intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Đa dạng sinh học (ĐH Hồng Bàng) - Chương 5

Chia sẻ: Dalat Ngaymua | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

253
lượt xem
86
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 5. Bảo tồn đa dạng sinh học - Vì sao phải bảo tồn đa dạng sinh học? Nguyên nhân về đạo đức; Nguyên nhân về cân bằng sinh thái; Nguyên nhân kinh tế; Bảo đảm giá trị tiềm năng; Nguyên nhân thẩm mỹ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Đa dạng sinh học (ĐH Hồng Bàng) - Chương 5

  1. CHƯƠNG 5 BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Vì sao phải bảo tồn đa dạng sinh học? • Nguyên nhân về đạo đức • Nguyên nhân về cân bằng sinh thái • Nguyên nhân kinh tế • Bảo đảm giá trị tiềm năng • Nguyên nhân thẩm mỹ 1. BẢO TỒN Ở CẤP QUẦN THỂ VÀ LOÀI 1
  2. Vì sao để bảo tồn loài phải bảo tồn ở cấp quần thể Vì: Các loài bị đe dọa thường chỉ còn một vài quần thể nên bảo tồn quần thể là giải pháp để bảo tồn loài VD: Sao la, vooc Cát Bà Để bảo tồn quần thể - loài cần phải quan tâm những vấn đề nào? • Sinh thái học cá thể • Cấp độ bảo tồn của loài • Kích thước quần thể Sinh thái học cá thể • Môi trường sống của loài • Sự phân bố • Những mối tương tác sinh học • Hình thái học • Sinh lý học • Biến động số lượng quần thể • Tập tính • Di truyền 2
  3. CÁC CẤP ĐỘ BẢO TỒN LOÀI (THEO IUCN) • Đã tuyệt chủng • Đang nguy cấp • Dễ bị tổn thương • Hiếm • Loài chưa được biết đầy đủ (theo IUCN) Các cấp độ bảo tồn loài Theo Mace và Lande (1991) • Các loài đang nguy cấp trầm trọng: Có 50% xác xuất bị tuyệt chủng trong vòng 5 năm hay 2 thế hệ. • Các loài đang nguy cấp: Có 20 – 50% xác suất bị tuyệt chủng trong vòng 20 năm hay 10 thế hệ. • Các loài dễ bị tổn thương (có thể nguy cấp): Có 10 – 20% xác suất bị tuyệt chủng trong vòng 100 năm. Sự hình thành, tái lập các quần thể mới • Chương trình tái du nhập (reintroduction program). • Chương trình mở rộng (augmentation program). • Chương trình du nhập (introduction program). 3
  4. Chương trình tái du nhập (reintroduction program) Thả những cá thể đã được nhân nuôi trong điều kiện nuôi nhốt hay những cá thể đã được thu thập ngoài tự nhiên trở lại vào khu cư trú cũ của chúng. VD: Từ 66 chú sói được đưa trở lại cho Công viên Quốc gia Yellowston và trung Idaho vào giữa thập niên 1990 ban đầu, số lượng loài động vật này nay đã tăng lên nhanh chóng. Lãnh thổ của loài sói hiện đã mở rộng tới 113.000 dặm vuông Chương trình mở rộng (augmentation program) Thả các cá thể vào một quần thể đang tồn tại nhằm làm tăng kích thước và quỹ gen của nó. VD: Con đồi mồi mới nở được nuôi trong những giai đoạn đầu rồi sau đó mới thả vào biển Chương trình du nhập (introduction program). Du nhập những loài động vật, thực vật đến những khu vực nằm ngoài phạm vi phân bố của chúng với hy vọng rằng quần thể mới sẽ được hình thành. 4
  5. Bảo tồn bằng pháp chế • Quốc gia • Quốc tế Các bộ luật Quốc gia • Luật các loài có nguy cơ tuyệt chủng (ESA) của Mỹ (năm 1973) 900 loài ở Mỹ và 500 loài ở các nơi khác Gấu xám Bắc Mỹ Haliaeetus Leucocephalus whooping crane Các thỏa thuận quốc tế 5
  6. Vì sao phải cần có thỏa thuận quốc tế • Các loài thường di chuyển qua các biên giới • Việc buôn bán quốc tế về các sản phẩm sinh học. • Những lợi ích của đa dạng sinh học là có tầm quan trọng quốc tế. • Những mối đe dọa mang tính toàn cầu LỊCH SỬ CÁC HIỆP ƯỚC VÀ CÔNG ƯỚC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC - Năm 1990: Công ước Luân Đôn về bảo vệ động vật hoang dã ở châu Phi (không được phê chuẩn) - Năm 1902: Công ước bảo vệ chim có ích cho nông nghiệp - Năm 1933: Công ước Luân Đôn duy trì hệ động vật và thực vật theo tình trạng tự nhiên - Năm 1940: Công ước bảo vệ thiên nhiên và bảo tồn đời sống hoang dã ở Tây bán cầu LỊCH SỬ CÁC HIỆP ƯỚC VÀ CÔNG ƯỚC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC (tt) • Năm 1968: Công ước châu Phi về bảo tồn tài nguyên và thiên nhiên • Năm 1970: Công ước Benelux về săn bắn và bảo vệ chim • Năm 1972: Công ước đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt là nơi cư trú của chim nước (công ước RAMSAR). • Năm 1972: Công ước bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên của thế giới (công ước di sản thế giới UNESCO) 6
  7. LỊCH SỬ CÁC HIỆP ƯỚC VÀ CÔNG ƯỚC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC (tt) • Năm 1973: Công ước quốc tế về buôn bán các loài bị đe dọa (CITES) • Năm 1976: Công ước bảo tồn thiên nhiên vùng Nam Thái Bình dương • Năm 1979: Công ước về bảo vệ các loài động vật hoang dã di cư, mà trọng tâm là các loài chim di cư. • Năm 1982: Công ước bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ cảnh quan LỊCH SỬ CÁC HIỆP ƯỚC VÀ CÔNG ƯỚC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC (tt) • Năm 1983: Hiệp định quốc tế về gỗ nhiệt đới • Năm 1985: Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên của các nước Asean • Năm 1991: Công ước bảo vệ các đồng cỏ trên núi • Năm 1992: Công ước về đa dạng sinh học LỊCH SỬ CÁC HIỆP ƯỚC VÀ CÔNG ƯỚC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC (tt) • Năm 1992: Công ước khung về thay đổi khí hậu • Năm 2000: Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học • Năm 2001: Hiệp ước về nguồn gen cho lương thực và nông nghiệp 7
  8. Các công ước và hiệp ước quốc tế về đa dạng sinh học mà Việt Nam tham gia • Công ước Ramsar : 1972 (VN tham gia năm 1988) • Công ước bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (VN tham gia năm 1987). • Công ước CITTES: 1973 (VN tham gia 1994) • Công ước đa dạng sinh học : 1972. Thời điểm tham gia : 1994 • Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học. Thời điểm tham gia: 2004 • Hiệp định ASEAN về bảo tồn thiên nhiên và các tài nguyên thiên nhiên AWGNCB (1985) CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC • Hiệp hội quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và các tài nguyên thiên nhiên (IUCN: International uinon for conservation of nature and nature resources: 1948) • Quỹ bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WWF: World Wild Fund for Nature , 1961) • Trung tâm quan trắc bảo tồn thế giới (WCMC :World Conservation Monitoring Centre ) 2. BẢO TỒN Ở CẤP QUẦN XÃ Bảo tồn các quần xã nguyên vẹn là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo tồn đa dạng sinh học 8
  9. BẢO TỒN Ở CẤP QUẦN XÃ 3 cách bảo tồn quần xã sinh vật • Xây dựng các khu bảo tồn • Thực hiện các biện pháp bên ngoài các khu bảo tồn • Phục hồi các quần xã sinh vật tại các nơi cư trú bị suy thoái. Bảo tồn bên ngoài khu bảo tồn Thành tố có tính quyết định trong các chiến lược bảo tồn là phải bảo tồn đa dạng sinh học bên trong cũng như bên ngoài các khu bảo tồn.Mối nguy hiểm của việc chỉ dựa vào các vườn hay các khu bảo tồn là chiến lược này có thể tạo nên một tâm lý “vây hãm” tức là các loài hay quần xã nằm trong vườn thú được bảo vệ nghiêm ngặt trong khi chúng lại bị khai thác tự do phía ngoài khu bảo tồn. Tuy nhiên, nếu các khu vực nằmxung quanh vườn bị suy thoái thì đa dạng sinh học bên trong vườn cũng sẽ bị suy giảm trong đó sự mất loài sẽ diễn ra nghiêm trọng nhất là trong các vườn có diện tích nhỏ. Phân loại các khu bảo tồn 1/ Khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt: Chỉ dành cho NCKH, đào tạo và quan trắc môi trường. Là khu vực được đảm bảo toàn nguyên vẹn và quản lý bảo vệ chặt chẽ nhằm theo dõi diễn biến tự nhiên, nghiêm cấm mọi hành vi làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng. 9
  10. Phân loại các khu bảo tồn (tt) • Vườn quốc gia: Dùng cho NC, giáo dục, nghỉ ngơi, giải trí… Tài nguyên không được sử dụng cho mục đích thương mại. • Các công trình quốc gia: Bảo tồn những đặc trưng về sinh học,địa chất hay địa lý của vùng Phân loại các khu bảo tồn (tt) Các khu quản lý nơi cư trú của động vật hoang dã: Tương tự như khu bảo tồn nghiêm ngặt nhưng một số hoạt động của con người được cho phép kể cả việc khai thác có kiểm soát Phân loại các khu bảo tồn (tt) Các khu bảo tồn trên đất liền và trên biển: Cho phép sử dụng môi trường theo cách cổ truyền, không có tính phá hủy (du lịch, nghỉ ngơi, giải trí) 10
  11. Phân loại các khu bảo tồn (tt) Các khu dự trữ tài nguyên: Tài nguyên thiên nhiên được dự trữ cho tương lai, việc sử dụng tài nguyên được kiểm soát. Phân loại các khu bảo tồn (tt) Khu sinh học tự nhiên và các khu dự trữ nhân loại: Cho phép các cộng đồng truyền thống được sử dụng tài nguyên cho cuộc sống của họ mà không có sự can thiệp của bên ngoài. Phân loại các khu bảo tồn (tt) Các khu quản lý đa năng: Cho phép sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên (nước, động vật hoang dã…). Hoạt động khai thác phải đi đôi với hoạt động bảo tồn 11
  12. CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC In situ Ex situ In situ (Bảo tồn nguyên vị) Bảo tồn loài tại nơi cư trú tự nhiên của chúng VD: Vườn quốc gia, Khu bảo tồn Ex situ (Bảo tồn chuyển vị) Bảo tồn loài ở bên ngoài nơi cư trú của chúng VD: Vườn thú, Thảo cầm viên, Ngân hàng giống Bảo tồn nguyên vị (In – situ) - Áp dụng cho tất cả mọi đối tượng cần được bảo tồn - Những đối tượng chưa có nguy cơ tuyệt chủng hoặc xâm hại - Trong điều kiện con người có thể can thiệp bằng các biện pháp để quản lý, bảo vệ. 12
  13. Lợi ích của bảo tồn in situ • Loài có đầy đủ các nguồn mà nó đã từng thích nghi. • Loài tiếp tục phát triển ở nơi cư trú của chúng • Loài có không gian rộng để sinh sống và phát triển • Chi phí thấp Wrdpress.com Khó khăn của bảo tồn nguyên vị • Khó quản lý do Yêu cầu của bảo tồn nguyên vị • Bảo vệ tốt môi trường tự nhiên • Loại trừ được các nguyên nhân gây tổn thất hoặc đe dọa tới đa dạng sinh học như: tác động của hoạt động du lịch, ô nhiễm môi trường, khai thác thủy hải sản quá mức hoặc nguy hiểm. 13
  14. Bảo tồn chuyển vị (Ex-situ) • Áp dụng đối với những đối tượng có nguy cơ bị đe dọa và tuyệt chủng cao • Những loài đặc biệt quý hiếm trong tự nhiên. VD: 21 gióng lợn đã được bảo tồn • Áp dụng cho mục đích nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu... Heo Vân Pa Cọ Hạ Long Ưu điểm của bảo tồn Ex-situ • Tránh được những rủi ro do thiên nhiên gây ra. • Tránh được các nguy cơ như suy thoái trong các giống, loài bản địa. 14
  15. Nhược điểm của Ex-situ • Chi phí tốn kém • Đòi hỏi trình độ kỹ thuật, công nghệ cao Các kỹ thuật Ex situ Giữ hạt giống trong các ngân hàng gen Ex situ techniques Vườn tập đoàn • (Hawkes et al., 2000) 15
  16. Kỹ thuật Ex situ Lưu giữ In vitro Kỹ thuật In situ Lưu giữ quỹ gen trong tự nhiên ) (Hawkes et al., 2000) In situ Giữ nguồn gen ở các trang trại (Hawkes et al., 2000) 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2