Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Đào Sơn Tây
lượt xem 4
download
Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Đào Sơn Tây” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Đào Sơn Tây
- 1 - Lịch thi: 4/5/2023 TRƯỜNG THPT ĐÀO SƠN TÂY TỔ VĂN - Thời gian làm bài: 90 phút Họ và tên HS...........................................................................Lớp............................................... ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 2 – NH 2022 – 2023 MÔN: NGỮ VĂN 12 I. VIẾT ĐOẠN NLXH (200 chữ) 1. Hướng dẫn viết đoạn NLXH: 1.1. Về hình thức đoạn văn: - Đề yêu cầu viết 01 đoạn văn, vì vậy không tách đoạn, không ngắt dòng. - Đảm bảo dung lượng 200 chữ (khoảng trên dưới 20 dòng viết tay tương đương với 2/3 mặt giấy thi) - Đoạn văn chặt chẽ thường là đoạn văn trình bày theo: Tổng – Phân – Hợp. 1.2. Về nội dung của đoạn văn: a. Dạng đề trình bày: Sự cần thiết/ Giá trị/Tầm quan trọng... của một vấn đề ( A) - Bước 1: Dẫn đề, trích đề ( A - có ý nghĩa và tầm quan trọng như thế nào trong cuộc sống? ) Lưu ý: Gạch chân các từ khóa để xác định yêu cầu của đề bài. Vấn đề cần nghị luận (A) thường nằm sau câu lệnh: “trình bày về”, “suy nghĩ về”, “sự cần thiết của”... - Bước 2: Giải thích khái niệm ( A - là gì?) - Bước 3: Bàn luận vấn đề, đi vào trả lời các câu hỏi: + Người nào đó có A - sẽ mang lại những giá trị gì cho bản thân và xã hội? Gợi ý: • Được mọi người tin tưởng, tôn trọng và yêu quý. Xây dựng được các mối quan hệ tốt đẹp.... • Gia tăng cơ hội học hỏi, nâng cao hiểu biết, tích lũy tri thức. Nâng tầm giá trị bản thân... • Rèn luyện về bản lĩnh, ý chí, tinh thần vượt lên khó khăn, thử thách. Chủ động, tự tin, tự tạo cơ hội cho chính mình... • XH có nhiều người có A – con người sẽ đối xử với nhau nhân ái, nghĩa tình, tôn trọng pháp luật, sống có trách nhiệm và sống có ích, XH ngày càng văn minh phát triển. + Người nào đó không có A – sẽ gặp phải những bất lợi/ hậu quả gì? (là người ích kỉ, vô cảm, dựa dẫm vào người khác, mất đi cơ hội học hỏi, bị coi thường, xa lánh.....trở thành gánh nặng cho gia đình và XH) Đề cương ôn tập Ngữ Văn 12 – HK2 – NH 22-23
- 2 + Lấy dẫn chứng để làm rõ A ( Một trong những tấm gương tiêu biểu cho A là: Tên? Sự việc – tóm lược câu chuyện? Bài học?). Nếu vấn đề A khó lấy dẫn chứng cụ thể thì nêu biểu hiện của A trong thực tế thay cho dẫn chứng. - Bước 4: Kết luận (khẳng định lại giá trị, tầm quan trọng của vấn đề). Rút ra bài học, liên hệ bản thân. b. Dạng đề trình bày về giải pháp/ nhiệm vụ cho một vấn đề (A) - Bước 1: Dẫn đề, trích đề ( A - có ý nghĩa và tầm quan trọng như thế nào trong cuộc sống? Có nhiều cách để tạo ra A... ) - Bước 2: Giải thích khái niệm ( A - là gì?) - Bước 3: Bàn luận vấn đề, đi vào trả lời các câu hỏi: + Cá nhân và XH nhận thức và hành động như thế nào để có A ? (Nếu là vấn đề tích cực thì sẽ là giải pháp, nhiệm vụ để phát huy, phát triển, nhân rộng…; nếu là vấn đề tiêu cực thì sẽ là giải pháp để hạn chế, khắc phục, xóa bỏ hoặc làm giảm thiểu ảnh hưởng…). Gợi ý: • Biết yêu thương, thấu hiểu, biết lắng nghe.....để được mọi người tin tưởng, tôn trọng... • Không ngừng học hỏi, nâng cao hiểu biết, tích lũy tri thức để nâng tầm giá trị bản thân... • Rèn luyện về bản lĩnh, ý chí, dũng cảm đối mặt và vượt lên khó khăn, thử thách, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. ..... + Bên cạnh những người biết A, có A....vẫn còn không ít người...(ngược lại với A...) + Lấy dẫn chứng để làm rõ A ( Một trong những tấm gương tiêu biểu cho A là: Tên? Sự việc – tóm lược câu chuyện? Bài học?). Nếu vấn đề A khó lấy dẫn chứng cụ thể thì nêu biểu hiện của A trong thực tế thay cho dẫn chứng. - Bước 4: Kết luận (khẳng định lại giá trị, tầm quan trọng của vấn đề). Rút ra bài học, liên hệ bản thân. 2. MỘT SỐ TẤM GƯƠNG LÀM DẪN CHỨNG TRONG BÀI NLXH Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký - người thầy không cần phấn trắng và bảng đen nhưng đã truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ học trò về nghị lực sống phi thường và tình yêu với cuộc sống. Nick Vujicic, diễn giả nổi tiếng sinh ra thiếu hai tay, hai chân, nhưng anh đã vượt qua trở ngại bệnh tật, tốt nghiệp đại học tài chính năm 21 tuổi, trở thành nhà diễn thuyết nổi tiếng và truyền cảm hứng tới 3 triệu người trên thế giới. Anh nổi tiếng với phương châm “Cuộc sống không giới hạn”. Lê Thanh Thúy, cô gái lạc quan, yêu đời với nụ cười hoa hướng dương, đối mặt với căn bệnh ung thư và cái chết, vẫn mạnh mẽ, sống có ích. Cô đã lập nên quỹ “Ước mơ của Thúy” để giúp đỡ các bệnh nhân ung thư khác. Tuy Thúy đã mất đi nhưng ước nguyện cao đẹp của chị vẫn còn Đề cương ôn tập Ngữ Văn 12 – HK2 – NH 22-23
- 3 mãi với cuộc đời, hàng “Ngày hội Hoa hướng dương”, viết tiếp ước mơ của Thúy, vẫn được tổ chức, thu hút sự tham gia đông đảo của mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng: Với cơ thể chỉ khoảng 20 kg, nhưng có sự thông minh và nghị lực sống phi thường, năm 2003, Công Hùng đã đứng ra mở một trung tâm tin học dành cho người có hoàn cảnh như mình. Trung tâm của Công Hùng đã giúp nhiều người khuyết tật tại Nghệ An xóa bỏ mặc cảm, mở ra cơ hội việc làm và tương lai tươi sáng hơn cho họ. Năm 2006, anh được Trung ương Đoàn bầu chọn là 1 trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc, được gọi “Hiệp sĩ công nghệ thông tin. Stephen William Hawking là nhà vật lý người Anh, là “ông hoàng” vật lý lý thuyết của thế giới. Hawking mắc bệnh thần kinh có tên Lou Gehrig, khiến ông gần như mất hết khả năng cử động. Sau đó, ông phẫu thuật cắt khí quản và không thể nói chuyện bình thường. Ông luôn gắn chặt với chiếc xe lăn, chỉ có thể nói được qua một thiết bị tổng hợp tiếng gắn với một máy tính mà ông gõ chữ vào đó.Hawking hiện là Giáo sư Lucasian, chức danh dành cho Giáo sư Toán học của Đại học Cambridge. Từng đảm nhiệm vị trí này là những nhà khoa học xuất chúng như Isaac Newton và Paul Dirac. Ông có những bài học sâu sắc cho giới trẻ: “Một là, hãy nhớ nhìn lên các vì sao và đừng nhìn xuống chân của mình. Hai là, không bao giờ từ bỏ làm việc. Làm việc sẽ giúp con cảm thấy có ý nghĩa và mục đích. Cuộc sống sẽ trở nên trống rỗng nếu không có công việc. Ba là, nếu con đủ may mắn để tìm thấy tình yêu, hãy nhớ rằng mình có nó và đừng để nó vuột mất khỏi tầm tay”. Helen Keller (27/6/1880 – 1/6/1968) là một nhà văn, nhà hoạt động xã hội mù, điếc người Mỹ. Bà là người mù điếc đầu tiên trên thế giới tốt nghiệp một trường cao đẳng.Tuy sống trong thế giới không ánh sáng, không âm thanh nhưng Keller vẫn là một phụ nữ tràn đầy tinh thần lạc quan, thiết tha yêu cuộc sống. Trong Thế chiến thứ I và thứ II, bà đến hơn 70 bệnh viện để an ủi bệnh nhân, động viên họ. Bà dành trọn cuộc đời cho Hội người mù Mỹ. Bài học mà Keller rút ra: Lạc quan là niềm tin dẫn tới thành tựu. Bạn chẳng thể làm được điều gì mà thiếu đi hy vọng và sự tự tin. Mẹ Theresa: Trong hơn 40 năm, bà chăm sóc người nghèo, bệnh tật, trẻ mồ côi, người hấp hối và lãnh đạo dòng Thừa Sai Bác Ái (Missionaries of Charity) phát triển khắp Ấn Độ và đến các quốc gia khác. Bà thực hiện bất cứ việc gì bà nghĩ là có thể xoa dịu “cơn khát” hòa bình, tình yêu và tiếng cười trên thế giới. Từ các việc làm của bà, mọi người đều nhận thấy được tình yêu thương không vị kỷ của vị nữ tu. Anh Trần Phước Hòa ở quận Bình Tân là người đã xây dựng hệ thống quán cơm chay giá 5000 đồng để giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn. “Việc quan sát bà con đến ăn ở quán, hỏi họ dăm ba câu đã thành thói quen của tôi. Tôi cảm thấy ấm lòng mình khi họ được no bụng”. (Theo tuoitre). Từ nhiều năm nay màu áo xanh tình nguyện của các bạn sinh viên trong mùa thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng dường như đã trở nên quen thuộc với mọi người. Nhắc đến áo xanh là nhắc đến sự quan tâm, sẻ chia và nhiệt huyết đến quên mình vì cộng đồng.Không ngại khó khăn, vất vả, dưới cái nắng nóng oi ả của mùa hè, các chiến sĩ tiếp sức mùa thi đã có mặt ở tất các điểm thi được phân công để giúp đỡ thí sinh và phụ huynh. Do được chuẩn bị chu đáo từ trước, các chiến sĩ tình Đề cương ôn tập Ngữ Văn 12 – HK2 – NH 22-23
- 4 nguyện khá thuận lợi khi tư vấn về nhà trọ giá rẻ, nhà trọ miễn phí, hướng dẫn về địa điểm thi, lộ trình các tuyến xe buýt… Đặc biệt có bạn còn sẵn sàng cho thí sinh và người nhà ở cùng với mình đồng thời tình nguyện đưa đón thí sinh trong những ngày thi. Thuở niên thiếu Picaso là một họa sĩ vô danh, nghèo túng ở Paris. Đến lúc chỉ còn 15 đồng bạc, ông quyết định “đánh canh bạc cuối cùng”. Ông thuê sinh viên dạo các cửa hàng tranh và hỏi: “Ở đây có bán tranh của Picaso không?” Chưa đầy một tháng tên tuổi của ông đã nổi tiếng khắp Paris, tranh của ông bán được và nổi tiếng từ đó. Nếu không tự tạo cơ hội cho chính mình thì chẳng bao giờ ta có cơ hội cả. Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12T7, trường THPT Đô Lương 1, Nghệ An). Khi đi ngang qua sông Lam thấy nhóm học sinh chới với giữa dòng nước, nam sinh không hề đắn đo mà nhanh chóng lao xuống cứu người. Sau khi đã cứu được 4 em học sinh vào bờ, Nam thấy vẫn còn một em đang dần bị ngạt nước, cậu bạn đã dùng hết sức lực giúp em nhỏ được vào bờ. Nhưng tiếc thay, chàng trai trẻ đã bị kiệt sức rồi dần bị nước cuốn trôi. Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên, xứng đáng là một minh chứng cho các bạn trẻ học tập và khẳng định rằng để đi đến được thành công, đó là cả một quá trình dài kết hợp của nhiều yếu tố, và tất nhiên chăm chỉ luôn là một yếu tố hàng đầu. Thành công không phải tự nhiên mà có, thành công chỉ đến với những người biết phấn đấu, dám suy nghĩ, dám làm và luôn có niềm tin để hiện thực hóa giấc mơ của mình. .... II. LÀM VĂN (PHÂN TÍCH MỘT TRÍCH ĐOẠN VĂN XUÔI) Bài 1: Vợ chồng A phủ - Tô Hoài Đoạn trích: “ Những đêm mùa đông trên núi cao ….đỡ nhau lao chạy xuống dốc” (tr 13 -14) Qua đó, rút ra nhận xét về giá trị nhân đạo mới mẻ của tác phẩm. * Mở bài: - Tô Hoài là một nhà văn lớn với một sức sáng tạo dồi dào và số lượng tác phẩm đồ sộ. Ông viết nhiều và viết hay về phong tục tập quán của các vùng miền. - VCAP là tiếng nói đồng cảm về số phận đắng cay, tủi nhục của người dân Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn phong kiến miền núi. - Đoạn trích “Những đêm mùa đông... xuống dốc” đã miêu tả thành công sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đêm Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ. Đoạn trích mang giá trị nhân đạo mới mẻ, sâu sắc. * Thân bài: - HCRĐ của tp: Truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ” được in trong tập “ Truyện Tây Bắc” ra đời năm 1953, là kết quả chuyến đi 8 tháng của Tô Hoài cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. - Giới thiệu về nhân vật Mị: Mị - một cô gái Mèo trẻ trung xinh đẹp, yêu tự do, chăm lao động, có tài thổi sáo và rất mực hiếu thảo. Chỉ vì món nợ của cha mẹ và tục cướp vợ mà Mị bị bắt về làm “ dâu gạt nợ” cho nhà Thống Lí. Từ đây, cuộc đời Mị bước sang một trang mới, Mi bị bóc lột về thể xác, bị trà đạp về tinh thần dẫn đến tê liệt hoàn toàn về cảm xúc và tri giác. Đề cương ôn tập Ngữ Văn 12 – HK2 – NH 22-23
- 5 - Tóm lược đoạn trước: Khi mùa xuân đến, tiếng sáo đã từng hồi sinh tâm hồn Mị, nhưng Mị chưa kịp tháo cũi sổ lồng thì bị A Sử dập tắt, bị trói đứng vào cột. Chuỗi ngày sau đó, tâm hồn Mị chai sạn hơn, trái tim Mị vô cảm hơn. Cuộc đời Mị tưởng sẽ chôn vùi mãi mãi nhưng đã có luồng gió mới làm hồi sinh tâm hồn Mị. - Phân tích đoạn trích: Tô Hoài đã đặt nhân vật Mị vào “những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn” để làm rõ thế giới nội tâm sâu kín của cô. Những đêm mùa đông rét cắt da cắt thịt, đêm nào Mị cũng ra bếp thổi lửa hơ tay. Mị chỉ biết làm bạn với ngọn lửa. Nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết héo. Lửa như người bạn sưởi ấm phần nào cái lạnh lẽo tái tê trong tâm hồn Mị. Trong những đêm đó Mị gặp A Phủ - người ở gạt nợ nhà thống lý đang bị bắt trói giữa trời đông giá rét chờ chết vì để hổ ăn mất nửa con bò. Lúc đầu, khi nhìn thấy A Phủ bị trói, Mị vẫn thản nhiên "thổi lửa, hơ tay", “dù cho A Phủ là cái xác chết đứng đó cũng thế thôi”. Tại sao Mị lại lãnh cảm, thờ ơ như thế? Phải chăng việc trói người đến chết là một việc làm bình thường ở nhà thống lý Pá Tra nên chẳng ai quan tâm. Hay bởi vì Mị "sống lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi" nên Mị thờ ơ trước nỗi khổ của người khác. Thậm chí Mị vô cảm trước nỗi đau của chính mình bởi “có đêm A sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước”. Chỉ đến khi nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ “bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” thì trái tim Mị mới bừng tỉnh, lòng thương người trong Mị mới trỗi dậy. Nhà văn đã lí giải hành động đó của Mị bằng một chi tiết nghệ thuật đặc sắc: dòng nước mắt lấp lánh của A Phủ. A Phủ khóc và khi ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị trông thấy giọt nước mắt của đau đớn, tuyệt vọng trước cái chết đang đến gần. Dòng nước mắt của A phủ đã đưa Mị từ cõi quên về cõi nhớ. Mị nhớ lại quá khứ đau đớn “đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được”. Mị còn nhớ cả người đàn bà ngày trước, đã bị bắt trói cho đến chết ở cái nhà này. Giọt nước mắt ấy đã kết nối ba số phận: Mị- người đàn bà - A Phủ lại với nhau. Mị thương mình, rồi thương A Phủ, thương cho người đàn bà ấy. Đó là tình thương của những người cùng cảnh ngộ đau khổ. Mị nhận ra sự độc ác của nhà thống lí: “chúng nó thật độc ác”. Trước đây, Mị tưởng những khổ ải của con người là do số mệnh gây ra. Bây giờ, Mị đã hiểu ra rằng những đau khổ ấy là do tội ác của bọn thống trị. Chúng nó chính là cha con nhà thống lý Pá tra, chúng gieo rắc nỗi khổ, chúng trà đạp, bóc lột áp bức nhân dân, coi sinh mạng của người lao động không bằng con vật. Chỉ vì để hổ ăn mất nửa con bò mà một người thanh niên khỏe mạnh, siêng năng, yêu đời đã phải lấy mạng mình để thay thế. Từ quá khứ trở về hiện tại, Mị đau khổ, cay đắng cho thân phận của mình: “Ta là thân đàn bà chúng nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi”. Mị lại nghĩ đến A Phủ “cơ chừng này chỉ đêm nay ...việc gì mà phải chết thế”. Hai số phận tuy khác nhau nhưng lại cùng cảnh ngộ, đều là nô lệ ăn đời ở kiếp cho lũ nhà giàu. Lý trí mách bảo Mị phải cứu A Phủ. Trái tim nhân ái của Mị đã thôi thúc cô phải hành động. Nhưng Mị chợt do dự. Mị giằng xé dữ dội giữa mạng sống của mình và người đồng cảnh ngộ. Có thể Mị cứu được A Phủ nhưng chính cô sẽ phải chết thay trên cái cọc ấy. Nhưng Mị nào có sợ, bởi giờ đây, lòng thương người đã lớn hơn tất cả nỗi sợ hãi. Mị táo bạo, Mị quyết liệt, Mị nổi loạn. Đoạn trích đã miêu tả thành công diễn biến tâm lý của nhân vật Mị trong tình huống đặc biệt này. Đề cương ôn tập Ngữ Văn 12 – HK2 – NH 22-23
- 6 Cuối cùng, sự hồi sinh về cảm xúc, về lý trí đã dẫn tới những thay đổi trong hành động, Mị quyết định cắt dây cởi trói cho A phủ "Mị rút con dao nhỏ cắt lúa cắt nút dây mây...Mị thì thào ... Đi ngay" . Hành động này một lần nữa khẳng định sức sống mạnh mẽ, tiềm tàng trong con người Mị, sức sống từ cô gái Mèo dám đứng lên chống lại cường quyền, đương đầu với cái ác. Giây phút Mị đứng lặng trong bóng tối là giây phút cô sống trong sự ngổn ngang trăm bề. Lòng Mị rối bời với câu hỏi: chạy theo A Phủ hay ở đây chờ chết? Cuối cùng tiếng gọi của tự do và sức sống tiềm tàng đã thôi thúc Mị phải sống và cô đã vụt chạy theo A Phủ “ Mị nói, thở trong hơi gió lạnh buốt A phủ cho tôi đi ". Hành động Mị cởi trói và bỏ trốn cùng A Phủ là hệ quả tất yếu của cả một quá trình bị dồn nén về tinh thần, là biểu hiện cao nhất của sức sống tiềm ẩn. Mị cắt dây trói cho A Phủ cũng là cắt sợi dây trói vô hình bấy lâu nay vẫn cột chặt đời Mị trong tủi nhục, trong ngục thất nhà thống lí Pá Tra. Cô chạy theo A Phủ bởi cô còn lòng khát khao sống, khát khao hạnh phúc. Mị đã vượt qua cường quyền, thần quyền cũng như chính bản thân mình để tìm đến với tự do, hạnh phúc. Đây không phải là hành động mang tính bản năng mà là một quá trình tự nhận thức: nhận thức thực tại xã hội tàn bạo, vô nhân đạo. . Tô Hoài đã rất thành công khi miêu tả sự hồi sinh của nhân vật nhờ vào nghệ thuật trần thuật hấp dẫn, cách dựng cảnh sinh động, lối lột tả nội tâm nhân vật nhiều bất ngờ thú vị cùng ngôn ngữ mộc mạc, giản dị. Tất cả đã tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc của truyện. Qua hình tượng nhân Mị, nhà văn đã làm hiện lên vẻ đẹp sức sống tiềm tàng mãnh liệt của người phụ nữ miền núi bị thần quyền, cường quyền áp bức nói riêng và phụ nữ VN nói chung. Ở nhân vật Mị ta thấy nét tương đồng với nhân vật Thị trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân. Hai con người hai cảnh ngộ khác nhau nhưng đều là nạn nhân của nghèo đói, áp bức và hơn hết là ở họ đều tiềm tàng một sức sống, một khao khát sống mãnh liệt và đều để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Đoạn trích đề cao giá trị nhân đạo mới mẻ, sâu sắc của tác phẩm. Đó là thái độ đồng cảm sâu sắc trước số phận bất hạnh của người lao động thấp cổ bé họng. Là tiếng nói tố cáo đanh thép lên án thế lực bạo tàn của bọn phong kiến miền núi, lên án các hủ tục miền núi làm khổ người dân. Nhưng sâu sắc hơn cả vẫn là lời khẳng định những phẩm chất tốt đẹp, đáng quý ở người lao động, đặc biệt, tác giả đã thành công khi trân trọng khát vọng tự do và sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của nhân vật Mị. Sức mạnh ấy đã chiến thắng cả cường quyền, thần quyền, không một thế lực nào có thể dập tắt, càng đè nén lại càng bùng cháy dữ dội. Đây cũng chính là tinh thần nhân đạo mới mẻ, sâu sắc mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. * Kết bài: Đoạn trích khép lại nhưng đã mở ra một tương lai mới, một cuộc sống mới cho nhân vật Mị và A phủ. Gần nửa thế kỷ qua đi nhưng "Vợ chồng A Phủ" vẫn đứng vững trước thử thách của thời gian. Tác phẩm đã để lại trong lòng người đọc vẻ đẹp của lòng nhân đạo, tình thương yêu, đồng cảm của tác giả với những kiếp người bé nhỏ, bất hạnh. Sức sống tiềm tàng nơi Mị phải chăng chính là sức mạnh quật cường trong tâm hồn con người VN trước bao sóng gió cuộc đời. Bài: Vợ nhặt – Kim Lân Phân tích đoạn trích “Sáng hôm sau...làm ăn có cơ khấm khá hơn” (tr. 30-31). Qua đó, rút ra nhận xét về giá trị nhân đạo của tác phẩm. Đề cương ôn tập Ngữ Văn 12 – HK2 – NH 22-23
- 7 * Mở bài: - Nhà văn Kim Lân được đánh giá là cây bút xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Ông thường viết về nông thôn và người nông dân. Hình ảnh quen thuộc trong tác phẩm của Kim Lân là cuộc sống và con người làng quê Việt Nam nghèo khổ mà vẫn yêu đời, thật thà, chất phác, thông minh, hóm hỉnh. - “Vợ nhặt” đã tái hiện thành công bức tranh ảm đạm, khủng khiếp về nạn đói năm 1945 ở nước ta. - Đoạn trích “ Sáng hôm sau...khấm khá hơn” đã khắc họa thành công sự thay đổi của nhân vật Tràng từ sau khi có vợ. Đoạn trích mang giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ. * Thân bài: - HCRĐ của tp: “Vợ nhặt” là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân in trong tập truyện "Con chó xấu xí"(1962). Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết "Xóm ngụ cư" được viết ngay sau Cách mạng tháng tám năm 1945 nhưng dang dở và bị mất bản thảo. Sau khi hoà bình lập lại (1954), Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này. - Chủ đề: Qua tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945, tác giả đã thể hiện được bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ: ngay trên bờ vực của cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu đùm bọc lẫn nhau. - Giới thiệu bối cảnh, Nhân vật Tràng: Tràng là một người nông dân hiền lành, thật thà có ngoại hình xấu xí, thô kệch, làm nghề kéo xe thuê, sống cùng mẹ già trong căn lều xiêu vẹo cuối xóm ngụ cư. Vì gia cảnh nghèo Tràng có nguy cơ ế vợ. Giữa lúc nạn đói đe dọa, cái chết đeo bám bỗng dưng Tràng “nhặt” được vợ nhờ mấy câu đùa và 4 bát bánh đúc. Đây là một tình huống éo le, vừa mừng vừa lo vừa xúc động. - Tóm lược đoạn trước: Lúc đầu, khi người phụ nữ rách rưới đồng ý theo không Tràng về làm vợ, Tràng có phần lo lắng: “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”. Nhưng chính lòng thương người và khát khao hạnh phúc đã khiến anh “tặc lưỡi”: “chậc, kệ!”. Đó là thái độ mạnh mẽ, dứt khoát và dũng cảm. Tràng chấp nhận thách thức với cái đói để có được một cuộc sống bình thường như mọi người. Tràng nhặt được vợ dễ dàng nhưng anh không rẻ rúng, coi thường vợ mà rất trân trọng, nâng niu. Niềm hạnh phúc quá đột ngột khiến Tràng vẫn “ngờ ngợ”, chưa tin đó là sư thật. - Phân tích đoạn trích: Sáng hôm sau, chỉ sau một đêm “nên vợ nên chồng”, Tràng thấy mình đổi khác “trong người êm ái lửng lơ như người ở trong giấc mơ đi ra”, Tràng vẫn chưa hết ngạc nhiên “Việc hắn có vợ đến hôm nay vẫn còn ngỡ ngàng như không phải”. Hắn chợt nhận ra không gian sống quen thuộc có sự mới mẻ, khác lạ “Xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn ...hót sạch – tr.30”. Một nếp sống khác bắt đầu xuất hiện. Tràng thấy thấm thía, cảm động, bỗng thấy “ yêu thương và gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng”. Tràng cảm nhận được sự thay đổi của những người thân. Người vợ mới hôm qua còn “chao chát, chỏng lỏn” nhưng hôm nay rõ ràng là “người đàn bà hiền hậu đúng mực”. Còn mẹ Tràng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác thường, “cái vẻ mặt bủng beo u ám đã rạng rỡ hẳn lên”. Tràng nhận thấy sự thay đổi của bản thân, thấy “thương yêu và gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng”. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập tâm hồn, Tràng “thấy mình nên người, thấy có bổn phận phải lo lắng cho vợ con hắn sau này”. Niềm hạnh phúc khi có vợ đã khiến Tràng Đề cương ôn tập Ngữ Văn 12 – HK2 – NH 22-23
- 8 có ý thức trách nhiệm, muốn gắn bó xây dựng gia đình. Nguồn vui ấy như tia nắng, như ánh bình minh đem sinh khí đến cho cuộc sống vốn đang ngập tràn sự chết chóc do cái đói tung lưới bủa vây. Từ một “đứa trẻ” vô tâm trở thành một người đàn ông trưởng thành trong suy nghĩ. Từ một con người “hơi dở” chỉ biết chơi với lũ trẻ và cười ngặt nghẽo trước bọn trẻ trong xóm nay biết mở rộng trái tim để cảm thông và thương xót cho người khác, biết quan tâm và có trách nhiệm với gia đình. Có thể thấy, niềm vui của Tràng thật cảm động, lẫn lộn cả hiện thực lẫn ước mơ “Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà”. So với cái dáng “ngật ngưỡng” của Tràng ở đầu tác phẩm, hành động “xăm xăm” này của Tràng là một đột biến quan trọng, một bước ngoặt đổi thay cả số phận lẫn tính cách của Tràng: từ đau khổ sang hạnh phúc, từ chán đời sang yêu đời, từ ngây dại sang ý thức. Không chỉ miêu tả hành động, Kim Lân còn diễn tả tâm lý nhân vật. Cảm nhận được sự thay đổi trong cuộc sống, lần đầu tiên Tràng có thể chạm lấy tới tình thương, cảm thấy niềm hạnh phúc mới mẻ, lạ lẫm khi ý thức được giá trị thiêng liêng của hai tiếng “gia đình”. Bên cạnh đó, mặc dù tác giả không miêu tả thị trực tiếp nhưng người đọc lại thấy được đôi bàn tay chăm lo vun vén từ người đàn bà chao chát, chỏng lỏn, vô duyên, sẵn sàng đánh mất lòng tự trọng chỉ vì miếng ăn. Thị đã thay đổi hoàn toàn, thị trở nên “hiền hậu đúng mực”, đảm đang, vun vén cho hạnh phúc gia đình. Điều này cho thấy rằng chính con người có thể thay đổi được hoàn cảnh, đem đến hơi ấm mới cho gia đình. So sánh với nhân vật Chí Phèo sau đêm ăn nằm với Thị Nở khiến hắn tỉnh rượu, nhớ về ước mơ của anh canh điền “ chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng sẽ nuôi con lợn làm vốn, may mắn ra thì mua dăm ba sào ruộng”. Hạnh phúc đơn sơ giản dị đã làm thay đổi con người, thay đổi nhận thức, hướng con người đền những điều tốt đẹp. Tóm lại, Tràng là hình ảnh của người nông dân lao động nghèo nhưng giàu lòng nhân ái và luôn khao khát hạnh phúc gia đình. Khi xây dựng nhân vật Tràng, nhà văn Kim Lân tập trung miêu tả tâm lí một cách chân thực, tinh tế trong tình huống nhặt được vợ. Tác giả còn sử dụng ngôn ngữ đối thoại sinh động, mộc mạc, giản dị; cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn. Từ tình huống nhặt được vợ đã làm thay đổi cuộc đời, thay đổi tâm tính của một con người. Trong tột cùng thiếu thốn và những nghịch cảnh của số phận, họ đã luôn tìm được niềm vui, hạnh phúc cho mình và cho người. Giá trị nhân đạo trong tác phẩm: Kim Lân đồng cảm, xót thương với số phận của người lao động nghèo khổ. Nhà văn trân trọng tấm lòng nhân hậu, niềm khao khát hạnh phúc bình dị của những người lao động nghèo. Ngợi ca khát vọng thiết tha chính đáng của con người (khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc) (nét mới trong ngòi bút nhân đạo của nhà văn). Ông gián tiếp tố cáo tội ác dã man của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 cho nhân dân ta. Tác giả còn dự báo cho những người nghèo khổ con đường đấu tranh để đổi đời, vươn tới tương lai tươi sáng (nét mới trong ngòi bút nhân đạo của nhà văn). * Kết bài: Bằng cách kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn, hấp dẫn, nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, chân thật, đoạn trích đã thành công khi miêu tả sự thay đổi của nhân vật Tràng từ sau khi có vợ. Tình huống éo le, độc đáo trong truyện đã làm người đọc vừa cảm động xót thương vừa trân trọng tấm lòng nhân hậu và khát khao hạnh phúc của những con người lao động bình dị như Tràng. Nhân vật Tràng tiêu biểu cho người lao động cũ dù bị đẩy vào bước đường cùng bị cái đói, cái chết Đề cương ôn tập Ngữ Văn 12 – HK2 – NH 22-23
- 9 bủa vây nhưng họ vẫn luôn giữ được nét đẹp tâm hồn đáng quý đó là tình thương yêu giữa con người với con người trong hoạn nạn, đó là niềm tin vào một tương lai tươi sáng dù hiện thực có tăm tối. Chính điều này đã làm nên giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ cho tác phẩm. Bài: Hồn TB da hàng thịt – Lưu Quang Vũ Đoạn 1: Phân tích đoạn trích “Hồn Trương Ba: Không! Không!… Trong sạch và thẳng thẳn” (tr 143 -144). Từ đó rút ra thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm. * Mở bài: - Lưu Quang Vũ là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch Việt Nam những năm tám mươi của thế kỷ XX. Ông được coi là nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt nam hiện đại. - Tác phẩm của ông chứa đựng triết lí nhân sinh về đời người, kiếp người mà vở kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" là một trong những vở kịch đặc sắc nhất. - Đoạn trích “ Hồn Trương Ba: Không! Không!… Trong sạch và thẳng thẳn” nằm ở cảnh 7 của vở kịch đã diễn tả sâu sắc bi kịch tinh thần của nhân vật hồn Trương Ba, một con người phải sống "bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo". Đoạn trích cũng chứa đựng nhiều thông điệp sâu sắc. * Thân bài: - HCRĐ của tp: “HTB, DHT” được viết năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới ra mắt công chúng. Tác phẩm lấy cảm hứng từ một cốt truyện dân gian được LQV xây dựng thành công một vở kịch mang ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc. “HBT, DHT” diễn tả bi kịch của con người khi bị đặt vào nghịch cảnh phải sống nhờ, sống tạm, sống trái tự nhiên. Tác phẩm còn ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo. - Giới thiệu nhân vật Trương Ba: Trương Ba là người thích làm vườn, sống trung thực, ngay thẳng và giỏi đánh cờ. Chỉ vì sự cẩu thả của Nam Tào, Bắc Đẩu trên thiên đình mà Trương Ba phải chết oan. Đế Thích nuối tiếc một người có tài chơi cờ nên đã cho hồn Trương Ba sống lại, nhập vào xác của anh hàng thịt vừa mới chết một ngày. Nhưng điều đó lại đưa Trương Ba rơi vào bi kịch khi linh hồn mình phải trú nhờ trong thể xác của người khác. Do phải sống tạm bợ, lệ thuộc, hồn Trương Ba bị mất đi bản chất trong sạch, ngay thẳng của mình. Sau nhiều tháng sống trong tình cảnh “bên trong một đằng, một ngoài một nẻo”, hồn Trương Ba bị tha hóa, không còn là chính mình như trước đây. - Phân tích đoạn trích: Mở đầu đoạn trích là sự xuất hiện của hồn Trương Ba trong tư thế “ ngồi ôm đầu” đầy đau khổ và tâm trạng. Sau đó, hồn vụt đứng dậy bắt đầu màn đối thoại bằng những câu phủ định: “Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi… ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc”. Những câu cảm thán ngắn, dồn dập đã diễn tả nỗi dằn vặt, đau khổ và ước muốn thoát khỏi xác hàng thịt của hồn TB. Cho nên hồn TB đã tách ra khỏi thể xác HT để tranh luận một cách quyết liệt. Hồn Trương Ba gọi xác anh hàng thịt là “mày”, dùng những từ ngữ để khinh bỉ thể xác: “Mày không có tiếng nói, mà chỉ là xác thịt đui mù” , “….không có tư tưởng, không có cảm xúc”. Nếu có tiếng nói thì đó là tiếng nói của bản năng. Cho nên thể xác ko thể chi phối, ảnh hưởng đến đời sống trong sạch của linh hồn. Xác hàng thịt khẳng định: “Có đấy! Xác thịt có tiếng nói đấy…”. Xác hàng thịt còn Đề cương ôn tập Ngữ Văn 12 – HK2 – NH 22-23
- 10 nhấn mạnh: “Ông ko tách ra khỏi tôi được đâu, dù tôi chỉ là thân xác” , “ hai ta đã hòa với nhau làm một rồi” … Với giọng điệu mỉa mai, châm biếm, xác anh HT cười cợt, chế nhiễu và đưa ra những dẫn chứng cụ thể để chứng minh sức mạnh ghê gớm của thể xác: “Khi ông đứng cạnh vợ tôi,…”, “ông có nhớ hôm ông tát thằng con…”. Bằng lập luận thuyết phục, xác HT chỉ ra hồn TB đã ko còn “nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn” mà đã bị lây nhiễm những thói tầm thường của đời sống bản năng. Hồn Trương Ba bác bỏ lập luận của xác anh hàng thịt trong sự thiếu lý lẽ “Im đi!”, “ Ta…Ta… đã bảo mày im đi”. Xác anh hàng thịt cười nhạo vào cái lí lẽ mà hồn đưa ra để ngụy biện: "Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn,…". Trong cuộc đối thoại này, xác thắng thế nên rất hả hê, tuôn ra những lời thoại dài với chất giọng khi thì mỉa mai cười nhạo khi thì lên mặt dạy đời, châm chọc. Lời thoại của Hồn ngập ngừng lí lẽ như bị hụt hơi, Hồn bị dồn vào chân tường, chỉ buông những lời thoại ngắn, phản ứng yếu ớt, mỗi lúc một đuối lý anh hàng thịt. Như vậy Xác dẫn dắt Hồn vào sự thật không thể phủ nhận – Hồn ít nhiều đã bị vấy bẩn, tha hóa bởi dục vọng của thân xác. Xác hàng thịt đưa ra những bằng chứng khiến Hồn càng thấy xấu hổ , cảm thấy mình ti tiện. Lí lẽ của Xác khơi trúng điểm đen mà lâu nay vì trú ngụ trong Xác anh hàng thịt, Hồn Trương Ba cao khiết đã không còn là chính mình. Cuộc đối thoại giữa hồn TB và xác hàng thịt là ẩn dụ cho cuộc đấu tranh giữa thể xác và linh hồn trong một con người. Thể xác và linh hồn có mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời nhưng mỗi phần lại có tính độc lập, tương đối. Thể xác có những đòi hỏi, ước muốn bản năng và có thể tác động vào linh hồn do đó linh hồn phải đấu tranh với những đòi hỏi ko chính đáng của thể xác để hoàn thiện nhân cách. Xác - ẩn dụ cho sự tầm thường, dung tục; Hồn - ẩn dụ cho sự trong sạch, nhân hậu, thanh cao, xứng đáng với danh nghĩa con người. Cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác ẩn dụ cho cuộc đấu tranh gay gắt giữa cái xấu xa, dung tục và cái thanh cao. Qua cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác, tác giả cảnh báo: khi con người phải sống trong dung tục thì tất yếu các dung tục sẽ ngự trị, sẽ thắng thế, lấn át và tàn phá những gì trong sạch, đẹp đẽ cao quý của con người. Thông qua đoạn trích trên, LQV muốn gửi tới người đọc thông điệp: được sống làm người thật quý giá nhưng được sốn là chính mình còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân mình để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý. * Kết bài: Đoạn trích trên là 1 trong những đoạn hay nhất của vở kịch “HTB, DHT”. Tác giả đã thành công khi diễn tả bi kịch bị tha hóa của nhân vật Trương Ba. Đồng thời, đoạn trích còn gửi gắm nhiều thông điệp có ý nghĩa. Thành công của đoạn trích trên đã góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của vở kịch “HTB, DHT”. Tìm hiểu đoạn trích trên cũng như toàn bộ vở kịch “HTB, DHT” giúp em nhận thức sâu sắc hơn về ý nghĩa của sự sống. Đoạn 2: Phân tích đoạn trích “Hồn Trương Ba: Ta không muốn nghe....với tôi này” (tr 145 -146) Từ đó rút ra thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm. Mở bài, thân bài ( giới thiệu chung) giống đoạn 1 - Phân tích đoạn trích: Đề cương ôn tập Ngữ Văn 12 – HK2 – NH 22-23
- 11 Trọng tâm của lớp kịch là cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác. Do đó lời thoại ở đây vừa có thể coi là độc thoại vừa có thể coi là đối thoại. Nó là một lời thoại đặc biệt, vừa chứa đựng mâu thuẫn vừa mang tính hành động, thúc đẩy tình huống kịch phát triển đến mức cao nhất. Trước sự thực không sao chối cãi và thứ lí lẽ ti tiện của xác, hồn phản ứng tiêu cực bằng cách “bịt tai lại”. Đó là nỗ lực chối bỏ trong tuyệt vọng hoàn toàn bế tắc . Câu cảm thán ngắn diễn tả nỗi dằn vặt, đau khổ và ước muốn thoát khỏi xác hàng thịt của hồn TB “Ta không muốn nghe mày nữa”. Hồn TB gọi xác anh hàng thịt là “mày”, dùng những từ ngữ để khinh bỉ thể xác: “Mày không có tiếng nói, mà chỉ là xác thịt đui mù” , “….không có tư tưởng, không có cảm xúc”. Nếu có tiếng nói thì đó là tiếng nói của bản năng. Cho nên thể xác ko thể chi phối, ảnh hưởng đến đời sống trong sạch của linh hồn. Xác tiếp tục dùng lời lẽ hiểm hóc, sắc lẹm như dao mổ, phanh trần nỗi đau đang tấy mủ trong Hồn. Với giọng điệu mỉa mai, châm biếm, xác anh HT cười cợt, chế nhạo và đưa ra những dẫn chứng cụ thể để chứng minh sức mạnh ghê gớm của thể xác, nhờ sức mạnh của Xác mà Hồn có thể: “tát thằng con ông tóe máu mồm máu mũi”. Mặc dù cố bịt tai, nhưng khi nghe Xác nói như vậy Hồn phải lên tiếng chối bỏ “Ta cần gì đến cái sức mạnh làm ta trở thành tàn bạo”. Xác khôn ngoan biết là lỡ lời nên biện minh cho mình bằng những lí lẽ: “là hoàn cảnh” “cũng đáng được quí trọng”, không có tội. Hồn chỉ còn phản ứng yếu ớt: “Nhưng...Nhưng”. Nhận biết Hồn bị dồn vào thế bí, Xác đưa ra giao kèo thỏa hiệp để chung sống, giọng ve vuốt mơn trớn, xác chủ động đưa ra trò chơi tâm hồn “ Những lúc một mình một bóng , ông cứ việc nghĩ rằng ông có một tâm hồn bên trong cao khiết , chẳng qua vì hoàn cảnh vì để sống mà ông phải nhân nhượng tôi . Làm xong điều xấu ông cứ việc đổ tội cho tôi , để cho ông được thanh thản …miễn là…ông vẫn làm đủ mọi việc thỏa mãn những thèm khát của tôi”. Xác sẽ “ve vuốt” Hồn bằng cách thông cảm với “những trò chơi tâm hồn”, nhận hết mọi điều xấu miễn là Hồn vẫn “làm đủ mọi việc để thỏa mãn thèm khát” của Xác. Nhận thức “lí lẽ ti tiện” của Xác, Hồn than như là tuyệt vọng , bất lực “Trời!”. Đây như là một sự chấp nhận số phận trong nỗi đau đớn khôn cùng muốn tìm đường thoát nhưng hoàn toàn vô vọng. Xác hàng thịt khẳng định: “Nhưng tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục”. Xác hàng thịt còn nhấn mạnh: “Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn”, “Ông ko tách ra khỏi tôi được đâu”, “ hai ta đã hòa với nhau làm một rồi”. Bằng lập luận thuyết phục, xác HT chỉ ra hồn TB đã ko còn “nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn” mà đã bị lây nhiễm những thói tầm thường của đời sống bản năng. Hồn Trương Ba bác bỏ lập luận của xác anh hàng thịt trong sự phản kháng yếu ớt, thiếu lý lẽ “Nhưng....Nhưng...Trời!”. Trong cuộc đối thoại này, xác thắng thế nên rất hả hê, tuôn ra những lời thoại dài với chất giọng khi thì mỉa mai cười nhạo khi thì lên mặt dạy đời, châm chọc. Lời thoại của Hồn ngập ngừng lí lẽ như bị hụt hơi, Hồn bị dồn vào chân tường, chỉ buông những lời thoại ngắn, phản ứng yếu ớt, mỗi lúc một đuối lý anh hàng thịt. Như vậy Xác dẫn dắt Hồn vào sự thật không thể phủ nhận – Hồn ít nhiều đã bị vấy bẩn, tha hóa bởi dục vọng của thân xác. Xác hàng thịt đưa ra những bằng chứng khiến Hồn càng thấy xấu hổ , cảm thấy mình ti tiện. Lí lẽ của Xác khơi trúng điểm đen mà lâu nay vì trú ngụ trong Xác anh hàng thịt, Hồn Trương Ba cao khiết đã không còn là chính mình. Đề cương ôn tập Ngữ Văn 12 – HK2 – NH 22-23
- 12 Cuộc đối thoại giữa hồn TB và xác hàng thịt là ẩn dụ cho cuộc đấu tranh giữa thể xác và linh hồn trong 1 con người. Thể xác và linh hồn có mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời nhưng mỗi phần lại có tính độc lập, tương đối. Thể xác có những đòi hỏi, ước muốn bản năng và có thể tác động vào linh hồn do đó linh hồn phải đấu tranh với những đòi hỏi ko chính đáng của thể xác để hoàn thiện nhân cách. Xác - ẩn dụ cho sự tầm thường, dung tục; Hồn - ẩn dụ cho sự trong sạch, nhân hậu, thanh cao, xứng đáng với danh nghĩa con người. Cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác ẩn dụ cho cuộc đấu tranh gay gắt giữa cái xấu xa, dung tục và cái thanh cao. Qua cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác, tác giả cảnh báo: khi con người phải sống trong dung tục thì tất yếu các dung tục sẽ ngự trị, sẽ thắng thế, lấn át và tàn phá những gì trong sạch, đẹp đẽ cao quý của con người. Nhận xét, kết bài giống đoạn 1 CHÚC CÁC EM HỌC TỐT, THI ĐẠT KẾT QUẢ CAO!!! Đề cương ôn tập Ngữ Văn 12 – HK2 – NH 22-23
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 86 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 98 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
2 p | 38 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 51 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
4 p | 41 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 70 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 54 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 67 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn