intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Đào Sơn Tây

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

10
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Đào Sơn Tây” được chia sẻ trên đây. Hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Đào Sơn Tây

  1. 1 - Lịch thi: 4/5/2023 TRƯỜNG THPT ĐÀO SƠN TÂY TỔ VĂN - Thời gian làm bài: 90 phút Họ và tên HS...........................................................................Lớp............................................... ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 2 – NH 2022 – 2023 MÔN: NGỮ VĂN 11 I. VIẾT ĐOẠN NLXH (200 chữ) 1. Hướng dẫn viết đoạn NLXH: 1.1. Về hình thức đoạn văn: - Đề yêu cầu viết 01 đoạn văn, vì vậy không tách đoạn, không ngắt dòng. - Đảm bảo dung lượng 200 chữ (khoảng trên dưới 20 dòng viết tay tương đương với 2/3 mặt giấy thi) - Đoạn văn chặt chẽ thường là đoạn văn trình bày theo: Tổng – Phân – Hợp. 1.2. Về nội dung của đoạn văn: a. Dạng đề trình bày: Sự cần thiết/ Giá trị/Tầm quan trọng... của một vấn đề ( A) - Bước 1: Dẫn đề, trích đề ( A - có ý nghĩa và tầm quan trọng như thế nào trong cuộc sống? ) Lưu ý: Gạch chân các từ khóa để xác định yêu cầu của đề bài. Vấn đề cần nghị luận (A) thường nằm sau câu lệnh: “trình bày về”, “suy nghĩ về”, “sự cần thiết của”... - Bước 2: Giải thích khái niệm ( A - là gì?) - Bước 3: Bàn luận vấn đề, đi vào trả lời các câu hỏi: + Người nào đó có A - sẽ mang lại những giá trị gì cho bản thân và xã hội? Gợi ý: • Được mọi người tin tưởng, tôn trọng và yêu quý. Xây dựng được các mối quan hệ tốt đẹp.... • Gia tăng cơ hội học hỏi, nâng cao hiểu biết, tích lũy tri thức. Nâng tầm giá trị bản thân... • Rèn luyện về bản lĩnh, ý chí, tinh thần vượt lên khó khăn, thử thách. Chủ động, tự tin, tự tạo cơ hội cho chính mình... • XH có nhiều người có A – con người sẽ đối xử với nhau nhân ái, nghĩa tình, tôn trọng pháp luật, sống có trách nhiệm và sống có ích, XH ngày càng văn minh phát triển. + Người nào đó không có A – sẽ gặp phải những bất lợi/ hậu quả gì? (là người ích kỉ, vô cảm, dựa dẫm vào người khác, mất đi cơ hội học hỏi, bị coi thường, xa lánh.....trở thành gánh nặng cho gia đình và XH) Đề cương ôn tập Ngữ Văn 11 – HK2 – NH 22-23
  2. 2 + Lấy dẫn chứng để làm rõ A ( Một trong những tấm gương tiêu biểu cho A là: Tên? Sự việc – tóm lược câu chuyện? Bài học?). Nếu vấn đề A khó lấy dẫn chứng cụ thể thì nêu biểu hiện của A trong thực tế thay cho dẫn chứng. - Bước 4: Kết luận (khẳng định lại giá trị, tầm quan trọng của vấn đề). Rút ra bài học, liên hệ bản thân. b. Dạng đề trình bày về giải pháp/ nhiệm vụ cho một vấn đề (A) - Bước 1: Dẫn đề, trích đề ( A - có ý nghĩa và tầm quan trọng như thế nào trong cuộc sống? Có nhiều cách để tạo ra A... ) - Bước 2: Giải thích khái niệm ( A - là gì?) - Bước 3: Bàn luận vấn đề, đi vào trả lời các câu hỏi: + Cá nhân và XH nhận thức và hành động như thế nào để có A ? (Nếu là vấn đề tích cực thì sẽ là giải pháp, nhiệm vụ để phát huy, phát triển, nhân rộng…; nếu là vấn đề tiêu cực thì sẽ là giải pháp để hạn chế, khắc phục, xóa bỏ hoặc làm giảm thiểu ảnh hưởng…). Gợi ý: • Biết yêu thương, thấu hiểu, biết lắng nghe.....để được mọi người tin tưởng, tôn trọng... • Không ngừng học hỏi, nâng cao hiểu biết, tích lũy tri thức để nâng tầm giá trị bản thân... • Rèn luyện về bản lĩnh, ý chí, dũng cảm đối mặt và vượt lên khó khăn, thử thách, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. ..... + Bên cạnh những người biết A, có A....vẫn còn không ít người...(ngược lại với A...) + Lấy dẫn chứng để làm rõ A ( Một trong những tấm gương tiêu biểu cho A là: Tên? Sự việc – tóm lược câu chuyện? Bài học?). Nếu vấn đề A khó lấy dẫn chứng cụ thể thì nêu biểu hiện của A trong thực tế thay cho dẫn chứng. - Bước 4: Kết luận (khẳng định lại giá trị, tầm quan trọng của vấn đề). Rút ra bài học, liên hệ bản thân. 2. MỘT SỐ TẤM GƯƠNG LÀM DẪN CHỨNG TRONG BÀI NLXH Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký - người thầy không cần phấn trắng và bảng đen nhưng đã truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ học trò về nghị lực sống phi thường và tình yêu với cuộc sống. Nick Vujicic, diễn giả nổi tiếng sinh ra thiếu hai tay, hai chân, nhưng anh đã vượt qua trở ngại bệnh tật, tốt nghiệp đại học tài chính năm 21 tuổi, trở thành nhà diễn thuyết nổi tiếng và truyền cảm hứng tới 3 triệu người trên thế giới. Anh nổi tiếng với phương châm “Cuộc sống không giới hạn”. Lê Thanh Thúy, cô gái lạc quan, yêu đời với nụ cười hoa hướng dương, đối mặt với căn bệnh ung thư và cái chết, vẫn mạnh mẽ, sống có ích. Cô đã lập nên quỹ “Ước mơ của Thúy” để giúp đỡ các bệnh nhân ung thư khác. Tuy Thúy đã mất đi nhưng ước nguyện cao đẹp của chị vẫn còn Đề cương ôn tập Ngữ Văn 11 – HK2 – NH 22-23
  3. 3 mãi với cuộc đời, hàng “Ngày hội Hoa hướng dương”, viết tiếp ước mơ của Thúy, vẫn được tổ chức, thu hút sự tham gia đông đảo của mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng: Với cơ thể chỉ khoảng 20 kg, nhưng có sự thông minh và nghị lực sống phi thường, năm 2003, Công Hùng đã đứng ra mở một trung tâm tin học dành cho người có hoàn cảnh như mình. Trung tâm của Công Hùng đã giúp nhiều người khuyết tật tại Nghệ An xóa bỏ mặc cảm, mở ra cơ hội việc làm và tương lai tươi sáng hơn cho họ. Năm 2006, anh được Trung ương Đoàn bầu chọn là 1 trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc, được gọi “Hiệp sĩ công nghệ thông tin. Stephen William Hawking là nhà vật lý người Anh, là “ông hoàng” vật lý lý thuyết của thế giới. Hawking mắc bệnh thần kinh có tên Lou Gehrig, khiến ông gần như mất hết khả năng cử động. Sau đó, ông phẫu thuật cắt khí quản và không thể nói chuyện bình thường. Ông luôn gắn chặt với chiếc xe lăn, chỉ có thể nói được qua một thiết bị tổng hợp tiếng gắn với một máy tính mà ông gõ chữ vào đó.Hawking hiện là Giáo sư Lucasian, chức danh dành cho Giáo sư Toán học của Đại học Cambridge. Từng đảm nhiệm vị trí này là những nhà khoa học xuất chúng như Isaac Newton và Paul Dirac. Ông có những bài học sâu sắc cho giới trẻ: “Một là, hãy nhớ nhìn lên các vì sao và đừng nhìn xuống chân của mình. Hai là, không bao giờ từ bỏ làm việc. Làm việc sẽ giúp con cảm thấy có ý nghĩa và mục đích. Cuộc sống sẽ trở nên trống rỗng nếu không có công việc. Ba là, nếu con đủ may mắn để tìm thấy tình yêu, hãy nhớ rằng mình có nó và đừng để nó vuột mất khỏi tầm tay”. Helen Keller (27/6/1880 – 1/6/1968) là một nhà văn, nhà hoạt động xã hội mù, điếc người Mỹ. Bà là người mù điếc đầu tiên trên thế giới tốt nghiệp một trường cao đẳng.Tuy sống trong thế giới không ánh sáng, không âm thanh nhưng Keller vẫn là một phụ nữ tràn đầy tinh thần lạc quan, thiết tha yêu cuộc sống. Trong Thế chiến thứ I và thứ II, bà đến hơn 70 bệnh viện để an ủi bệnh nhân, động viên họ. Bà dành trọn cuộc đời cho Hội người mù Mỹ. Bài học mà Keller rút ra: Lạc quan là niềm tin dẫn tới thành tựu. Bạn chẳng thể làm được điều gì mà thiếu đi hy vọng và sự tự tin. Mẹ Theresa: Trong hơn 40 năm, bà chăm sóc người nghèo, bệnh tật, trẻ mồ côi, người hấp hối và lãnh đạo dòng Thừa Sai Bác Ái (Missionaries of Charity) phát triển khắp Ấn Độ và đến các quốc gia khác. Bà thực hiện bất cứ việc gì bà nghĩ là có thể xoa dịu “cơn khát” hòa bình, tình yêu và tiếng cười trên thế giới. Từ các việc làm của bà, mọi người đều nhận thấy được tình yêu thương không vị kỷ của vị nữ tu. Anh Trần Phước Hòa ở quận Bình Tân là người đã xây dựng hệ thống quán cơm chay giá 5000 đồng để giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn. “Việc quan sát bà con đến ăn ở quán, hỏi họ dăm ba câu đã thành thói quen của tôi. Tôi cảm thấy ấm lòng mình khi họ được no bụng”. (Theo tuoitre). Từ nhiều năm nay màu áo xanh tình nguyện của các bạn sinh viên trong mùa thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng dường như đã trở nên quen thuộc với mọi người. Nhắc đến áo xanh là nhắc đến sự quan tâm, sẻ chia và nhiệt huyết đến quên mình vì cộng đồng.Không ngại khó khăn, vất vả, dưới cái nắng nóng oi ả của mùa hè, các chiến sĩ tiếp sức mùa thi đã có mặt ở tất các điểm thi được phân công để giúp đỡ thí sinh và phụ huynh. Do được chuẩn bị chu đáo từ trước, các chiến sĩ tình Đề cương ôn tập Ngữ Văn 11 – HK2 – NH 22-23
  4. 4 nguyện khá thuận lợi khi tư vấn về nhà trọ giá rẻ, nhà trọ miễn phí, hướng dẫn về địa điểm thi, lộ trình các tuyến xe buýt… Đặc biệt có bạn còn sẵn sàng cho thí sinh và người nhà ở cùng với mình đồng thời tình nguyện đưa đón thí sinh trong những ngày thi. Thuở niên thiếu Picaso là một họa sĩ vô danh, nghèo túng ở Paris. Đến lúc chỉ còn 15 đồng bạc, ông quyết định “đánh canh bạc cuối cùng”. Ông thuê sinh viên dạo các cửa hàng tranh và hỏi: “Ở đây có bán tranh của Picaso không?” Chưa đầy một tháng tên tuổi của ông đã nổi tiếng khắp Paris, tranh của ông bán được và nổi tiếng từ đó. Nếu không tự tạo cơ hội cho chính mình thì chẳng bao giờ ta có cơ hội cả. Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12T7, trường THPT Đô Lương 1, Nghệ An). Khi đi ngang qua sông Lam thấy nhóm học sinh chới với giữa dòng nước, nam sinh không hề đắn đo mà nhanh chóng lao xuống cứu người. Sau khi đã cứu được 4 em học sinh vào bờ, Nam thấy vẫn còn một em đang dần bị ngạt nước, cậu bạn đã dùng hết sức lực giúp em nhỏ được vào bờ. Nhưng tiếc thay, chàng trai trẻ đã bị kiệt sức rồi dần bị nước cuốn trôi. Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên, xứng đáng là một minh chứng cho các bạn trẻ học tập và khẳng định rằng để đi đến được thành công, đó là cả một quá trình dài kết hợp của nhiều yếu tố, và tất nhiên chăm chỉ luôn là một yếu tố hàng đầu. Thành công không phải tự nhiên mà có, thành công chỉ đến với những người biết phấn đấu, dám suy nghĩ, dám làm và luôn có niềm tin để hiện thực hóa giấc mơ của mình. .... II. LÀM VĂN (PHÂN TÍCH BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ) Bài 1: "Chiều tối" (Mộ) - Hồ Chí Minh I. Mở bài: - Giới thiệu tác giả: HCM một danh nhân văn hóa, một một nhà văn, nhà thơ lớn với phong cách nghệ thuật độc đáo, đa dạng. - Giới thiệu tác phẩm: Bài “Chiều tối” như một viên ngọc trong tập thơ NKTT. Tác phẩm đã cho thấy tâm hồn cao đẹp, tinh thần “ thép” và tài năng nghệ thuật của Bác. Sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp cổ điển và hiện đại đã mang đến cho bài thơ một vẻ đẹp vừa truyền thống vừa mới mẻ. II. Thân bài: - HCRĐ: Tập thơ "Nhật ký trong tù" ra đời trong thời gian Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam và bị giải đi khắp các nhà lao của tỉnh Quảng Tây-Trung Quốc. Bức tranh chiều tối trong bài "Mộ" đã ghi lại được những hình ảnh chân thực và những xúc cảm sâu sắc của Bác khi bị giải từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo. - Phân tích bài thơ: 1. Bức tranh thiên nhiên a. Hai câu đầu: Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ Đề cương ôn tập Ngữ Văn 11 – HK2 – NH 22-23
  5. 5 Cô vân mạn mạn độ thiên không - Khung cảnh chiều tối được mở ra với hình ảnh tả thực đầy chất thơ: hình ảnh cánh chim mải miết bay về rừng tìm nơi trú ngụ; đám mây lẻ loi, chầm chậm trôi ngang trên bầu trời. - Một không gian mênh mông, rộng lớn nhưng lại thơ mộng, yên bình. -> Gợi một buổi chiều tà hiu hắt, ánh nắng chỉ còn le lói phía chân trời. - Thiên nhiên chính là tấm gương phản chiếu nội tâm con người: + Cánh chim vội vã mang dáng vẻ của sự mệt mỏi, nhọc nhằn sau một ngày dài + Áng mây lững lờ trôi, cô đơn, lẻ loi trên nền trời mênh mông, rộng lớn. -> Bầu trời như được đẩy lên cao hơn, xa hơn nỗi lòng của con người vì thế cũng như trải ra ngút ngàn. Đứng trước thời khắc cuối ngày, lòng người bỗng thấy cô đơn, trống trải; thấy mỏi mệt, bâng khuâng. Cánh chim sau những phút giây mỏi mệt vẫn được nghỉ ngơi nơi tổ ấm còn con người sau những giây phút gông cùm, đọa đày lại phải chịu cảnh ngục tù tăm tối. - Thế nhưng tác giả không gửi vào cảnh vật nỗi niềm buồn đau của cảnh ngộ. Trái lại, Người đã quên đi hiện tại của mình để cảm nhận, để hòa hợp với thiên nhiên. Đằng sau bức tranh phong cảnh ấy là phong thái ung dung của một con người đang khao khát tự do, tuy bị xiềng xích, gông cùm nhưng vẫn làm chủ mình, vượt lên hoàn cảnh trong mọi tình huống. - Thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết trong trái tim người nghệ sĩ - chiến sĩ cách mạng - Trong tâm tưởng người chiến sĩ lúc nào cũng thường trực nỗi nhớ về quê hương, đất nước. - Ý chí sắt đá, nghị lực phi thường, phong thái ung dung và niềm lạc quan cách mạng của Bác. * Đánh giá, mở rộng: - Hai câu thơ vừa mang nét cổ điển vừa mang nét hiện đại với những hình ảnh quen thuộc, bút pháp ước lệ tượng trưng, chấm phá điểm xuyết và nghệ thuật đối. Không miêu tả về cảnh trời chiều nhưng người đọc vẫn có thể cảm và hình dung ra không gian và nỗi lòng mà nhà thơ muốn gửi gắm - Hình ảnh cánh chim không còn là đề tài xa lạ trong thơ cổ thế nhưng cánh chim trong thơ Bác lại thật đặc biệt. Nếu như cánh chim trong thơ Lý Bạch là cánh chim “điểu cao phi tận” bay vút vào không gian ngút ngàn. Hay cánh chim trong thơ Nguyễn Du “Chim hôm thoi thót về rừng” thường đi cùng sự buồn vắng, hiu quạnh dường như bay vút vào không gian, như tan biến vào cõi vĩnh hằng, thì cánh chim trong thơ Hồ Chí Minh lại mang sự sống, là cánh chim chao liệng không gian, làm chủ không gian, vạn vật. Ý thơ hoàn toàn hướng về ánh sáng, hướng tới thiên nhiên và cuộc sống con người. 2. Bức tranh cuộc sống con người - Hai câu thơ miêu tả rất cụ thể đời sống thường nhật. Đó là hình ảnh cô em xóm núi đang cần mẫn xay ngô và lò than rực hồng tỏa ra ánh sáng. Người tù xa xứ như quên đi cảnh ngộ của riêng mình, hoà vào không khí lao động. - Điểm nhìn của nhà thơ lúc này không phải là đỉnh trời mà là mặt đất. Hồ Chí Minh đã ghi lại hình ảnh của cô gái xay ngô. Hình ảnh này nổi bật trong bức tranh chiều tối. Đề cương ôn tập Ngữ Văn 11 – HK2 – NH 22-23
  6. 6 - Bác đã quên đi cảnh ngộ của mình để cảm nhận cuộc sống xung quanh. Bác như hoà vào không khí lao động ở xóm núi, đồng cảm với nỗi vất vả của người lao động. - Cô gái xay ngô và bếp lửa rực hồng gợi tới cảnh gia đình đầm ấm, bộc lộ khát vọng, ước mơ thầm kín của người tù bị lưu đày trên đất khách về cuộc sống tự do. - Có hai chi tiết cần chú ý: + Một là hình ảnh cô gái xuất hiện đã hướng người đọc từ không gian cảnh vật của mây trời, chim muông trở về với đời sống con người. Đây cũng là đặc điểm của câu chuyển trong bất cứ bài thơ tứ tuyệt nào của Bác. -> Con người trong thơ Bác vừa khoẻ khoắn vừa mang đến niềm vui trong cuộc sống lao động. Nó làm dịu đi nỗi cô đơn của người đi đường. Người đi đường trong phút chốc cũng cảm thấy hơi ấm của sự sống, của tự do. + Hai là hình ảnh rực hồng của lò than. Chữ "hồng" thật đáng chú ý. Đấy là "thi nhãn" (con mắt của thơ). Chữ “hồng” chính là nhãn tự, là điểm sáng của cả bài thơ và có sức lan tỏa lớn. Sắc hồng của lò than đã xua đi bóng đêm và sự lạnh lẽo của núi rừng lúc chiều tối, tỏa hơi ấm ra xung quanh, nhân lên niềm vui, niềm lạc quan của con người, nó củng cố và mài sắc thêm ý chí của người chiến sỹ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày nghiệt ngã nơi xa xứ. Nhà thơ Hoàng Trung Thông cho rằng "Chữ hồng sáng bừng lên. Nó cân lại, chỉ là một chữ thôi với hai mươi bảy chữ khác dầu nặng đến mấy chăng nữa". - Bài thơ có sự vận động của không gian, thời gian từ lúc chiều muộn cho đến chiều tối, từ không gian núi rừng hiu quạnh đến không khí đầm ấm của gia đình. Từ nỗi buồn cô đơn, thấm mệt của người tù bị lưu đày đến niềm vui tìm thấy trong lao động. Sự vận động ấy chỉ có ở sự cảm nhận, cái nhìn đầy lạc quan và tình yêu thương con người của một tâm hồn "Nâng niu tất cả chỉ quên mình" như Hồ Chí Minh. III. Kết bài: "Chiều tối" là bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh. Khi sử dụng thể thơ luật Đường, tác giả đã vận dụng nhuần nhuyễn bút pháp chấm phá: lấy động tả tĩnh, đặc biệt là lấy cảnh tả tình. Trong bài thơ, không có từ hay chi tiết nói về chủ thể trữ tình, nhưng người đọc vẫn nhận ra đôi mắt, tấm lòng của con người ấy. Bài thơ vừa mang phong vị cổ điển vừa mang chất hiện đại. Chất hiện đại bộc lộ ở sự vận động hình tượng thơ, nhất là ở tấm lòng và tư tưởng của thi nhân. Dù bị gông cùm, xiềng xích, con người đó vẫn hết sức ung dung tự tại, luôn quên mình để nhìn ngắm cuộc sống và rung động với từng biểu hiện, dù chỉ nhỏ nhoi, tinh tế. Bài 2: bài thơ “Từ ấy” - Tố Hữu I. Mở bài: Đề cương ôn tập Ngữ Văn 11 – HK2 – NH 22-23
  7. 7 - Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam, thơ ông theo sát từng bước đi của lịch sử. Với phong cách: trữ tình - chính trị ngọt ngào, tha thiết thơ Tố Hữu đã để lại dấu ấn khó quên trong lòng người đọc. - Bài thơ “ Từ ấy”: bộc lộ niềm say mê náo nức khi tác giả được kết nạp vào Đảng cộng sản VN. Đồng thời thể hiện tâm nguyện của nhà thơ khi giác ngộ Cách Mạng và hướng về Cách Mạng. - Đoạn trích “ dòng thơ đầu....dòng thơ cuối” là đoạn thơ hay, đặc sắc nhất trong bài thơ diễn tả thành công.....( nội dung khái quát của 2 đoạn thơ) II. Thân bài: 1. Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng của Đảng. - Mở đầu bài thơ bằng một cột mốc thời gian không cụ thể “Từ ấy”, nhưng đối với chàng trai đôi mươi “Băn khoăn đi tìm lẽ yêu đời” thì đó là khoảng thời gian vô cùng ý nghĩa. - Nhà thơ đã diễn tả giây phút gặp gỡ lý tưởng cộng sản bằng bằng những hình ảnh tươi sáng, trong trẻo như “nắng hạ”, “mặt trời”. Đối với Tố Hữu khoảnh khắc gặp được lý tưởng của cuộc đời mình, trong tâm hồn ông đầy nắng. Không phải cái nắng mùa thu dịu dàng, không phải nắng mùa xuân ấm áp mà là nắng mùa hạ. Nắng mùa hạ chói chang, nắng mùa hạ rực rỡ nhất trong các mùa. Nắng mùa hạ xua tan mọi góc tối trong tâm hồn vốn nhiều u ám, buồn đau chìm đắm trong cảnh đời nô lệ bấy lâu. - Lý tưởng cộng sản đối với Tố Hữu như “mặt trời chân lý”. Chân lý là những điều đúng đắn còn mặt trời vốn cao vời, vĩ đại, mang lại sự sống, hơi ấm. Cách nói ẩn dụ “mặt trời chân lý” thể hiện lòng thành kính, trân trọng của nhà thơ với lý tưởng của Đảng. Đối với Tố Hữu lý tưởng cộng sản cũng như thế, soi rọi mọi góc tối, mang lại hơi ấm và quan trọng là với ông gặp được lý tưởng ông như sống lại một cuộc đời nữa đầy vui tươi, lạc quan như “vườn hoa lá”. - Những hình ảnh so sánh tràn đầy sức sống, tươi vui “vườn hoa lá”, đặc biệt vườn hoa lá ấy “Rất đậm hương và rộn tiếng chim”. Bút pháp lãng mạn với hình ảnh so sánh diễn tả cụ thể niềm vui sướng, say mê của nhà thơ trong giây phút gặp gỡ lý tưởng cộng sản. Ánh sáng chân lý ấy làm cho tâm hồn tràn đầy sức sống. - Những động từ mạnh như “bừng”, “chói” nhấn mạnh nguồn sáng lý tưởng cách mạng không chỉ xua tan ý thức hệ tiểu tư sản mà còn mở ra trong ông một chân trời nhận thức mới, thức tỉnh cả tình cảm trong tâm hồn ông. Nói một cách dễ hiểu, ánh sáng lý tưởng cộng sản không chỉ thuyết phục nhà thơ về mặt lý trí mà còn “chói qua tim” thuyết phục mặt tình cảm để khiến từ đây nhà thơ sống, chiến đấu và hi sinh vì lý tưởng này. Những tính từ “rất đậm”, “rộn” càng nhấn mạnh hơn lý tưởng cộng sản đã khiến tâm hồn nhà thơ vui tươi, tràn đầy sức sống như thế nào. 2. Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống - Nhận thức mới về về lẽ sống hiểu một cách đơn giản là hiểu và chọn cách sống khác đi, mới mẻ hơn. Cụ thể: Từ khi bắt gặp lý tưởng cộng sản, Tố Hữu đã thay đổi hoàn toàn từ cách nghĩ, tinh thần, quan niệm sống cho đến tình cảm, ý thức về trách nhiệm của bản thân. - Đó là sống hài hòa giữa “cái tôi” cá nhân nhân và “cái ta” chung của mọi người. Đề cương ôn tập Ngữ Văn 11 – HK2 – NH 22-23
  8. 8 “Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời” - Chân lý cộng sản đã cho nhà thơ thấy được ý nghĩa của một cuộc đời biết gắn bó với mọi người, nhất là tầng lớp lao khổ. Nên nhà thơ tự nguyện “buộc” mình với mọi người, với nhân dân lao động và cả đồng bào, dân tộc Việt Nam. Và đồng thời cùng đồng cảm, giao hòa với “bao hồn khổ” để được tiếp thêm sức mạnh từ họ. Bởi hơn ai hết, Tố Hữu hiểu rằng “một cây làm chẳng lên non”, tầng lớp lao khổ sống kiếp nô lệ dưới chế độ nửa phong kiến muốn đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do không chỉ cần phải đoàn kết, có trách nhiệm với nhau là đủ mà còn cần phải “gần gũi”, gắn bó, chia sẻ. Có như thế khối đại đoàn kết mới vững vàng tạo thành sức mạnh lớn lao thì ý nguyện chung của tất cả mọi người mới có thể thành hiện thực. 3. Khổ 3: Chuyển biến trong tình cảm. - Trước khi giác ngộ cách mạng, Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản sống ở thành thị. Lí tưởng cộng sản giúp nhà thơ không chỉ có được lẽ sống mới, mà còn vượt qua tình cảm ích kỉ, hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản để có được tình hữu ái giai cấp, tình thân yêu ruột thịt với quần chúng lao khổ. “Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm cù bất cù bơ…” - Tố Hữu ý thức được bản thân mình đã trở thành thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ. - Điệp từ “là” và các đại từ nhân xưng đa dạng: “con, em, anh” nhấn mạnh sự tự ý thức được vị trí, vai trò của bản thân trong đại gia đình lao khổ. Không chỉ là trách nhiệm mà qua các cụm từ “kiếp phôi pha”, các em nhỏ “cù bất cù bơ” ta còn thấy tấm lòng chan chứa tình cảm, lòng xót thương của nhà thơ dành cho những kiếp người thuộc tầng lớp lao khổ đang còn phải chịu nhiều thiệt thòi. - Bản thân mình là thành viên của đại gia đình thì cần biết yêu thương, biết chia sẻ, biết đấu tranh để không còn những mãnh đời cơ cực, bất hạnh như thế nữa. - Liên hệ mở rộng: Bài thơ ra đời vào năm 1938, đồng thời gian một số tác phẩm văn học hiện thực đã phản ánh những kiếp sống mòn, quẩn quanh, bế tắc rất cụ thể như: “Hai đứa trẻ” với chị em Liên, bà cụ Thi điên, mẹ con chị Tí,… đó cũng là những “kiếp phôi pha” hay cả như những kiếp người vì xã hội đương thời mà trở nên tha hóa như Chí Phèo trong truyện ngắn của nhà văn Nam Cao. Tất cả họ đều cần được bảo vệ, cần được che chở, cần được “khai sáng” bởi chân lý của Đảng để cùng nhau hướng đến một tương lai tươi sáng hơn. Chính Tố Hữu – con người với trái tim yêu thương bao la sẽ làm điều đó. - Qua những cụm từ giàu sức biểu cảm “kiếp phôi pha”, “vạn đầu em nhỏ/Không áo cơm cù bất cù bơ” còn chất chứa lòng căm giận trước bao bất công, ngang trái của xã hội cũ. Cũng chính vì lẽ đó, Đề cương ôn tập Ngữ Văn 11 – HK2 – NH 22-23
  9. 9 mà Tố Hữu càng hang say hoạt động cách mạng, và cũng chính họ là đối tượng sáng tác chủ yếu của ông: cô gái giang hồ trong “Tiếng hát sông Hương”, chú bé đi ở trong “Đi đi em”,.. - Đánh giá: “Từ ấy” diễn tả niềm vui sướng, say mê khi giác ngộ lý tưởng cộng sản, khẳng định lẽ sống mới và thể hiện sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của người thanh niên trẻ tuổi đôi mươi đang khao khát tìm lẽ sống. Từ cảm hứng đến giọng điệu, ngôn từ, hình ảnh,…tất cả đều cho thấy một niềm vui lớn khi Tố Hữu bắt gặp lý tưởng sống của cuộc đời mình. Chất men say trong lý tưởng khiến cho bài thơ có giọng điệu say sưa, náo nức và đầy sảng khoái. Nhịp thơ dồn dập, say sưa, thôi thúc đầy hăm hở… đều bộc lộ tâm trạng vui sướng, tin tưởng, say mê và khao khát hành động, dâng hiến đến quên mình của nhà thơ. 3. Kết bài: Bài thơ “Từ ấy” cũng chính là bản tuyên ngôn cho tập thơ “Từ ấy” nói riêng và toàn bộ các tác phẩm của ông nói chung: đó là quan điểm của giai cấp vô sản với nội dung quan trọng là nhận thức sâu sắc về mối liên hệ giữa cá nhân với quần chúng lao khổ. – Đồng thời, Từ ấy tiêu biểu cho hồn thơ trữ tình – chính trị của Tố Hữu. Từ ấy có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu. Bài thơ còn là bản tuyên ngôn về lẽ sống, tuyên ngôn nghệ thuật của nhà thơ. CHÚC CÁC EM HỌC TỐT, THI ĐẠT KẾT QUẢ CAO!!! Đề cương ôn tập Ngữ Văn 11 – HK2 – NH 22-23
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2