
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Từ trường
lượt xem 1
download

Tài liệu môn "Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Từ trường" bao gồm các bài tập trắc nghiệm, câu hỏi đúng sai và tự luận sẽ giúp ích cho bạn trong việc học và ôn tập về từ trường. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Từ trường
- THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA THẦY CƯỜNG PLEIKU KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 ĐỊA CHỈ: 74A VÕ TRUNG THÀNH KIỂM TRA CHỦ ĐỀ: TỪ TRƯỜNG SĐT: 0989 476 642 ĐỀ SỐ 1 TRẮC NGHIỆM 4 ĐÁP ÁN Câu 1. Nam châm vĩnh cửu có hai cực là A. Bắc – Đông. B. Đông – Tây. C. Bắc – Nam. D. Tây – Nam. Câu 2. Nam châm có thể hút được các vật làm bằng A. sắt, đồng, thép. B. nickel, sắt, thép. C. vàng, bạc, đồng. D. nhôm, sắt, thép. Câu 3. Khi đưa hai đầu của hai thanh nam châm thẳng lại gần nhau thì A. các cực cùng tên sẽ hút nhau. B. các cực khác tên sẽ hút nhau. C. các cực cùng tên sẽ đẩy nhau. D. B và C đều đúng. Câu 4. Khi cưa đôi một nam châm thẳng thì A. một nửa là cực Bắc, một nửa là cực Nam. B. cả hai nửa bị mất từ tính, không thể hút được các vật bằng sắt, thép. C. mỗi nửa là một nam châm hoàn chỉnh với hai cực từ Bắc – Nam. D. một nửa là thanh nam châm hoàn chỉnh với hai cực từ Bắc – Nam, nửa còn lại bị mất hết từ tính. Câu 5. Trái Đất được coi là một nam châm khổng lồ vì A. Trái Đất hút tất cả các vật. B. kim nam châm đặt trên mặt đất luôn chỉ theo hướng Bắc – Nam. C. Trái Đất có hai cực Bắc và Nam. D. A, B, C đều đúng. Câu 6. Nam châm thẳng hút các vật bằng sắt, thép mạnh nhất ở vị trí A. hai cực từ. B. trung điểm của nam châm. C. cực Nam. D. cực Bắc. Câu 7. Nam châm điện và nam châm vĩnh cửu giống nhau ở đặc điểm A. đều có hai cực từ Bắc – Nam. B. đều hút được các vật bằng sắt, thép. C. đều sử dụng dòng điện để sinh ra từ trường. D. A và C đều đúng. Câu 8. Đường sức từ bên ngoài nam châm là A. một đường cong khép kín đi ra từ cực Nam và đi vào cực Bắc. B. một đường cong khép kín đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam. C. một đường cong khép kín không có chiều. D. một đường cong khép kín nối liền hai cực từ và không xác định chiều. Page | 1
- THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Câu 9. Muốn tăng lực từ của nam châm điện, ta cần A. tăng số vòng dây của nam châm điện. B. tăng độ mạnh của dòng điện chạy qua cuộn dây. C. thay lõi sắt non bằng một lõi đồng. D. A và C đều đúng. Câu 10. Để xác định một vùng không gian có tồn tại từ trường, người ta sử dụng A. kim nam châm. B. sợi dây điện. C. mạt sắt (bột sắt). D. nam châm chữ U. Câu 11. Công dụng của la bàn? A. xác định phương hướng. B. đo tốc độ. C. đo độ lớn của từ trường. D. xác định hướng gió. Câu 12. Ta có thể quan sát từ phổ của một nam châm bằng cách sử dụng A. bột sắt. B. bột đồng. C. bột nhôm. D. bột vàng. CÂU HỎI ĐÚNG – SAI Đánh dấu vào lựa chọn của em. Câu 1. Xét tính đúng – sai của các phát biểu sau a) Xung quanh nam châm vĩnh cửu, nam châm điện đều tồn tại từ trường. đúng; sai b) Khi ngắt điện thì từ tính của nam châm điện vẫn tồn tại trong một khoảng thời gian. đúng; sai c) Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lý của Trái Đất trùng nhau. đúng; sai d) Đặt kim nam châm gần dây dẫn điện thì kim nam châm bị lệch ra khỏi trục Bắc – Nam ban đầu do xung quanh dây dẫn điện có tồn tại từ trường. đúng; sai Câu 2. Cho thanh nam châm với các đường sức từ của nó như hình vẽ a) Đầu số 1 là cực Bắc; đầu số 2 là cực Nam. đúng; sai b) Ở gần nam châm, đường sức từ là các đường cong khép kín; Ở xa nam châm, đường sức từ không phải là các đường cong khép kín. đúng; sai Page | 2
- THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA c) Ở hai đầu của nam châm thẳng, từ trường mạnh nhất vì các đường sức từ mau nhất (dày nhất). đúng; sai d) Các đường sức từ ở xa nam châm có thể cắt nhau. đúng; sai Câu 3. Cho nam châm điện đang hoạt động. Một kim nam châm đặt gần nam châm điện và bị định hướng như hình vẽ. A B a) Khi ngắt điện của nam châm điện thì kim nam châm sẽ quay trở lại vị trí Bắc – Nam vì không bị ảnh hưởng bởi từ trường của nam châm điện. đúng; sai b) Đầu A là cực Nam; đầu B là cực Bắc. đúng; sai c) Lõi sắt non trong nam châm điện đóng vai trò như một vật nhiễm từ để làm tăng độ lớn từ trường của nam châm điện. đúng; sai d) Muốn giảm độ lớn từ trường của nam châm điện ta có thể tăng số lượng vòng dây cuốn trên lõi sắt non. đúng; sai Câu 4. Nam châm điện có nhiều ứng dụng trong khoa học và đời sống a) Hai bộ phận chính của nam châm điện là cuộn dây dẫn và lõi thép. đúng; sai b) Khi đảo chiều dòng điện chạy trong cuộn dây thì hai cực từ của nam châm điện cũng đổi vị trí cho nhau. đúng; sai c) Trong các thiết bị: chuông điện, loa điện đều có nam châm điện. đúng; sai d) Xung quanh nam châm điện có đường sức từ là các đường cong khép kín, đi ra từ cực Nam và đi vào cực Bắc. đúng; sai Page | 3
- THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA TỰ LUẬN Câu 1. Hãy nêu sự tương tác của hai thanh nam châm thẳng khi đưa các đầu của chúng lại gần nhau? Câu 2. Một nam châm thẳng bị mất các kí hiệu cực từ ở hai đầu. Em hãy nêu hai phương án để xác định cực từ của nam châm đó, mọi thiết bị cần thiết coi như có đủ. Câu 3. Nêu sự giống và khác nhau của nam châm vĩnh cửu và nam châm điện. Loại nam châm Nam châm vĩnh cửu Nam châm điện Giống Khác Câu 4. Đặt một nam châm điện và nam châm vĩnh cửu lại gần nhau như hình vẽ. Đóng khóa K thì thấy chúng đẩy nhau. a) Đầu B của nam châm điện là cực gì? b) Nếu đảo cực của pin E thì có hiện tượng gì xảy ra? Vì sao? Page | 4

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 8 học kì 1 năm 2024-2025
87 p |
21 |
5
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 7 học kì 1 năm 2024-2025
112 p |
57 |
5
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9: Chủ đề - Kiểm tra chủ đề điện học
5 p |
26 |
4
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Thấu kính phân kì - Ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì
8 p |
22 |
4
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Thấu kính hội tụ - Ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ
11 p |
14 |
4
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 học kì 1 năm 2024-2025
160 p |
35 |
3
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Kính lúp
5 p |
20 |
3
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Lăng kính tán sắc ánh sáng
7 p |
20 |
3
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Khúc xạ toàn phần
6 p |
27 |
3
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Khúc xạ ánh sáng
8 p |
18 |
3
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Kim loại và phi kim
8 p |
40 |
3
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Phi kim
6 p |
9 |
3
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Hợp kim gang và thép
5 p |
12 |
3
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9
97 p |
18 |
3
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Nhiên liệu hóa thạch - chu trình carbon
5 p |
12 |
3
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Điện trở. Định luật Ohm
14 p |
25 |
2
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 7: Chủ đề - Tốc độ. Đồ thị
12 p |
17 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
