intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Bệnh tụ huyết trùng trâu bò

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:11

206
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Bệnh tụ huyết trùng trâu bò được biên soạn nhằm giúp cho các bạn biết được nguyên nhân gây bệnh; triệu chứng; bệnh tích; cách phòng ngừa và điều trị đối với bệnh tụ huyết trùng ở trâu bò. Việc giải những bài tập đưa ra ở cuối bài sẽ giúp các bạn nắm bắt kiến thức này một cách tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Bệnh tụ huyết trùng trâu bò

  1. 1 BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÂU BÒ 1. Nguyên nhân gây bệnh   Do vi khuẩn bắt mầu  gr(­) gây ra. Vi khuẩn có  sức đề kháng cao, tồn tại lâu trong đất ẩm thiếu  ánh  sáng,  trong  giếng  nước  bẩn  có chứa nhiều  chất hữu cơ. Trong nền chuồng trại vi khuẩn có  thể  sống  được  từ  vài  tháng  đến  1  năm.  Bệnh  thường xảy ra quanh năm  ở các vùng nóng  ẩm,  nhưng thường tập trung vào mùa mưa từ tháng  6 đến tháng 9.  1
  2. 2 2. Triệu chứng  + Sốt cao 41 ­ 420C, niêm mạc mắt, mũi đỏ sẫm  rồi tái xám, nước mắt, nước mũi chảy liên tục.  + Hạch hầu sưng to làm cho con vật thè lưỡi .  Vật thở mạnh, lúc đầu vật đi táo bón, sau đó đi  ỉa chảy dữ dội, phân lẫn máu và niêm mạc ruột. + Bụng chướng to, lúc gần chết con vật nằm liệt,  đái ra máu, thở rất khó khăn có nhiều chấm  xuất huyết ở các niêm mạc. 2
  3. 3 3. Bệnh tích • Hạch lâm ba sưng to, thuỷ thũng và xuất  huyết rõ nhất là hạch hầu, hạch vai và hạch  trước đùi. • Tim sưng to trong xoang bao tim, màng phổi,  xoang ngực và xoang bụng tích nhiều nước  vàng.  • Phổi viêm gan hoá từng đám. 3
  4. 4 Trâu bị THT:  Khó thở, chảy nhiều nước giãi trắng 4
  5. 5 Phổi  viêm giống như đá hoa vân 5
  6. 6 Phổi bò bị Tụ huyết trùng:  Màng phổi dày lên 6
  7. 7 Phổi trâu bị Tụ huyết trùng cấp:  Viêm gan hoá cả thuỳ phổi 7
  8. 8 4. Điều trị:. + Tiêm Streptomycine 2gr cho 100kg thể trọng, tiêm  ngày 2 lần, tiêm liền trong 4  đến 5 ngày, ngoài ra  cần trợ sức trợ lực cho con vật. +  Ngoài  Streptomycine  có  thể  dùng  các  kháng  sinh  diệt  cả  vi  khuẩn  Gr  –  và  gr  +    như  Kanamycin,  Lincomycin ….để điều trị 8
  9. 9 5. Phòng bệnh  + Tiêm vácxin phòng bệnh tụ huyết trùng trâu bò  2 lần một năm. +  Khi  đã  có  dịch  xảy  ra  phải  báo  cáo  ngay  cho  chính  quyền  địa  phương  để  có  biện  pháp  dập  dịch.  Súc  vật  chết  không  được  mổ  thịt  mà  phải  đem chôn cùng với vôi bột.  Toàn bộ chuồng trại  và  môi  truờng  xung  quanh  phải  tẩy  uế  đốt  rác  bẩn, khi  ủ phân phải chộn vôi bột  để diệt mầm  bệnh. 9
  10. 10 Đơn thuốc điều trị cho 02 con trâu  mỗi con  nặng 250 kg bị bệnh tụ huyết trùng RP1.  Streptomycin 1gr                 10 lọ        Nước sinh lý                             40cc DS.   Hũa tan tiêm bắp hay tĩnh mạch tai 1 lần, chia đều cho 2 con ngày tiêm 2 lần, tiêm 3 ngày liền RP2.  Analgin             2cc         10ống           B. complex         2cc         10ống DS.     Trộn lẫn, tiêm bắp 1 lần, chia đều cho 2  con 10
  11. 11 Bài tập 1. Khi quan sát một con bò thấy có những biểu  hiện thế nào ở bên ngoài và mổ khám  thấy có  những bệnh tích gì điển hình thì bạn cho rằng  con bò ấy mắc bệnh tụ huyết trùng 2. Hãy kê 01 đơn thuốc điều trị cho 3 con bò mỗi  con nặng 150 kg bị bệnh tụ huyết trùng Ghi chú: hãy kê  bằng 05 loại thuốc kháng sinh 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2