intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

6 bí kíp giúp bảo vệ sức khoẻ cho “dân” văn phòng

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

102
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhịp sống nhanh làm cho dân văn phòng thở không ra hơi, luôn bận rộn và bận rộn. Lại có người khó thoát ra khỏi áp lực công việc. Một số chiêu thức sau đây sẽ bảo vệ sức khoẻ cho dân văn phòng. Đặc điểm của dân văn phòng Thời gian làm việc dài: Đây là đặc điểm điển hình nhất của dân văn phòng, 1 ngày làm việc 8 tiếng hầu như là không đủ đối với họ, vì làm thêm, đi sớm về muộn hầu như đã trở thành “môn học bắt buộc” của họ. Áp lực công việc lớn:...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 6 bí kíp giúp bảo vệ sức khoẻ cho “dân” văn phòng

  1. 6 bí kíp giúp bảo vệ sức khoẻ cho “dân” văn phòng Nhịp sống nhanh làm cho dân văn phòng thở không ra hơi, luôn bận rộn và bận rộn. Lại có người khó thoát ra khỏi áp lực công việc. Một số chiêu thức sau đây sẽ bảo vệ sức khoẻ cho dân văn phòng. Đặc điểm của dân văn phòng Thời gian làm việc dài: Đây là đặc điểm điển hình nhất của dân văn phòng, 1 ngày làm việc 8 tiếng hầu như là không đủ đối với họ, vì làm thêm, đi sớm về muộn hầu như đã trở thành “môn học bắt buộc” của họ. Áp lực công việc lớn: Các ngành nghề đều không thiếu nhân tài. Trong công cuộc cạnh tranh khốc liệt này, muốn đứng vững thì áp lực của dân văn phòng “không nói mà hiểu”. Khẩu hiệu của văn hoá doanh nghiệp “ thách thức chính mình, khơi dậy tiềm năng” càng làm cho họ thở không ra hơi. Thời gian nghỉ ngơi ít: Do làm việc quá giờ một cách thường xuyên, ngủ đã trở thành một thứ đồ “xa xỉ phẩm” của dân văn ph òng. không ít người lợi dụng thời gian nghỉ cuối tuần để ngủ bù. Nhưng như thế cũng làm họ mất đi cơ hội tham gia các hoạt động vui chơi, cuộc sống ngày càng thu hẹp lại và bệnh nghề nghiệp ngày càng nhiều. Công việc quá khắc khổ làm cho dân văn phòng bị rất nhiều bệnh nghề nghiệp như mỡ máu cao, mỡ gan, các bệnh về dạ dày tiêu hoá. Lại thêm các bệnh do máy tính,
  2. điều hoà, bệnh về mắt cũng “không mời mà đến”. Có khoảng cách với người thân trong gia đình: Đối với những người chưa kết hôn thì phải cách một quãng thời gian dài mới được nghỉ phép về thăm bố mẹ, còn đối với những người đã có gia đình thì sáng sớm đi ra khỏi nhà khi con còn chưa thức dậy, tối khi về đến nhà thì con đã ngủ từ lâu rồi. Cơ hội giao lưu ít: Đặc biệt là dân làm kỹ thuật, hàng ngày phải đối diện với giấy tờ, bản vẽ, kế hoạch, giao lưu với người khác chủ yếu là qua internet. Thời gian lâu dần, họ quen với “giao lưu” với các máy móc “không có tình cảm”. Nếu gặp phải con người đang “sống sờ sờ” trước mặt thì rất khó để hoà hợp như thế nào. Thế là, trên mạng thì nhiệt tình như lửa, trong cuộc sống thì lạnh nhạt như băng. Những điều họ thể hiện trong hư vô và thế giới hiện thực đã làm cho họ trở thành “người hai mặt” ẩn chứa hai loại tính cách cực đoan. Các biện pháp khắc phục Vứt bỏ cố chấp: Một số người chỉ muốn bất chấp tất cả để đạt được mục đích, họ không muốn thua kém ai và vứt bỏ bất cứ cái gì. Họ luôn mang theo hoài bão lớn và áp lực để sống qua mỗi ngày. Vì vậy, dân văn phòng hãy nên biết vứt bỏ những hoài bão “cố chấp” không có ý nghĩa, nên nắm bắt và làm tốt công việc chính. Như thế tâm trạng sẽ thoải mái và đỡ áp lực hơn. Kiên quyết không làm việc quá thời gian: Rất nhiều người theo đuổi mục đích làm việc là phải có kết quả hoàn mỹ. Nhưng trên thực tế, không phải công việc nào cũng thuận lợi, bạn có thể hoàn thành một cách tốt đẹp. Khi hàng đống công việc dồn lại, thời gian lại cấp bách, buộc họ phải làm việc quá thời gian.
  3. Các chuyên gia khuyên rằng một số công việc chỉ cần làm đến 80 phút là đủ, cùng lắm là 100 phút. Không nên kéo dài thời gian làm việc quá sức khiến ảnh hưởng đến sức khoẻ. Hãy cho cơ thể thời gian nghỉ ngơi. Bạn có thể thư giãn bằng cách đi bộ ở nơi có không khí trong lành, thoáng mát. Mạnh dạn làm một người “thách thức chính mình”: Công việc quá nhiều nên có nhiều áp lực khiến bạn “trốn tránh” trách nhiệm một số công việc n ào đó. Nhưng khi bạn thách thức với giới hạn của chính mình sẽ giúp bạn tăng thêm lòng tự tin. Vì thế mỗi ngày bạn nên thử cách làm việc mới, thử vận động hay chơi một môn thể thao nào đó, như thế sẽ làm cho bạn giảm bớt áp lực. Học cách lập bảng kế hoạch: Khi bạn có một bản kế hoạch hoàn mỹ và từng bước thực hiện từng việc trong đó thì sẽ không tạo ra cái gọi là áp lực nữa, bởi vì tất cả mọi việc đều nằm trong tầm tay và trong sự khống chế của bạn. Thông qua giao lưu “giải phóng” áp lực: Hãy mở rộng lòng mình, nên giao lưu tiếp xúc,nói chuyện nhiều với bạn bè, họ hàng thân thích. Lúc cần thiết có thể “tâm sự” với cấp trên. Khi bạn nói ra hết được mọi áp lực của công việc, bạn sẽ dành được sự quan tâm, lo lắng và chăm sóc và động viên của đồng nghiệp. Thậm chí có người còn đưa ra cho bạn những giải pháp khắc phục. Như vậy, áp lực tự nhiên đã giảm xuống một nửa rồi. Một ngày không thể thiếu “3 bữa”: Sức khoẻ rất quan trọng. Rất nhiều người có thói quen không ăn sáng, chỉ uống mỗi cốc cà phê trước khi đi làm. Như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, cần phải “cai” được thói quen xấu này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2