intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9: Chủ đề - Cảm ứng điện từ. Dòng điện xoay chiều

Chia sẻ: Phan Duy Cường | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu môn "Khoa học tự nhiên lớp 9: Chủ đề - Cảm ứng điện từ. Dòng điện xoay chiều" trình bày các nội dung chính sau đây: Hiện tượng cảm ứng điện từ; Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng; Dòng điện xoay chiều; Tác dụng của dòng điện xoay chiều; Đồng thời cung cấp bài tập trắc nghiệm và tự luận có đáp án chi tiết nhằm củng cố kiến thức cho các em học sinh, giúp các em nâng cao khả năng làm bài, và phát triển tư duy của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9: Chủ đề - Cảm ứng điện từ. Dòng điện xoay chiều

  1. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA THẦY CƯỜNG PLEIKU KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 ĐỊA CHỈ: 74A VÕ TRUNG THÀNH CHỦ ĐỀ: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ SĐT: 0989 476 642 DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU PHẦN I. LÝ THUYẾT 1. Hiện tượng cảm ứng điện từ - Đưa nam châm ra xa hoặc lại gần một cuộn dây dẫn kín thì trong cuộn dây xuất hiện một dòng điện được gọi là dòng điện cảm ứng. - Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn biến thiên (tăng dần, giảm dần,…) thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ. 2. Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng - Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng là số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn biến thiên. Có một vài cách như sau: + Đưa nam châm lại gần cuộn dây. + Đưa nam châm ra xa cuộn dây. + Cho nam châm quay trong lòng ống dây hoặc ngược lại cho cuộn dây quay trong lòng nam châm. + Bật – tắt công tắc của nam châm điện đặt trước cuộn dây. 3. Dòng điện xoay chiều - Dòng điện xoay chiều là dòng điện có cường độ biến đổi theo thời gian và chiều của dòng điện luân phiên thay đổi theo thời gian. Dòng điện cảm ứng là dòng điện xoay chiều. - Dòng điện sử dụng trong gia đình là dòng điện xoay chiều có hiệu điện thế 220V và tần số 50 Hz - nghĩa là trong 1 giây dòng điện đổi chiều 100 lần. - Các nguồn điện như: pin, ac – quy chỉ cung cấp dòng điện một chiều. Page | 1
  2. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA 4. Tác dụng của dòng điện xoay chiều a) Tác dụng nhiệt - Khi dòng điện chạy qua vật dẫn nó làm vật dẫn nóng lên, khi nóng lên đến nhiệt độ cao thì nó phát sáng (bóng đèn dây tóc, dây mayso của lò nướng điện,…) - Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có tác dụng nhiệt. b) Tác dụng phát sáng - Dòng điện chạy qua bóng đèn LED hoặc bóng đèn huỳnh quang thì làm cho bóng đèn phát sáng dù chưa nóng đến nhiệt độ cao. - Đèn LED chỉ sáng khi dòng điện chạy theo chiều từ cực dương đến cực âm của nó. Vậy nên ta có thể sử dụng đèn LED để xác định tên cực (âm, dương) của nguồn điện. c) Tác dụng từ - Dòng điện chạy trong dây dẫn sinh ra từ trường. - Ứng dụng của tác dụng từ là nam châm điện. Có hai loại nam châm điện là nam châm điện một chiều và nam châm điện xoay chiều. - Nam châm điện xoay chiều tạo ra một từ trường biến thiên theo thời gian do dòng điện luân phiên đổi chiều. - Nam châm điện một chiều tạo ra một từ trường ổn định. d) Tác dụng sinh lí - Khi dòng điện chạy qua cơ thể người hoặc động vật nó gây ra hiện tượng co cơ, tê liệt thần kinh, ngưng tim và hô hấp. - Dòng điện có hiệu điện thế từ 40V trở lên và cường độ dòng điện từ 70 mA trở lên có thể gây nguy hiểm cho con người. (Nhưng trên thực tế, dòng điện từ 24V và 10 mA đã có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng con người) - Ứng dụng: châm cứu điện, máy khử rung tim, máy sốc điện,… e) Tác dụng hóa học - Dòng điện xoay chiều không có tác dụng hóa học. - Tác dụng hóa học chỉ có ở dòng điện một chiều. - Khi cho dòng điện một chiều chạy qua bể dung dịch CuSO4 thì đồng bị tách ra khỏi dung dịch và bám vào thỏi than cực âm. - Ứng dụng: mạ điện. Page | 2
  3. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA PHẦN II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 4 ĐÁP ÁN Câu 1. Khi mạch điện bị đoản mạch (chập mạch) thì nhiệt độ trong dây dẫn tăng cao, gây nguy cơ hỏa hoạn. Cầu chì được mắc vào mạch điện để ngăn ngừa sự cố này. Cầu chì là ứng dụng của A. tác dụng từ. B. tác dụng nhiệt. C. tác dụng phát sáng. D. tác dụng hóa học. Câu 2. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn đó A. tăng dần. B. giảm dần. C. biến thiên. D. A, B, C đều đúng. Câu 3. Khi quay thanh nam châm xung quanh trục của cuộn dây dẫn như hình dưới thì A. kim điện kế dao động qua lại liên tục. B. trong cuộn dây xuất hiện dòng điện xoay chiều. C. trong cuộn dây xuất hiện dòng điện một chiều. D. trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện. Kim của điện kế đứng yên. Câu 4. Chọn cụm từ thích hợp để hoàn thành câu sau Nhà máy thủy điện sản xuất dòng điện…. dựa trên hiện tượng… A. một chiều – cảm ứng điện từ. B. xoay chiều – cảm ứng điện từ. C. A và B đều đúng. D. A và B đều sai. Câu 5. Máy phát điện xoay chiều biến đổi A. điện năng thành cơ năng. B. cơ năng thành điện năng. C. nhiệt năng thành điện năng. D. nội năng thành điện năng. Câu 6. Nam châm điện gồm hai bộ phận chính A. cuộn dây và lõi sắt non. B. cuộn dây và lõi đồng. C. cuộn dây và lõi sứ. D. cuộn dây và lõi nhôm. Câu 7. Động cơ điện xoay chiều hoạt động nhờ tác dụng nào của dòng điện xoay chiều? A. tác dụng sinh lí. B. tác dụng phát sáng. C. tác dụng nhiệt. D. tác dụng từ. Page | 3
  4. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Câu 8. Khi mắc vào hai đầu nam châm điện một dòng điện xoay chiều thì các cực từ (cực Bắc, cực Nam) của nam châm điện sẽ A. không thay đổi vị trí. B. luân phiên thay đổi vị trí. C. bị mất khi dòng điện đổi chiều. D. luân phiên thay đổi vị trí nhưng chiều đường sức từ không thay đổi. Câu 9. Trong các thiết bị điện sau, thiết bị nào hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện xoay chiều? A. máy khoan. B. đèn LED. C. bếp từ. D. ấm nước siêu tốc. Câu 10. Khi cho thanh nam châm quay trước cuộn dây dẫn như hình bên thì hai đèn LED mắc ngược cực nhau luân phiên chớp sáng chứng tỏ A. dòng điện xuất hiện trong cuộn dây là dòng điện cảm ứng. B. dòng điện xuất hiện trong cuộn dây là dòng điện xoay chiều. C. dòng điện xuất hiện trong cuộn dây là dòng điện một chiều. D. A và B đều đúng. Câu 11. Dòng điện có cường độ bao nhiêu sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng con người? A. 10 mA trở lên. B. 5 mA  9 mA . C. nhỏ hơn 5 mA . D. 0, 001 A trở lên. Câu 12. Dòng điện xoay chiều không có tác dụng nào sau đây? A. tác dụng nhiệt. B. tác dụng hóa học. C. tác dụng sinh lí. D. tác dụng từ. Page | 4
  5. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA CÂU HỎI ĐÚNG – SAI Đánh dấu  vào lựa chọn của em. Câu 1. Xét tính đúng – sai của các phát biểu sau a) Dòng điện cảm ứng là dòng điện xoay chiều. đúng; sai b) Khi dòng điện (với bất kì cường độ) chạy qua cơ thể người thì sẽ gây co giật, ngưng tim, ngưng hô hấp gây tử vong. đúng; sai c) Dòng điện sử dụng trong gia đình là dòng điện một chiều. đúng; sai d) Dòng điện xoay chiều có các tác dụng: nhiệt, phát sáng, sinh lí, hóa học, từ. đúng; sai Câu 2. Trong bếp nhà bạn Minh có các thiết bị điện sau: nồi cơm điện, lò nướng điện, ấm nấu nước siêu tốc, máy đánh trứng, máy xay sinh tố, nồi chiên không dầu. a) Khi các thiết bị điện trên hoạt động luôn luôn có một phần năng lượng điện được chuyển hóa thành nhiệt năng. đúng; sai b) Các thiết bị: nồi cơm điện, lò nướng điện, ấm nấu nước siêu tốc, nồi chiên không dầu hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện. đúng; sai c) Khi máy đánh trứng, máy xay sinh tố hoạt động thì phần năng lượng điện chuyển hóa thành nhiệt năng là hao phí. đúng; sai d) Máy đánh trứng, máy xay sinh tố chỉ chuyển hóa điện năng thành cơ năng. đúng; sai Page | 5
  6. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Câu 3. Nhà máy điện gió và thủy điện là những loại nhà máy sản xuất điện hoạt động dựa trên năng lượng tái tạo (sức gió, sức nước), góp phần bảo vệ môi trường. Ở Việt Nam vào năm 2022 , thủy điện chiếm 29% , điện gió chiếm 13% cơ cấu nguồn điện. a) Nhà máy điện gió và thủy điện tạo ra dòng điện xoay chiều từ hiện tượng cảm ứng điện từ. đúng; sai b) Nhà máy điện gió và thủy điện biến đổi cơ năng thành điện năng. đúng; sai c) Trong turbine của nhà máy điện gió và thủy điện có hai bộ phận chính là cuộn dây dẫn và nam châm. đúng; sai d) Nguyên tắc chung tạo ra dòng điện là dùng sức gió hoặc sức nước để quay cuộn dây trong lòng nam châm, làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây biến thiên sinh ra dòng điện cảm ứng. đúng; sai Câu 4. Trong chuông điện hoặc loa điện có một bộ phận quan trọng là nam châm điện. Khi loa điện hoạt động nó biến đổi tín hiệu điện thành dao động cơ học để tái tạo âm thanh nằm trong dải tần số mà con người nghe được  20 Hz  20 000 Hz  . a) Nam châm điện là ứng dụng tác dụng từ của dòng điện. đúng; sai b) Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây của nam châm điện thì nó có từ tính, có thể hút được các vật bằng sắt, thép. đúng; sai c) Khi ngắt điện thì nam châm điện hoàn toàn mất hết từ tính. đúng; sai d) Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có tác dụng từ. đúng; sai Page | 6
  7. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA TỰ LUẬN Câu 1. Đặt một nam châm điện có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một cuộn dây dẫn như hình dưới. Đóng công tắc K thì trong cuộn dây dẫn có xuất hiện dòng điện cảm ứng không? Vì sao? Câu 2. Cầu chì là một thiết bị điện hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt để bảo vệ mạch điện. Khi đoản mạch, nhiệt độ tăng cao làm dây chì nóng chảy và ngắt mạch điện. a) Tại sao dùng chì để làm dây của cầu chì mà không phải là kim loại khác? b) Một bóng đèn 220 V  330 W được mắc vào mạch điện gia đình. Hỏi có thể dùng cầu chì loại 250 V  2 A để bảo vệ bóng đèn này khỏi sự cố đoản mạch (chập mạch) không? Vì sao? Câu 3. Nếu cơ thể người tiếp xúc với dòng điện có cường độ từ 10 mA trở lên sẽ gây ra các triệu chứng như co giật, hoảng sợ, bỏng da,… Cơ thể người có điện trở từ 500  đến khoảng 50 000  . Hiệu điện thế đặt vào cơ thể tối thiểu bằng bao nhiêu sẽ gây nguy hiểm cho con người? Câu 4. Mạng điện gia đình là dòng điện xoay chiều có hiệu điện thế 220V . Em hãy liệt kê các dụng cụ điện trong nhà và nêu tác dụng chính của dòng điện ở mỗi dụng cụ. Dụng cụ điện Tác dụng chính của dòng điện Câu 5. Hai cuộn dây dẫn L1 và L2 đặt đồng trục, cạnh nhau như hình bên. Cuộn dây dẫn L2 được mắc với một ampe kế nhạy có vạch số 0 ở giữa thang đo. Công tắc K được đóng lại và mở ra liên tục. Em hãy mô tả hiện tượng xảy ra đối với kim chỉ của ampe kế và giải thích? Page | 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2