YOMEDIA
ADSENSE
Bài 40 - Thực hành: Quan sát sinh trưởng và phát triển của một số động vật
259
lượt xem 8
download
lượt xem 8
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài 40 - Thực hành: Quan sát sinh trưởng và phát triển của một số động vật với mục tiêu giúp học sinh quan sát được sự sinh trưởng và phát triển của một số loài động vật; phân tích được sự sai khác giữa 2 kiểu sinh trưởng và phát triển: không qua biến thái và qua biến thái; biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn;...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài 40 - Thực hành: Quan sát sinh trưởng và phát triển của một số động vật
- BÀI 40 THỰC HÀNH: QUAN SÁT SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ ĐỘNG VẬT (Sinh học 11 nâng cao Tr 153) IMỤC TIÊU Quan sát được sự sinh trưởng và phát triển của một số loài động vật Phân tích được sự sai khác giữa 2 kiểu sinh trưởng và phát triển: không qua biến thái và qua biến thái; biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn. Trình bày được các giai đoạn của quá trình sinh trưỏng và phát triển của một số loài động vật. Tìm hiểu thực tiễn công nghệ ấp trứng gà và nuôi tằm. IICHUẨN BỊ Trứng gà không phôi và trứng gà có phôi. Trứng ở các giai đoạn phát triển (mẫu ngâm): Hình thành máu, điểm mắt, lông.... Tranh, phim hoặc mẫu vật phát triển của tằm, ếch để phân biệt các giai đoạn phát triển: Phôi, con non ấu trùng, con trưởng thành Dụng cụ: Dao mổ, khay mổ đĩa petri, panh, đèn chiếu trứng.... IIINỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1Quan sát sự phát triển không qua biến thái của phôi gà: B1Quan sát các mẫu vật thật: trứng gà đã thụ tinh và trướng không thụ tinh. Chuẩn bị: 1 cây đèn pin loại có ánh sáng vàng, 1 mẫu giấy bìa cứng màu đen, keo dính, kéo. lấy giấy bìa cứng cuộn thành hình chóp nón dài từ 1520cm 1 đầu của hình chóp vừa bằng quả trứng đầu kia vừa cái đèn pin và dán lại cho dính với cây đèn pin. Đặt quả trứng cần soi vào đầu hình chóp, bật đèn sáng rồi quan sát. Kết quả quan sát thấy: + Nhìn qua đèn ta nhận thấy:Trứng đã thụ tinh thấy rõ đĩa phôi. + Nhìn qua đèn ta nhận thấy:Trứng không thụ tinh không có đĩa phôi. Trứng không thụ tinh Trứng đã thụ tinh (không có trống) (có trống) B2 Quan sát mẫu vật, tranh về các giai đoạn phát triển của phôi gà. Quan sát phôi gà từ khi trứng thụ tinh đến hình thành phôi vị Quan sát giai đoạn hình thành phôi đến khi hình thành các cơ quan Quan sát toàn bộ sự phát triển của phôi từ khi trứng thụ tinh đếnh khi hoàn thiện thành gà con. 1
- B3Giải phẫu một quả trứng gà sắp nở: B4Nhận xét và kết luận về sự phát triển không qua biến thái ở gà: Cơ thể gà được hình thành từ hợp tử (trứng được thụ tinh) trải qua quá trình sinh trưởng và phát triển trong trứng đến khi trở một thành cơ thể hoàn chỉnh. Trứng được phát triển qua nhiều giai đoạn, thời kỳ của phôi trải qua quá trình sinh trưởng và phát triển: +Sinh trưởng là sự tăng thêm về độ lớn, kích thước, khôi lượng của cơ quan và cơ thể. +Phát triển là là sự biến đổi về hình thái và sinh lí từ hợp tử đến cơ thể trưởng thành, gồm sự phát triển phôi và hậu phôi. B5 Tham khảo 1 quy trình công nghệ ấp trứng gà: Các bước: Nhập trứng > Sát trùng > Bảo quản > Cho vào máy ấp > Kiểm tra phôi > Máy nở > Kiểm tra chất lượng > Xuất gà con. Nhập trứng: Trứng được nhập từ trại chăn nuôi, chọn những trứng đạt tiêu chuẩn trứng ấp: Trứng sạch, vỏ bóng , hình dáng cân đối, trọng lượng trên 45 gram/ quả …. 2
- Sát trùng trứng: Sau khi chọn trứng đạt tiêu chuẩn thì đưa vào phòng sát trùng, thời gian sát trùng là 2 giờ. Mục đích để lọai bỏ nhiều lọai nấm và virus gây nhiễm chéo cho gà con trong quá trình ấp nở. Bảo quản trứng: Sau khi sát trùng, đưa trứng vào kho bảo quản . Thời gian bảo quản: 1 3 ngày. Nhiệt độ bảo quản: 47.6 o F ; Fahrenheit (°F). Cách tính °C = (°F – 32) / 1.8 => °F = °C × 1.8 + 32 Ẩm độ bảo quản: 7580 o F. Đưa trứng vào máy ấp: Trứng được chuyển từ kho bảo quản sang máy ấp. Thời gian trứng ở trong máy ấp: 18 ngày. Nhiệt độ máy ấp: 99.3 o F. Ẩm độ máy ấp 84 o F. Kiểm tra trứng có phôi: Trước khi chuyển trứng từ máy ấp qua máy nở, chúng ta kiểm tra phôi bằng ánh sánh đèn cho chính sác hơn. Chuyển trứng sang máy nở: Chọn lọc trứng có phôi rôi đ ̀ ưa vào máy nở Thời gian trứng ở trong máy nở: 3 ngày. Nhiệt độ máy nở: 98.5 o F. Ẩm độ máy nở: 84 o F. Kiểm tra chất lượng gà con: Sau 3 ngày trong máy nở 95% số lượng trứng nở hòan tòan. Chọn những con giông có tr ́ ọng lượng trên 35 gram, khỏe mạnh , lanh lợi , không dị tật, …. Xuất gà con : ̣ ưa ky l Sau khi đã chon l ̃ ưỡng, cán bộ thú y kiêm tra va th ̉ ̀ ẩm định rôi ti ̀ ến hành vận chuyển gà con bằng xe chuyên dùng đến các trại nuôi gà thịt. 2Quan sát sự phát triển qua biến thái ở tằm: B1Quan sát qua tranh B2Quan sát trên thực tế (hay mẫu vật) các giai đoạn phát triển của tằm ( trứng, sâu, nhộng, bướm) Trứng: màu sắc, kích thước, số lượng. Sâu: sâu non, sâu trưởng thành, đặc điểm hình thái, thức ăn. Nhộng: Tổ(kén), nhộng hình dạng, màu sắc. Bướm(ngài): Hình dạng, cấu tạo, thức ăn, cách di chuyển. B3Phân tích hình thái và cách sống của các giai đoạn (điền vào bảng) Giai đoạn Hình thái Lối sống Kết luận 3
- Tằm (sâu non) Nhộng Ngài (bướm trưởng thành) B4 Quan sát sơ đồ phát triển của châu chấu: B5Phân biệt sự biến thái hoàn toàn và sự biến thái hoàn toàn Biến thái hoàn toàn: mỗi giai đoạn tròng vòng đời của cá thể có hình thái hoàn toàn khác nhau (Biến thái của ếch). Biến thái không hoàn toàn: Mỗi giai đoạn trong vòng đời chỉ khác nhau chủ yếu về kích thước, chúng lớn lên, trưởng thành trải qua nhiều lần lột xác (biến thái ở châu chấu). B6 Nhận xét và kết luận. Tằm phát triển qua 4 giai đoạn khác nhau (biến thái hoàn toàn), mỗi giai đoạn có hình thái hoàn toàn khác nhau. Sự biến thái mang tính thích nghi cao với các điều kiện khác nhau của môi trường sống. Biến thái có 2 kiểu là biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn. 3Quan sát sự phát triển ở ếch B1Quan sát qua tranh (hay mẫu ngâm các giai đoạn phát triển của ếch) Quan sát các giai đoạn phát triển của ếch qua hai sơ đồ sau: 4
- B2 Phân tích các giai đoạn biến thái trong vòng đời của ếch. Giai đoạn trứng: Trứng được thụ tinh ngoài môi trường, phát triển nhờ nhiệt độ môi trường. Giai đoạn phôi: Phôi qua nhiều giai đoạn phát triển tạo thành cơ thể ấu trùng. Giai đoạn ấu trùng (nòng nọc): ấu trùng có đuôi, sống dưới nước và hô hấp bằng mang. Giai đoạn trưởng thành: Rụng đuôi, di chuyển bằng chân, sống vừa nước vừa cạn, hô hấp qua da và phổi. B3kết luận: Ếch phát triển qua biến thái hoàn toàn. Quá trình phát triển trải qua các giai đoạn khác nhau trong 1 vòng đời. IVCÂU HỎI ĐÁNH GIÁ VÀ MỞ RỘNG 1Sự sinh trưởng và sự phát triển khác nhau ở những điểm nào? 2Nêu những yếu tố môi trường ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triểncủa động vật? 3Nêu sơ đồ vòng đời phát triển của muỗi và cho biết biện pháp nào hạn chế sự phát triển tự nhiên của chúng? 4Tại sao trẻ em tắm nắng vào buổi sáng lại tốt cho sự sinh trưởng và phát triển? 5Nếu thiếu i ốt trong thức ăn thường dẫn đến thiếu hooc môn: a Ớtrôgen. bAcđixơn. cTirôxin. dTestostêrôn. ?HỎI KHÓ ĐÁP HAY Vòng đời của loài côn trùng nào dài nhất và kỳ lạ nhất? Vòng đời của ve sầu. Những con ve sầu cái đẻ trứng trên cây, trứng nở trong khoảng thời gian 68 tuần, ấu trùng ve rơi xuống mặt đất và đào sâu xuống mặt đất. Chúng sống chủ yếu dựa vào chất dinh dưỡng nhựa cây hút được từ rễ. Kết thúc giai đoạn ấu trùng, chúng “chui lên” mặt đất, lột xác trên cây, cơ thể chuyển dần từ màu trắng sang màu đen. Những con đực trưởng thành bắt đầu ca hát, thu hút con cái. Sau đó con cái đẻ trứng trên những nhành cây 5
- non. Một chu kỳ sự sống mới của ve sầu lại bắt đầu! Ve sầu nói chung thường có vòng đời khoảng từ 2 đến 8 năm. Có một số loại ve sầu đặc biệt gọi là ve sầu định kì. Loại ve sầu này xuất hiện và biến mất đồng loạt ở một nơi nào đó. Vòng đời của loại ve sầu định kì này là 13 hoặc 17 năm (có 3 loại ve sầu định kì 13 năm và 3 loại định kì 17 năm). Những con ve sầu phát triển dưới lòng đất, hút nhựa cây để lớn lên. Trong vòng gần 13 hay 17 năm ở một nơi, hầu như hoàn toàn không thấy một con ve trưởng thành nào của loại ve sầu này. Rồi chúng đột nhiên xuất hiện đồng loạt, tìm bạn đời, sinh đẻ rồi chết chỉ sau vài tuần. Điều làm các nhà sinh học ngạc nhiên là tại sao loài ve sầu này lại có vòng đời dài như vậy. Và lạ lùng hơn nữa vòng đời của chúng lại là những số nguyên tố ! Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, hay chúng là những nhà toán học? Mỗi loài vật luôn có những kẻ thù khó đội trời chung: những loài ăn thịt, những kẻ kí sinh...Để bảo vệ chính mình chúng phải chọn cách tốt nhất là tránh mặt những kẻ thù đó. Loài ve ém mình hầu suốt cả cuộc đời trong lòng đất, chỉ xuất hiện một thời gian ngắn trên mặt đất trước khi sinh sản rồi chết, nghĩ ra một cách thật đặc biệt để tránh các kẻ thù: sử dụng chính vòng đời của mình, cố làm sao cho lệch với vòng đời của loài thiên địch. Nếu kẻ thù của chúng có vòng đời là 2 chẳng hạn, chúng sẽ phải cố tránh vòng đời là bội của 2 để khỏi gặp kẻ thù thường xuyên. Nếu vòng đời của chúng là 3 thì hai loài sẽ gặp nhau với chu kì 6 năm, còn vòng đời 17 năm thì có thể kéo dài thời gian này đến 34 năm. Lẽ dĩ nhiên kẻ thù của chúng cũng sẽ cố biến đổi sao cho gặp được chúng nhiều nhất. Với những số nguyên tố như 17 thì những gã săn mồi này sẽ chỉ đạt hiệu quả lớn nhất khi có vòng đời 1 năm hoặc một số năm là bội số của 17. Tuy nhiên những biến đổi này là dần dần nên để đạt đến vòng đời 17 năm loài thiên địch này phải trải qua chu kì 16 năm, mà kết quả là chu kì gặp nhau của 2 loài lên đến 16 x 17 = 262 năm đủ cho loài thiên địch này...chết đói :) Và thế là cuộc đuổi bắt vô tận của tự nhiên đã sinh ra những nhà số học bất đắc dĩ: những con ve sầu có vòng đời nguyên tố. 6
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn