ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2011- 2012<br />
Môn: NGỮ VĂN 12<br />
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
ĐỀ CHẴN (dùng cho số báo danh chẵn)<br />
Câu 1 (4,0 điểm)<br />
" Cái điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước. Cái điều chúng ta không biết là cả<br />
một đại dương" (Niu-tơn)<br />
Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên?<br />
Câu 2 (6,0 điểm )<br />
Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài<br />
xa" của nhà văn Nguyễn Minh Châu?<br />
_____ Hết_____<br />
Họ và tên thí sinh: ........................................................ Số báo danh: .............<br />
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2011- 2012<br />
Môn: NGỮ VĂN 12<br />
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
ĐỀ LẺ (dùng cho số báo danh lẻ)<br />
Câu 1 (4,0 điểm)<br />
"Sự học như bơi thuyền trên dòng nước ngược, không tiến ắt phải lùi"<br />
( Ngạn ngữ Trung Hoa)<br />
Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên?<br />
Câu 2 (6,0 điểm )<br />
Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài<br />
xa" của nhà văn Nguyễn Minh Châu?<br />
_____ Hết_____<br />
Họ và tên thí sinh: ........................................................ Số báo danh: .............<br />
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm<br />
<br />
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2011- 2012<br />
Môn: NGỮ VĂN 12<br />
<br />
ĐỀ CHẴN<br />
CÂU<br />
<br />
Câu 1<br />
<br />
Câu 2chung<br />
cho cả 2<br />
đề.<br />
( 6đ)<br />
<br />
NỘI DUNG<br />
a. Yêu cầu về kỹ năng<br />
- Xác định đúng kiểu bài nghị luận, thể hiện đúng các bước của bài<br />
nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.<br />
b. Yêu cầu về kiến thức<br />
* Giải thích ngắn gọn: Kho tri thức về tự nhiên, xã hội đã có là vô<br />
cùng phong phú nhưng những gì chưa khám phá còn nhiều gấp vạn<br />
lần. Câu nói khuyên chúng ta phải luôn nỗ lực học tập, phấn đấu<br />
không ngừng.<br />
* Phân tích, chứng minh:<br />
- Cái điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước: giọt nước là quá nhỏ so<br />
với đại dương mênh mông -> điều ta biết là vô cùng ít ỏi so với điều ta<br />
chưa biết.( CM bằng thực tế của chính bản thân …)<br />
- Cái điều chúng ta không biết là cả một đại dương: So với giọt nước<br />
thì đại dương là quá to lớn-> điều chúng ta không biết, chưa biết còn<br />
mênh mông vô tận. (CM qua 1 số thành tựu nhân loại …)<br />
* Bàn luận, rút ra bài học nhận thức, hành động:<br />
- Phê phán thái độ tự mãn, tự kiêu tự đại cho rằng mình đã giỏi rồi<br />
không chịu học hỏi.<br />
- Khẳng định câu nói đúng.<br />
- Sự đối lập giữa điều đã biết và chưa biết là động lực lớn để chúng ta<br />
phải luôn nỗ lực học tập, phấn đấu không ngừng - Học, học nữa, học<br />
mãi…<br />
- Học tập mọi lúc, mọi nơi, học trong sách vở, trong cuộc sống.<br />
- Càng học cao càng phải khiêm tốn.<br />
a. Yêu cầu về kỹ năng<br />
- Biết cách làm bài văn nghị luận về một nhân vật. Kết cấu chặt chẽ,<br />
hợp lí, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp,<br />
hành văn có cảm xúc. Bài văn đủ 3 phần<br />
- Vận dụng kết hợp các thao tác lập luận. Các luận điểm phải được<br />
phân tích, chứng minh thuyết phục.<br />
b. Yêu cầu về kiến thức<br />
* Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nhân vật.<br />
* Thân bài:<br />
- Không tên -> vô danh như biết bao kiếp người mờ nhạt, nhỏ bé.<br />
- Ngoại hình: trạc ngoài 40, thô kệch, tấm áo bạc phếch, rỗ mặt, lúc<br />
nào xuất hiện cũng mang nét mặt mệt mỏi -> ấn tượng về c. đời nhọc<br />
<br />
ĐIỂM<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
1,0<br />
<br />
2,0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
0,5<br />
0,5<br />
0,5<br />
<br />
nhằn, lam lũ.<br />
- Số phận đau khổ, tủi nhục, không may mắn (khi còn trẻ, lúc lấy<br />
chồng, c/s khốn khó, đông con, thường xuyên bị đánh đập dã man)<br />
- Tính cách:<br />
+ Cam chịu, nhẫn nhục (bị đánh thường xuyên nhưng không hề kêu<br />
một tiếng, không chống trả, không tìm cách trốn chạy)<br />
+ Thương con, giàu đức hi sinh, sống âm thầm, kín đáo (…)<br />
+ Sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, có cái nhìn toàn diện và bao dung (Cách<br />
nhìn và đánh giá người chồng của chị không giống với Phùng, Đẩu,<br />
thằng Phác…chị đau đớn nhưng không oán hận, vẫn tỏ ra thấu hiểu,<br />
chia sẻ…)<br />
* Đánh giá chung và kết bài.<br />
- Nghệ thuật:<br />
+ Tình huống truyện độc đáo, bất ngờ, gợi nhiều suy nghĩ về nhận<br />
thức: qua câu chuyện của người đàn bà, ta càng thấy rõ: không thể dễ<br />
dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận sự việc, hiện tượng, phải có cái<br />
nhìn đa diện, nhiều chiều.<br />
+ Cách thức trần thuật qua lời kể của n/vật vì vậy cách cảm nhận<br />
n/vật trở nên khách quan, chân thực, gần gũi, có sức thuyết phục.<br />
- Thấp thoáng trong n/vật là bóng dáng của biết bao người phụ nữ VN<br />
nhân hậu, vị tha, giàu đức hi sinh.<br />
- Qua n/vật đặt ra vấn đề xã hội từ góc độ bình đẳng giới; giải phóng<br />
người phụ nữ; bênh vực và bảo vệ người phụ nữ…<br />
TỔNG<br />
ĐIỂM<br />
<br />
0,5<br />
3,0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
10,0<br />
<br />
ĐỀ LẺ<br />
CÂU<br />
<br />
NỘI DUNG<br />
<br />
a. Yêu cầu về kỹ năng<br />
- Xác định đúng kiểu bài nghị luận, thể hiện đúng các bước của bài<br />
nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.<br />
b. Yêu cầu về kiến thức<br />
* Giải thích ngắn gọn: Việc học tập là quá trình không ngừng nghỉ,<br />
luôn phải tiến lên phía trước, vượt qua những trở ngại, nếu không đạt<br />
đến những kiến thức mới, những đỉnh cao mới thì sẽ bị lạc hậu, không<br />
thể bắt kịp với sự biến đổi không ngừng của c/s.<br />
* Phân tích, chứng minh:<br />
- Vốn tri thức của loài người là mênh mông, vô tận, các kiến thức<br />
trong 1 lĩnh vực cũng luôn đổi mới, đòi hỏi con người phải luôn tiếp<br />
cận, khám phá, ứng dụng vào c/s.<br />
- C/s luôn biến đổi, những kiến thức đã tiếp thu được có thể trở nên<br />
bất cập, lạc hậu, phải luôn bổ sung, tiếp cận cái mới thì mới bắt kịp<br />
Câu 1 với sự thay đổi của c/s<br />
- Trong học tập, còn người gặp phải lực cản từ nhiều hướng (t/động<br />
của ngoại cảnh, quỹ thời gian, hoàn cảnh gia đình, sự ngại khó, ngại<br />
khổ của chính bản thân..) nếu không biết vượt qua khó khăn sẽ không<br />
thể tiến bộ, sẽ tụt hậu.<br />
- Có thể chứng minh bằng những hiện tượng tích cực trong quá trình<br />
học tập, sáng tạo: những tấm gương cố gắng vươn lên để tiếp cận và<br />
khám phá tri thức mới, đem lại giá trị mới cho c/s.<br />
* Bàn luận, rút ra bài học nhận thức, hành động:<br />
- Phê phán hoặc nêu trải nghiệm về những hiện tượng không nỗ lực,<br />
không cố gắng, ngại khó, ngại khổ.<br />
- Khẳng định câu nói đúng.<br />
- Chúng ta phải luôn nỗ lực học tập, phấn đấu không ngừng, chiến<br />
thắng trở ngại - Học,học nữa, học mãi…Dòng chảy của c/s là vô cùng<br />
vô tận, sự học cũng không có điểm dừng.<br />
- Học tập mọi lúc, mọi nơi, học trong sách vở, trong cuộc sống.<br />
Câu 2: như đề 1<br />
Tổng điểm: 10.<br />
_____ Hết_____<br />
<br />
ĐIỂM<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
1,0<br />
<br />
2,0<br />
<br />