intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng: Bệnh răng miệng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

37
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Bệnh răng miệng bao gồm các nội dung giải phẫu sinh lý răng miệng, bệnh sâu răng và dự phòng, bệnh lý tủy và vùng quanh chóp, bệnh nha chu và dự phòng, chăm sóc bệnh nhân nhổ răng thường, viêm mô tế bào vùng hàm mặt. Mời bạn tham khảo chi tiết bài giảng để nắm rõ hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng: Bệnh răng miệng

  1. Mục lục răng miệng 1.Giải phẫu sinh lý răng miệng …………………………………………………...2 2. Bệnh sâu răng và dự phòng……………………………...…………………….9 3. Bệnh lý tủy và vùng quanh chóp……………………...……………………….16 4. Bệnh nha chu và dự phòng…………….………………………………………24 5. Chăm sóc bệnh nhân nhổ răng thường………………………………..……….30 6. Viêm mô tế bào vùng hàm mặt…………………………………………………35 7. Tài liệu tham khảo……………………………………………………………...40 1
  2. Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây Mục tiêu 1. Mô tả được số lượng, hình thể giải phẫu, cấu tạo và chức năng của răng 2. Trình bày được tuổi mọc, tuổi thay, cách đọc và viết các ký hiệu của răng 3. So sánh sự khác biệt giữa răng sữa và răng vĩnh viễn 4. Trình bày giải phẫu các thành phần khác trong hốc miệng Nội dung 1. Số lượng răng Răng sữa Có 20 chiếc răng sữa gồm: 4 răng cửa sữa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nanh, 4 răng cối sữa thứ nhất, 4 răng cối sữa thứ hai Răng vĩnh viễn Có 32 chiếc răng vĩnh viễn gồm: 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nanh, 4 răng cối nhỏ thứ nhất, 4 răng cối nhỏ thứ hai, 4 răng cối lớn thứ nhất, 4 răng cối lớn thứ hai, 4 răng khôn 2.Hình thể giải phẫu của răng Thân răng: là phần nhìn thấy trên cung hàm Cổ răng: nằm giữa thân và chân răng, có nướu ôm khít vào Chân răng: Nằm trong xương hàm Tận cùng chân răng là lỗ chóp răng, là nơi thần kinh, mạch máu, mạch bạch huyết đi vào nuôi sống và tạo cảm giác cho răng 3.Cấu tạo tổ chức học của răng 3.1. Men răng -Nhẵn bóng, trong suốt và rất giòn - Nằm ở ngoài cùng bao phủ toàn bộ thân răng 2
  3. - Men răng là tổ chức cứng nhất cơ thể - Có độ dày không đều (mặt nhai: 2-2,5mm; cổ và rảnh: 1mm) - Cấu tạo bởi các trụ men hình lăng trụ - Thành phần của men răng gồm 96% là chất vô cơ, 4% là chất hữu cơ và nước 3.2. Ngà răng -Nằm trong lớp men, vàng nhạt, không trong và bóng như men răng - Có ở thân, cổ và chân răng, bao bọc quanh buồng tủy -Thành phần của ngà răng gồm 70% chất vô cơ, 30% là chất hữu cơ và nước 3.3.Tủy răng - Nằm trong hốc ở giữa răng, gồm các mạch máu, thần kinh, mạch bạch huyết có nhiệm vụ nuôi dưỡng và tạo cảm giác cho răng - Tủy răng có hình thể tương ứng với hình thể ngoài của răng gồm: tủy buồng ở thân trăng, tủy ống ở chân răng HÌNH CẤU TẠO MÔ HỌC RĂNG VÀ MÔ NHA CHU 3
  4. 4.Cấu tạo mô nha chu (mô quanh răng) - Nướu: gồm nướu tự do ôm quanh cổ răng và nướu dính bám sát vào xương hàm - Xương ổ răng: là một dạng đặc biệt của xương, được hình thành trong quá trình hình thành chân răng -Cement gốc răng: còn gọi là men chân răng - Dây chằng nha chu: là những sợi nối giữa xương ổ răng và cement gốc răng, giúp cho răng có độ đàn hồi nhất định trong xương ổ răng 5.Chức năng của răng và nướu 5.1.Chức năng của răng Ăn nhai + Nhóm răng cửa : Cắn thức ăn + Răng nanh: xé thức ăn + Nhóm răng cối: Nhai nghiền thức ăn Phát âm Thẩm mỹ Riêng bộ răng sữa, ngoài những chức năng trên, bộ răng sữa còn có chức năng sau: + Kích thích sự tăng trưởng của xương hàm + Giữ vị trí và hướng dẫn khớp cắn đúng cho bộ răng vĩnh viễn sau này 5.2. Chức năng của mô nha chu + Nâng đỡ và bảo vệ trong cung răng + Mô nha chu tổn thương, răng không được giữ vững 6.Cách gọi tên răng 6.1. Cách gọi tên cung hàm: chia hàm bằng hai đường thẳng vuông góc với nhau được 4 cung được qui ước như sau 4
  5. Nếu là răng vĩnh viễn thì: cung hàm trên bên phải là cung 1, cung hàm trên bên trái là cung 2, cung hàm dưới bên trái là cung 3, cung hàm cung hàm dưới bên phải là cung 4 Nếu là răng sữa: cung hàm trên bên phải là cung 5, cung hàm trên bên trái là cung 6,cung hàm dưới bên trái là cung 7, cung hàm dưới bên phải là cung 8 6.2.Cách gọi tên răng Cách gọi tên răng được qui ước như sau: răng cửa là răng số 1; răng cửa bên là răng số 2; răng nanh là răng số 3; răng cối nhỏ thứ nhất là răng số 4; răng cối nhỏ thứ hai là răng số 5; răng cối lớn nhất là răng số 6; răng cối lớn thứ hai là răng số 7; răng khôn là răng số 8 (cung 1) (cung 2) 87654321 12345678 87654321 12345678 (cung 4) (cung 3) 6.3. Cách gọi tên răng trên cung hàm: theo qui ước thì gọi tên thứ tự cung hàm trước thứ tự răng sau Ví dụ: răng cối lớn thứ nhất hàm trên bên phải được gọi là răng 16 7. Tuổi mọc và thay răng Tuổi mọc răng sữa Tên răng mọc Tháng mọc 2 răng cửa giữa hàm dưới Tháng thứ 4- 6 2 răng cửa giữa hàm trên Tháng thứ 6- 8 2 răng cửa bên hàm dưới Tháng thứ 8-10 2 răng cửa bên hàm trên Tháng thứ 10- 12 4 răng cối sữa thứ nhất Tháng thứ 14-18 5
  6. 4 răng nanh sữa Tháng thứ 18-22 4 răng cối sữa thứ hai Tháng thứ 22-26 Thời gian mọc răng sữa có thể sai số: n ± 6 (n: số tháng) Tuổi mọc răng vĩnh viễn Tên răng mọc Tuổi mọc 2 răng cửa giữa hàm dưới 6 tuổi 4 răng cối lớn thứ nhất 6 tuổi 2 răng cửa giữa hàm trên 7 tuổi 4 răng cửa bên 8 tuổi 4 răng cối nhỏ thứ nhất 9 tuổi 4 răng nanh 10 tuổi 4 trăng cối nhỏ thứ hai 11 tuổi 4 răng cối lớn thứ hai 12 tuổi 4 răng khôn 18- 25 tuổi Thời gian thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn có thể sai số: n ± 1 (n= số năm) Các yếu tố ảnh hưởng tới sự mọc răng vĩnh viễn: + Di truyền + Bệnh lý: còi xương, suy dinh dưỡng, bệnh nội tiết + Nhổ răng sữa sớm + Điều kiện kinh tế xã hội 8. Giải phẫu sinh lý hốc miệng 8.1.Giải phẫu sinh lý nướu 6
  7. Nướu là tổ chức bao phủ mặt ngoài của xương hàm, nướu lành mạnh màu hồng nhạt, phía trên ôm khít lấy cổ răng mà tạo với cổ răng một khe hẹp gây ứ đọng thức ăn 8.2.Giải phẫu sinh lý lưỡi Lưỡi là một tổ chức cơ vân bám vào xương móng và một khung sụn. Lưỡi có 2 mặt, mặt trên có các gai thần kinh có chức năng vị giác, xúc giác; mặt dưới được bao phủ bởi một lớp niêm mạc mỏng, nhẵn và trong suốt Lưỡi có 3 chức năng: + Nói + Xúc giác, vị giác, cảm giác + Nhai và nuốt 8.3.Niêm mạc miệng Niêm mạc miệng là lớp niêm mạc mỏng bao bọc toàn bộ hóc miệng gồm có: Niêm mạc mạc môi, niêm mạc lưỡi, niêm mạc má, niêm mạc vòm miệng và nướu. Niêm mạc miệng có màu hồng nhạt được nuôi dưỡng bởi hệ thống mạch máu phong phú 8.4.Các tuyến nước bọt Có 3 đôi tuyến nước bọt chính và rất nhiều tuyến nước bọt phụ: + Đôi tuyến nước bọt mang tai là đôi tuyến nước bọt lớn nhất, lỗ đổ ở niêm mạc má ngang mức với mặt ngoài răng số 6,7 hàm trên + Đôi tuyến nước bọt dưới hàm: có lỗ đổ nước bọt ở hai bên của phanh lưỡi + Đôi tuyến nước bọt dưới lưỡi là đôi tuyến nước bọt nhỏ nhất, lỗ đổ ở ngang mức mặt trong của các răng cửa giữa hàm dưới + Các tuyến nước bọt phụ nằm rải rác ở xung quanh niêm mạc miệng 8.5. Môi 7
  8. Môi là tổ chức da cơ mạc, bao gồm: cơ vòng môi, da môi, làn môi đỏ, niêm mạc môi. Làn môi đỏ là tổ chức biệt hóa của da và nướu HÌNH CÁC TUYẾN NƯỚC BỌT CHÍNH 8
  9. Bệnh sâu răng và dự phòng Giảng viên: Nguyễn Thị Đây Mục tiêu 1. Phân tích 4 nguyên nhân chính gây sâu răng 2. Trình bày được diễn biến của quá trình sâu răng 3. Hướng điều trị bệnh sâu răng 4. Trình bày được các biện pháp dự phòng sâu răng Nội dung 1.Đại cương Sâu răng là một bệnh phổ biến ở nước ta cũng như các nước trên thế giới. Nó không phải là một bệnh riêng của con người mà còn là của nhiều loài vật, không những các thầy thuốc chuyên khoa mà cả các thầy thuốc chung đều phải biết, vì sâu răng - Là một bệnh rất phổ biến - Là nguyên nhân của các cơn đau đôi khi rất dữ dội, có khi bị chẩn đoán nhầm nên càng tai hại, vì nếu biết ngay lúc đầu thì có thể dễ dàng điều trị nhanh chóng và triệt để - Có thể đưa ra các biến chứng nguy hiểm dẫn tới tử vong - Có những mối liên quan qua lại giữa sâu răng và trạng thái chung của cơ thể, cũng như bệnh sâu răng và điều kiện ăn uống sinh hoạt - Là một bệnh cần được điều trị có hiệu quả và tìm cách đề phòng một cách tích cực 2.Định nghĩa Sâu răng là bệnh kết hợp nhiều yếu tố, làm mất đi sự cân bằng giữa quá trình khử khoáng và tái khoáng hóa mô răng, trong đó có sự hiện diện của vi khuẩn 3. Nguyên nhân gây sâu răng 9
  10. Cần tối thiểu 4 yếu tố chính đồng thời tương tác với nhau để tạo sang thương sâu. Đó là: răng nhạy cảm, vi khuẩn (mảng bám), chất đường và thời gian (Keyes, 1969) 3.1. Răng Điều hiển nhiên là phải có sự hiện diện của răng trong môi trường miệng, sau đó một số yếu tố làm tăng tính nhạy cảm của răng đối với sự khởi phát sâu răng ở mỗi cá thể như: -Vị trí của răng trên cung hàm + Răng mọc lệch lạc, xoay dễ bị sâu hơn răng mọc thẳng hàng + Nhóm răng hàm bị sâu nhiều hơn nhóm răng cửa - Đặc điểm hình thái học + Mặt nhai bị sâu nhiều nhất vì có nhiều rãnh lõm + Mặt bên cũng dễ bị sâu vì men răng ở vùng cổ mỏng, giắt thức ăn + Mặt trong, ngoài ít bị sâu hơn vì trơn láng -Thành phần cấu tạo của răng: răng bị khiếm khuyết trong cấu tạo như thiểu sản men, ngà rất dễ bị sâu CẤU TẠO RĂNG 10
  11. 3.2. Vi khuẩn Đây là nguyên nhân cần thiết để khởi đầu cho bệnh sâu răng, có rất nhiều chủng loại vi khuẩn trong môi trường miệng, nhưng không phải tất cả vi khuẩn này đều gây sâu răng Các loại vi khuẩn đặc thù gây bệnh sẽ làm lên men carbohydrate tạo ra acid, làm pH giảm xuống < 5, sự giảm pH liên tục có thể đưa đến khử khoáng trên bề mặt răng, làm mất khoáng ở các mô cứng của răng, quá trình sâu răng bắt đầu xảy ra, nhóm này gồm: + streptococcus mutans: đây là tác nhân chủ yếu gây ra sự thành lập mảng bám, dính trên bề mặt răng và nếu có sự hiện diện cùng lúc 2 yếu tố chất đường, thời gian thì sẽ có đủ điều kiện thuận lợi để khởi phát sang thương sâu răng + Lactobacillus acidophilus: hiện diện với số lượng ít, nhưng lại tạo ra acid có pH thấp rất nhanh trong môi trường, thường xuất hiện ở giai đoạn sâu răng đang hoạt động mạnh 3.3. Chế độ ăn Thực phẩm là những thức ăn cần thiết mà cơ chế hấp thu vào để sống và hoạt động, Tuy nhiên, thực phẩm cũng là một yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, vì đó cũng là chất dinh dưỡng của vi khuẩn. Tùy theo loại thực phẩm, tính chất của thực phẩm và chế độ sử dụng nó, mà có thể sâu răng hoặc không -Carbohydrat Các chất bột, đường gọi là thực phẩm gây sâu răng nhiều nhất. Trong đó đường là loại thực phẩm chủ yếu gây sâu răng và làm gia tăng sâu răng, đặc biệt là loại đường sucrose, đây là chất ưa thích của vi khuẩn gây sâu răng, nó chuyển hóa thành acid và chính sự sinh acid này làm mất khoáng men. Điều quan trọng là khả năng gây sâu răng không phải do số lượng đường, mà do số lần sử dụng và thời gian đường bám dính trên răng. Đường trong trái cây, rau (xilitol, sorbitol) ít gây sâu răng hơn đường trong bánh kẹo. Tinh bột không phải là nguyên nhân đáng kể, vì trong nước bọt có enzyme amylase biến tinh bột thành đường rất chậm. -Protid 11
  12. Các loại protid nguyên thủy ít gây sâu răng, ngược lại những loại protid được chế biến làm tăng sâu răng do tính chất bám dính của nó - Lipid Các chất béo không gây sâu răng Những thực phẩm có tính chất xơ ít gây sâu răng, trong lúc những thực phẩm mềm dẻo, dính vào răng thì dễ gây sâu răng hơn Chế độ ăn đầy đủ, đúng bữa, không ăn vặt sẽ giảm được sâu răng 3.4.Thời gian Vi khuẩn gây sâu răng sau khi nhiễm vào môi trường miệng, tự nó sẽ không gây sâu răng được mà cần phải có chất đường giúp cho sự chuyển hóa của vi khuẩn, tuy nhiên sâu răng không phụ thuộc vào số lượng, số lần sử dụng đường mà phụ thuộc vào thời gian đường và mảng bám vi khuẩn tồn tại trên bề mặt răng, thời gian tồn tại càng lâu thì vi khuẩn chuyển hóa đường thành acid càng nhiều và acid tấn công gần như thường xuyên trên bề mặt răng làm mất khoáng men. Tuy nhiên, quá trình mất khoáng có thể phục hồi hoặc giảm mức độ nhờ các thành phần khác nhau trong nước bọt, tốc độ tiết 3.5. Vai trò nước bọt Là môi trường hoạt động của các vi khuẩn trong miệng, nước bọt tiết càng nhiều càng giảm sâu răng (trung bình một ngày nước bọt tiết ra 1.500cc, khi ngủ lượng nước bọt tiết ra giảm đồng thời việc chải rửa vi khuẩn và chất carbohydrate ở mức tối thiểu, vì vậy sâu răng tăng trong giờ nghỉ) Ngoài ra tính chất nước bọt lỏng hay quánh cũng ảnh hưởng đến bệnh sâu răng, nước bọt càng quánh thì sâu răng càng cao Nước bọt giữ vai trò: - Trung hòa acid: trên bề mặt men răng luôn luôn xảy ra hai hiện tượng trái ngược nhau: sự tạo acid bởi vi khuẩn và sự trung hòa acid bởi nước bọt - Sát khuẩn: ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật nhờ các chất lysozyme, lactoperosidase, lactofferrin chứa trong nước bọt 12
  13. - Chải rửa: làm sạch răng thường xuyên, với sự phối hợp cử động của môi, má và lưỡi v.v…, làm chậm quá trình hình thành mảng bám - Tái khoáng hóa: nhờ thành phần calci, phophase trong nước bọt có thể tích tụ ở men răng trong giai đoạn sớm của sang thương sâu răng, khả năng này sẽ tăng lên nếu có sự hiện diện của fluor 4. Quá trình diễn tiến của sâu răng 4.1. Sâu men (S1) - Triệu chứng cơ năng: ê buốt thoáng qua hoặc không cảm thấy gì nên giai đoạn này dễ bỏ qua - Triệu chứng thực thể: trên bề mặt răng có điểm đổi màu men răng: trắng đục như nước vo gạo, vàng nâu, khám bằng thám châm bị mắc tại điểm đổi mầu 4.2.Sâu ngà 4.2.1.Sâu ngà nông (S2) - Triệu chứng cơ năng: ê buốt khi có kích thích nóng, lạnh, chua, ngọt nhưng khi hết kích thích thì hết ê buốt ngay - Triệu chứng thực thể: có lỗ sâu màu vàng nâu đen, đáy có nhiều ngà mủn, độ sâu của lỗ sâu < 2mm. Nếu đáy cứng là lỗ sâu ổn định (phát triển rất chậm), nếu đáy mềm là lỗ sâu đang tiến triển (phát triển nhanh) 4.2.2.Sâu ngà sâu (S3) - Triệu chứng cơ năng: ê buốt, khó chịu khi có kích thích nóng, lạnh, chua, ngọt nhưng khi hết kích thích thì ê buốt vẫn kéo dài 30 giây đến 1 phút - Triệu chứng thực thể: lỗ sâu có nhiều ngà mủn, khi thăm khám lỗ sâu thấy ê buốt, độ sâu của lỗ từ 2-4mm 4.3. Viêm tủy Lỗ sâu tổn thương đến tủy: thường đau nhức dữ dội, nhất là về đêm, diễn tiến tiếp theo sẽ gây hoại tử tủy 13
  14. Hình ảnh sâu răng Sâu men sâu ngà viêm tủy bệnh lý vùng chóp 5. Hướng điều trị - Giai đoạn sâu men và sâu ngà nông: trám vĩnh viễn bằng các vật liệu như composit, GIC, amalgam… - Giai đoạn sâu ngà sâu cần trám tạm theo dõi bằng Eugenat trong vòng 7-10 ngày, nếu không còn các triệu chứng thì mới tiến hành trám vĩnh viễn - Giai đoạn bệnh lý tủy: điều trị nội nha sau đó mới trám vĩnh viễn 6. Các biện pháp dự phòng sâu răng 14
  15. Các biện pháp phòng bệnh sâu răng chủ yếu dựa trên cơ sở làm giảm các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh sâu răng - Biện pháp loại trừ mảng bám răng, bao gồm các biện pháp: chải răng, dùng chỉ tơ nha khoa và nước súc miệng - Tăng cường sức đề kháng của răng Sử dụng Fluor: Fluor có tác dụng tăng cường khả năng tái khoáng hóa mô răng giúp tăng cường sức đề kháng của răng và giảm tiềm năng gây sâu răng của mảng bám (giảm thành lập acid trong mảng bám) + Fluor dùng toàn thân: sử dụng viên Fluor, Fluor hóa nước, sữa, muối ăn + Fluor dùng tại chỗ: súc miệng với dung dịch Fluor 0,2%, kem đánh răng có Fluor , gel Fluor … + Chế độ ăn hợp lý: o Nên giảm số lần và số đường tiêu thụ o Tăng cường sử dụng thực phẫm tinh bột khô, trái cây tươi và rau quả o Uống nhiều nước + Khám răng định kỳ 6 tháng/1 lần: lợi ích của việc khám răng định kỳ y, Bác sĩ sẽ: o Hướng dẫn vệ sinh răng miệng đúng cách, biết sử dụng chỉ nha khoa… o Giúp phát hiện sớm các bệnh lý về răng miệng như: sâu răng, viêm nướu, rối loạn khớp thái dương hàm giai đoạn đầu, các tổn thương tiền ung thư… o Tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị 15
  16. Bệnh lý tủy và vùng quanh chóp Giảng viên: Nguyễn Thị Đây Mục tiêu 1. Trình bày được nguyên nhân bệnh lý tủy và vùng quanh chóp 2. Phân loại bệnh lý tủy vùng quanh chóp 3. Mô tả triệu chứng, cách xử trí bệnh nhân viêm tủy, viêm quanh chóp răng Nội dung 1.Giải phẫu sinh lý tủy răng - Tủy răng là tổ chức liên kết mạch máu nằm trong một cái hốc ở chính giữa răng gọi là hốc tủy răng. Hình dạng của tủy tương tự hình thể ngoài của răng , gồm có tủy buồng và tủy chân, tủy buồng thông với tủy chân và thông với tổ chức liên kết ở quanh chóp răng qua lỗ Apex - Tủy răng nằm trong buồng cứng và là mạch máu tận cùng khi vào răng qua một hay nhiều lỗ hẹp vùng chóp, cho nên khi có rối loạn máu khó lưu thông, dinh dưỡng tủy răng bị ảnh hưởng - Dây thần kinh cảm giác (nhánh của dây thần kinh số V) dễ bị ép ở trong buồng kín nên khi viêm tủy gây đau nhiều, mặt khác dây V dễ tạo phản xạ, nên khi đau ở răng dễ lan đi các nơi khác ở xung quanh 2. Nguyên nhân và sinh bệnh 2.1. Nguyên nhân bệnh lý tủy * Do vi khuẩn - Là quá trình tiến triển của bệnh sâu răng - Viêm tủy ngược dòng do viêm nha chu 16
  17. * Do yếu tố vật lý - Chấn thương răng - Nhiệt độ cao * Do yếu tố hóa học - Nitrat bạc, clorofoc, chì, thủy ngân… * Do yếu tố cơ học - Tạo xoang thủng vào buồng tủy - Chấn thương khớp cắn - Nghiến răng… 2.2. Nguyên nhân bệnh lý vùng quanh chóp Diễn biến tiếp theo của bệnh lý tủy là bệnh lý vùng quanh chóp , do đó những nguyên nhân gây bệnh lý tủy cũng là nguyên nhân của bệnh vùng quanh chóp, ngoài ra còn thêm những nguyên nhân sau *Do vi khuẩn - Theo mô tủy hoại tử đi xuống vùng quanh chóp - Trong bệnh viêm nha chu, vi khuẩn theo đường dây chằng nha chu đi đến vùng quanh chóp * Do yếu tố cơ học - Chấn thương răng - Chấn thương khớp cắn * Do điều trị: trong quá trình điều trị dụng cụ đi xuống quá chóp răng, hoặc bơm thuốc sát khuẩn không kiểm soát qua vùng chóp 2.3. Bệnh sinh 17
  18. Theo Seltzer, bệnh sinh của vêm tủy được giải thích như sau Kích thích tủy răng Không có phản ứng hay ít phản ứng Viêm tủy Cấp tính mạn tính Phục hồi Hoại tử Bệnh lý vùng quanh chóp Tủy hoại tử Tủy viêm Hình ảnh bệnh sinh của viêm tủy 3.Phân loại 3.1.Phân loại bệnh lý tủy 18
  19. Viêm tủy Viêm tủy Viêm tủy Tủy hoại tử Có hồi phục Có hồi phục T3 (T1) (T2) 3.2. Phân loại bệnh lý vùng quanh chóp Bệnh lý vùng quanh chóp viêm quanh chóp viêm quanh chóp Abcess cấp tính mạn tính quanh chóp 4. Triệu chứng và hướng xử trí 4.1.Bệnh lý tủy 4.1.1. Viêm tủy có hồi phục (T1). * Triệu chứng Triệu chứng cơ năng: người bệnh ê buốt răng liên tục, khi có kích thích như nóng, lạnh, chua, ngọt thì có đau thoáng qua Triệu chứng thực thể: khám thấy lỗ sâu giống như ở sâu ngà sâu, có nhiều ngà mủn nhưng chưa có điểm hở tủy, thử tủy còn đáp ứng * Xử trí 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2