Bài giảng CÁ TAI TƯỢNG
lượt xem 25
download
Cá tai t ng là loài cá đ c ượ ặ trưng cho vùng nhiệt đới: Tại Việt Nam: vùng đồng bằng sông Cửu Long, cá tai tượng phân bố tự nhiên ở sông Đồng Nai, khu vực La Ngà. Hiện tại cá đang là đối tượng nuôi phổ biến ở miền Nam Việt Nam Trên thế giới: lưu vực sông Mekong. cá tai tượng có ở Borneo, đảo Sumatra (Indonesia), Malaysia , Thái Lan, Campuchia, Lào.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng CÁ TAI TƯỢNG
- CÁ TAI TƯỢNG Osphronemus Gouramy Lacepede Tên Việt Nam: cá tai tượng Tên Latin: Osphronemus goramy Lacépède, 1801 Tên tiếng Anh: giant gourami Họ: tai tượng Osphronemidae, phân họ tai tượng Osphroneminae Bộ: Perciformes Lớp: cá vây tia Actinopterygii (ray-finned fishes)
- NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ PHÂN LOẠI I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC II. III. QUI TRÌNH SẢN XUẤT CÁ GIỐNG IV. KỸ THUẬT NUÔI THƯƠNG PHẨM
- I. PHÂN LOẠI ĐỊNH DANH-PHÂN LOÀI I. MÔ TẢ II.
- CÁ TAI TƯỢNG • Giới (regnum):Animalia • Ngành (phylum):Chordata • Lớp (class):Actinopterygii • Bộ (ordo):Perciformes • Họ (familia):Osphronemidae • Chi (genus):Osphronemus • Loài (species):O. goramy
- MÔ TẢ Cá có thân dẹt bên, dài gần gấp đôi chiều cao . Mõm nhọn, miệng khá rộng, kích thước tối đa 70 cm. Gai vây lưng: 12 - 14; tia vây lưng: 10 - 13; gai vây h ậu môn: 9 – 13; tia vây hậu môn: 18 – 21; đốt xương sống: 30 – 31. Cá non có 8-10 vạch đứng sậm màu, cá trưởng thành không có vạch và đặc điểm phân biệt giới tính mà tất cả đều có màu xám Số hàng vảy 61/2; số lượng gai vây lưng thường 12-13 (hiếm khi 11 hay 14); phần vây mềm ở vây hậu môn rất lớn và kéo dài đến chóp của đuôi, đuôi luôn rất tròn, không h ề có góc cạnh hay phân thùy. Tia vây mềm đầu tiên của vây bụng kéo dài như sợi tua đến hay vượt quá gốc đuôi
- II. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC • PHÂN BỐ • MÔI TRƯỜNG SỐNG • SINH TRƯỞNG
- PHÂN BỐ Cá tai tượng là loài cá đặc trưng cho vùng nhiệt đới: Tại Việt Nam: vùng đồng bằng sông Cửu Long, cá tai tượng phân bố tự nhiên ở sông Đồng Nai, khu vực La Ngà. Hiện tại cá đang là đối tượng nuôi phổ biến ở miền Nam Việt Nam Trên thế giới: lưu vực sông Mekong. cá tai tượng có ở Borneo, đảo Sumatra (Indonesia), Malaysia , Thái Lan, Campuchia, Lào.
- Số hàng vảy 61/2; số lượng gai vây lưng thường 12-13 (hiếm khi 11 hay 14); phần vây mềm ở vây hậu môn rất lớn và kéo dài đến chóp của đuôi, đuôi luôn rất tròn, không hề có góc cạnh hay phân thùy. Tia vây mềm đầu tiên của vây bụng kéo dài như sợi tua đến hay vượt quá gốc đuôi
- MÔI TRƯỜNG SỐNG Cá tai tượng sống ở ao hồ, đầm nước ngọt, nước lợ, ở tầng giữa. Cá có cơ quan hô hấp nên cá sống được ở nước tù, bẩn, thiếu O2 (hàm lượng oxy 3mg/lit) là nhờ cơ quan hô hấp phụ nằm ở cung mang thứ nhất. Chúng thường sống ở những nhánh sông vừa và nhỏ, những vùng nước đục bao gồm cả những dòng kênh chảy chậm.
- Cá tai tượng sống được ở độ mặn 6-8‰, độ sâu: 1-1.5m, ngưỡng nhiệt độ 16-42oC. Cá sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ 25-30oC, ở nhiệt độ thấp hơn cá thường hay bị bệnh; độ cứng dH: 25; pH=6. Cá có khả năng thở trực tiếp từ không khí nên chúng có thể sống mà không cần nước trong một thời gian rất dài thuận lợi cho việc vận chuyển.
- SINH TRƯỞNG Cá Tai tượng là loài có kích thước lớn, cở lớn nhất được biết là 50 kg, dài 1,8 m. Tuy vậy, chúng là loài sinh trưởng chậm. Trong ao nuôi được cung cấp thức ăn đầy đủ với mật độ nuôi thưa cá có thể tăng trọng 800 - 1200 gram/năm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cá thường có tốc độ lớn nhanh ở năm thứ 2, cá 3 năm tuổi đạt 2,5 kg/con.
- QUI TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG NUÔI VỖ CÁ BỐ MẸ CHỌN CÁ BỐ MẸ SINH SẢN ẤP TRỨNG ƯƠNG TỪ CÁ BỘT LÊN CÁ GIỐNG CÁC HÌNH THỨC ƯƠNG
- SINH SẢN Cá tai tượng thành thục lần đầu sau 2 năm. Cá đẻ có chất lượng tốt nhất từ 3 - 5 tuổi, nặng 2-5 kg. Mùa vụ sinh sản, đẻ tập trung vào tháng 2-5. Sức sinh sản cá cái cở 1,5 - 2 kg/con. Mổi lần sinh sản khoảng 3000 - 5000 trứng 1 lần đẻ. Khoảng cách giữa hai lần đẻ là 2 tháng.
- NUÔI VỖ CÁ BỐ MẸ AO NUÔI: Ao sử dụng nuôi vỗ và cho đẻ trực tiếp trong ao phải có diện tích lớn từ 500 - 1000 m2, độ sâu từ 1 - 1,5 m, độ trong từ 15 - 20 cm, pH = 6 - 8 là thích hợp. Ao được thay nước thường xuyên tạo điều kiện sinh thái thích hợp, kích thích quá trình sinh sản của cá. Mật độ thả từ 0,3 - 0,5 kg/m2. Cần phải tẩy dọn ao trước khi thả cá để diệt địch hại và cá tạp. Bón vôi: 5-10kg/100m2
- CHỌN CÁ BỐ MẸ Cá bố mẹ tốt phải đạt các yêu cầu sau : Cá đực: Môi và trán có màu hồng do nhiều mạch máu phân bố, bụng màu vàng nhạt, lổ sinh dục có màu phớt hồng (vuốt nhẹ có sẹ trắng chảy ra). Cá cái: Bụng hơi to, lổ sinh dục lồi màu hồng, trứng tròn, đều, rời và có màu vàng cam. Mật độ thả: 0,5-0,7kg/m2, tỷ lệ đực/cái là 1:3 hay 1/1. Thức ăn: Cho ăn thức ăn xanh gồm rau, bèo 30%, thức ăn tinh 70% (60% cám, ngô + 10% bột cá hay ruốc). Định kỳ bổ sung thêm premix và vitamin. Khẩu phần ăn bằng 3-5% trọng lượng thân/ngày.
- SINH SẢN Làm tổ: Dùng xơ dừa cho vào rọ để cá làm tổ đẻ trứng. Hàng ngày kiểm tra để biết thời gian cá đẻ. Khi nhìn thấy giọt dầu nổi trên mặt nước là cá đẻ xong, ́ cá đực bảo vệ tổ thường xuyên. Ta cần làm động tác gạt nước để cấp O2 cho trứng. Tổ cá: được làm bằng tre, có chiều dài 70 - 90cm, phần chính dài 40 - 50cm, đường kính miệng tổ 25 - 30 cm. Đặt tổ chúc xuống một góc 15 - 20o và cách mặt nước 15 - 20 cm. Xơ: được làm từ xơ dừa hay cau đã xử lý, chiều dài xơ 20 - 40cm, xơ được đặt gần tổ để cá dể dàng kéo khi bắt cặp xây tổ. Số tổ bằng 1/2 - 2/3 số cá cái, khoảng cách giũa các tổ là 2 - 3m.
- ẤP TRỨNG Thu trứng Cá tai tượng kéo tổ mạnh nhất vào lúc trưa nắng khi nhiệt độ nước khoảng 30 - 33oC. Trước khi sinh sản, xơ được xếp thành từng lớp đến khi tổ có dạng hình phểu thì bắt đầu đẻ trứng. Thường cá đẻ từ 3-6 đợt, mỗi đợt một lớp trứng, lớp này cách lớp kia bằng một lớp xơ. Thời gian sinh sản thường kéo dài từ 1-3 giờ.
- Nên thăm tổ cá vào lúc sáng sớm hay chiều mát, tránh thăm tổ vào buổi trưa nắng sẻ ảnh hưởng đến hoạt động làm tổ và sinh sản của cá. Thường mỗi ngày thăm tổ một lần để thu trứng kịp thời khi cá đã đẻ xong. Khi thu trứng cần thao tác nhẹ nhàng, cho tổ vào dụng cụ thu trứng như thau, xô có mức nước ngập tổ rồi gở lớp xơ ra, tách trứng đưa vào dụng cụ ấp.
- Cách nhận biết cá đã sinh sản: Khi cá sinh sản xong thì miệng tổ được lấp kín, có nhiều trứng rơi vãi hoặc váng dầu nỗi xung quanh tổ, cá bố mẹ canh giữ tổ và quạt nước cho trứng trong tổ. Trứng cá tai tượng là trứng nổi, cá đẻ xong ta vớt tổ lên, gỡ trứng cho vào chậu, thau để ấp. Mật độ: 200 trứng/lít. Hàng ngày thay nước trong thau và vớt trứng bị hỏng.... Trong quá trình ấp cá dễ bị bệnh ngoại ký sinh, nhất là lúc trời lạnh.
- Âp trứng : Dụng cụ ấp trứng cá tai tượng có thể là thau, chậu, bể nhựa, bể xi măng có diện tích nhỏ. Mật độ ấp 150 - 200 trứng/lít, thay nước ít nhất 1 lần/ngày, nếu có sục khí liên tục có thể ấp 25000 - 50000 trứng/m3. Nơi ấp phải thoáng mát, nhiệt độ nước thích hợp từ 25 - 30oC, pH dao động từ 6 - 7,5, hàm lượng O2 hòa tan từ 3,5 - 4 mg/lít. Sau 24-36 giờ ấp trứng nở thành cá bột, cá tiêu hết noãn hoàn .Thời gian ấp từ 5 - 7 ngày thì chuyển cho cá ăn bằng lòng đỏ trứng gà luộc bóp nhuyễn. Cá 10 ngày tuổi ăn được động vật phù du và ta chuyển sang ao ương đi ương.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng cao học: Phương pháp tiếp cận nghiên cứu khoa học
0 p | 399 | 120
-
GIÁO TRÌNH HÓA BẢO VỆ THỰC VẬT part 6
12 p | 283 | 119
-
GIÁO TRÌNH HÓA BẢO VỆ THỰC VẬT part 8
12 p | 319 | 103
-
Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm part 1
7 p | 291 | 48
-
Sinh thái học nông nghiệp : Quần xã sinh vật part 1
6 p | 129 | 33
-
Sinh thái học nông nghiệp : Sinh thái học và sự phát triển Nông nghiệp part 4
8 p | 110 | 28
-
Bệnh học thủy sản : Bệnh do môi trường part 2
5 p | 103 | 24
-
Sâu hại cây lương thực - lúa, bắp, khoai : Sâu hại cây lúa part 4
5 p | 106 | 23
-
Bài giảng giống cây rừng : Bảo tồn nguồn gen cây rừng part 2
6 p | 130 | 22
-
Bài thuyết trình: Vùng biển Tây nam bộ
26 p | 287 | 22
-
Bài giảng nuôi trồng thủy sản - Chương 1
52 p | 137 | 19
-
Bài giảng lâm nghiệp xã hội đại cương part 10
14 p | 132 | 18
-
Giáo trình môn học Sản xuất giống và nuôi cá cảnh (Nghề: Nuôi trồng thủy sản) - CĐ Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản
78 p | 59 | 13
-
Kết quả thực hiện mô hình sản xuất cá giống rô phi đơn tính đực tại Hà Giang
1 p | 98 | 5
-
Yếu tố ảnh hưởng tới năng suất nghề nuôi cá lồng bè tại vùng biển Nam Du, tỉnh Kiên Giang
7 p | 80 | 5
-
Thực trạng sản phẩm khai thác của ba nghề: Nò Sáo, đáy, rê ba lớp tại đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
9 p | 63 | 3
-
Một số đặc điểm dinh dưỡng của cá dảnh (Puntioplites proctozystron)
0 p | 52 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn