Bài giảng Chuyên đề 1: Tổ chức thực hiện quyền lực chính trị ở nước ta hiện nay
lượt xem 37
download
Cùng tìm hiểu khái niệm quyền lực chính trị; thực hiện quyền lực chính trị; quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực chính trị được trình bày cụ thể trong "Bài giảng Chuyên đề 1: Tổ chức thực hiện quyền lực chính trị ở nước ta hiện nay". Cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Chuyên đề 1: Tổ chức thực hiện quyền lực chính trị ở nước ta hiện nay
- Chuyên đề 1 Tổ chức thực hiện quyền lực chính trị ở nước ta hiện nay (Chương trình chuyên viên chính)
- Nội dung chính 1. Khái niệm quyền lực chính trị 2. Thực hiện quyền lực chính trị 3. Quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực chính trị
- Tài liệu tham khảo 1. Học viện Hành chính Quốc gia. Tài liệu bồi dưỡng về Quản lý hành chính nhà nước (chương trình chuyên viên), phần 1. 2. Học viện Hành chính Quốc gia. Giáo trình Chính trị học. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H.2004. 3. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Chính trị học. Tập bài giảng Chính trị học (Hệ cao cấp lý luận chính trị, Nxb. Lý luận chính trị, H. 2007) 4. Phân viện Báo chí tuyên truyền, Khoa Chính trị học. Chính trị học Việ Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, H.2005 5. Th.S. Phạm Bính. Cơ cấu, phương thức thực hiện quyền lực trong hệ thống hành chính Việt Nam, Nxb. Tư pháp, H2006. 6. PGS.TS. Nguyễn Hữu Khiển. Phân tích triết học những vấn đề cơ bản về chính trị và khoa học chính trị, Nxb. Lý luận chính trị, H.2006
- 1. Quyền lực chính trị 1.1. Khái niệm quyền lực Quyền và quyền lực Quyền là sự thừa nhận của cộng đồng, của xã hội Quyền lực? (quyền + sức mạnh)
- 1.1. Khái niệm quyền lực Có nhiều quan niệm khác nhau về quyền lực: B.Russel, nhà xã hội học Anh cho rằng: Quyền lực là khả năng tạo ra những sản phẩm một cách có chủ ý Robert Dahl, nhà chính trị học Mỹ, coi quyền lực là cái mà nhờ nó người khác phải phục tùng Lebi Clipson, nhà chính trị học Mỹ xem quyền lực là khả năng đạt tới kết quả nhờ một hành động phối hợp A. Toffler, nhà tương lai học Mỹ, khẳng định: Quyền lực là cái buộc người khác phải hành động theo ý của ta. Bách khoa Triết học của Liên xô (M.1983) quan niệm: Quyền lực là khả năng thực hiện ý chí của mình, có tác động đến hành vi của người khác
- 1.1. Khái niệm quyền lực (tt) Trong các quan niệm trên, có điểm chung là quyền lực là năng lực (khả năng) buộc người khác phải hành động theo ý chí của mình. Tuy nhiên các quan niệm trên còn giới hạn ở chỗ mới xem xét vấn đề quyền lực trong quan hệ cá nhân, chưa xem xét trong quan hệ giữa các giai cấp, các lực lượng xã hội, cac quốc gia dân tộc… V.I. Lênin, trong định nghĩa về giai cấp, đã chỉ ra rằng, giai cấp này có thể tước đoạt thành quả lao động của giai cấp khác nhờ có địa vị khác nhau trong hệ thống sản xuất do lịch sử qui định. Điều đó cho thấy, quan hệ quyền lực không chỉ là quan hệ cá nhân mà còn là quan hệ giữa các giai cấp; giai cấp này có thể chi phối giai cấp khác là do địa vị ưu thế trong hệ thống sản xuất xã hội. Vậy, quyền lực là mối quan hệ giữa các chủ thể hành động của đời sống xã hội, trong đó chủ thể này có thể chi phối hoặc buộc chủ thể khác phải phục tùng ý chí của mình nhờ có sức mạnh, vị thế nào đó trong quan hệ xã hội.
- 1.1. Khái niệm quyền lực (tt) Định nghĩa chung về quyền lực: Quyền lực là một phạm trù của chính trị học dùng để chỉ khả năng và năng lực thực tế của một chủ thể có thể thực hiện được một hành vi, một hành động có tác động tới hành vi, phẩm hạnh của người khác nhờ một phương tiện nào đó như quyền hành, uy tín, sức mạnh…
- 1.1. Khái niệm quyền lực (tt) Cấu trúc của quyền lực: 1. Chủ thể quyền lực, 2. Khách thể quyền lực 3. Môi trường quyền lực Trong 3 yếu tố trên, hai yếu tố đầu gắn với: địa vị, tuổi tác, uy tín, năng lực, tài chính…, còn môi trường quyền lực thường gắn với: trật tự, kỷ cương, văn hoá, dân chủ…
- 1.1. Khái niệm quyền lực (tt) Muốn hiểu được định nghĩa trên cần nắm một số điểm sau: • Quyền lực ra đời và tồn tại cùng sự ra đời và tồn tại của con người và xã hội; • Quyền lực bao quát mọi thành viên trong xã hội; • Mỗi cá nhân không chỉ tồn tại trong một quan hệ quyền lực mà tham gia đồng thời nhiều quan hệ quyền lực khác nhau; • Khát vọng quyền lực là đa dạng, vì thế con đường đạt đến quyền lực cũng rất phong phú; • Xung đột quyền lực là một hiện tượng khách quan và phổ biến. • Sự giao động quyền lực ở một số vấn đề thường có tác động lan toả sang vấn đề khác, thậm chí tạo ra sự cộng hưởng làm thay đổi căn bản hệ thống quyền lực
- 1. Quyền lực chính trị 1.2. Quyền lực chính trị Chính trị là gì ? Chính trị là quan hệ xã hội đặc biệt. Chính trị là hoạt động xã hội đặc biệt Chính trị vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Quyền lực chính trị ? Quyền lực của các chủ thể chính trị trong hoạt động và quan hệ chính trị.
- 1.2. Quyền lực chính trị Đặc điểm của quyền lực chính trị: Tính giai cấp; Trong phạm vi quốc gia, tác động trong quan hệ chủ thể, khách thể nhưng đều hướng tới chính quyền; Thống nhất nhưng không thuần nhất; Quyền lực nhà nước là một dạng quyền lực chính trị, là trung tâm của quyền lực chính trị (mạnh nhất, các QL khác đều hướng tới nó, thay đổi nó sẽ dẫn đến thay đổi tính chất XH, có công cụ: quân đội,cảnh sát,nhà tù để cưỡng chế…)
- 2. Hệ thống chính trị Thiết chế thực hiện QLCT 2.1. Quan niệm chung về HTCT Quan niệm rộng: Coi HTCT là toàn bộ HT các TCXH và quan hệ của chúng nhằm thực thi QLCT của GCCQ Quan niệm hẹp: Chỉ coi HTCT là các thể chế CT (institute) - 1 khuôn khổ trong đó co sân chơi, luật chơi và người chơi Quan niệm thực chứng: Coi HTCT là hộp đen (đầu vào và đầu ra) HTCT, theo nghĩa hẹp, là một phạm trù của CTH dùng để chỉ một chỉnh thể các đảng CT hợp pháp, các tổ chức CT-XH hợp pháp và NN của giai cấp cầm quyền nhằm tác động vào các quá trình KT,XH để củng cố, duy trì và phát triển chế độ XH mà trong đó nó tồn tại và hoạt động.
- 2. Hệ thống chính trị - Thiết chế thực hiện QLCT 2.2.Cấu trúc của HTCT Đảng CT hợp pháp Nhà nước TCCT-XH hợp pháp
- 2. Hệ thống chính trị - Thiết chế thực hiện QLCT 2.3.Cơ chế vận hành của HTCT Cơ chế nội dung Cơ chế thực thể Mục tiêu CT Đảng CT cầm quyền Thể chế hoá mục tiêu Cơ quan LP Tổ chức thực hiện Cơ quan HP HP,PL Cơ quan TP Kiểm tra giám sát
- 2. Hệ thống chính trị - Thiết chế thực hiện QLCT 2.4. Hệ thống chính trị Việt Nam 2.4.1. Cấu trúc Hệ thống chính trị VN Đảng CSVN Đội tiền phong của của GCCN, nhân dân lao động và cả dân tộc… Vừa là bộ phận hợp thành vừa là lực lượng lãnh đạo HTCT Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện cần thiết và tất yếu để đảm bảo bản chất GCCN của HTCT và mọi QL thuộc về nhân dân
- 2.4.1. Cấu trúc Hệ thống chính trị VN NN CHXHCN Việt Nam Là tổ chức công quyền thể hiện và thực hiện ý chí, QL của ND Thay mặt ND, chịu trách nhiệm trước ND quản lý XH chủ yếu bằng PL Tổ chức CT-XH Là tổ chức đại diện cho lợi ích của cac cộng đồng XH khác nhau tham gia vào HTCT XHCN tuỳ theo tôn chỉ, mục đích của mình (6 tổ chức)
- 2.4. Hệ thống chính trị Việt Nam 2.4.2. Cơ chế vận hành (HP.1992) Đảng lãnh đạo NN quản lý ND làm chủ Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) là đội tiền phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiền phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc (Điều lệ Đảng do Đại hội X thông qua)
- 2.4. Hệ thống chính trị Việt Nam • Quyền lực của Đảng là tổng thể khả năng, năng lực của toàn Đảng, của các tổ chức đảng, của đội ngũ đảng viên trong việc lãnh đạo quần chúng thực hiện lý tưởng của Đảng. Quyền lực của Đảng không chỉ biểu hiện qua cương lĩnh, điều lệ, nghị quyết, hệ thống tổ chức và hoạt động của Đảng mà còn thông qua các thiết chế xã hội, qua quần chúng mà đảng nắm được như Nhà nước, các tổ chức chính trị- xã hội
- Hệ thống chính trị Việt Nam Khi thành Đảng cầm quyền thì nhiệm vụ chính trị thay đổi căn bản (từ giành CQ sang giữ và sử dụng CQ); có Nhà nước thì cần thể chế hoá đường lối, chủ trương thành HP,PL; phương thức lãnh đạo cũng thay đổi: lãnh đạo thông qua Nhà nước. Nhân dân vừa là đối tượng lãnh đạo của các tổ chức chính trị vừa là chủ thể quyết định trực tiếp tổ chức và hoạt động của các tổ chức như: Nhà nước, Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội.
- 3.Quyền hành pháp trong thực hiện QLCT 3.1. Vị trí của quyền hành pháp trong việc củng cố QLCT Quyền hành pháp là khái niệm để chỉ quyền lực của các cơ quan quản lý, điều hành trong bộ máy nhà nước nhằm phân biệt với lập pháp và tư pháp Nhìn một cách tổng quát, QLNN hiện đại xét theo cơ cấu bộ máy nhà nước thì có 5 hệ thống quyền lực lớn: + Quyền lực của nguyên thủ quốc gia + Quyền lực lập pháp + Quyền lực hành pháp + Quyền lực tư pháp + Quyền lực của chính quyền địa phương
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng an toàn giao thông - Chương 3
10 p | 170 | 42
-
Bài giảng Xác định biến số và chỉ số trong nghiên cứu - TS. Lê Thị Hoàn
7 p | 1281 | 37
-
TƯƠNG LAI CỦA XÃ HỘI DÂN SỰ
15 p | 70 | 13
-
Bài giảng Tâm lý học hướng nghiệp: Phần 2 - ThS. Phạm Mạnh Hà
108 p | 58 | 6
-
Bài giảng Quản trị nhà trường - Chuyên đề 1: Khái quát về quản trị nhà trường
47 p | 24 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn