Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9: Chủ đề - Năng lượng dòng điện. Công suất điện
lượt xem 3
download
Tài liệu môn "Khoa học tự nhiên lớp 9: Chủ đề - Năng lượng dòng điện. Công suất điện" trình bày các nội dung chính sau đây: Năng lượng điện; Công thức tính năng lượng điện; Công suất điện; Đồng thời cung cấp bài tập trắc nghiệm và tự luận có đáp án chi tiết nhằm củng cố kiến thức cho các em học sinh, giúp các em nâng cao khả năng làm bài, và phát triển tư duy của mình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9: Chủ đề - Năng lượng dòng điện. Công suất điện
- THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA THẦY CƯỜNG PLEIKU KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 ĐỊA CHỈ: 74A VÕ TRUNG THÀNH CHỦ ĐỀ: NĂNG LƯỢNG DÒNG ĐIỆN SĐT: 0989 476 642 CÔNG SUẤT ĐIỆN PHẦN I. LÝ THUYẾT 1. Năng lượng điện (Công của dòng điện) - Dòng điện có năng lượng vì nó có thể thực hiện công và cung cấp nhiệt lượng. Năng lượng của dòng điện được gọi là điện năng. - Dòng điện có các tác dụng như: + Tác dụng nhiệt. + Tác dụng từ. + Tác dụng phát sáng. + Tác dụng sinh lý. + Tác dụng hóa học. (Tác dụng này chỉ có ở dòng điện một chiều) - Điện năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác như: + Cơ năng. + Quang năng. + Nhiệt năng. - Ví dụ: + Máy khoan chuyển hóa điện năng chủ yếu thành cơ năng. + Nồi cơm điện, mỏ hàn chuyển hóa điện năng chủ yếu thành nhiệt năng. + Bóng đèn LED chuyển hóa điện năng chủ yếu thành quang năng. (Chú ý: Khi dòng điện chạy qua vật dẫn làm vật dẫn nóng lên nên luôn luôn có một phần điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng) - Bài tập tương tự: Các thiết bị điện sau đây khi hoạt động đã chuyển hóa điện năng thành những dạng năng lượng nào? + Máy quạt……………………………………………………………………………. + Bếp điện…………………………………………………………………………….. + Máy xay sinh tố……………………………………………………………………. + Máy bơm nước…………………………………………………………………….. + Ấm nước điện……………………………………………………………………… + Bóng đèn huỳnh quang…………………………………………………………… + Bóng đèn sợi đốt…………………………………………………………………… Page | 1
- THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA 2. Công thức tính năng lượng điện (Công của dòng điện) - Năng lượng điện mà đoạn mạch điện tiêu thụ được xác định bằng biểu thức W U I t - Trong đó: + W J : Năng lượng điện. + U V : Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch. + I A : Cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch. + t s : Thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch. - Chú ý: Khi nói đến lượng điện năng tiêu thụ của một gia đình, ta hay dùng đơn vị 3,6106 “số điện”. Đây là đơn vị kWh . kWh J 6 3,610 - Ví dụ: Tính năng lượng điện mà động cơ điện một chiều tiêu thụ trong thời gian 30 phút. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu động cơ là 12V và cường độ dòng điện chạy qua động cơ là 0,5 A . Giải t 30 phút 1800 s; U 12 V ; I 0, 5 A Năng lượng điện mà động cơ tiêu thụ là: W U I t 12 0,5 1800 10800 J 3 103 kWh - Bài tập tương tự 1: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc một bóng đèn sợi đốt là 3,5V , điện trở của dây tóc bóng đèn khi phát sáng là 12 . Tính năng lượng điện mà bóng đèn tiêu thụ trong 4 phút. U Chú ý: Kết hợp định luật Ohm I và công thức tính năng lượng điện W U I t ta có R U2 các công thức tính năng lượng điện khác: W I 2 R t t R ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Page | 2
- THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA - Bài tập tương tự 2: Cho mạch điện như hình vẽ. Biết R1 40 , ampe kế chỉ 0, 4 A , vôn kế chỉ 12V . a) Tính giá trị của R2 . b) Tính năng lượng điện mà đoạn mạch này tiêu thụ trong thời gian 15 phút theo đơn vị J và kWh ? ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… 3. Định luật Joule Lenz - Nếu đoạn mạch chỉ chứa điện trở như ấm điện, bếp điện, lò sưởi điện,… thì toàn bộ năng lượng điện được chuyển hóa thành nhiệt năng. - Phát biểu định luật: Nhiệt lượng tỏa ra ở vật dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của vật dẫn và thời gian dòng điện chạy qua. - Biểu thức của định luật: Q I 2 R t - Ví dụ: Một lò sưởi điện trong gia đình được sử dụng 4 giờ mỗi ngày, biết điện trở của dây mayso là 55 và cường độ dòng điện chạy qua dây điện trở này là 4 A . Tính nhiệt lượng tỏa ra trong thời gian này và lượng điện năng tiêu thụ? Giải t 4 h 14 400 s; R 55 ; I 4 A Nhiệt lượng mà lò sưởi tỏa ra trong 4 giờ: Q I 2 R t 4 2 55 14 400 12 672 000 J Vì toàn bộ lượng điện năng tiêu thụ được chuyển hóa hoàn toàn thành nhiệt năng nên W Q 12 672 000 J 3,52 kWh Page | 3
- THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA - Bài tập tương tự: Một ấm điện có điện trở 48, 4 , khi hoạt động bình thường thì cường độ dòng điện qua ấm là 4,54 A . Mỗi ngày sử dụng ấm trong 15 phút để nấu nước. Tính nhiệt lượng mà ấm tỏa ra trong một tháng ( 30 ngày), điện năng mà ấm tiêu thụ và số tiền phải trả cho việc nấu nước này, biết một số điện có giá 2500 đồng. ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… 4. Công suất điện - Công suất điện của một đoạn mạch điện là năng lượng điện mà đoạn mạch điện đó tiêu thụ trong một đơn vị thời gian. (Hoặc công suất điện là đại lượng đặc trưng cho tốc độ tiêu thụ điện năng của đoạn mạch) W U I t - Biểu thức: P U I t t U2 Nếu đoạn mạch chỉ chứa điện trở thì: P I 2 R R - Trong đó: + P W : Công suất điện của đoạn mạch. + W J : Năng lượng điện mà đoạn mạch tiêu thụ. + t s : Thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch. - Ví dụ: Tính công suất điện của một bóng đèn trong gia đình và năng lượng điện mà bóng đèn tiêu thụ trong 3h . Biết khi bóng đèn sáng bình thường thì cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn là 0,3 A . Giải t 3 h 10800 s; I 0,3 A; U 220 V Do hiệu điện thế trong gia đình bằng 220V . Công suất điện của bóng đèn P U I 220 0,3 66 W Năng lượng điện mà bóng đèn này tiêu thụ trong 3h W P W P t 66 10800 712800 J t Page | 4
- THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA - Bài tập tương tự: Cho hai đoạn mạch như hình vẽ. Hình 1 Hình 2 Biết R1 40 ; R2 60 ; U AB 24 V . Tính công suất điện của mỗi đoạn mạch và năng lượng điện mà mỗi đoạn mạch tiêu thụ trong 30 phút. ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… 5. Mở rộng cho công suất điện - Phát biểu: Đối với đoạn mạch gồm các dụng cụ điện mắc nối tiếp hay mắc song song thì công suất điện của đoạn mạch bằng tổng công suất điện của các dụng cụ mắc trong mạch. - Biểu thức: P P P2 1 - Chứng minh + Trường hợp đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp R R1 R2 P I 2 R1 R2 I 2 R1 I 2 R2 P P2 1 P I2 R + Trường hợp đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song 1 1 1 R R R 1 1 U2 U2 1 2 P U 2 P P2 1 R1 R2 R1 R2 2 P U U 2 1 R R Page | 5
- THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA 6. Giá trị định mức của dụng cụ điện - Trên nhãn của mỗi dụng cụ điện thường có ghi hiệu điện thế định mức (U đm) và công suất điện định mức (Pđm) + Hiệu điện thế định mức là hiệu điện thế để dụng cụ điện hoạt động bình thường. + Công suất điện định mức là công suất của thiết bị điện khi hoạt động bình thường (hoạt động với hiệu điện thế định mức) - Ví dụ: Trên một bóng đèn LED nhãn hiệu Rạng Đông có ghi 220 V 40 W . Nghĩa là U dm 220 V và Pdm 40W . Vậy bóng đèn sẽ có công suất là 40W khi hoạt động với hiệu điện thế 220V . Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu đèn nhỏ hơn 220V thì đèn sáng yếu, hiệu điện thế đặt vào hai đầu đèn lớn hơn 220V thì đèn cháy. - Từ hiệu điện thế định mức và công suất định mức ta có thể tính được: 2 U dm + Điện trở của thiết bị: R Pdm Pdm + Cường độ dòng điện định mức: I dm U dm - Ví dụ: Một bình nóng lạnh có ghi 220 V 1100 W được dùng để đun sôi 10 ở hiệu điện thế 220V . Tính điện trở của bình và thời gian đun sôi nước. Biết nhiệt lượng bình tỏa ra trong thời gian đó là 3360 000 J . Giải U dm 220 V ; Pdm 1100W ; Q W 3360 000 J Điện trở của bình là 2 U dm 2202 R 44 Pdm 1100 Vì hiệu điện thế đặt vào hai đầu bình bằng với hiệu điện thế định mức nên công suất hoạt động là P Pdm 1100 W Thời gian đun sôi nước W W 3360 000 P t 3055 s 51 phút. t P 1100 - Bài tập tương tự: Một bếp điện có ghi 220 V 660 W . Dùng bếp điện này đun sôi 2 từ nhiệt độ ban đầu 20C trong thời gian 20 phút. Tính cường độ dòng điện chạy qua bếp khi đó và lượng điện năng mà bếp tiêu thụ trong thời gian đun nước? ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Page | 6
- THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA 7. Hiệu suất - Khi bếp điện hoạt động, nhiệt lượng do bếp tỏa ra chủ yếu cung cấp cho nước. Một phần sẽ cung cấp cho ấm (nồi) và tỏa ra môi trường xung quanh. + Phần nhiệt lượng cung cấp cho nước được gọi là nhiệt lượng có ích + Phần nhiệt lượng cung cấp cho ấm (nồi) và tỏa ra môi trường xung quanh được gọi là nhiệt lượng hao phí. + Nhiệt lượng do bếp tỏa ra được gọi là nhiệt lượng toàn phần. Qtoàn phần = Qhao phí + Qcó ích - Nhiệt lượng có ích: Qi m c t2 t1 Trong đó: + m kg : Khối lượng của nước. Chú ý: 1 nước nặng 1kg . + c 4200 J / kg.K : Nhiệt dung riêng của nước. + t1 C : Nhiệt độ ban đầu của nước. + t2 C : Nhiệt độ lúc sau của nước. - Nhiệt lượng toàn phần: Qtp P t Qi - Hiệu suất của bếp: H 100% Qtp - Ví dụ: Một bếp điện có ghi 220 V 660W được sử dụng ở hiệu điện thế 220V để đun sôi 2 nước từ nhiệt độ 20C trong thời gian 20 phút. Tính hiệu suất của bếp. Giải U dm 220 V ; Pdm 660 W ; m 2 kg ; t1 20C ; t2 100C ; c 4200 J / kg.K ; t 20 phut 1200 s Pdm 660 Cường độ dòng điện chạy qua bếp: I 3 A. U dm 220 Nhiệt lượng có ích: Qi m c t2 t1 2 4200 100 20 672 000 J . Nhiệt lượng toàn phần mà bếp tỏa ra trong 20 phút: Qtp P t 660 1200 792 000 J Qi 672 000 Hiệu suất của bếp: H 100% 100% 84,84% Qtp 792 000 - Bài tập tương tự: Dùng bếp điện có công suất 600W để đun sôi 1,5 nước từ nhiệt độ ban đầu 20C . Biết hiệu suất của bếp là H 80% . Tính thời gian đun sôi nước? ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Page | 7
- THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA PHẦN II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 4 ĐÁP ÁN Câu 1. Một đoạn mạch có điện trở R được mắc vào hiệu điện thế U thì dòng điện chạy qua nó có cường độ I và công suất tiêu thụ của nó là P . Điện năng mà đoạn mạch này tiêu thụ trong thời gian t là P t P2 A. A . B. A U I t . C. A . D. A I R t R R Câu 2. Trên bóng đèn có ghi 6V 3W . Khi đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ là bao nhiêu? A. 0,5 A . B. 1,5 A . C. 2 A . D. 18 A . Câu 3. Nếu đồng thời giảm điện trở của đoạn mạch, cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch đi một nửa thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây sẽ giảm đi bao nhiêu lần? A. 2 lần. B. 6 lần. C. 8 lần. D. 16 lần. Câu 4. Một dây dẫn có điện trở 12 , mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế 12V thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn trong 1 giây là? A. 10 J . B. 0,5 J . C. 12 J . D. 2,5 J . Câu 5. Điện trở 10 và điện trở 20 mắc song song vào nguồn điện. Nếu công suất tiêu thụ ở điện trở 10 là a W thì công suất tiêu thụ ở điện trở 20 là a a A. W . B. W . C. a W . D. 2a W . 4 2 Câu 6. Một bóng đèn có ghi 220 V 75W , khi đèn sáng bình thường thì điện năng sử dụng của đèn trong 1 giờ là? A. 75 kJ . B. 150 kJ . C. 240 kJ . D. 270 kJ . Câu 7. Định luật Joule Lenz cho biết điện năng được chuyển hóa thành A. quang năng. B. cơ năng. C. nhiệt năng. D. hóa năng. Câu 8. Trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần thì công suất điện được tính bằng công thức P I 2 R . Nếu tăng gấp đôi điện trở và giảm cường độ dòng điện đi 4 lần thì công suất A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. tăng 8 lần. D. giảm 8 lần. Câu 9. Số vôn V và số oát W ghi trên các thiết bị tiêu thụ điện năng cho ta biết A. Hiệu điện thế đặt vào thiết bị và công suất tiêu thụ của nó khi hoạt động bình thường. B. Hiệu điện thế đặt vào thiết bị và công suất tiêu thụ của nó. C. Hiệu điện thế và công suất để thiết bị hoạt động. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 10. Cho ba điện trở R1 20 ; R2 R3 30 được mắc với nhau như hình vẽ. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế 60V . Nhiệt lượng tỏa ra trên toàn mạch trong 3 giờ là A. 2 703600 J . B. 2 703,6 kJ . C. 2 073600 J . D. 2 073,6 kJ . Page | 8
- THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Câu 11. Số đếm của công tơ điện dùng trong gia đình cho biết A. Thời gian sử dụng điện. B. Công suất điện sử dụng. C. Điện năng sử dụng. D. Số dụng cụ điện sử dụng. Câu 12. Trong thời gian 20 phút nhiệt lượng toả ra của một điện trở là 1320 kJ . Hỏi cường độ dòng điện đi qua nó là bao nhiêu? Biết hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là 220V . A. 30 A . B. 5 A . C. 3 A . D. 4 A . Câu 13. Với cùng một dòng điện chạy qua thì dây tóc bóng đèn nóng đến nhiệt độ cao, còn dây đồng nối với bóng đèn thì hầu như không nóng lên, vì A. dây tóc bóng đèn có điện trở rất lớn nên toả nhiệt nhiều còn dây đồng có điện trở nhỏ nên toả nhiệt ít. B. dòng điện qua dây tóc lớn hơn dòng điện qua dây đồng nên bóng đèn nóng sáng. C. điện trở của dây đồng lớn hơn điện trở của dây tóc bóng đèn. D. dây tóc bóng đèn làm bằng chất dẫn điện tốt hơn dây đồng. Câu 14. Khi có dòng điện cường độ 3 A chạy qua một vật dẫn trong thời gian 10 phút thì tỏa ra nhiệt lượng 5400 J . Điện trở của vật dẫn đó là A. 60 . B. 180 . C. 1 . D. 1m . Câu 15. Trên một bóng đèn có ghi 12 V 3W . Trường hợp nào sau đây đèn sáng bình thường? A. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là 12V . B. Cường độ dòng điện qua bóng đèn là 0, 25 A . C. Cường độ dòng điện qua bóng đèn là 0,5 A . D. A và B đều đúng. Câu 16. Khi máy sấy tóc hoạt động, điện năng đã chuyển hóa thành A. cơ năng. B. nhiệt năng. C. cơ năng và nhiệt năng. D. quang năng và cơ năng. Câu 17. Nhà bạn Minh tháng này sử dụng hết 150 số điện. Lượng điện năng mà nhà bạn Minh đã dùng là? A. 150 J . B. 5, 4 108 J . C. 5, 4 105 kJ . D. B và C đều đúng. Câu 18. Dùng bếp điện loại 1000W để đun sôi 2,5 nước từ nhiệt độ ban đầu là 20C trong thời gian 14 phút 35 giây. Nhiệt dung riêng của nước là 4200 J / kg.K . Hiệu suất của bếp? A. 69% . B. 96% . C. 85% . D. 88% . Câu 19. Một bếp điện có ghi 220 V 1100 W . Dùng bếp này đun sôi 2 nước từ 20C . Biết hiệu suất của bếp là 85% và nhiệt dung riêng của nước là 4200 J / kg.K . Thời gian đun nước là A. 9 phút. B. 10 phút. C. 11 phút. D. 12 phút. Câu 20. Một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song nhau vào nguồn điện có hiệu điện thế U . Công suất tiêu thụ của điện trở R1 là P 15W , công suất tiêu thụ của điện 1 trở R2 là 10W . Công suất điện của đoạn mạch này bằng? A. 5W . B. 10W . C. 25W . D. 15W . Page | 9
- THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA CÂU HỎI ĐÚNG – SAI Đánh dấu vào lựa chọn của em. Câu 1. Xét tính đúng – sai của các phát biểu sau a) Điện năng không phải là một dạng năng lượng. đúng; sai b) Đơn vị kWh là đơn vị của công suất điện. đúng; sai c) Công suất điện của đoạn mạch còn được gọi là tốc độ tiêu thụ điện năng của đoạn mạch. đúng; sai d) Định luật Joule Lenz cho biết điện năng được chuyển hóa thành nhiệt năng và được xác định bởi công thức Q I R t . đúng; sai Câu 2. Trên một bóng đèn có ghi 220 V 20 W . Mắc bóng đèn này vào nguồn điện trong gia đình. a) Bóng đèn sáng bình thường vì hiệu điện thế trong gia đình bằng với hiệu điện thế định mức của đèn. đúng; sai b) Điện trở của bóng đèn là 11 . đúng; sai c) Thắp sáng bóng đèn này trong 4 tiếng thì lượng điện năng tiêu thụ là 288 kJ . đúng; sai d) Nếu sử dụng bóng đèn này mỗi ngày 4 tiếng thì sau một tháng ( 30 ngày) phải trả 10800 đồng với mỗi số điện giá 4500 đồng. đúng; sai Page | 10
- THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Câu 3. Một gia đình có hai bóng đèn loại 220 V 40 W ; 220 V 100 W và một bếp điện loại 220 V 1000 W . Nguồn điện sử dụng có hiệu điện thế ổn định là 220V . a) Các thiết bị này phải mắc nối tiếp nhau thì mới hoạt động bình thường. đúng; sai b) Điện trở của hai bóng đèn và bếp lần lượt là 1210 ; 484 ; 48, 4 . đúng; sai c) Khi bóng đèn loại 220 V 40 W sáng bình thường thì cường độ dòng điện chạy qua đèn là 5,5 A . đúng; sai d) Bóng đèn loại 220 V 100 W sáng hơn bóng đèn loại 220 V 40 W và tiêu thụ điện nhiều hơn. đúng; sai Câu 4. Dây điện trở của bếp điện làm bằng nikelin có chiều dài 3m , tiết diện 0, 068 mm 2 và điện trở suất 1,110 6 m . Bếp được sử dụng với hiệu điện thế 220V và sử dụng trong thời gian 15 phút. a) Khi bếp điện hoạt động, điện năng được chuyển hóa hoàn toàn thành nhiệt năng. đúng; sai b) Điện trở của bếp là 48,53 . đúng; sai c) Công suất điện của bếp là 997W . đúng; sai d) Nhiệt lượng bếp tỏa ra trong thời gian 15 phút có thể đun sôi được tối đa 2,85 nước từ nhiệt độ ban đầu là 25C . đúng; sai Page | 11
- THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA TỰ LUẬN Bài 1. Trên một bóng đèn có ghi 220V 45W . Các giá trị đó cho biết điều gì? a) Hãy tính cường độ dòng điện qua bóng đèn này khi đèn sáng bình thường và điện trở của đèn khi đó. b) Có thể dùng cầu chì loại 0, 25 A cho bóng đèn này được không? Vì sao? Bài 2. Một bóng đèn dây tóc ghi 24V 2, 4W . Mắc bóng đèn này vào hai điểm có hiệu điện thế 20V . Cho rằng điện trở của bóng đèn thay đổi không đáng kể theo nhiệt độ. Tính công suất của bóng đèn khi đó? Hỏi đèn sáng như thế nào? Bài 3. Một bếp điện hoạt động bình thường khi được mắc với hiệu điện thế 220V và bếp có điện trở 20 . Tính công suất điện của bếp này. Bài 4. Bóng đèn tròn thường sử dụng trong gia đình có ghi 220V 75W . a) Tính cường độ dòng điện định mức của bóng đèn này và điện trở của nó. b) Thực tế, hiệu điện thế sử dụng là 200V . Hỏi lúc đó cường độ dòng điện qua đèn là bao nhiêu? Đèn sáng như thế nào? Bài 5. Trên một bóng đèn có ghi 24V 12W a) Cho biết ý nghĩa các số này. b) Tính cường độ dòng điện định mức của bóng đèn. c) Tính điện trở của bóng đèn khi nó sáng bình thường d) Có thể sử dụng bóng đèn này ở hiệu điện thế 30V được không? Vì sao? Bài 6. Khi mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế 28V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 0, 4 A . a) Tính điện trở và công suất điện của bóng đèn khi đó. b) Nếu dùng bóng đèn này với hiệu điện thế 30V thì công suất tiêu thụ của đèn là bao nhiêu? Bài 7. Trên một bàn là có ghi 110V 300W và trên bóng đèn dây tóc có ghi 110V 75W . a) Tính điện trở của bàn là và bóng đèn khi chúng hoạt động bình thường. b) Có thể mắc nối tiếp bàn là và bóng đèn này vào hiệu điện thế 220V được không? Vì sao? Bài 8. Một bóng đèn dây tóc có ghi 220V 100W và một bàn là có ghi 220V 250W cùng được mắc vào ổ điện gia đình có hiệu điện thế 220V . a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch này. b) Hãy chứng tỏ công suất của đoạn mạch bằng tổng công suất các thiết bị. Page | 12
- THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Bài 9. Có hai bóng đèn loại 12V 0, 6 A và 12V 0,3 A . Tính điện trở các bóng đèn. Để các bóng đèn trên sáng bình thường, cần phải mắc như thế nào? Sử dụng nguồn điện có hiệu điện thế bao nhiêu? Vẽ mạch cho từng cách mắc. Bài 10. Trên hai bóng đèn có ghi 110V 75W và 110V 60W . Có thể mắc hai bóng này nối tiếp vào hiệu điện thế 220V được không? Vì sao? Bài 11. Khi mắc một bóng đèn dây tóc có ghi 220V 75W vào ổ lấy điện có hiệu điện thế 200V , một học sinh cho rằng công suất tiêu thụ của bóng đèn khi đó vẫn là 75W . Theo em, kết luận như vậy có đúng không? Vì sao? Bài 12. Trên một bàn là có ghi 110V 550W và trên bóng đèn dây tóc có ghi 110V 40W . a) Tính điện trở của bàn là và của bóng đèn khi chúng hoạt động bình thường. b) Có thể mắc nối tiếp bàn là và bóng đèn này vào hiệu điện thế 220V được không? Vì sao? Cho rằng điện trở của bàn là và bóng đèn là không đổi. c) Có thể mắc nối tiếp hai dụng cụ này vào hiệu điện thế lớn nhất là bao nhiêu để chúng không bị hỏng. Tính công suất của mỗi dụng cụ khi đó. Bài 13. Một bóng đèn ghi 220V 100W được thắp sáng liên tục với hiệu điện thế 220V trong 6 giờ. Tính điện năng mà bóng đèn này sử dụng và số đếm của công tơ khi đó. Bài 14. Một bàn là được sử dụng với hiệu điện thế định mức là 220V trong 30 phút thì tiêu thụ một lượng điện năng là 1440 kJ . a) Tính công suất điện của bàn là. b) Cường độ dòng điện chạy qua bàn là và điện trở của nó là bao nhiêu? Bài 15. Trong 30 ngày chỉ số công tơ điện của một gia đình tăng thêm 75 số. Biết rằng thời gian sử dụng điện trung bình mỗi ngày là 5 giờ. Tính công suất tiêu thụ điện năng trung bình của gia đình này. Bài 16. Một bóng đèn dây tóc có ghi 220V 100W và một bàn là có ghi 220V 1000W cùng được mắc vào ổ điện 220V ở gia đình. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch và điện năng mà đoạn mạch này tiêu thụ trong 1 giờ. Bài 17. Trên một bóng đèn có ghi 12V 6W và đèn được sử dụng đúng với hiệu điện thế định mức trong 1 giờ 30 phút. Hãy tính a) Điện trở của đèn. b) Điện năng mà đèn sử dụng trong thời gian trên. Page | 13
- THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Bài 18. Một bếp điện được sử dụng ở hiệu điện thế 220V , tiêu thụ một lượng điện năng 480 kJ trong 24 phút. Tính cường độ dòng điện qua bếp và điện trở của bếp khi làm việc. Trong trường hợp này điện năng đã chuyển hóa thành dạng năng lượng nào? Bài 19. Một bếp điện hoạt động liên tục trong 4 giờ ở hiệu điện thế 220V . Khi số chỉ của công tơ điện tăng thêm 2 số, em hãy tính lượng điện năng mà bếp điện đã sử dụng. Công suất của bếp điện và cường độ dòng điện chạy qua bếp khi đó. Bài 20. Trên một bóng đèn dây tóc có ghi 220V 100W . a) Tính điện năng sử dụng trong 30 ngày khi thắp sáng bóng đèn này mỗi ngày 4 giờ. b) Mắc nối tiếp hai bóng đèn trên đây vào hiệu điện thế 220V . Tính công suất của đoạn mạch nối tiếp này và công suất của mỗi đèn khi đó. c) Mắc nối tiếp một bóng đèn trên với một bóng đèn dây tóc khác có ghi 220V 75W vào hiệu điện thế 220V . Hỏi các bóng đèn có bị hỏng không? Nếu không, hãy tính công suất của đoạn mạch và công suất của mỗi đèn. Bài 21. Một khu dân cư có 400 hộ gia đình, tính trung bình mỗi hộ sử dụng một công suất điện 150W trong 4 giờ một ngày. a) Tính công suất điện trung bình của cả khu dân cư. b) Tính điện năng mà khu dân cư này sử dụng trong 30 ngày. c) Tính tiền điện của mỗi hộ và của cả khu dân cư trong 30 ngày. Biết giá điện là 3000 đồng một số. Bài 22. Trong 30 ngày, chỉ số của công tơ điện trong một gia đình tăng thêm 75 số. Biết rằng thời gian sử dụng điện trung bình trong mỗi ngày là 5 giờ. a) Tính công suất tiêu thụ điện năng trung bình của gia đình này. b) Giả sử gia đình này chỉ sử dụng bóng đèn tròn loại có công suất 100W để chiếu sáng. Hỏi gia đình này đã dùng bao nhiêu bóng đèn. Bài 23. Cho đoạn mạch gồm một bóng đèn và một biến trở mắc nối tiếp với nhau. Bóng đèn ghi 6V 6W . Hiệu điện thế toàn mạch là 9V . a) Khi bóng đèn sáng bình thường, tính cường độ dòng điện qua biến trở và bóng đèn. b) Tính công suất tiêu thụ điện năng của biến trở khi đó. c) Tính năng lượng của dòng điện sinh ra ở biến trở và ở toàn mạch trong 10 phút. Bài 24. Trên một bóng đèn dây tóc có ghi 220V 100W . a) Tính điện năng sử dụng trong 30 ngày khi thắp sáng bóng đèn này mỗi ngày 4 giờ. b) Mắc nối tiếp hai bóng đèn cùng loại trên vào hiệu điện thế 220V . Tính công suất của mạch và công suất của mỗi đèn. Page | 14
- THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Bài 25. Cho hai bóng đèn 220V 100W và 220V 40W . a) So sánh điện trở của hai bóng khi chúng sáng bình thường. b) Mắc nối tiếp hai bóng vào hiệu điện thế 220V thì đèn nào sáng hơn? Vì sao? c) Tính điện năng mà mạch điện này sử dụng trong 1 giờ. Bài 26. Một quạt điện có ghi 12V 15W . a) Cần phải mắc quạt vào hiệu điện thế bằng bao nhiêu để nó chạy bình thường? Tính cường độ dòng điện chạy qua quạt khi đó. b) Tính điện năng mà quạt sử dụng trong 2 giờ. c) Khi quạt chạy, điện năng được biến đổi thành các dạng năng lượng gì? Cho rằng hiệu suất của quạt là 75% . Tính điện trở của quạt. Bài 27. Một bóng đèn có ghi 220V 100W được thắp sáng liên tục với hiệu điện thế 220V trong 5, 4 giờ. a) Tính điện năng mà bóng đèn này đã sử dụng. b) Nếu sử dụng bóng đèn này với hiệu điện thế 200V trong 4 giờ thì nó tiêu thụ điện năng bao nhiêu? Bài 28. Một bếp điện hoạt động liên tục trong 1,8 giờ ở hiệu điện thế 220V . Khi đó số chỉ của công tơ tăng thêm 2, 4 số. Tính điện năng mà bếp điện đã sử dụng. Công suất của bếp điện và cường độ dòng điện chạy qua bếp. Bài 29. Trên một ấm điện có ghi 220V 440W . a) Tính cường độ dòng điện định mức của ấm điện. b) Tính điện trở của ấm khi hoạt động bình thường. c) Dùng ấm này để nấu nước trong 45 phút ở hiệu điện thế 220V . Tính điện năng tiêu thụ của ấm. Bài 30. Trên một động cơ điện có ghi 220V 850W a) Tính công của dòng điện thực hiện trong 45 phút nếu động cơ được sử dụng ở hiệu điện thế 220V . b) Nếu hiệu điện thế đặt vào động cơ chỉ là 200V thì điện năng tiêu thụ trong 45 phút là bao nhiêu? Bài 31. Một động cơ làm việc ở hiệu điện thế 220V , dòng điện chạy qua động cơ là 4,5 A . a) Tính năng lượng của dòng điện mà động cơ tiêu thụ trong 5, 2 giờ. b) Hiệu suất của động cơ là 65% . Tính công mà động cơ đã thực hiện được trong thời gian trên. Page | 15
- THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Bài 32*. Giữa hai điểm M và N của một mạch điện có hiệu điện thế không đổi 120V . Người ta mắc hai điện trở R1 , R2 . Nếu mắc nối tiếp thì công suất tiêu thụ của mạch là Pnt 144W . Nếu mắc song song thì công suất tiêu thụ của mạch là P 600 W . Tính giá trị của hai điện trở đó. Bài 33*. Cho điện trở R mắc vào hai điểm có hiệu điện thế U 160V , biết công suất tiêu thụ của R là 320W a) Tính giá trị của R và cường độ dòng điện qua nó. b) Thay R bằng hai điện trở R1 , R2 mắc nối tiếp. R1 10 , khi đó công suất tiêu thụ của R2 là P2 480W . Tính cường độ dòng điện qua R2 và giá trị của R2 . Biết R2 chịu được dòng điện không quá 10 A . Bài 34. Một bóng đèn có ghi 120V 60W được sử dụng với hiệu điện thế 220V . a) Cần phải mắc thêm một điện trở R có giá trị bằng bao nhiêu để đèn sáng bình thường? Mắc như thế nào? b) Tìm hiệu suất của mạch trên. Bài 35. Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R 80 và cường độ dòng điện qua bếp khi đó là 2,5A . a) Tính nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 1 giây và công suất tỏa nhiệt của bếp khi đó. b) Dùng bếp trên để đun sôi 1,5 lít nước có nhiệt độ ban đầu là 25C thì thời gian đun nước là 20 phút. Coi rằng nhiệt lượng cần thiết để nước sôi là có ích, tính hiệu suất của bếp. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J / kg.K . Bài 36. Đường dây dẫn từ điện lưới quốc gia tới một gia đình có chiều dài tổng cộng là 80 m và có lõi bằng đồng với tiết diện 0,5mm2 . Hiệu điện thế tại nhà là 220V . Gia đình này sử dụng các dụng cụ điện có tổng công suất là 165W trung bình 4 giờ mỗi ngày. Biết điện trở suất của đồng là 1,7.108 m . a) Tính điện trở của dây dẫn từ mạng điện tới gia đình. b) Tính cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn khi sử dụng công suất nói trên. c) Tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn này trong 30 ngày theo đơn vị kWh . Bài 37. Dây điện trở của một bếp điện làm bằng nichrome có điện trở suất là 1,1.106 m , chiều dài dây là 4,5 m , tiết diện 0,05mm2 . a) Tính điện trở của dây. b) Bếp được sử dụng ở hiệu điện thế 220V . Hãy tính công suất của bếp điện, từ đó suy ra nhiệt lượng tỏa ra của bếp trong 30 phút. Page | 16
- THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Bài 38. Một ấm điện có ghi 220V 1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2 nước từ nhiệt độ 20C . Hiệu suất của ấm là 90% , trong đó nhiệt lượng cung cấp để đun sôi nước được coi là nhiệt lượng có ích. a) Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi lượng nước trên, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J / kg.K . b) Tính nhiệt lượng mà bếp đã tỏa ra khi đó. c) Tính thời gian đun sôi lượng nước trên. Bài 39. Một dây dẫn làm bằng wolfram có điện trở suất 5,5.108 m , đường kính dây d 1 mm và chiều dài dây là 15 m , đặt vào hai đầu dây một hiệu điện thế U 60V . a) Tính điện trở của dây. b) Tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây trong thời gian 20 phút theo đơn vị J và cal . Biết 1 J 0, 24 cal Bài 40. Một dây điện trở xoắn của bếp điện dài 12 m , tiết diện 0, 2 mm 2 và điện trở suất là 1,1.106 m a) Tính điện trở của dây điện trở và nhiệt lượng tỏa ra trong thời gian 10 phút khi mắc bếp điện vào hiệu điện thế 220V . b) Trong thời gian 10 phút, bếp này có thể đun sôi bao nhiêu lít nước từ nhiệt độ ban đầu 24C . Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200 J / kg.K . Bỏ qua mọi sự mất mát nhiệt. Bài 41. Một gia đình sử dụng các dụng cụ điện có tổng công suất là 180W trung bình 4 giờ mỗi ngày ở hiệu điện thế 220V . a) Tính cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn nối từ cột điện vào nhà (coi điện trở của dây dẫn này không đáng kể) b) Tính điện năng mà gia đình này đã sử dụng trong 30 ngày. Bài 42. Một bếp điện loại 220V 1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2 nước có nhiệt độ ban đầu là 25C . Hiệu suất của bếp là 85% . a) Tính thời gian đun sôi nước, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J / kg.K . b) Mỗi ngày đun sôi 4 nước bằng bếp trên thì trong một tháng ( 30 ngày) thì phải trả bao nhiêu tiền? Biết giá điện là 3000đ/số. Page | 17
- THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Bài 43. Khi mắc một bàn là vào hiệu điện thế 110V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 5 A Bàn là này được sử dụng như vậy trung bình 15 phút mỗi ngày. a) Tính công suất tiêu thụ điện của bàn là này. b) Tính điện năng mà bàn là tiêu thụ trong 30 ngày theo đơn vị kWh . c) Tính nhiệt lượng mà bàn là tỏa ra trong 30 ngày theo đơn vị kJ . Cho rằng điện năng mà bàn là này tiêu thụ được biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng. Bài 44. Một bình nóng lạnh có ghi 220V 1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V . a) Tính cường độ dòng điện chạy qua bình khi đó. b) Tính thời gian để đun sôi 10 nước từ nhiệt độ 20C , biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J / kg.K . c) Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng bình nóng lạnh trên trong 30 ngày, biết rằng mỗi ngày sử dụng 1 giờ và giá điện là 3000 đ/số. Page | 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9: Chủ đề - Kiểm tra chủ đề điện học
5 p | 18 | 4
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Đoạn mạch nối tiếp
17 p | 12 | 4
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Thấu kính phân kì - Ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì
8 p | 16 | 4
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Thấu kính hội tụ - Ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ
11 p | 10 | 4
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Kim loại và phi kim
8 p | 36 | 3
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Đoạn mạch hỗn hợp đơn giản
11 p | 10 | 3
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9
97 p | 14 | 3
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Kính lúp
5 p | 18 | 3
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Hợp kim gang và thép
5 p | 11 | 3
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Phi kim
6 p | 9 | 3
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Lăng kính tán sắc ánh sáng
7 p | 17 | 3
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Khúc xạ toàn phần
6 p | 21 | 3
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Khúc xạ ánh sáng
8 p | 14 | 3
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 học kì 1 năm 2024-2025
160 p | 18 | 3
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Điện trở. Định luật Ohm
14 p | 15 | 2
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Đoạn mạch song song
16 p | 18 | 2
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 7: Chủ đề - Tốc độ. Đồ thị
12 p | 16 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn