Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Du
lượt xem 3
download
Sau đây là “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Du” được TaiLieu.VN sưu tầm và gửi đến các em học sinh nhằm giúp các em có thêm tư liệu ôn thi và rèn luyện kỹ năng giải đề thi để chuẩn bị bước vào kì thi học kì 2 sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Du
- 1 TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU TỔ NGỮ VĂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2022-2023 PHẦN 1: KIẾN THÚC TRỌNG TÂM. I. Phần văn bản: Thơ hiện đại Việt Nam. Văn bản Tác giả Thể thơ PTBĐ Giá trị nội dung Ý nghĩa chính Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, Bài thơ là bày tỏ sinh động về một của tác giả về một làng quê miền biển, tình yêu tha thiết Quê Tế Hanh Thơ Thơ tám Biểu trong đó nổi bật lên đối với quê hương hương (1921- mới tiếng cảm hình ảnh khỏe khoắn làng biển. (1939) 2009) đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ thể hiện sâu Bài thơ thể hiện sắc lòng yêu cuộc lòng yêu đời, yêu Khi con Tố Hữu sống và niềm khao lý tưởng của người Thơ lục Biểu tu hú (1920- khát tự do cháy bỏng chiến sĩ cộng sản bát cảm 7/1939 2002) của người chiến sĩ trẻ tuổi trong hoàn Cách mạng trong cảnh ngục tù. cảnh tù đày. Tinh thần lạc quan, Thể hiện cốt cách Thơ Tức Hồ Chí phong thái ung dung tinh thần Hồ Chí Thất cách cảnh Minh Biểu của Bác Hồ trong Minh luôn tràn đầy ngôn tứ mạng. Pác Bó (1890- cảm cuộc sống cách niềm lạc quan, tin tuyệt (1941) 1969) mạng đầy gian khổ ở tưởng vào sự Pác Bó. nghiệp cách mạng. Tình yêu thiên Tác phẩm thể hiện nhiên, yêu trăng đến sự tôn vinh cái đẹp Ngắm Thất say mê và phong của tự nhiên, của trăng Hồ Chí ngôn tứ Biểu thái ung dung của tâm hồn con người (1942- Minh tuyệt cảm Bác Hồ ngay trong bất chấp hoàn cảnh 1943) cảnh tù ngục cực ngục tù. khổ, tối tăm. Yêu cầu: Học sinh nắm vững: Biên soạn: Nhóm giáo viên Ngữ văn 8
- + Tác giả, tác phẩm;Nội dung, nghệ thuật của văn bản;Ý nghĩa của hình ảnh thơ đặc sắc; + Hiểu những nét tương đồng giữa các văn bản. II. PhầnTiếng Việt 1. Kiểu câu chia theo mục đích nói. Chủ đề Kiểu câu Đặc điểm hình Chức năng chính Chức năng khác thức Câu nghi vấn - Kết thúc bằng Dùng để hỏi - Dùng để cầu dấu chấm hỏi khiến, đe doạ, (khi viết) phủ định, khẳng - Có từ nghi vấn: định ai, gì ,nào, đâu, - Dùng để biểu bao nhiêu hoặc lộ tình cảm, cảm từ “hay” xúc. Câu cầu khiến - Kết thúc câu Dùng để ra lệnh, bằng dấu chấm yêu cầu, răn đe, than hoặc dấu khuyên bảo. chấm (khi viết). - Có từ cầu khiến: hãy, đùng, chớ, đi, thôi, nào,… hay ngữ điệu cầu Kiểu câu chia khiến theo mục đích Câu cảm thán - Kết thúc câu Bộc lộ trực tiếp nói bằng dấu chấm cảm xúc của than (khi viết). người nói. - Có từ cảm thán: than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi, biết bao, … Câu trần thuật - Kết thúc câu Dùng để kể, - Dùng để yêu bằng dấu chấm, thông báo, nhận cầu, đề nghị đôi khi kết thúc định, trình bày, - Dùng để biểu bằng dấu chấm miêu tả,.. lộ cảm xúc, tình lửng (khi viết) cảm - Không có đặc điểm hình thức của câu: nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. 2.Hành động nói.
- 3 Các kiểu hành động nói - Hỏi Hành - Trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán) động - Điều khiển (cầu khiến, đe dọa, thách thức…) nói - Hứa hẹn. - Bộc lộ cảm xúc. 3. Lựa chọn trật tự từ trong câu. Cách sắp xếp trật tự từ trong câu Mục đích của việc lựa chọn trật tự từ trong câu Lựa Trong câu có thể có nhiều cách - Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện chọn sắp xếptrật tự từ, mỗi cách đem lại tượng, hoạt động, đặc điểm. trật hiệu quả diễn đạt riêng. Người - Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, tự từ nói, người viết cần biết lựa chon hiện tượng. trật tự từ thích hợp với yêu cầu - Liên kết câu với câu khác. giao tiếp. - Đảm bảo hài hòa về mặt ngữ âm của lời nói. Yêu cầu: + Nắm được đặc điểm hình thức và chức năng các kiểu câu chia theo mục đích nói, các kiểu hành động nói + Đặt câu theo yêu cầu (sử dụng kiểu câu, nêu rõ chức năng, xác định hành động nói..) + Xác định được hiệu quả diễn đạt sự sắp xếp trật tự từ trong câu. III. Tập làm văn:Bài văn nghị luận xã hội (về một hiện tượng, sự việc đời sống gần gũi với HS hoặc một vấn đề tư tưởng, đạo lý). 1. Nắm được đặc điểm, yêu cầu và phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội. 2. Dàn ý khái quát của bài văn nghị luận xã hội 2.1 Dàn ý khái quát của bài văn nghị luận xã hội (sự việc, hiện tượng) a) Mở bài: - Nêu rõ hiện tượng cần nghị luận - Chỉ ra bản chất của hiện tượng đó. b) Thân bài: - Khái niệm, thực trạng của hiện tượng (Giải thích, nêu biểu hiện). - Nêu nguyên nhân (khách quan – chủ quan) của hiện tượng (phân tích, chứng minh). - Nêu tác dụng – ý nghĩa (nếu là hiện tượng tốt); tác hại – hậu quả (nếu là hiện tượng xấu). - Giải pháp phát huy (nếu là hiện tượng tốt); biện pháp khắc phục (nếu hiện tượng xấu). c) Kết bài: - Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên. - Liên hệ thực tế. 2.2 Dàn ý khái quát của bài văn nghị luận xã hội (tư tưởng, đạo lí) a. Mở bài: - Giới thiệu vấn đề nghị luận. - Trích dẫn vấn đề nghị luận. b. Thân bài: - Giải thích khái niệm, nội dungcâu nói hoặc từ ngữ liên quan đến vấn đề nghị luận. - Phân tích, chứng minh làm sáng tỏ vấn đề. Biên soạn: Nhóm giáo viên Ngữ văn 8
- - Bàn luận mở rộng vấn đề: Phê phán; nêu nhận thức và hành động đúng. c. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề - Liên hệ bản thân. PHẦN 2: CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II - Hình thức: Tự luận 1. Đọc hiểu: 4,0 điểm (Văn bản 3.5 điểm; tiếng Việt 0.5 điểm) Chọn Ngữ liệu ngoài SGK. - Phương thức biểu đạt, thể loại. - Nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật của văn bản. - Ý nghĩa của hình ảnh thơ đặc sắc. - Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, thể loại. - Hiểu những nét tương đồng giữa các văn bản. 2. Vận dụng (2,0 điểm): Phần tiếng Việt - Xác định và nêu hiệu quả của việc sắp xếp trật tự từ trong câu ở một đoạn trích cụ thể. - Đặt câu theo yêu cầu (sử dụng kiểu câu chia theo mục đích nói, hành động nói). 3. Vận dụng cao (5,0 điểm): Viết bài văn nghị luận xã hội. PHẦN 3: THỰC HÀNH I. Đọc hiểu văn bản. Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Quê hương- hai tiếng gọi sao mà thân thương và tha thiết đến thế! Từ khi còn thơ ấu, tôi luôn tự hỏi mẹ: " Quê hương là gì hả mẹ/ Mà cô giáo dạy phải yêu?". Và đến bây giờ, khi trưởng thành hơn, tôi nhận ra, quê hương với tôi quan trọng vô cùng. Đó là chiếc nôi nới tôi sinh ra, khóc tiếng khóc chào đời và tập những bước đi chập chững đầu tiên. Chẳng thể nào quên được nơi chôn rau cắt rốn ấy, nơi mà chứa đựng cả tuổi thơ vô tư, hồn nhiên không thể thắm lại. Quê hương với tôi là hình ảnh người mẹ tần tảo ra đồng sớm hôm, là những bữa cơm rau dưa đạm bạc, tiếng lũ bạn gọi nhau í ới đi học, đi chăn châu, là tiếng khói nghi ngút mỗi lần nướng khoai... Chẳng nơi đâu có thể chan chứa tình thương và mở rộng tấm lòng chào đón bạn trở về như chính quê hương của bạn. Mỗi lần đi xa, tôi tự hứa sẽ học hành chăm chỉ và rèn luyện lối sống đạo đức bản thân, để chí ít, lòng tôi cảm thấy tự hào về chính quê hương nơi tôi đang sống. Tôi hiểu ra: "Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người!". (Tài liệu của Thu Nguyễn) 1.1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? 1.2. Nêu chủ đề của đoạn văn trên? Kể tên một bài thơ đã học có cùng chủ đề với đoạn văn? Tên tác giả? 1.3. Xác định kiểu câu và chức năng của câu sau: Quê hương- hai tiếng gọi sao mà thân thương và tha thiết đến thế! 1.4 Nêu hiệu quả diễn đạt của việc lựa chọn trật tự từ trong câu văn:. Quê hương với tôi là hình ảnh người mẹ tần tảo ra đồng sớm hôm, là những bữa cơm rau dưa đạm bạc, tiếng lũ bạn gọi nhau í ới đi học, đi chăn châu, là tiếng khói nghi ngút mỗi lần nướng khoai... Bài tập 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
- 5 Bác lặng lẽ, say mê ngắm ánh trăng sáng ngoài cửa sổ. Bốn bức tường giam chật hẹp không ngăn được cảm xúc mênh mông, Bác thả hồn theo ánh trăng và gửi gắm vào đó khát vọng tự do khôn cùng của mình. Thoảng đâu đây lời thì thầm tâm sự: "Trăng ơi, trăng có hiểu cho lòng ta yêu trăng đến độ nào?" Sự thổ lộ giãi bày chân thành từ trong sâu thẳm hồn người đã được trăng cảm động và chia sẻ. Ánh trăng lung linh bỗng chốc sống động, linh hoạt hẳn lên: "Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Trước sự hiện diện của trăng đẹp, cái hiện thực tối tăm, u ám của nhà tù dường như bị xóa tan, nhường chỗ cho mối giao hòa thiêng liêng giữa nhà thơ và thiên nhiên vĩnh cửu. (Nguồn Intenet) 2.1 Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? 2.2 Bài thơ được bàn đến ở đoạn văn trên là bài thơ nào? Ai là tác giả? 2.3 Kể tên một bài thơ khác đã học của tác giả thể hiện“tình cảm yêu thiên nhiên, niềm lạc quan yêu đời”? 2.4 Xác định kiểu câu, hành động nói cho câu sau: “Bác lặng lẽ, say mê ngắm ánh trăng sáng ngoài cửa sổ.” 2.5 Nêu hiệu quả diễn đạt của việc lựa chọn trật tự từ trong câu: “Bốn bức tường giam chật hẹp không ngăn được cảm xúc mênh mông, Bác thả hồn theo ánh trăng và gửi gắm vào đó khát vọng tự do khôn cùng của mình.” II. Vận dụng: 1. Đặt câu. 1.1 Đặt một câu nghi vấn với kiểu hành động nói điều khiển nhắc nhở bạn thực hiện tốt việc giữ vệ sinh lớp học. 1.2 Đặt một câu trần thuật với kiểu hành động nói điều khiển yêu cầu bạn tự giác trong học tập. 1.3 Đặt một câu cần khiến yêu cầu bạn chấp hành tốt luật giao thông. 1.4 Đặt một câu có sắp xếp trật tự từ nhấn mạnh vai trò của việc đọc sách. 1.5Đặt một câu có sắp xếp trật tự từ liệt kê các việc làm cụ thể của học sinh để bảo vệ môi trường. 2. Vận dụng cao: Lập dàn ý chi tiết cho các đề bài sau Đề 1: Viết bài văn nghị luận bàn về tình trạng nghiện game hoặc nghiện facebook của học sinh hiện nay. Đề 2: Trình bày ý kiến của em về hiện tượng bạo lực học đường ở học sinh hiện nay. Đề 3. Học tập là chìa khóa của thành công thế nhưng hiện nay một số học sinh còn lười biếng trong học tập. Em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ về hiện tượng trên. Đề 4: “Tin tưởng vào bản thân sẽ khiến sự tuyệt vọng biến mất” (Danh ngôn) Từ câu danh ngôn trên em hãy viết bài văn nghị luận bàn về lòng tự tin. PHẦN 4. ĐỀ THAM KHẢO Đề 1: Câu 1. (3.0 điểm) Đọc kĩ văn bản sau rồi trả lời các câu hỏi. “Hồ Chí Minh, vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc. Chúng ta kính yêu Người không chỉ bởi sự nghiệp cách mạng lớn lao mà còn bởi những cống hiến to lớn của Người cho nền văn học nước nhà với những tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật sâu sắc. Biên soạn: Nhóm giáo viên Ngữ văn 8
- Trong các sáng tác của Hồ Chí Minh, luôn bắt gặp một tâm hồn lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên, con người và cuộc sống. Và ở đó, dù trong bất kì hoàn cảnh nào, con người cũng vượt lên khó khăn thử thách bằng một ý chí, nghị lực phi thường, một tinh thần thép đáng trân trọng: “Vần thơ của Bác vần thơ thép, Mà vẫn mênh mông bát ngát tình".(Hoàng Trung Thông) Tập thơ "Nhật kí trong tù" là một tập thơ tiêu biểu cho tinh thần ấy.” (Trích Cảm nhận về tậpthơ“Nhật kí trong tù”của Hồ Chí Minh, nguồn http://thpttraicau.thainguyen.edu.vn) 1.1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? Kể tên một bài thơ trong tập Nhật kí trong tù của Bác mà em vừa học. 1.2 Em hiểu như thế nào về nhận xét của nhà thơ Hoàng Trung Thông: “Vần thơ của Bác vần thơ thép, Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.” 1.3.Bằng một câu văn hãy nêu điều em cần học tập từ Bác. Câu 2. (2.0 điểm)Thực hiện các yêu cầu bên dưới: 2.1. Chỉ ra và nêu tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu sau: “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.” (Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo) 2.2. Đặt một câu nghi vấn với mục đích bày tỏ cảm xúc về tác hại của thuốc lá. Câu 3. (5.0 điểm) Cuộc sống là muôn vàn những khó khăn thử thách yêu cầu chúng ta phải vượt qua thì mới đạt được thành công. Để làm được như vậy thì ý chí và nghị lực chính là hai yếu tố quan trọng, tác động trực tiếp đến sự thành bại của mỗi người. Hai yếu tố quan trọng được nhắc đến là gì? Trình bày suy nghĩ của em bằng một bài văn nghị luận Đề 2 Câu 1. (3.0 điểm) Đọc kĩ văn bản sau rồi trả lời các câu hỏi. Đọc “Nhật kí trong tù”, chúng ta gặp được tâm hồn vĩ đại của bậc đại trí, đại nhân, đại dũng Hồ Chí Minh […] Tiếng thơ từ tâm hồn Người theo thời gian vẫn cất lên, bất chấp sự cùng khổ về vật chất cũng như tinh thần, coi thường cả sự hiểm nguy, dũng mãnh vượt lên gian lao thử thách, ngạo nghễ để chiến thắng, thể hiện phong thái ung dung, niềm tin tưởng lạc quan son sắt, tình cảm giao hòa với thiên nhiên; đặc biệt là tình cảm thắm thiết đối với con người. Một thứ tinh cảm yêu thương vô hạn với tất cả con người mà ta thường thấy ở Người trong lúc bị giam cầm và cả lúc thường, khi Người trở thành lãnh tụ, người đứng đầu quốc gia. Đọc tập thơ, không hề gợn một chút bi quan, sầu não, u buồn nào; chỉ thấy sự sống tràn trề, niềm tin mãnh liệt, lòng tha thiết với tự do, hi vọng vào ngày mai chiến thắng. Chính hồn thơ ấy đã tỏa ra ánh sáng chói ngời xua đi bóng tối làm trong sáng con người, thiên nhiên, làm sống dậy cuộc đời chung và tương lai tươi đẹp. Bây giờ đọc thơ “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh, chúng ta càng yêu tiếng thơ của Người. Tiếng thơ của con người vĩ đại trong hoàn cảnh tù đày đã thể hiện viên mãn nhân cách cao cả, lòng nhân ái bao la, bản lĩnh phi thường. Chúng ta càng tự hào về chủ tịch Hồ Chí Minh anh hùng
- 7 dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, chính Người đã làm rạng rỡ mỗi con người chúng ta, dân tộc ta, non sông đất nước ta. (Theo Cao Thịnh, trích Báo Điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam ra ngày18/09/2019) 1.1.Nêu phương thức biểu đạt chính đoạn trích trên. Kể tên hai văn bản mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 8, học kỳ II có liên quan đến nội dung của đoạn trích trên. 1.2. Đoạn trích trên đã đề cập đến vẻ đẹp tâm hồn Bác thể hiện qua tập thơ “Nhật kí trong tù”: “thể hiện phong thái ung dung, (…) tình cảm giao hòa với thiên nhiên”. Nêu biểu hiện của vẻ đẹp này qua bài thơ “Ngắm trăng”. 1.3. Gọi tên kiểu câu chia theo mục đích nói của câu in đậm trong đoạn trích trên. 1.4. Nêu hiệu quả việc diễn đạt của việc sắp xếp trật tự từ ở câu gạch chân thuộc đoạn trích trên. Câu 2: (2 điểm) Đặt câu theo yêu cầu 2.1. Đặt một câu với kiểu hành động nói hứa hẹn sẽ thực hiện nghiêm túc nội quy trường lớp. 2.2. Đặt một câu có sắp xếp trật tự từ làm nổi bật tác hại của việc không thực hiện nghiêm quy định 5K trong công tác phòng chống dịch Cô-vid 19 (gạch chân các sắp xếp trật tự từ). Câu 3: (5.0 điểm) Tự lập là chiếc chìa khóa vàng khới đầu của sự thành công. Viết bài văn về vai trò của tính tự lập. HẾT Biên soạn: Nhóm giáo viên Ngữ văn 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 120 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 81 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn