bán dẫn có đặc điểm A. Điện trở suất của chất bán dẫn lớn hơn so với kim loại nhung nhỏ hơn so với chất điện môi. B. Điện trở suất của chất bán dẫn giảm mạnh khi nhiệt độ tăng. C. Điện trở suất phụ thuộc rất mạnh vào hiệu điện thế. D. Tính chất điện của bán dẫn phụ thuộc nhiều vào các tạp chất có mặt trong tinh thể. P2. Bản chất của dòng điện trong chất bán dẫn là A. Dòng chuyển rời có hướng của các electron và lỗ trống ngược chiều điện trường. B. Dòng chuyển rời có hướng của các electron và lỗ trống cùng chiều điện trường.
- C. Dòng chuyển rời có hướng của các electron theo chiều điện trường và các lỗ trống ngược chiều điện trường. D. Dòng chuyển rời có hướng của các lỗ trống theo chiều điện trường và các electron ngược chiều điện trường. P3. Câu nào dưới đây nói về phân loại chất bán dẫn là không đúng? A. Bán dẫn hoàn toàn tinh khiết là bán dẫn trong đó mật độ electron bằng mật độ lỗ trống. B. Bán dẫn tạp chất là bán dẫn trong đó các hạt tải điện chủ yếu được tạo bởi các nguyên tử tập chất. C. Bán dẫn loại n là bán dẫn trong đó mật độ lỗ trống lớn hơn rất nhiều mật độ electron. D. Bán dẫn loại p là bán dẫn trong đó mật độ electron tự do nhỏ hơn rất nhiều mật độ lỗ trống. P4. Chọn câu trả lời đúng. A. Electron tự do và lỗ trống đều chuyển động ngược chiều điện trường. B. Electron tự do và lỗ trống đều mang điện tích âm. C. Mật độ các hạt tải điện phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, tạp chất, mức độ chiếu sáng. D. Độ linh động của các hạt tải điện hầu như không thay đổi khi nhiệt độ tăng.
- P5. Chọn câu trả lời sai. A. Cấu tạo của điôt bán dẫn gồm một lớp tiếp xúc p – n. B. Dòng electron chuyển qua lớp tiếp xúc p – n chủ yếu theo chiều từ p sang n. C. Tia catôt mắt thường không nhìn thấy được. D. Độ dẫn điện của chất điện phân tăng khi nhiệt độ tăng. P6. Hiệu điện thế của lớp tiếp xúc p – n có tác dụng A. tăng cường sự khuếch tán của các hạt cơ bản. B. tăng cường sự khuếch tán của các hạt cơ bản và các hạt không cơ bản. C. tăng cường sự khuếch tán của các electron từ bán dẫn n sang bán dẫn p. D. tăng cường sự khuếch tán của các electron từ bán dẫn p sang bán dẫn n. P7. Khi lớp tiếp xúc p – n được mắc phân cực thuận, điện trường ngoài có tác dụng A. tăng cường sự khuếch tán của các hạt cơ bản. B. tăng cường sự khuếch tán của các hạt cơ bản và các hạt không cơ bản. C. tăng cường sự khuếch tán của các electron từ bán dẫn n sang bán dẫn p.
- D. tăng cường sự khuếch tán của các electron từ bán dẫn p sang bán dẫn n. P8. Chọn phát biểu đúng A. Các chất bán dẫn loại n nhiễm điện âm do số hạt electron tự do nhiều hơn lỗ trống. B. Khi nhiệt độ càng cao thì chất bán dẫn nhiễm điện càng lớn. C. Khi mắc phân cực ngược vào lớp tiếp xúc p – n thì điện trường ngoài có tác dụng tăng cường sự khuếch tán của các hạt cơ bản. D. Dòng điện thuận là dòng khuếch tán của các hạt cơ bản. Đáp án phiếu học tập: P1 ( C ); P2 ( D ); P3 ( D ); P4 ( C ); P5 ( B ); P6 ( C ); P7 ( C ); P8 ( D ). 2. Học sinh - Ôn lại bản chất đòng điện trong các môi trường. 3. Gợi ý ứng dụng CNTT GV có thể chuẩnbị một số hình ảnh về dòng điện qua chất bán dẫn tinh khiết, chất bán dẫn có tạp chất, lớp tiếp giáp p – n. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- Hoạt động 1: Ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Báo cáo tình hình lớp. - Kiểm tra tình hình học sinh. - Trả lời cau hỏi. -Nêu câu hỏi về dòng điện trong - Nhận xét câu trả lời của bạn. chân không. - Nhận xét và cho điểm. Hoạt động 2: Tính chất dẫn điện của bán dẫn, sự dẫn điện của bán dẫn tinh khiết. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Đọc SGK. - Yêu cầu học sinh đọc phần 1. - Thảo luận về tính dẫn điện của bán - Tổ chức thảo luận. dẫn. - Hướng dẫn HS tìm hiểu. - Tìm hiểu tính dẫn điện của chất bán - Yêu cầu HS trình bày. dẫn. - Nhận xét và kết luận. - Trình bày tính dẫn điện của chất bán - Yêu cầu HS đọc phần 2. dẫn. - Tổ chức thảo luận. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Gợi ý. - Đọc SGK. - Yêu cầu HS trình bày. - Thảo luận về tính dẫn điện. - Nhận xét, rút ra kết luận.
- - Tìm hiểu về tính dẫn điện của bán dẫn - Nêu câu hỏi C1. tinh khiết. - Trình bày tính dẫn điện và nêu kết luận. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Trả lời câu hỏi C1. Hoạt động 3: Tính dẫn điện của bán dẫn tạp chất. Lớp chuyển tiếp p – n Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên
- - Đọc SGK phần 3.a. - Yêu cầu HS đọc SGK phần 3.a - Thảo luận về tính dẫn điện. - Tổ chức thảo luận. - Tìm hiểu sự tạo thành hạt tải điện - Gợi ý. trong bán dẫn loại n. - Tìm hiểu sự dẫn điện của bán dẫn tạp chất từng loại n. - Yêu cầu HS trình bày. - Trình bày tính dẫn điện và nêu kết - Nhận xét, rút ra kết luận. luận. - Yêu cầu HS đọc SGk phần 3.b. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Tổ chức thảo luận. - Đọc SGK phần 3.b. - Gợi ý. - Thảo luận về tính dẫn điện. - Tìm hiểu sự tạo thành hạt tải điện trong bán dẫn loại p. - Yêu cầu HS trình bày. - Tìm hiểu sự dẫn điện của bán dẫn tạp - Nhận xét , rut ra kết luận. chất từng loại n. - Yêu cầu HS đọc phần 4.a. - Trình bày tính dẫn điện và nêu kết - Tổ chức thảo luận. luận. - Hướng dẫn HS tìm hiểu. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Yêu cầu HS trình bày. - Đọc SGK phần 4.a. - Nhận xét rút ra kết luận. -Thảo luận về sự tạo thành lớp chuyển - Yêu cầu HS đọc phần 4.b.
- tiếp. - Tổ chức thảo luận. - Tìm hiểu sự hình thành lớp chuyển tiếp p – n. - Hướng dẫn, gợi ý. - Trình bày sự hình thành lớp chuyển - Yêu cầu HS trình bày. tiếp p – n. - Nhận xét rút ra kết luận. - Nhận xét câu trả lời của bạn . - Yêu cầu HS đọc phần 4.c. - Đọc SGK phần 4.b. - Yêu cầu HS nhận xét. - Thảo luận về dòng điện qua lớp chuyển tiếp p – n. - Tìm hiểu dòng điện qua lớp chuyển tiếp p – n. - Trình bày dòng điện qua lớp chuyển tiếp p – n. - Trình bày và nêu được dòng điện thuận và ngược - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Đọc phần 4.c, rút ra nhận xét. - Nhận xét đường đặc trưng Vôn – ampe.
- Hoạt động 4: Vận dụng, cũng cố. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Đọc SGK. - Nêu câu hỏi 1,2 SGK. - Suy nghĩ… - Nêu câu hỏi trắc nghiệm P ( - Trả lời câu hỏi. trong phiếu học tập. - Ghi nhận kiến thức. - Tóm tắt bài. - Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy. Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Ghi câu hỏi và bài tập về nhà. - Giao các câu hỏi và bài tập trong SGK. - Giao các câu hỏi trắc nghiệm P( - Ghi nhớ lời nhắc của GV. trong phiếu học tập) - Nhắc HS đọc bài mới và chẩn bị bài sau.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án bài 12: Ôn dịch, thuốc lá - Ngữ văn 8
12 p | 715 | 52
-
Giáo án tuần 8 bài Tập đọc: Người mẹ hiền - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
8 p | 582 | 34
-
Silic
3 p | 227 | 30
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6,7,8,9 trang 78 SGK Lý 11
6 p | 188 | 28
-
Giáo án tuần 10 bài LTVC: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về họ hàng - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
4 p | 410 | 26
-
Giáo án tuần 8 bài Kể chuyện: Người mẹ hiền - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
5 p | 346 | 23
-
KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2009-2010 Môn VẬT LÝ –Lớp 11 Chương trình chuẩn - 2
2 p | 166 | 21
-
Bài 7: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm - Bài giảng Ngữ văn 8
9 p | 738 | 16
-
Giáo án bài Viết bài tập làm văn số 3 Văn thuyết minh - Ngữ văn 8
3 p | 492 | 14
-
Bài 3: Xây dựng đoạn văn trong văn bản - Bài giảng Ngữ văn 8
21 p | 483 | 14
-
Giáo án tuần 8 bài Chính tả (Nghe viết): Bàn tay dịu dàng, ao/au - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
4 p | 269 | 14
-
Bài 18: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh - Bài giảng Ngữ văn 8
21 p | 294 | 12
-
Giáo án bài 1: Liên kết trong văn bản - Ngữ văn 7 - GV.T.T.Chi
5 p | 394 | 10
-
Đề khảo sát chất lượng đầu năm Toán 3 - Trường TH Số 2 Sơn Thành Đông (Kèm hướng dẫn chấm)
11 p | 82 | 8
-
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP SỐ 41
4 p | 71 | 5
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 trang 85 SGK Vật lý 11
7 p | 123 | 2
-
Giải bài tập 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 trang 85 SGK Vật lý 11
7 p | 152 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn