Bài giảng Địa lý kinh tế - Xã hội đại cương - Phần 2
lượt xem 37
download
Bài giảng Địa lý kinh tế - Xã hội đại cương phần 2 gồm 3 chương nhằm khái quát những đặc điểm địa lý đã ảnh hưởng như thế nào đến các vấn đề xã hội. Trong 3 chương này tài liệu sẽ đi vào nội dung: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, Tổ chức lãnh thổ công nghiệp nhằm củng cố các hiểu biết về địa lý cũng như xã hội của Việt Nam và khu vực lân cận.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Địa lý kinh tế - Xã hội đại cương - Phần 2
- CHƯƠNG 5: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP I. Cơ sở lý luận về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. 1. Tổ chức lãnh thổ. Khái niệm: Tổ chức lãnh thổ là sự sắp xếp, bố trí và phối hợp các đối tượng có ảnh hưởng lẫn nhau, có mối quan hệ qua lại giữa các hệ thống sản xuất, hệ thống dân cư nhằm sử dụng hợp lý các nguồn lực để đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường. Cơ sở: phân công lao động xã hội (gồm phân công lao động theo ngành và theo lãnh thổ) là cơ sở, nền tảng của tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội nói chung, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nói riêng. − Phân công lao động xã hội theo ngành chính là tổ chức lao động xã hội theo các ngành để tạo ra những sản phẩm cụ thể đáp ứng yêu cầu của xã hội. − Phân công lao động theo lãnh thổ là kết quả thống nhất giữa các vùng có nền sản xuất khác nhau, nhưng lại bổ xung cho nhau và lôi cuốn chúng vào việc trao đổi hàng hoá. (Xauskin). 2. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. a. Khái niệm: “Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được hiểu là một hệ thống các liên kết không gian của các ngành, các xí nghiệp nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên cơ sở các quy trình kỹ thuật mới nhất, chuyên môn hoá, tập trung hoá, liên hợp hoá và hợp tác hoá sản xuất cho phép sử dụng có hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, nguồn lao động và đảm bảo năng suất xã hội cao nhất”. (K.I.Ivanop, 1974) b. Đặc điểm: − Phân công lao động theo lãnh thổ là cơ sở hình thành TCLTNN − Khía cạnh ngành và lãnh thổ quan hệ chặt chẽ với nhau − Tính chất của việc khai thác và điều kiện sản xuất là cơ sở của đặc điểm không gian lãnh thổ − Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn hàng đầu trong việc TCLTNN c. Nhiệm vụ: 3 nhiệm vụ chính có quan hệ mật thiết với nhau là: sử dụng hiệu quả tài nguyên, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường. d. Ý nghĩa: − Tạo những tiền đề cần thiết nhằm sử dụng hợp lý nguồn lực http://www.ebook.edu.vn 28
- − Đẩy mạnh và làm sâu sắc chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp − Nâng cao năng suất lao động − Góp phần vào công tác lập kế hoạch theo lãnh thổ của nền kinh tế e. Các nhân tố ảnh hưởng đến TCLTNN: − Các nhân tố tự nhiên: + Vị trí địa lý + Địa hình + Đất đai: là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt (vì không thể thay thế) + Khí hậu: mỗi loại cây trồng – vật nuôi chỉ thích nghi được với điều kiện khí hậu nhất định. VD: Lạc phát triển thích hợp nhất ở nhiệt độ từ 25 – 34oC, giới hạn thấp nhất 15oC, dưới 10oC cây ngừng sinh trưởng và chết dần. Độ ẩm: lạc ưa đất ẩm, độ ẩm trung bình 60 – 70% là tốt nhất, nếu độ ẩm tới 90 - 100% lạc sẽ úa vàng rồi chết. + Nước: cần có nước ngọt cho cây trồng; nước uống, tắm rửa cho gia súc. − Các nhân tố kinh tế - xã hội: + Dân cư – lao động (số lượng; chất lượng - 1 lao động nông nghiệp ở các nước phát triển hàng năm sản xuất ra 8 - 14 tấn hạt cốc và 1500 - 2000kg thịt, đủ cung cấp cho nhu cầu của 30 - 80 người; truyền thống – tập quán): vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực lượng tiêu thụ. + Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất: quá trình cơ khí hóa, điện khí hóa, hóa học hóa, sinh học hóa (giống ngô lai F1 đã đưa năng suất bình quân từ 2,2 - 2,5 tấn/ ha lên tới 8 tấn/ ha), thủy lợi hóa. + Thị trường tiêu thụ: có tác động điều tiết hoạt động sản xuất nông nghiệp. + Đường lối chính sách: công cụ điều tiết của Nhà nước. II. Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Các hình thức TCLTNN XÝ nghiÖp n«ng nghiÖp Hé gia ®×nh Trang tr¹i Hîp t¸c x· N«ng tr−êng n«ng nghiÖp quèc doanh ThÓ tæng hîp n«ng nghiÖp Vïng n«ng nghiÖp B¨ng chuyÒn ®Þa lý http://www.ebook.edu.vn 29
- 1. Xí nghiệp nông nghiệp. Là một hình thức TCLTNN, trong đó có sự thống nhất giữa lực lượng lao động với tư liệu lao động (đất đai) và đối tượng lao động (cây trồng, vật nuôi) để tạo ra lương thực, thực phẩm cho con người và nguyên liệu cho các ngành kinh tế. a. Hộ gia đình: − Vai trò: quan trọng trong bảo tồn xã hội, phát triển kinh tế nông thôn, đảm bảo cho kinh tế tập thể tồn tại và thúc đẩy nông thôn phát triển lên trình độ cao hơn: sản xuất hàng hóa. Phổ biến ở các nước đang phát triển thuộc châu Á. − Đặc điểm: + Chủ yếu nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của gia đình. + Quy mô đất đai nhỏ, tính chất tiểu nông, ít vốn. + Trình độ kĩ thuật: mang tính truyền thống. + Cách thức: sử dụng lao động gia đình là chính. b. Trang trại: − Vai trò: to lớn, phổ biến ở các nước phát triển và các nước đang tiến hành CNH: + Về kinh tế (phát triển cây trồng vật nuôi có giá trị hàng hóa cao, tạo nên vùng chuyên môn hóa,…). + Xã hội: tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho lao động. + Môi trường: sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, trồng rừng, cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái. − Đặc điểm: + Chủ yếu nhằm sản xuất hàng hóa. + Quy mô đất đai và tiền vốn khá lớn (Hoa Kì: 180ha; Anh: 71ha). + Cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ dựa trên chuyên môn hóa và thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật. + Sử dụng lao động làm thuê. c. Hợp tác xã: − Vai trò: là hình thức tổ chức lãnh thổ phổ biến của nông nghiệp, cung ứng các dịch vụ kinh tế - kĩ thuật (tín dụng, vật tư, chế biến và tiêu thụ nông sản, dịch vụ nông nghiệp,…). − Đặc điểm: + Ra đời dựa trên tinh thần tự nguyện của các hộ nông dân. http://www.ebook.edu.vn 30
- + Tồn tại do nhu cầu muốn hợp sức lại với nhau, hỗ trợ nhau về vốn, máy móc, kĩ thuật, nhân lực để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. d. Nông trường quốc doanh: − Vai trò: định hướng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của cả nước. − Đặc điểm: + Là xí nghiệp nông nghiệp của Nhà nước. + Quy mô đất đai lớn (vài trăm nghìn ha), được trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật tốt, có hướng chuyên môn hóa rõ, khả năng cơ giới hóa cao. + Mỗi nông trường có bộ máy riêng về quản lí và điều hành sản xuất. + Lao động trong nông trường gọi là công nhân nông nghiệp, lương do NN trả. 2. Thể tổng hợp nông nghiệp. − TTHNN là 1 hình thức TCLTNN ở mức độ cao, trong đó phương pháp công nghiệp được áp dụng rộng rãi, nông nghiệp có điều kiện kết hợp với công nghiệp chế biến và các hoạt động dịch vụ, cho phép sử dụng có hiệu quả nhất các điều kiện sẵn có nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. − Đặc điểm cơ bản: + Nông phẩm hàng hóa sản xuất ra được quy định bởi vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, các mối liên hệ qua lại giữa các xí nghiệp nông nghiệp với các xí nghiệp công nghiệp chế biến nông sản. + Hạt nhân của TTHNN là các xí nghiệp nông – công nghiệp và chúng thường được phân bố gần nhau về mặt lãnh thổ. − Loại hình phổ biến nhất là TTHNN ngoại thành (xung quanh các thành phố, trung tâm công nghiệp lớn), sản phẩm hàng hóa chủ yếu do nhu cầu thực phẩm của dân cư thành phố chi phối. 3. Vùng nông nghiệp. − Là hình thức cao nhất của TCLTNN, là những lãnh thổ sản xuất nông nghiệp tương đối đồng nhất về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, được hình thành với mục đích phân bố hợp lí và chuyên môn hóa đúng đắn sản xuất nông nghiệp trên cơ sở sử dụng tối ưu các điều kiện sẵn có của cả nước và của vùng. − Vùng nông nghiệp bao gồm những địa phương có nét tương tự nhau về: + Điều kiện sinh thái nông nghiệp. + Điều kiện kinh tế - xã hội (dân cư – lao động, truyền thống,…). + Trình độ thâm canh, cơ sở vật chất kĩ thuật, chế độ canh tác. + Các sản phẩm chuyên môn hóa, cơ cấu sản xuất nông nghiệp. http://www.ebook.edu.vn 31
- 4. Băng chuyền địa lý. a. Khái niệm: − Các dây chuyền sản xuất nông phẩm mà quy trình kỹ thuật được tiến hành ở các vùng TN – KT khác nhau nhằm sử dụng tối ưu đặc điểm của các vùng này. − Các dây chuyền thực hiện các công việc sản xuất và cung cấp rau quả tươi, được xây dựng dựa trên cơ sở sử dụng hiệu quả sự phát triển mùa của tự nhiên b. Phân loại: − Băng chuyền địa lý sử dụng có hiệu quả sự khác biệt theo vùng (băng chuyền sản xuất – lãnh thổ): + Là hình thái hợp tác hoá cao nhất các XNNN với các mối liên hệ kỹ thuật chặt chẽ, tập trung theo thời gian và theo lãnh thổ. + Dòng tượng trưng: chuyển nông phẩm (hoặc bán thành phẩm) từ vùng này sang vùng khác có dừng lại thời gian cần thiết cho việc sản xuất. − Băng chuyền địa lý sử dụng sự phát triển mùa của tự nhiên + Phát huy tác dụng ở những lãnh thổ rộng lớn hoặc các nước chạy dài theo hướng kinh tuyến. + Dòng tượng trưng: di động theo các vùng với thời gian thu hoạch khác nhau của cùng một loại cây trồng (nhất là rau, quả) và việc tiếp nhận sản phẩm để cung cấp cho các vùng tiêu thụ. III. Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Việt Nam. 1. Xí nghiệp nông nghiệp. a. Hộ gia đình: Là hình thức tồn tại khá phổ biến và lâu đời. Các hộ gia đình ở nước ta không có quyền sở hữu ruộng đất mà chỉ có quyền sử dụng trên cơ sở phân chia ruộng đất theo định kì và bình quân lao động. Quy mô đất canh tác trung bình ở miền Bắc khoảng 0,5 ha, ở miền Nam khoảng 0,6-1 ha. Số lao động TB thường xuyên trong nông hộ là 2 – 5 người. Năm 2005, tổng số nông hộ > 8 triệu (20 triệu người). b. Hợp tác xã: Trước 1986, mô hình hợp tác xã hoạt động dựa trên cơ sở sở hữu tập thể. Sau 1986, cùng với quá trình đổi mới, dựa trên chính sách khoán đến hộ gia đình, hoạt động của HTX chỉ tập trung ở những khâu mà hộ gia đình không làm được. Tính đến năm 2005 nước ta có khoảng 10.000 hợp tác xã nông nghiệp, gồm HTX chuyển đổi và HTX mới thành lập. Năm 2006, ban hành luật HTX, các HTX đã thu hút khoảng 1,6 triệu lao động, hơn 6 triệu hộ xã viên. c. Trang trại: http://www.ebook.edu.vn 32
- Mới phát triển từ đầu thập niên 90 của TK XX. Hiện nay, có trên 51,5 nghìn trang trại với các loại hình khác nhau (nông nghiệp, lâm nghiệp, nông – lâm nghiệp,…). Quy mô lớn nhất là 1.000ha, nhỏ nhất từ 2 đến 3ha, trung bình là 6,5ha. Mô hình trang trại khá thịnh hành là: VAC hoặc VAC-R. Cách thức tổ chức sản xuất cũng có sự tiến bộ hơn, đẩy mạnh chuyên môn hóa, tập trung vào những nông sản có lợi thế so sánh và có khả năng sinh lợi cao, tập trung vào thâm canh. d. Nông trường quốc doanh: Các nông trường quốc doanh được thành lập chủ yếu ở vùng trung du, cao nguyên hay vùng mới khai hoang. Mỗi nông trường đều có các sản phẩm đặc trưng mang tính chuyên canh như: chè, cam, bò sữa,… Quy mô đất đai rất lớn (Mộc Châu: 205.000ha). Trước kia, các nông trường này là các xí nghiệp nông nghiệp chịu sự quản lí chặt chẽ của Nhà nước. Hiện nay phần lớn các nông trường có sự thay đổi về hình thức và chức năng quản lí, nhiều nông trường đã giao đất, vườn cây, đồi rừng cho các hộ gia đình. Một số nông trường tồn tại dưới sự quản lí của các cá nhân, và một số đã chuyển sang hình thức trang trại. 2. Thể tổng hợp nông nghiệp. Thể tổng hợp nông nghiệp ở nước ta còn là một hình thức khá mới mẻ và manh nha là các vành đai xanh quanh các thành phố lớn (TTHNN ngoại thành). Xét về điều kiện để hình thành các TTHNN ở nước ta là rất thuận lợi. Nước ta có những thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng,… và thực tế các thành phố này cũng đã phát huy được vị trí, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, đủ sức thu hút hình thành các TTHNN ngoại thành. 3. Vùng nông nghiệp. Sau khi thống nhất nhà nước ta đã chia ra 7 vùng nông nghiệp: − Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (14 tỉnh): chuyên môn hoá cây công nghiệp dài ngày ôn đới và cận nhiệt (như chè, hồi, trẩu, sở…) và kết hợp với một số cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi trâu bò lấy thịt và sữa. − Vùng đồng bằng sông Hồng (12 tỉnh): là vùng chuyên canh về lương thực (lúa gạo). Ngoài ra còn có thực phẩm (rau), cây công nghiệp (đay, cói,…) nuôi lợn, bò sữa (ven thành phố lớn), gia cầm. − Vùng Bắc Trung bộ (6 tỉnh): chuyên canh cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá…), một số cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su) và chăn nuôi trâu bò. − Vùng duyên hải Nam Trung bộ (8 tỉnh): chuyên môn hoá cây công nghiêp và chăn nuôi gia súc. − Vùng Tây Nguyên (5 tỉnh): chuyên môn hoá cây công nghiệp dài ngày (cà phê, chè, cao su), chăn nuôi bò lấy sữa và thịt. http://www.ebook.edu.vn 33
- − Vùng Đông Nam Bộ (6 tỉnh): chuyên canh cây công nghiệp dài ngày (cao su, cà phê, điều) và một số cây công nghiệp ngắn ngày (cây ăn quả, rau xanh), đánh bắt thủy sản và chăn nuôi gia súc. − Vùng đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh): chuyên canh cây lương thực (lúa gạo), cây ăn quả nhiệt đới và chăn nuôi gia cầm. http://www.ebook.edu.vn 34
- CHƯƠNG 6: TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP I. Cơ sở lý luận của TCLT công nghiệp. 1. TCLT công nghiệp. a. Khái niệm: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là hệ thống các mối liên kết không gian của các ngành và các kết hợp sản xuất lãnh thổ khác nhau trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất, lao động cũng như tiết kiệm chi phí để khắc phục sự không phù hợp đã xuất hiện trong lịch sử về việc phân bố các nguồn nguyên nhiên liệu, năng lượng, nơi sản xuất và nơi tiêu thụ sản phẩm, góp phần đạt hiệu quả kinh tế cao. (A.T. Khơrutsov - 1979). b. Đặc điểm: − Sự gắn bó chặt chẽ giữa khía cạnh ngành và khía cạnh lãnh thổ. − Dấu hiệu cấu trúc có ý nghĩa quan trọng đối với việc TCLTCN. − Chiều sâu của việc TCLTCN phù hợp với trình độ phát triển của nền sản xuất. − Tiêu chuẩn tối ưu của TCLTCN là việc làm giảm chi phí tới mức thấp nhất trong sản xuất nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến TCLT công nghiệp. VÞ trÝ ®Þa lý Khoáng sản Nguån lùc tù nhiªn Nguồn nước Bên Trong TN khác DC - LĐ NHÂN Nguån lùc KT-XH TTKT & mạng TỐ lưới đô thị ẢNH HƯỞNG Điều kiện khác ThÞ tr−êng Bên ngoài Vốn Sù hîp t¸c quèc tÕ Công nghệ Tổ chức quản lí http://www.ebook.edu.vn 35
- 3. Các hình thức TCLTCN. a. Điểm công nghiệp: Theo M.Ghenexki và K.Krưxter (1975) điểm công nghiệp là các lãnh thổ (thị trấn, thị tứ, trung tâm cụm xã) trên đó có sự hoạt động của một xí nghiệp. b. Cụm công nghiệp: Cụm công nghiệp là một kết hợp sản xuất lãnh thổ mang tính chất tổng hợp. Do nằm gần nhau, các xí nghiệp thống nhất với nhau bằng việc có chung vị trí địa lí giao thông, hệ thống kết cấu hạ tầng và các điểm dân cư nhằm sử dụng hiệu quả nhất các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động, vật chất sẵn có trên lãnh thổ. (A.T.Khơrutsov - 1979). Cụm một trung tâm THEO DẤU HIỆU HÌNH THÁI Cụm nhiều trung tâm Cụm CN khai thác THEO CHỨC Cụm CN chế biến NĂNG Cụm CN hỗn hợp PHÂN KIỂU Cụm CN đã hình thành CỤM THEO MỨC ĐỘ Cụm C N mới hình thành CÔNG PHÁT TRIỂN NGHIỆP Cụm CN đang hình thành Cụm CN cực lớn THEO KHỐI LƯỢNG SẢN PHẨM Cụm CN lớn Cụm CN tương đối lớn Cụm CN dựa vào nguồn nguyên nhiên liệu, năng lượng THEO ĐIỀU KIỆN Cụm dựa vào nguồn LĐ, HÌNH THÀNH VTĐL giao thông Cụm dựa vào nguồn LĐ, TNTN c. Trung tâm công nghiệp: Theo X.Xlavev (1977), trung tâm công nghiệp thường là một điểm dân cư tương đối lớn (thành phố) trên đó tập trung các xí nghiệp của một số ngành công nghiệp. Cấu tạo của trung tâm công nghiệp gồm: nhóm xí nghiệp nòng cốt, nhóm xí nghiệp bổ trợ (Nhóm 1: các XN sử dụng các thành phẩm hoặc phế thải của XN nòng http://www.ebook.edu.vn 36
- cốt; nhóm 2: các XN cung cấp tư liệu sản xuất và bổ trợ cho nhóm 1; Nhóm 3: các XN đảm bảo cho nhu cầu của dân cư) và các XN không thuộc ngành CN. d. Khu công nghiệp: Khu công nghiệp bao gồm một nhóm các trung tâm công nghiệp phân bố gần nhau và kết hợp với nhau bằng việc cùng chung chuyên môn hoá, mạng lưới vận tải thống nhất và những mối liên hệ sản xuất chặt chẽ. e. Dải công nghiệp: Dải công nghiệp là sự đan xen và kéo dài dọc theo các trục lộ giao thông của các điểm, cụm và khu CN. Chúng thường xuất phát từ các đô thị lớn và lan tỏa theo các hướng có sự thuận lợi về giao thông vận tải, nguyên liệu, lao động, thị trường... f. Vùng công nghiệp: Viện hàn lâm khoa học Liên Xô (1987): Vùng CN bao gồm một lãnh thổ tương đối rộng lớn, có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, về kinh tế xã hội, có khả năng bố trí tập trung CN nhằm đạt hiệu quả và tốc độ tăng trưởng cao, thúc đẩy, đảm bảo sự phát triển của các vùng khác và của cả nước. II. TCLT công nghiệp một số nước trên thế giới. 1. Đài Loan. Đài Loan được coi là đi tiên phong và thành công trong phát triển KCN ở Châu Á. Thời kỳ đầu thập niên 50, 60 của thế kỷ trước, Đài Loan chủ trương phát triển các ngành CN nhẹ sản xuất hàng hóa tiêu dùng, xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động. Hàng loạt xí nghiệp vừa và nhỏ được xây dựng tập trung trong khu vực nhất định. Các xí nghiệp này được hưởng ưu đãi về thuế, tiền thuê đất và đặc biệt là thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Hiện nay, ở Đài Loan có 95 KCN (Nhà nước trực tiếp đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật là 58 KCN, còn lại là do tư nhân đầu tư). Nhà nước thống nhất quản lý đối với KCN dựa trên cơ sở phân cấp, chính quyền trung ương chỉ quản lý các KCN quan trọng có vai trò định hướng nền kinh tế, còn lại giao cho địa phương và tư nhân. Đài Loan đã và đang hướng sự phát triển các KCN theo mô hình KCN – dịch vụ dựa trên trình độ kỹ thuật công nghệ cao, đáp ứng nhiệm vụ trung chuyển, chế biến sản phẩm cao cấp cho xuất khẩu và cho thị trường nội địa. 2. Trung Quốc. Các đặc khu kinh tế là hạt nhân cho sự phát triển thần kì vùng ven biển miền Đông TQ xét về tất cả các mặt. Những đặc khu này đều xuất phát từ 4 thí nghiệm đầu tiên là Thâm Quyến, Chu Hải, Hạ Môn và Sán Đầu. 4 đặc khu này thành lập vào năm 1979 và 1980 với sứ mạng là “phòng thí nghiệm” về chính sách đổi mới. Quyền lợi của các đặc khu kinh tế: http://www.ebook.edu.vn 37
- − Quyền chủ động ngoại thương: sản phẩm của đặc khu tiêu thụ trên thị trường thế giới không cần Côta quy định hạn ngạch, XN có thể kí hợp đồng trực tiếp… − Chủ động tín dụng: kế hoạch tín dụng của các đặc khu được xét duyệt riêng. − Quyền tự do kinh doanh tiêu thụ: xí nghiệp nước ngoài đầu tư có toàn quyền tự chủ kinh doanh, có thể dự trù, hoạch định và sử dụng vốn,… − Về mặt thu thuế tài chính: hầu như tất cả các đặc khu và khu kinh tế mở cửa đều thi hành chính sách thuế ưu đãi. Mức thuế phải chịu thấp hơn nhiều nước trong khu vực, có thể kéo dài thời gian nộp thuế. Ví dụ thuế thu nhập của các xí nghiệp khoảng 15%, trong khi ở Hồng Công 17%, Singapo 33%... − Về sử dụng đất: nhà nước nhượng quyền sử dụng đất với mức thuế thấp, thời gian chuyển nhượng có thể đến 50 năm. − Về mặt nhân tài: các đặc khu được phép thuê, mời các chuyên gia, học giả, nhân tài kĩ thuật và công nhân lành nghề trong và ngoài nước, thực hiện việc cạnh tranh nhân tài. Có đặc khu còn có chính sách chiếu cố người thân thuộc… 3. Hàn Quốc. Phát triển khu “nông công nghiệp” quy mô vừa và nhỏ; Khu chế xuất nhằm khuyến khích xuất khẩu. Nét tiêu biểu của khu chế xuất ở chỗ nó là chiếc cầu nối giữa nền kinh tế trong và ngoài nước, thông qua các khâu cung cấp nguyên liệu và hợp đồng gia công giữa khu chế xuất với các xí nghiệp trong nước, tạo nên cái gọi là “chế xuất ngoài khu chế xuất”. 4. Nhật Bản. Một trong những cách thức mà Nhật Bản tiến hành phát triển công nghiệp, đó là đầu tư có trọng điểm công nghiệp của từng vùng, NB tập trung phát triển công nghiệp trên đảo Hôn su, và trên đảo này, lại tập trung mạnh ở phần phía đông của đảo. Phía đông của đảo là các thành phố thông ra Thái Bình Dương, là cửa ngõ nối với thế giới, đặc biệt là với Mỹ. Các thành phố ở ven biển Thái Bình Dương có lợi thế về mặt vị trí, là các hải cảng mà thông qua đó, NB có thể tiến hành thông thương một cách thuận lợi. Chính sự đầu tư có trọng điểm như vậy mà vùng công nghiệp ven Thái Bình Dương có sự phát triển vượt bậc. Đến bay giờ, sự chêch lệch về mặt công nghiệp giữa các đảo đã dần dần được thu hẹp. Tiềm lực kinh tế của Nhật Bản có đủ khả năng để san lấp sự chênh lệch đó. III. Các hình thức TCLTCN ở Việt Nam. 1. Điểm công nghiệp. Là hình thức thấp nhất, làm cơ sở cho các hình thức cao hơn. Ở nước ta có nhiều điểm công nghiệp. Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh miền núi của Tây Bắc, Tây Nguyên. 2. Cụm công nghiệp. http://www.ebook.edu.vn 38
- − Cụm công nghiệp thường là hạt nhân hình thành nên các khu công nghiệp. − Sự hình thành các cụm CN làng nghề: + Do các hộ tự xây dựng, sau đó phát triển thành cụm công nghiệp làng nghề + Xây dựng mới cụm công nghiệp làng nghề. Hiện nay: cả nước có 2.017 làng nghề với 851 doanh nghiệp và 277 hợp tác xã hoạt động, Bắc Bộ chiếm 63% đạt được những thành tích đáng ghi nhận. 3. Khu công nghiệp (đầu thập niên 90). − Đặc điểm của KCNTT: + Có ranh giới rõ ràng với quy mô đất đai đủ lớn, với vị trí địa lí thuận lợi. + Được hưởng quy chế ưu đãi riêng khác với các xí nghiệp phân bố ngoài KCNTT. + Có ban quản lí thống nhất để thực hiện quy chế quản lý. − Về biến dạng của khu công nghiệp tập trung, hiện đang nổi lên các hình thức: khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế mở. − Nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành KCNTT: + Nhóm các nhân tố bên trong: Vị trí địa lí, tài nguyên, trung tâm kinh tế - đô thị, kết cấu hạ tầng, vốn đầu tư và thị trường trong nước. + Nhóm yếu tố bên ngoài: Vốn đầu tư nước ngoài, thị trường quốc tế, quan hệ chính trị và chính sách toàn cầu. − Tình hình phát triển và phân bố KCNTT ở nước ta: + Năm 1991, cả nước mới chỉ có 1 KCN năm 2003 có 76 khu cuối năm 2005 đã có đến 131 KCN, KCX (phân bố khắp 47 tỉnh, thành). + Vùng Đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ chiếm 73% số lượng các KCN, KCX cả nước (96/131, riêng ĐNB 58 khu). + Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong KCN, KCX từ năm 2001 - 2006 ước đạt khoảng 28,5 tỉ USD Đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 2 tỉ USD. + Đến tháng 6 năm 2006, các KCN, KCX đã thu hút khoảng 865.000 lao động trực tiếp và khoảng 1,2 – 1,5 triệu lao động gián tiếp. Trên 60% tổng số lao động tại KCN, KCX là lao động nữ. http://www.ebook.edu.vn 39
- Số lượng Diện tích KCN, Bình quân diện Vùng KCN, KCX KCX (ha) tích/1 KCN (ha) Đồng bằng Sông Hồng 26 4.515 173,65 Đông Bắc Bộ 6 867 144,50 Bắc Trung Bộ 8 791 98,87 Duyên hải Nam Trung Bộ 12 2.596 216,33 Tây Nguyên 4 463 115,75 Đông Nam Bộ 58 14.694 253,34 Đồng bằng SCL 17 3.060 180,00 Cả nước 131 26.986 206,00 4. Trung tâm công nghiệp. − Căn cứ vào vai trò của trung tâm công nghiệp trong sự phân công theo lãnh thổ, có thể chia ra: + Các trung tâm có ý nghĩa quốc gia: Hà Nội, tp Hồ Chí Minh + Các trung tâm có ý nghĩa vùng: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ… + Các trung tâm có ý nghĩa địa phương: Vĩnh Yên, Bắc Giang, …. − Nếu dựa vào giá trị sản xuất công nghiệp thì có thể phân biệt thành: + Các trung tâm lớn: Hà Nội, tp Hồ Chí Minh + Các trung tâm trung bình: Hải Phòng, Đà Nẵng… + Các trung tâm nhỏ: Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang… − Còn theo tính chất chuyên môn hoá và đặc điểm sản xuất, chia ra: + Các trung tâm công nghiệp tổng hợp đa ngành + Các trung tâm công nghiệp chuyên môn hoá: dệt Nam Định, gang thép Thái Nguyên… 5. Dải công nghiệp. − Trên thực tế, Việt Nam đã có dải công nghiệp ven biển nhờ có hệ thống cảng ven biển và đường quốc lộ I nhưng mức độ liên kết còn yếu. Khả năng sẽ hình thành dải công nghiệp theo đường Hồ Chí Minh trong tương lai. − 2 trung tâm công nghiệp lớn là Hà Nội và tp Hồ Chí Minh cũng có sự liên kết với các thành phố công nghiệp có ý nghĩa vùng và địa phương. http://www.ebook.edu.vn 40
- 6. Vùng công nghiệp (6 vùng). Hạt nhân tạo Vùng Tiềm năng Thế mạnh vùng TD&MN Bắc Thái Nguyên, Giàu khoáng sản nhất Thuỷ điện, chế biến nông, lâm sản, Bộ, trừ Quảng Phú Thọ, Bắc nước ta, đặc biệt là tài khai thác và chế biến khoáng sản, Ninh Giang, Hoà Bình. nguyên thuỷ năng và tài hoá chất, phân bón, luyện kim, sản nguyên vật liệu xây xuất vật liệu xây dựng, công dựng…. nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến. ĐBSH, Quảng Vùng kinh tế Nguồn nhân lực có chất Cơ khí, nhiệt điện, điện tử, công Ninh, Thanh trọng điểm phía lượng cao, số lượng lao nghệ thông tin, hoá chất, luyện Hóa, Nghệ An, Bắc với 3 cực Hà động đông nhất cả kim, khai thác và chế biến khoáng Hà Tĩnh Nội - Hải Phòng - nước. Là vùng có trữ sản, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt Hạ Long lượng than lớn nhất cả may, da giày, công nghiệp chế biến nước. nông, lâm thuỷ sản. Các tỉnh duyên Vùng kinh tế Nguồn tài nguyên lâm Tập trung phát triển công nghiệp hải từ Quảng trọng điểm Trung sản và biển phục vụ chế biến nông, lâm, hải sản, lọc Bình đến Ninh Bộ: TT - Huế, Đà cho các ngành công dầu và hoá dầu, cơ khí chế tạo, Thuận Nẵng, Quảng nghiệp phát triển. sản xuất vật liệu xây dựng và dệt Nam, Quảng may, da giày, ngành điện tử và Ngãi. công nghệ thông tin. Tây Nguyên, Plâycu, Buôn Ma Tài nguyên khoáng sản Tập trung phát triển thuỷ điện, trừ Lâm Đồng Thuột, Gia và trữ lượng thuỷ năng công nghiệp chế biến nông lâm Nghĩa, Kon Tum phục vụ phát triển công sản và khai thác chế biến khoáng (chỉ mang tính nghiệp. sản. chất hành chính) Đông Nam Vùng kinh tế Tài nguyên khoáng sản Khai thác và chế biến dầu khí, Bộ, Bình trọng điểm phía nhiên liệu, nguồn nhân điện, chế biến nông lâm hải sản và Thuận, Lâm Nam: ĐN, BD, lực dồi dào, có trình độ đặc biệt là cơ khí, điện tử, công Đồng BR - VT, TP cao, có tác phong công nghiệp phần mềm, hoá chất, hoá HCM, Tây Ninh, nghiệp dược, dệt may, da giày chất lượng Bình Phước. cao, phát triển công nghiệp công nghệ cao, các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao. Đồng bằng Cà Mau, Long Sản xuất lương thực Chế biến nông, lâm, thuỷ sản, các sông Cửu An, Cần Thơ, An thực phẩm lớn nhất cả ngành công nghiệp sử dụng khí Long Giang nước phát triển các thiên nhiên, cơ khí phục vụ nông ngành công nghiệp chế nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sau biến, cũng có triển thu hoạch và bảo quản, cơ khí vọng về dầu khí. đóng tàu. http://www.ebook.edu.vn 41
- CHƯƠNG 7: TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH I. Cơ sở lý luận. 1. Du lịch và vai trò của du lịch. − Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian nhàn rỗi, liên quan đến sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức và văn hóa hoặc kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa” (I.I Pirôgiônic, 1985). − Vai trò: + Phục hồi và phát triển sức khoẻ + Nâng cao năng suất lao động + Thay đổi nhu cầu và thói quen tiêu dùng + Sử dụng hợp lý hơn tài nguyên thiên nhiên − Các loại hình du lịch: + Theo nhu cầu của khách: du lịch chữa bệnh, nghỉ ngơi, văn hoá, công vụ, tôn giáo, thể thao… + Theo phạm vi lãnh thổ: du lịch trong nước, du lịch quốc tế… + Theo vị trí địa lý của các cơ sở du lịch: du lịch biển, du lịch núi. + Theo thời gian cuộc hành trình: du lịch ngắn ngày, du lịch dài ngày. + Theo hình thức tổ chức: du lịch có tổ chức, du lịch cá nhân. + Theo phương tiện sử dụng: du lịch ô tô, xe đạp, máy bay, tàu thuỷ,… 2. Tổ chức lãnh thổ du lịch. a. Khái niệm: Là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn), kết cấu hạ tầng và các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả cao nhất (hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường). b. Vai trò: − Nhằm sử dụng có hiệu quả và phát huy tối đa các nguồn lực du lịch − Tạo điều kiện đẩy mạnh chuyên môn hoá du lịch − Tạo ra các sản phẩm du lich đặc sắc − Thúc đẩy phát triển kinh tế, gắn kết cộng đồng và giao lưu văn hoá http://www.ebook.edu.vn 42
- c. Mục tiêu: − Đáp ứng sự hài lòng và thoả mãn của khách du lịch. − Đạt được những thành quả về kinh doanh và kinh tế. − Bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch. − Sự thống nhất ở vùng du lịch và cộng đồng. d. Các nhân tố ảnh hưởng đến TCLTDL: − Tài nguyên du lịch: là tổng thể tự nhiên, văn hoá, lịch sử cùng các thành phần của chúng được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí lực cũng như khả năng lao động và sức khoẻ của con người”. Tài nguyên du lịch gồm: + Tài nguyên du lịch tự nhiên: địa hình, khí hậu, nước, sinh vật. + Tài nguyên du lịch nhân văn: di tích lịch sử văn hóa, các hoạt động văn hóa, thể thao,… − Các nhân tố kinh tế - xã hội: dân cư – lao động; sự phát triển của nền kinh tế; nhu cầu nghỉ ngơi – du lịch; điều kiện sống; thời gian rỗi; nhân tố chính trị. − Cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ thuật: + Cơ sở hạ tầng: có vai trò đặc biệt quan trọng với việc đẩy mạnh phát triển du lịch. Nó gồm nhiều yếu tố như: giao thông, điện, nước… Trong đó, quan trọng nhất là giao thông vận tải và thông tin liên lạc. + Cơ sở vật chất kĩ thuật: quyết định mức độ, hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch của lãnh thổ nhằm thoả mãn nhu cầu của khách. Gồm: cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch và của các hoạt động phục vụ du lịch: khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí,… cùng với các tiện nghi khác. 3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch. Chỉ tiêu phân vùng: − Số lượng, chất lượng tài nguyên và sự kết hợp của chúng theo lãnh thổ − Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch − Trung tâm tạo vùng a. Điểm du lịch: Là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị. Điểm du lịch có quy mô nhỏ, là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, văn hoá, lịch sử…) hay một loại công trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ. http://www.ebook.edu.vn 43
- Có hai loại điểm du lịch: điểm tài nguyên và điểm chức năng. Thời gian lưu lại của khách ở điểm du lịch tương đối ngắn, trừ một số ngoại lệ. Các điểm du lịch nối với nhau bằng tuyến du lịch. b. Trung tâm du lịch: Trung tâm du lịch là sự kết hợp lãnh thổ của các điểm du lịch cùng loại hay khác loại, nơi có nguồn tài nguyên du lịch tương đối tập trung và được khai thác mạnh mẽ, có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và khả năng thu hút khách, đón khách, lưu khách ở mức độ cao. Trung tâm du lịch là một hệ thống lãnh thổ du lịch đặc biệt có khả năng tạo vùng rất cao. Có thể nói trung tâm du lịch là hạt nhân của vùng du lịch, là các cực để thu hút các lãnh thổ lân cận vào phạm vi tác động của vùng. Trung tâm du lịch là cấp hết sức quan trọng trong hệ thống phân vị (nước ta có 2 trung tâm du lịch: trung tâm du lịch Hà Nội và trung tâm du lịch TP.Hồ Chí Minh). c. Tiểu vùng du lịch: Tiểu vùng du lịch là một tập hợp bao gồm các điểm du lịch và trung tâm du lịch (nếu có) có nguồn tài nguyên đa dạng. Cụ thể: − Trong tiểu vùng có thể có nhiều điểm, nhiều trung tâm du lịch kết hợp với nhau. − Tiểu vùng du lịch bao trùm lãnh thổ của vài tỉnh. Nhưng sự giao động về diện tích giữa các tiểu vùng có khác nhau. − Tiểu vùng du lịch có nguồn tàì nguyên tương đối phong phú về số lượng và đa dạng về chủng loại. Trong thực tế, ở nước ta có thể phân biệt hai loại tiểu vùng du lịch: tiểu vùng du lịch đã hình thành và tiểu vùng du lịch đang hình thành (tiểu vùng du lịch tiềm năng). Ở nước ta có 11 tiểu vùng du lịch. d. Á vùng du lịch: Á vùng du lịch là tập hợp các điểm, các trung tâm, tiểu vùng du lịch (nếu có) thành một thể thống nhất với mức độ tổng hợp cao hơn, vai trò của cơ sở hạ tầng lớn hơn và quy mô lãnh thổ rộng hơn. Á vùng du lịch bao gồm những địa phương không có các điểm tài nguyên du lịch, nên các mối quan hệ trong á vùng thường đa dạng hơn. Trong á vùng du lịch thường có nhiều loại tài nguyên. Trong một số vùng du lịch, sự phân hoá lãnh thổ chưa dẫn đến sự hình thành á vùng du lịch. Hệ thống phân vị lúc này chỉ còn 4 cấp: điểm du lịch, trung tâm du lịch, tiểu vùng du lịch, vùng du lịch. e. Vùng du lịch: Vùng du lịch là cấp cao nhất trong hệ thống phân vị. Đó là một kết hợp lãnh thổ của các á vùng (nếu có), tiểu vùng, trung tâm và điểm du lịch, có những đặc trưng riêng về số lượng và chất lượng. http://www.ebook.edu.vn 44
- Chuyên môn hoá chính là bản sắc của vùng du lịch, nó làm cho vùng này khác hẳn với vùng khác. Ở nước ta, tính chuyên môn hoá của các vùng du lịch còn đang trong quá trình hình thành nên chưa thể hiện rõ nét. Vùng du lịch có diện tích rất lớn, bao chiếm phạm vi nhiều tỉnh. Ngoài ra nó còn bao chiếm cả các khu vực không du lịch (các điểm dân cư, các khu vực không có tài nguyên và cơ sở du lịch nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với kinh tế du lịch). Cũng có 2 loại vùng du lịch: vùng du lịch đã hình thành và vùng du lịch tiềm năng. Các vùng du lịch của Việt Nam đều là vùng du lịch đang hình thành. II. Các vùng du lịch Việt Nam. 1. Vùng du lịch Bắc Bộ. a. Đặc điểm chung: − Vùng du lịch Bắc Bộ bao gồm 29 tỉnh từ phía Bắc xuống đến hết lãnh thổ Hà Tĩnh. Diện tích: 149.064 km2. Dân số: 37.541.000 người (2004). − Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội: + Có nhiều núi non hùng vĩ và hiểm trở. + Khí hậu rất đặc sắc, quanh năm có ánh nắng. + Vùng khai thiên lập địa đầu tiên của dân tộc Việt Nam, có nhiều thành phần dân tộc khác nhau. + Có nhiều thành phố, nhiều trung tâm công nghiệp đông dân cư. b. Tiềm năng du lịch: − Về tự nhiên: nhiều cảnh đẹp, khí hậu ấm áp, nhiều đặc sản. − Về văn hóa – lịch sử: di tích khảo cổ minh chứng cho nền văn hóa Đông Sơn, lễ hội truyền thống (chèo, quan họ), kho tàng kiến trúc – mỹ thuật độc đáo. − Về kinh tế - xã hội: truyền thống sản xuất cần cù, cơ sở hạ tầng phát triển,… c. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch văn hoá kết hợp với du lịch tham quan nghiên cứu, với các sản phẩm: − Tham quan nghiên cứu nền văn hoá VN. − Tham quan nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí ở các vùng cảnh quan. − Vùng đô thị đặc biệt - thủ đô Hà Nội. d. Phân vùng du lịch: − Tiểu vùng du lịch trung tâm: các điểm như Hồ Tây, Ba Vì, Đền Hùng, Chùa Hương, Cúc Phương,… − Tiểu vùng du lịch duyên hải Đông Bắc: Hạ Long, Cát Bà, Đồ Sơn, Trà Cổ. http://www.ebook.edu.vn 45
- − Tiểu vùng du lịch núi Đông Bắc: Pác Pó, Lạng Sơn (chùa Tam Thanh), Ba Bể − Tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc: Sa Pa, Điện Biên. − Tiểu vùng du lịch nam Bắc bộ: TP.Vinh, Nam Đàn – Kim Liên,… 2. Vùng du lịch Trung Trung Bộ. a. Đặc điểm chung: Gồm 6 tỉnh: Bình – Trị - Thiên, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Diện tích 34.652km2. b. Tài nguyên du lịch: − Tài nguyên du lịch tự nhiên: + Biển: Nhật Lệ, Lăng Cô… + Hang động: Phong Nha (động khô cao 200m – tả ngạn sông Son và động nước – cửa hiện sông Son) + Sinh vật: các VQG: Phong Nha Kẻ Bàng – Quảng Bình, Bạch Mã - Thừa Thiên – Huế. + Nước khoáng, nước nóng: Bang – Quảng Bình. − Tài nguyên du lịch nhân văn: + Khu di tích: Cố đô Huế,… + Lễ hội: Festival Huế, nhã nhạc cung đình Huế,… c. Tổ chức lãnh thổ du lịch: Có 2 trung tâm du lịch lớn: thành phố Huế và Đà Nẵng. 3. Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ. a. Đặc điểm chung: Vùng bao gồm 29 tỉnh, thành với diện tích là 147.184 km2, tổng số dân khoảng 33 triệu người. b. Tiềm năng du lịch: − Tài nguyên du lịch tự nhiên: + Địa hình vùng rất đa dạng + Tài nguyên nước: biển, nước khoáng nóng (Bình Châu, Vĩnh Hảo), thác, kênh rạch (ĐBSCL). + Tài nguyên động thực vật: khu dự trữ thiên nhiên Suối Trai, Eakeo, Nam Cát Tiên, U Minh thượng, U Minh hạ, vườn quốc gia Tràm chim,… + Tài nguyên khí hậu: phát triển du lịch quanh năm http://www.ebook.edu.vn 46
- − Các tài nguyên du lịch nhân văn + Các di tích văn hoá - lịch sử: di tích văn hóa – khảo cổ (tháp Chàm Ponaga, Poklong Giarai); di tích lịch sử (nhà tù Côn Đảo, cảng Nhà Rồng,…); di tích văn hóa – nghệ thuật (tòa thánh Tây Ninh, bảo tàng Hồ Chí Minh,…). + Các lễ hội: lễ hội tháp bà, đâm trâu, Ooc Om Bóc + Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học: văn hóa cồng chiêng TN + Các đối tượng du lịch gắn với các hoạt động văn hoá- thể thao - thương mại c. Tổ chức lãnh thổ du lịch: − Á vùng du lịch Nam Trung Bộ + Tiểu vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ: các điểm du lịch: Nha Trang, Đại Lãnh, Cam Ranh, Cà Ná,… + Tiểu vùng du lịch Tây Nguyên: các điểm du lịch: Đà Lạt, Buôn Mê Thuột, Plâycu,… − Á vùng du lịch Nam Bộ: + Tiểu vùng du lịch Đông Nam Bộ: trung tâm du lịch thành phố Hồ Chí Minh, cụm điểm du lịch Vũng Tàu, Tây Ninh. + Tiểu vùng du lịch đồng bằng sông Cửu Long: các điểm du lịch: Cần Thơ, Cà Mau, Kiên Giang, Phú Quốc. http://www.ebook.edu.vn 47
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Địa lý kinh tế thế giới - ĐH KHXH & NV
208 p | 293 | 60
-
Bài giảng Địa lý kinh tế Việt Nam: Chương 6 - GV Trần Thu Hương
64 p | 321 | 52
-
Bài giảng Địa lý kinh tế Việt Nam: Chương 4 - GV Trần Thu Hương
56 p | 223 | 48
-
Bài giảng Địa lý kinh tế - Xã hội đại cương - Phần 1
27 p | 269 | 47
-
Bài giảng Địa lý kinh tế Việt Nam: Chương 2 - GV Trần Thu Hương
74 p | 239 | 45
-
Bài giảng Địa lý kinh tế Việt Nam: Chương 5 - GV Trần Thu Hương
48 p | 168 | 37
-
Bài giảng Địa lý kinh tế Việt Nam: Chương 1 - GV Trần Thu Hương
89 p | 259 | 33
-
Bài giảng Địa lý kinh tế Việt Nam: Chương 3 - GV Trần Thu Hương
61 p | 179 | 32
-
Bài giảng Địa lý kinh tế Việt Nam: Bài mở đầu - GV Trần Thu Hương
36 p | 154 | 27
-
Bài giảng Địa lý kinh tế: Chương 3 - Hoàng Thu Hương
29 p | 143 | 11
-
Bài giảng Địa lý kinh tế - ThS. Hồ Kim Chi
119 p | 111 | 11
-
Bài giảng Địa lý kinh tế - xã hội đại cương 1 - ĐH Phạm Văn Đồng
101 p | 77 | 10
-
Bài giảng Địa lý kinh tế - xã hội đại cương 2 - ĐH Phạm Văn Đồng
53 p | 52 | 7
-
Bài giảng Địa lý kinh tế: Chương 1 - Các khái niệm cơ bản
62 p | 90 | 7
-
Bài giảng Địa lý kinh tế - ThS. Trần Thị Minh Châu
90 p | 39 | 6
-
Bài giảng Địa lý kinh tế và xã hội - Nguyễn Thành Ý
50 p | 25 | 4
-
Bài giảng Địa lý kinh tế xã hội đại cương - Chương 1: Mở đầu
14 p | 144 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn