Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Phúc Thọ
lượt xem 3
download
Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Phúc Thọ" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Phúc Thọ
- SỞ GD & ĐT HÀ NỘI NỘI DUNG ÔN TẬP KT CUỐI KỲ II TRƯỜNG THPT PHÚC THỌ NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN 11 I. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN LÀM BÀI 1. Hình thức: Tự luận 2. Thời gian làm bài: 90 phút. II. CẤU TRÚC ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ II Phần 1. Đọc hiểu (3,0 điểm) Phần 2. Làm văn (7,0 điểm) +Nghị luận xã hội (2,0 điểm) +Nghị luận văn học (5,0 điểm) III. NỘI DUNG ÔN TẬP 1. Phần Đọc hiểu a. Thao tác lập luận - Nhận biết được các thao tác lập luận - Hiểu mục đích, tác dụng của việc sử dụng các thao tác lập luận - Biết cách vận dụng các thao tác lập luận khi viết văn nghị luận. b. Phong cách ngôn ngữ : - Nhận biết được PCNN . - Nắm được đặc trưng của các PCNN đã học c. Phương thức biểu đạt - Nhận biết được các PTBĐ . - Nắm được đặc điểm của các PTBĐ đã học d. Các biện pháp tu từ - Nhận biết các biện pháp tu từ. - Biết phân tích hiệu quả NT của các biện pháp tu từ e. Thể thơ: Nhận biết được các thể thơ Việt Nam. * HS vận dụng các kiến thức đã học để trả lời những câu hỏi ngắn (phát hiện, phân tích giá trị) một đoạn văn bản ngoài chương trình sgk. 2. Phần làm văn. - HS vận dụng các kiến thức về XH, ôn tập kĩ năng làm văn NLXH để viết được 01 đoạn văn khoảng (150 – 200 chữ) 1
- - HS: Huy động những kiến thức VBVH , kĩ năng làm văn và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết 01 bài văn nghị luận VH. - Các văn bản văn học ôn tập: a. Vội vàng (Xuân Diệu) - Cảm nhận được niềm khát khao sống mãnh liệt, sống hết mình và quan niệm về thời gian, về tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu. - Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc và mạch luân lí, giọng điệu say mê, sôi nổi, những sáng tạo độc đáo về ngôn ngữ và hình ảnh thơ. b. Tràng giang (Huy Cận) - Cảm nhận được nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha. - Thấy được màu sắc cổ điển trong một bài thơ mới. c. Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) - Cảm nhận được bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, nỗi buồn cô đơn của Hàn Mặc Tử trong một mối tình xa xăm, vô vọng. Đó còn là tầm lòng thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người. - Nhận biết được sự vận động của tứ thơ, tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp độc đáo, tài hoa của một nhà thơ mới. d. Chiều tối (Hồ Chí Minh) - Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh. - Màu sắc cổ điển mà hiện đại của bài thơ. e. Từ ấy (Tố Hữu) - Thấy rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản và tác động kì diệu của lí tưởng với cuộc đời nhà thơ. - Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu… trong việc làm nổi bật tâm trạng của cái tôi nhà thơ. IV. GIỚI THIỆU ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Sáng 9-10-2017, thông tin thầy giáo Văn Như Cương - người truyền lửa học tập, học làm người của nền giáo dục Việt Nam - qua đời đã tràn ngập trên báo chí và mạng xã hội… Thầy coi học trò như con cháu trong nhà, những lời thầy nhắn gửi như là lời truyền đạt của thế hệ đi trước, tóc đã bạc nhưng tâm hồn mãi trẻ, mãi nhiệt huyết, mãi đau đáu với sự nghiệp giáo dục. 2
- Thầy từng nói: "Các em có thể trở thành những người lao động chân chính, những nhà kỹ thuật có chuyên môn, những nhà nghiên cứu thành công, những doanh nghiệp tầm cỡ, những nhà lãnh đạo xuất sắc. Nhưng trước hết phải là người tử tế". (Nguồn: Báo điện tử Tuoitre.vn, ngày 9/10/2017) Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản? (0,75đ) Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Thầy từng nói: "Các em có thể trở thành những người lao động chân chính, những nhà kỹ thuật có chuyên môn, những nhà nghiên cứu thành công, những doanh nghiệp tầm cỡ, những nhà lãnh đạo xuất sắc. Nhưng trước hết phải là người tử tế" (0,75đ) Câu 3. Xác định từ láy và nêu tác dụng từ láy trong câu: “Thầy coi học trò như con cháu trong nhà, những lời thầy nhắn gửi như là lời truyền đạt của thế hệ đi trước, tóc đã bạc nhưng tâm hồn mãi trẻ, mãi nhiệt huyết, mãi đau đáu với sự nghiệp giáo dục”. (1,0đ) Câu 4. Thông điệp mà anh chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu lí do chọn thông điệp đó.(0,5đ) II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn ( khoảng 150 chữ ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời nhắn nhủ “Nhưng trước hết phải là người tử tế” được trích ở phần Đọc hiểu. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình trong đoạn thơ sau: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa; Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân. (Vội vàng- Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr22) 3
- HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu/ Nội dung Điểm Ý I Đọc hiểu 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính : tự sự. 0.75 2 Biện pháp tu từ : liệt kê 0.75 3 - Từ láy: đau đáu ( 0,25 đ) 1.0 - Tác dụng: từ đau đáu thể hiện vẻ đẹp nhân cách của thầy giáo Văn Như Cương. Thầy luôn luôn trăn trở, lo lắng cho sự nghiệp giáo dục ( 0.75đ ). 4 Học sinh có thể trình bày và lí giải thông điệp tâm đắc nhất 0.5 theo ý riêng, không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây là vài gợi ý : - Làm người trước hết phải là người tử tế. - Hãy biết sống tốt với mọi người xung quanh, chứ không chỉ biết đến cá nhân mình. ( Nêu thông điệp 0,25đ ; Lí giải vì sao 0,25đ ) II Làm văn 1 Viết một đoạn văn ( khoảng 150 chữ ) trình bày suy nghĩ 2.0 về lời nhắn nhủ “Nhưng trước hết phải là người tử tế” được gợi ra ở phần Đọc hiểu. a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 150chữ 0.25 Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. ( Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu 0.25 trúc) b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng đạo lí: trước hết phải là người tử tế c. Triển khai vấn đề nghị luận .Cụ thể: 1.0 - Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan để nêu vấn đề cần nghị luận. - Các câu phát triển đoạn: + Giải thích "tử tế": đối xử với nhau bằng lòng tốt. Người tử tế là người sống tốt với xung quanh, chứ không chỉ biết đến cá nhân mình. +Bàn luận, phân tích, chứng minh về ý nghĩa trở thành những người tử tế: ++ Người tử tế luôn có lối sống đẹp, chân thành với mọi người, biết giúp đỡ người khác bằng khả năng của mình, khiến cuộc đời, quan hệ giữa người với người trở 4
- nên tốt đẹp hơn. ++ Người tử tế sẽ được mọi người cảm phục, kính trọng, ngưỡng mộ ++ Khi con người làm chết đi sự tử tế, cũng đồng nghĩa họ phải đối mặt với thói ích kỉ, nhẫn tâm, thủ đoạn… Khi đó, xã hội sẽ chỉ còn một biển người bị đóng băng tâm hồn; ++ Liện hệ những “Việc tử tế” của những người tử tế trong chương trình Chuyển động 24h trên kênh VTV1 – Đài Truyền hình Việt Nam hiện đang giới thiệu, tôn vinh, quảng bá nhằm lan tỏa những điều tốt đẹp. ++ Phê phán những biểu hiện không tử tế trong xã hội. - Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động d. Sáng tạo 0.25 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, 0.25 dùng từ, đặt câu. ( Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này) 2 Cảm nhận của anh/ chị về hình ảnh thiên nhiên và cái tôi 5.0 trữ tình trong đoạn thơ sau: 1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận về một đoạn thơ (0.25) Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.5) Hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình trong đoạn thơ 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; (3.5) thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Trên cơ sở hiểu biết về tác giả và tác phẩm, học sinh biết phân tích, cảm thụ hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình trong đoạn thơ “Vội vàng”. Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau, nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau: a. Vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích. b. Phân tích b1. Hình ảnh thiên nhiên - Vẻ đẹp của thiên nhiên: 5
- + Gần gũi, thân quen (nắng gió, hoa lá, ánh sáng, thanh âm). + Tươi đẹp, tràn đầy sức sống, niềm vui (đồng nội xanh rì, cành tơ phơ phất, thần Vui gõ cửa…). + Tình tứ, quyến rũ (ong bướm, tuần tháng mật, ngon như cặp môi gần…). - Thiên nhiên được diễn tả bằng những hình ảnh mới lạ; ngôn từ gợi cảm, tinh tế với nhiều biện pháp tu từ đặc sắc (nhân hóa, so sánh…); cú pháp tân kì. b2. Cái tôi trữ tình - Cái tôi trữ tình XD là cái tôi có ý thức cá nhân mạnh mẽ, đầy lòng ham sống: + Cách nhìn đời trẻ trung qua lăng kính tình yêu. Vẻ đẹp của con người được nhà thơ lấy làm chuẩn mực cho cái đẹp của tự nhiên. + Tình cảm vừa thiết tha, rạo rực, đắm say (bộc lộ ham muốn khác thường; cách giới thiệu say sưa, vồ vập; cảm nhận thế giới xung quanh bằng mọi giác quan) vừa vội vàng, quyến luyến do cảm nhận được bước đi nhanh chóng của thời gian. - Cái tôi trữ tình được thể hiện bằng giọng điệu say mê; nhịp điệu gấp gáp; chuyển đổi thể thơ linh hoạt; từ ngữ táo bạo. b. Đánh giá chung - Nghệ thuật - Thiên nhiên tràn đầy sức sống và xuân tình; lối thể hiện rất hiện đại. - Cái tôi thiết tha gắn bó với trần thế và khát khao thụ hưởng những hương sắc trần gian; biểu hiện của một quan niệm sống tích cực. 4.Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, 0.5 mới mẻ về vấn đề nghị luận. 5.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính 0.25 tả, dùng từ, đặt câu. ( Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này) 6
- 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 87 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 98 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
2 p | 38 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 51 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
4 p | 41 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 50 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 70 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 54 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 67 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn